Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Hỏi đáp về địa lý trung học cơ sở ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.82 KB, 55 trang )





Hỏi đáp về địa lý trung học cơ sở

NGUYỄN DƯỢC – HOÀNG THỊ ĐAN – NGUYỄN ĐỨC VŨ – HOÀNG LÊ TẠC




HỎI ĐÁP VỀ ĐỊA LÍ
(THCS)
(Tái bản lần thứ ba có sửa chữa)




2

Lời nói đầu
Tập Hỏi – Đáp về Địa lí này được biên soạn nhằm cung cấp cho các bạn giáo viên dạy địa lí ở
THCS có thêm một tài liệu tham khảo bổ sung cho những nội dung của sách giáo khoa chưa trình
bày được kĩ càng và đầy đủ.
Những hiện tượng địa lí xảy ra trong thiên nhiên và đời sống xã hội rất phong phú và đa dạng.
Tập sách này chỉ mới tập hợp và giải đáp được một phần rất nhỏ những câu hỏi mà một số bạn
giáo viên đã nêu ra.
Những câu hỏi này đều có liên quan đến các chương trình học ở THCS, một phần thuộc địa lí
đại cương, một phần khác thuộc địa lí thế giới và địa lí Việt Nam. Tuy nhiên việc phân chia một
cách dứt khoát các câu hỏi đó ra từng phần riêng rẽ để giải đáp lại là một việc rất phức tạp. Có
nhiều câu hỏi, mặc dù có nội dung địa lí đại cương, nhưng khi cụ thể hóa chúng trên một lãnh thổ


nhất định thì lại trở thành những câu hỏi về địa lí thế giới hay Việt Nam.
Vì vậy, chúng tôi căn cứ vào nội dung chính, tạm xếp các câu hỏi – đáp trong cuốn sách này ra
4 phần:
Các câu hỏi – đáp về địa lí đại cương, về địa lí thế giới, về địa lí tự nhiên Việt Nam, về dân số
và địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam.
Việc giải đáp các câu hỏi cũng là một vấn đề khó khăn. Ở đây, chúng tôi cố gắng giải đáp các
câu hỏi một cách ngắn gọn và dễ hiểu. Mức độ rộng, hẹp, sâu, nông của các lời giải đáp đó có
thể chưa làm cho các bạn hài lòng.
Chúng tôi rất mong được sự góp ý để sửa chữa và tiếp tục biên soạn những cuốn hỏi – đáp tiếp
theo, vì trong môn địa lí của chúng ta có lẽ không bao giờ hết câu hỏi.

TẬP THỂ TÁC GIẢ















3

I. CÁC CÂU HỎI ĐÁP VỀ ĐỊA LÍ ĐẠI CƯƠNG


HỎI: Thế nào là địa cực? Địa cực có những đặc điểm gì?
ĐÁP: Trái Đất tự quay xung quanh một trục tưởng tượng gọi là địa trục. Địa trục tiếp xúc với bề mặt Trái
Đất ở hai điểm. Đó chính là hai địa cực: cực Bắc và cực Nam.
Địa cực có một số đặc điểm sau:
- Địa cực là nơi gặp nhau của các chí tuyến.
- Địa cực là nơi vĩ tuyến chỉ còn là một điểm (90
0
).
- Hai cực đối xứng nhau qua tâm Trái Đất.
- Ở địa cực có ngày 6 tháng và đêm cũng dài 6 tháng.
- Địa cực có khoảng cách ngắn nhất đến tâm Trái Đất.
- Khi trái đất tự quay, địa cực không di chuyển vị trí.

HỎI: Thế nào là xích đạo? xích đạo có những đặc điểm gì?

ĐÁP: Mặt phẳng tưởng tượng chứa tâm Trái Đất và vuông góc với địa trục cắt bề mặt Trái Đất thành một
đường tròn lớn. Đó chính là đường xích đạo.
Đường xích đạo có một số đặc điểm sau:
- Đường xích đạo là vĩ tuyến lớn nhất trên trái đất. Chiều dài của nó bằng: 40.000 km.
- Mặt phẳng xích đạo chia Trái Đất ra hai nửa cầu bằng nhau: nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam.
- Bất cứ địa điểm nào nằm trên đường xích đạo quanh năm cũng có hiện tượng ngày và đêm bằng nhau.
- Bất cứ địa điểm nào nằm trên đường xích đạo cũng thất mặt trời ở thẳng đỉnh đầu 2 lần trong năm vào
các ngày xuân phân (21-3) và thu phân (23-9).
HỎI: Cuộc hành trình vòng quanh trái đất của Magienlan vào ngày 20 tháng 9 năm 1519 đã xuất phát từ
Tây Ban Nha và luôn luôn đi về hướng tây. Sau gần 3 năm, đoàn thám hiểm đã trở về nơi xuất phát vào
ngày 7 tháng 9 năm 152. Nhưng nhật kí của đoàn tàu lại ghi ngày đó là 6 tháng 9 năm 1522, nghĩa là
chậm so với lịch ở Tây Ban Nha một ngày. Tại sao như vậy và do đâu có sự nhầm lẫn này?

4


ĐÁP: Ở đây không có sự nhầm lẫn nào cả. Lịch ở Tây Ban Nha cũng đúng, mà nhật kí của đoàn thám
hiểm Magienlan cũng đúng. Sở dĩ có sự chênh lệch một ngày là vì lúc đó đoàn thám hiểm Magienlan đã
không nắm được qui tắc phải chuyển ngày khi thực hiện những cuộc đi vòng quanh Trái Đất.
Hiện nay, theo quy ước, người ta đã lấy kinh tuyến 180
0
ở giữa Thái Bình Dương làm đường chuyển
ngày quốc tế. Bất cứ tàu nào khi đi qua kinh tuyến này đều phải chuyển nhanh hoặc chậm lại một ngày
tùy theo tàu đi về hướng Đông hay hướng Tây.
Giả sử vào ngày mồng 7 tháng 9, khi đồng hồ ở múi giờ gốc (múi giờ có kinh tuyến 0
0
đi qua chính
giữa) chỉ đúng 12 giờ, thì ở múi giờ đối diện (có kinh tuyến 180
0
đi qua chính giữa), đồng hồ đã chỉ 24
giờ (tức 12 giờ đêm), ngày 7 tháng 9 (nếu tính giờ tăng dần theo các múi giờ phía Đông) nhưng nếu tính
giờ lùi dần theo các múi giờ phía Tây thì ở đây lại là 24 giờ ngày 6 tháng 9.
Vì vậy, nếu một chiếc tàu vượt qua kinh tuyến 180
0
từ hướng Đông sang hướng Tây thì lịch phải lùi lại
một ngày. Đây chính là trường hợp đoàn tàu của Magienlan khi vượt qua Thái Bình Dương từ châu Mĩ
sang châu Á.
HỎI: Đêm trắng là gì? Tại sao ở các vùng vĩ độ cao lại có hiện tượng đêm trắng.
ĐÁP: Đêm trắng là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng ban đêm trời không tối hẳn như bình thường mà có
tình trạng tranh tối, tranh sang như lúc hoàng hôn.
Hiện tượng này chỉ xảy ra ở các vùng vĩ độ cao về mùa hạ, khi ngày dài hơn đêm rõ rệt. Ví dụ: thành
phố Xanh Pêtecbua (Liên bang Nga) nằm ở vĩ độ 60
0
B.
Ở đây, về mùa hạ có ngày rất dài. Vào ngày 22 tháng 6 hàng năm. Mặt trời chỉ lặn lúc 21 giờ 14 phút và

lại mọc lên ở chân trời lúc 2 giờ 46 phút.
Trong gần 5 giờ đồng hồ gọi là đêm ấy, thực ra hoàng hôn chỉ mới vừa tắt, thì bình minh đã ló rạng. Vì
vậy người ta gọi là đêm trắng.
Ở vùng vĩ độ cao trên vòng cực (từ vĩ độ 66
0
33’ đến cực) có ngày Mặt trời chưa kịp lặn xuống chân trời,
đã lại mọc lên ngay, nghĩa là hoàn toàn không có đêm. Ở các vùng này mùa hạ có đêm ngắn bao nhiêu, thì
mùa đông lại có đêm dài bấy nhiêu.
Tình hình này cũng xảy ra ở nửa cầu Nam, nhưng ngược lại với nửa cầu Bắc: đêm dài về mùa hạ và
ngày dài về mùa đông.
Nguyên nhân của tất cả các hiện tượng này là do độ nghiêng của trục Trái Đất trên mặt phẳng quỹ đạo
trong quá trình vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời sinh ra.

HỎI: Nếu một chiếc trực thăng khi lên cao cứ đứng yên tại chỗ, khi hạ xuống mặt đất có đến được môt
nơi khác nhờ vận động tự quay quanh trục của Trái Đất không?
ĐÁP: Trái Đất là một khối vật chất rất lớn, do đó nó cũng có lực hấp dẫn (sức hút đối với các vật thể khác

5

hướng vào tâm Trái Đất) rất lớn. Lực này làm cho tất cả các vật thể ở trên mặt đất và ở xung quanh Trái
Đất, kể cả lớp khí quyển, đều chuyển động theo vận động tự quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông.
Vì vậy, chiếc trực thăng dù bay lên cao, cách xa bề mặt Trái Đất, nhưng vẫn nằm trong lớp khí quyển
thì nó vẫn di chuyển theo vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. Khi hạ xuống mặt đất, nó vẫn trở về
đúng vị trí lúc xuất phát, mà không đáp xuống được một nơi nào khác.

HỎI: Nếu trục Trái Đất không nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo một góc bằng 66,5
0
mà đứng thẳng thành
một góc vuông 90
0

hoặc trùng hợp với mặt phẳng xích đạo thành một góc 0
0
, thì khi Trái Đất vẫn tự quay
quanh mình và quay xung quanh Mặt Trời như hiện nay, hiện tượng các mùa sẽ ra sao?
ĐÁP: 1. Nếu trục Trái Đất đứng thẳng thành một góc vuông với mặt phẳng quỹ đạo, thì khi Trái Đất quay
xung quanh Mặt Trời, ánh sáng Mặt Trời bao giờ cũng chiếu thẳng vào xích đạo thành một góc vuông với
mặt đất. Lúc đó hiện tượng các mùa sẽ không có ở bất cứ nơi nào trên Trái Đất. Nhiệt độ lúc nào cũng cao
nhất ở xích đạo và giảm dần về phía hai cực.
2. Nếu trục Trái Đất trùng hợp với mặt phẳng quỹ đạo (nằm trong mặt phẳng quỹ đạo), thì khi Trái
Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời, trên bề mặt trái đất sẽ có hiện tượng các mùa ở khắp mọi nơi,
nhưng sự thay đổi nhiệt độ giữa các mùa sẽ rất khốc liệt. Trong một năm, ánh sắng mặt trời sẽ lần lượt
chiếu thẳng góc từ xích đạo lên cả hai địa cực. Lúc đó sẽ không còn các khái niệm đường chí tuyến, vùng
nội chí tuyến v.v.

HỎI: Nếu Trái Đất vẫn chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng không chuyển động quanh
trục thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra trên Trái Đất?
ĐÁP: Nếu Trái Đất vẫn chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng không chuyển động quanh
trục thì thì lúc đó trên trái đất vẫn có ngày đêm, nhưng một năm chỉ có một ngày đêm. Ngày sẽ dài 6
tháng và đêm cũng dài 6 tháng đối với tất cả mọi nơi trên Trái Đất.
Ban ngày (dài 6 tháng), mặt đất sẽ tích một lượng nhiệt nhiệt rất lớn và nóng lên dữ dội. Trong khi đó
ban đêm (dài 6 tháng) mặt đất lại tỏa ra một lượng nhiệt rất lớn, làm cho nhiệt độ hạ xuống hết sự thấp.
Trong điều kiện nhiệt độ chênh lệch như vậy, sự sống trên bề mặt Trái Đất như hiện nay không thể tồn tại
được.
Ngoài ra, sự chênh lệch về nhiệt độ cũng gây ra một sự chenh lệch rất lớn về khí áp giữa hai nửa cầu
ngày và đêm, dẫn tới việc hình thành những luồng gió mạnh không sao tưởng tượng nổi trên bề mặt Trái
Đất.

HỎI: Vì sao ở Việt Nam về mùa đông (ví dụ: tháng giêng) vào lúc giữa trưa Mặt Trời không đứng bóng
mà nằn chếch về phương Nam. Chỉ về mùa hạ mới có hiện tượng Mặt Trời đứng bóng hai lần?
ĐÁP: Khi Mặt Trời đứng bóng là lúc các tia sáng Mặt Trời chiếu thành góc vuông với mặt đất vào lúc


6

giữa trưa. Trên bề mặt Trái Đất, hiện tượng mặt trời đứng bóng chỉ xảy ra ở vùng giữa hai chí tuyến (cũng
gọi là nội chí tuyến).
Trong một năm, Mặt Trời chiếu thẳng góc hai lần ở xích đạo vào ngày 21 tháng 3 và 23 tháng 9. Vào
ngày 22 tháng 6 và 22 tháng 12, Mặt Trời chiếu thẳng góc ở chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.
Nước ta nằm ở vùng giữa xích đạo và chí tuyến Bắc từ vĩ độ 8
0
30’ Bắc (mũi Cà Mau) đến vĩ độ 23
0
22’B
(cao nguyên Đồng Văn), vì vậy ở bất cứ nơi nào trên đất nước ta trong một năm cũng thấy Mặt Trời đứng
bóng hai lần vào mùa hạ từ ngày 23 – 24 tháng tư đến 20 - 21 tháng 8. Đó là thời kì Mặt Trời di động biểu
kiến từ mũi Cà Mau lên chí tuyến Bắc. Từ 20 – 21 tháng 8 đến 23 – 24 tháng 4 là thời kì mặt trời di động
biểu kiến từ mũi Cà Mau đến chí tuyến Nam. Vào thời kì này, ở bất kì nơi nào trên đất nước ta cũng thấy
mặt trời chếch về phương Nam lúc giữa trưa. Mặt trời càng di động biểu kiến xuống gần chí tuyến Nam
thì độ chếch đó càng lớn.

HỎI: Trong khi quay quanh Mặt Trời, đầu Bắc của trục Trái Đất luôn luôn hướng thẳng về phía ngôi sao
Bắc Cực. Có phải bao giờ cũng như vậy không?
ĐÁP: Không phải bao giờ cũng như vậy. Hiên nay, trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, đầu Bắc của
trục Trái Đất luôn luôn hướng về phía sao Bắc Cực. Đó là sự chuyển động tịnh tiến. Tuy nhiên, hướng của
trục Trái Đất không phải hoàn toàn không có sự dịch chuyển.
Trái đất trong khi chuyển động cũng tương tự như một con quay, vừa quay vừa lắc lư trên trục làm cho
hướng của trục không cố định trong không gian, mà vẽ thành một vòng tròn. Mỗi năm, trục dịch chuyển
sai với hướng cũ khoảng 50’’ trên vòng tròn (bằng 1/26000 vòng tròn). Vậy trong 26000 năm (chính xác
là: 25765 năm), hướng của trục sẽ chao đảo, dịch chuyển trọn một vòng.
Như vậy thì sao Bắc Cực không phải là ngôi sao vĩnh viễn nằm trên đường thẳng kéo dài của đầu Bắc
trục Trái Đất. Theo dự tính thì đến năm 10000 trục trái đất sẽ hướng thẳng vào ngôi sao Anpha của chòm

Thiên Nga và đến năm 13600 sẽ hướng thẳng vào sao Vêga của chòm sao Thiên Cầm v.v

HỎI: Vào ngày hạ chí (22 tháng 6), ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc ở chí tuyến Bắc, tại sao ngày đó
lại chưa phải là ngày nóng nhất trong năm ở nửa cầu Bắc?
Cũng như vậy, vào ngày xuân phân (21 tháng 3) và thu phân (23 tháng 9), khi ánh sáng Mặt Trời chiếu
vuông góc ở xích đạo, tại sao ngày xuân phân lại tương đối lạnh, còn ngày thu phân lại tương đối nóng?
ĐÁP: Ánh sang Mặt Trời khi chiếu xuống mặt đất phải đi qua lớp khí quyển. Không khí chỉ hấp thu được
một lượng nhiệt rất nhỏ, không đáng kể. Chỉ sau khi mặt đất hấp thu phần lớn lượng nhiệt của ánh sáng
Mặt Trời thì không khí mới nóng lên nhờ lượng nhiệt từ mặt đất phát tán ra, gọi là bức xạ mặt đất (bức xạ
sóng dài). Như vậy, là không khí nóng lên không phải do trực tiếp thu nhận nhiệt từ ánh sáng Mặt Trời
(bức xạ sóng ngắn) mà gián tiếp qua bức xạ mặt đất.
Nếu mặt đất có tích được một lượng nhiệt lớn của Mặt Trời thì nó mới nóng lên và sau đó mới có khả

7

năng bức xạ một lượng nhiệt lớn ra không trung.
Trong một ngày, Mặt Trời cao nhất vào lúc giữa trưa. Góc chiếu trên mặt đất lớn nhất. Lúc đó mặt đất
cũng hấp thu được một lượng nhiệt lớn nhất.
Nhưng nhiệt độ không khí chưa cao nhất, vì mặt đất phải tích được một lượng nhiệt lớn nhất thì sau đó
mới có lượng nhiệt bức xạ cao nhất. Vì vậy, phải vào khoảng từ 13 giờ trở đi thì nhiệt độ không khí mới
đạt đến mức cao nhất. Ban đêm, mặt đất chỉ có tác dụng phóng nhiệt mà không thu nhiệt.
Đến gần sang thì lượng nhiệt của mặt đất tích được còn ít nhất. Lúc đó cũng là lúc nhiệt độ không khí
trong ngày thấp nhất.
Chính vì lí do đó, mà trong một ngày nhiệt độ không khí cao nhất không phải là lúc giữa trưa, mà là vào
khoảng từ 13 đến 15 giờ. Lúc nhiệt độ không khí thấp nhất cũng không phải là lúc giữa đêm, mà là vào
lúc gần sáng.
Cũng giống như vậy, trong một năm nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo lượng nhiệt của mặt đất tích
luỹ được nhiều hay ít. Sau ngày hạ chí, ở nửa cầu Bắc mặt đất sau khi tích luỹ được nhiều nhiệt, mới có
bức xạ lớn, làm cho nhiệt độ không khí tăng cao. Thời kì nóng nhất trong năm như vậy phải vào vài tuần
sau ngày hạ chí. Thông thường trên lục địa, tháng nóng nhất trong năm là tháng 7. Tháng lạnh nhất là

tháng 1.
Trên đại dương sự hấp nhiệt và phóng nhiệt so với lục địa ôn hoà hơn, nên thời gian có sự thay đổi nhiệt
độ cũng dài hơn.
Nhiệt độ không khí trong ngày thu phân cao hơn trong ngày xuân phân cũng là kết quả của bứcxạ nhiệt
của mặt đất chậm hơn so với bức xạ nhiệt của Mặt Trời.
Tuy nhiên, sự thay đổi nhiệt độ không khí nói trên nhiều hay ít, còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố ở địa
phương như: vĩ độ, sự phân bố lục địa - biển, địa hình và các hiện tượng thời tiết ở các nơi khác nhau…

HỎI: Người ta thường nói trên địa cầu có: vùng “vĩ độ ngựa”, vậy vùng “vĩ độ ngựa” nằm ở đâu và vì sao
lại gọi như thế?
ĐÁP: Từ xa xưa, các thương nhân châu Âu đã biết lợi dụng Tín phong thổi đều đặn quanh năm để trương
buồm vượt biển đi buôn bán với Ấn Độ theo đường vòng qua cực Nam châu Phi. Vì vậy, Tín phong còn
có tên gọi là gió Mậu dịch. Cuối thế kỉ XV, đoàn thuyền của Crixtôp Côlôm (Tây Ban Nha) cũng nhờ gió
đó mà đi về phía Tây mà tìm ra châu Mĩ. Lúc đó, họ vẫn tưởng quần đảo Trung Mĩ là miền Đông Ấn Độ.
Các thuỷ thủ trên thuyền rất ngạc nhiên khi thấy gió luôn luôn đưa họ đi về phía Tây. Đến cả những cây
cối trên các đảo họ đi qua cũng ngã cành về phía Tây như chỉ đường cho họ. Đó chính là hướng của Tín
phong.
Tín phong tuy thổi từ dải cao áp chí tuyến về hạ áp xích đạo, nhưng bản thân dải cao áp (vùng vĩ độ 30 –
35
0
ở mỗi nửa cầu) lại thường xuyên lặng gió, trời luôn luôn trong xanh, không một gợn mây.
Những thứ hang mang trên các thuyền buồm của châu Âu có cả ngựa. Mỗi khi đi qua vùng lặng gió,

8

thuyền thường phải chờ hàng tuần may ra mới có một đợt gió thổi qua để dong thuyền đi tiếp được. Nhiều
lần vì phải đợi gió quá lâu nên ngựa hết cỏ ăn, đã bị chết đói và khát. Các thuỷ thủ đánh vứt ngựa xuống
biển. Xác ngựa nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Vì vậy, sau này vùng lặng gió đó được mang cái tên kì quặc
là vùng “vĩ độ ngựa”.
Trên địa cầu, ngoài hai vành đai lặng gió ở các vùng chí tuyến ra còn có một vùng nữa cũng được gọi là

vùng lặng gió. Đó là vùng hạ áp xích đạo. Tuy nhiên, vùng xích đạo không hoàn toàn lặng gió, mà vẫn
thường có gió nhẹ, hay đổi chiều. Trời cũng luôn luôn có mây, buổi chiều và tối thường có mưa going,
nên vùng này cũng khác hẳn với vùng “vĩ độ ngựa”.

HỎI: Một chiếc máy bay nếu xuất phát từ thủ đô Hà Nội, bay thẳng theo hướng Bắc 1000 km, rồi rẽ sang
hướng Đông 1000 km sau đó đi về hướng Nam cũng 1000 km, cuối cùng lại bay về hướng Tây, cũng1000
km. Hỏi máy bay đó có về đúng nơi xuất phát là thủ đô Hà Nội không?
ĐÁP: Muốn xác định hướng Bắc – Nam của một địa điểm phải dựa vào các kinh tuyến, còn muốn xác
định hướng Đông – Tây lại phải dựa vào hướng các vĩ tuyến. Do các kinh tuyến trên Trái Đất đầu chụm
đầu ở cực, cho nên mạng lưới kinh, vĩ tuyến trên Trái Đất không phải là một mạng luới ô vuông, mà là
một mạng lưới các hình than cân, đáy nhỏ hướng về phía cực. Độ dài của cung 1
0
trên các vĩ tuyến ngắn
dần từ xích đạo đến cực. Ví dụ: cung 1
0
trên xích đạo dài 111,324 km, còn cung 1
0
trên vĩ tuyến 80
0
chỉ
còn 19,395 km.
Nếu từ một điểm xuất phát gần xích đạo, máy bay bay lên phái Bắc là bay theo hướng kinh tuyến về phía
cực Bắc. Khi bay xuống phía Nam cũng là bay theo hướng kinh tuyến. Hai đoạn đường này là hai cạnh
bên của một hình thang cân.
Khi bay về phía Đông và phía Tây (tức theo hướng vĩ tuyến) thì hai đoạn đường này là hai cạnh dáy lớn
và nhỏ của hình thang cân. Nếu mỗi đoạn đường đều dài bằng 1000 km, thì máy bay không thể về được
đúng nơi xuất phát ban đầu.

HỎI: Sao băng là gì? Tại sao có hiện tượng sao băng?
ĐÁP: Trong khoảng không gian giữa các hành tinh có vô vàn các khối vật chất nhỏ bé, có kích thước

khác nhau, gọi là bụi vũ trụ. Trong quá trình chuyển động, các hạt bụi vũ trụ có thể đi vào lớp khí quyển
do bị sực hút của Trái Đất. Khi ma sát với không khí, các khối vật chất này phát nhiệt, tạo nên các vệt
sáng chói trên bầu trời ban đêm, bì vậy có tên là sao băng hay sao đổi ngôi.
Thực ra, đây không phải là hiện tượng di chuyển vị trí của các ngôi sao, mà sự là sự bốc cháy của các
khối vật chất trong khí quyển.
Sao băng rất ít khi rơi xuống mặt đất, mặt dầu mỗi năm có hàng triệu khối lớn nhỏ, đi vào lớp khí quyển.
Phần lớn chúng bị bốc hơi trước khi rơi xuống bề mặt Trái Đất. Phần còn lại, đa số rơi xuống các đại
dương, chỉ có một số rất nhỏ rơi xuống đất liền, trở thành các thiên thạch.

9

Mỗi khi va chạm với mặt đất, các thiên thạch đều phát ra những tiếng nổ lớn. Cho đến nay, người ta đã
ghi nhận được một số vụ nổ lớn do thiên thạch gây ra, như vụ nổ ngày 30 tháng 6 năm 1908 ở Tunguxca
(Xibia – LB Nga). Tiếng nổ của nó làm rung chuyển mặt đất và lan truyền đến tận Trung Âu. Sức ép của
hơi nổ đã làm cho cây cối trên hàng nghìn km
2
rừng bị đổ rạp.
Những khối thiên thạch lớn khi rơi xuống mặt đất thường vỡ tan thành các mảnh vụn. Dựa vào sự phân
tích vật chất cấu tạo của những mảnh vụn đó, người ta phân ra hai loại thiên thạch: thiên thạch đá có
thành phần chủ yếu là các loại silicat và thiên thạch sắt có thành phần chủ yếu là các kim loại sắt, niken,
đồng, côban v.v…

HỎI: Tại sao có sự tuần hoàn của nước trên Trái Đất? Trong quá trình thực hiện các vòng quay, lượng
nước có bị hao hụt đi không?
ĐÁP: Lớp nước trên bề mặt Trái Đất tồn tại ở cả 3 thể: rắn, lỏng và khí. Nước ở thể lỏng tập trung nhiều
nhất trong các đại dương. Dưới ảnh hưởng của năng lượng nhiệt Mặt Trời, nước dễ dàng bay hơi.
Hơi nước từ đại dương bốc lên, một phần lớn lại rơi xuống đại dương, còn một phần nhỏ tạo thành mây,
được các luồng gió đưa vào đất liền. Khi gặp điều kiện thích hợp, mây lại tạo thành mưa, tuyết…rơi
xuống mặt đất v.v…Trên mặt đất, một phần nước lại ngắn xuống sâu tạo thành nước ngầm, rồi trở thành
các nguồn cung cấp nước cho các sông, suối, giếng v.v…Một phần lớn đọng lại trên mặt đất thành các hồ,

ao, hoặc trên các núi cao, trên các vùng lạnh gần cực tạo thành lớp phủ băng, tuyết. Chỉ có một phần nhỏ
chảy thành dòng trên mặt đất. Đó là các suối, sông v.v…Nước ngầm, nước băng tuyết tan, nước
sông…sau một thời gian lại đổ ra biển và đại dương, lại bốc thành hơi, quay về lục địa v.v…Như vậy, là
tất cả các loại nước trên bề mặt Trái Đất đều vận động, tạo thành một vòng tuần hoàn bất tận. Sự tuần
hoàn này có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành khí hậu, cụ thể là điều hoà chế độ ẩm và nhiệt giữa đại
dương và lục địa. Theo sự tính toán của các nhà thuỷ văn học, thì khi thực hiện các vòng quay trên Trái
Đất, nước chỉ thay đổi trạng thái mà không bị hao hụt, mất đi đâu cả.

HỎI: Nước sông không mặn, nhưng tại sao nước biển và đại dương lại mặn. Độ mặn của biển và đại
dương cũng rất khác nhau. Vì sao?
ĐÁP: Nước biển và đại dương mặn vì nó chứa một lượng muối hoà tan đáng kể. Trung bình trong 1000
gam nước biển có 35 gam muối, gồm các muối clorua, sunphát, cacbônát, brômua v.v…Vị mặn của nước
biển chủ yếu là do lượng muối clorua natri (NaCl) khá lớn (khoảng 78%) sinh ra. Nước sông cũng có một
lượng muối hoà tan, nhưng nồng độ rất thấp: 1 gam trong 1000 gam nước. Loại muối chiếm tỉ lệ cao nhất
là muối cacbônat (khoảng 60%). Muối NaCl chỉ chiếm khoảng 5%. Chính vì vậy, nước sông nhạt, dễ
uống, dân gian quen gọi là nước ngọt.
Hiện nay, theo sự tính toán của các nhà khoa học, thì lượng muối chứa trong toàn bộ các biển và đại
dương trên thế giới lên tới 48.10
6
tỉ tấn. Nguồn gốc của khối lượng muối khổng lồ này, có lẽ là kết quả

10

tích luỹ lâu dài, từ lượng muối ít ỏi do các song ngòi tải ra biển trong suốt quá trình hình thành bề mặt
Trái Đất.
Tuy nồng độ muối trung bình trong các biển và đại dương trên thế giới là 35%
0,
nhưng nồng độ đó có
khác nhau ở từng nơi. Vùng biển và đại dương nào nhận được một lượng nước ngọt lớn do mưa cung cấp
hoặc do nước sông chảy ra thì nồng độ muối ở đó giảm đi. Độ mặn của nước Hắc Hải ở gần các cửa sông

lớn có có 10%
0
. Độ mặn của nước Biển Đông ở ven bờ nước ta cũng chỉ có 3%
0
. Tuy nhiên, vùng biển và
đại dương nào nằm ở khu vực khí hậu nóng, có độ bốc hơi cao, lại hiếm nước sông chảy vào thi nồng độ
muối tăng lên, như độ mặn của muối Hồng Hải lên tới 42%
0
.

HỎI: Thủy triều là gì? Nguyên nhân nào đã sinh ra thủy triều và tạo sao thủy triều lại có quan hệ với tuần
trăng?
ĐÁP: Thuỷ triều là hiện tượng mực nước biển và đại dương thay đổi độ cao hàng ngày, quan sát được ở
những vùng bờ biển. Khi thuỷ triều lên, nước biển dâng cao, lấn sâu vào bãi cát ven bờ, còn khi thuỷ triều
xuống, nước biển hạ thấp, rút ra xa bờ làm cho diện tích bãi biển rộng thêm.
Hiện tượng thuỷ triều đã được giải thích bằng định luật vạn vật hấp dẫn. Trái Đất và các thiên thể ở xung
quanh nó đều có sức hút lẫn nhau. Đáng chú ý nhất là sức hút của hai thiên thể gần trái đất nhất: Mặt
Trăng và Mặt Trời.
Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. Tuy có khối lượng nhỏ hơn Trái Đất trên 80 lần, nhưng vì ở gần Trái
Đất nhất (khoảng 384.000 km) nên Mặt Trăng có sức hút rất lớn đối với Trái Đất.
Mặt Trời, tuy lớn hơn Mặt Trăng rất nhiều, song vì ở xa Trái Đất (khoảng 150 triệu km), nên sức hút của
nó nhỏ hơn sức hút của Mặt Trăng 2,17 lần.
Sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đều là nguyên nhân làm cho nước biển và đại dương dâng cao, sinh
ra thuỷ triều. Nhưng do sức hút của Mặt Trăng có ảnh hưởng rất lớn đến lớp nước trên bề mặt Trái Đất,
nên thuỷ triều có quan hệ chặt chẽ và hết sức rõ rệt với tuần trăng.

HỎI: Tại sao thủy triều lại có 2 lần lên và 2 lần xuống trong ngày? Chu kì đó cũng không đúng giờ mà
mỗi ngày chậm đi khoảng 50 phút.
ĐÁP: Muốn giải thích hiện tượng thuỷ triều lên xuống 2 lần trong một ngày, cần phải phân tích các lực
tác động vào lớp nước trên bề mặt Trái Đất.

- Lực hút lớn nhất là sức hút của Mặt Trăng. Nếu chỉ có sức hút của mặt trăng không thôi, thì lớp nước
trên bề mặt Trái Đất chỉ dâng cao về một phía và trong một ngày thuỷ triều chỉ lên xuống có 1 lần.
- Tuy nhiên, lớp nước trên bề mặt Trái Đất còn chịu tác động của một sức nữa. Đó là sức li tâm do sự
chuyển động của cặp thiên thể: Trái Đất - Mặt Trăng sinh ra khi quay quanh một trục chung nằm ở 0,73 R
(R: bán kính Trái Đất). Sức hút này ngược chiều với sức hút của Mặt Trăng nếu ở tâm Trái Đất sức hút
của Mặt Trăng và sức li tâm bằng nhau, thì ở điểm A sức hút của Mặt Trăng lớn hơn sức li tâm, còn ở

11

điểm B sức li tâm lại lớn hơn sức hút của Mặt Trăng. Kết quả là trong cùng một lúc, lớp nước dâng cao ở
cả 2 điểm A và B. Như vây là trong một ngày, do vận động tự quay của Trái Đất nên ở cả hai điểm A và
B đều có thuỷ triều lên xuống hai lần.
Trái Đất tự quay một vòng mất đúng 23 giờ 56 phút (tính tròn số). Trong thời gian đó, nó đã di chuyển
trên quỹ đạo được một đoạn đường, vì vậy để điểm A thấy lại được Mặt Trời trên đỉnh đầu, Trái Đất phải
quay thêm 4 phút nữa, tức tròn 24 giờ. Cũng tương tự như vậy, khi Trái Đất quay được một vòng thì Mặt
Trăng cũng đã di chuyển trên quỹ đạo của nó (quanh Trái Đất) một đoạn đường. Để thấy lại Mặt Trăng ở
vị trí lúc xuất phát, trái đất cũng phải quay thêm 50 phút nữa (tức thời gian thấy mặt trăng 2 lần ở cùng
một vị trí là 24 giờ 50 phút). Vì lí do đó, nên mỗi ngày thuỷ triều lên xuống chậm đi 50 phút.

HỎI: Dòng biển là gì và nguyên nhân nào đã sinh ra các dòng biển?
ĐÁP: Khối nước trong các biển và đại dương luôn luôn chuyển động. Một trong các dạng chuyển động
đó là hiện tượng chảy thành dòng giống như các dòng sông trên lục địa. Các dòng chảy đó gọi chung là
các dòng biển hay hải lưu. Đối với các dòng chảy lớn trong các đại dương, người ta gọi là các dương lưu.
Ví dụ: dương lưu Bắc Đại Tây Dương. Các dương lưu lớn thường có chiều rộng từ 80 đến 400 km và vận
chuyển được hàng trăm nghìn tỉ tấn nước đi hàng nghìn km với tốc độ có khi đến 36 km/h.
Về nguyên nhân sinh ra các dòng biển, các nhà khoa học đã khẳng định rằng: hệ thống gió thường xuyên
của hoàn lưu khí quyển (như Tín phong, gió Tây ôn đới, gió Đông vùng cực, gió mùa) là động lực chủ
yếu gây ra các dòng chảy trong biển và đại dương. Các nhân tố khác như: sự khác biệt giữa nhiệt độ nước
biển ở các vĩ độ khác nhau, nồng độ muối hoà tan v.v…tuy cũng có ảnh hưởng, nhưng không đáng kể.
Hướng chảy của các dòng biển rất phù hợp với hướng của các loại gió nói trên (đối chiếu hai hình a và b).


HỎI: Hải lưu Gơnxtrim và dương lưu Bắc Đại Tây Dương là hai dòng khác nhau trong Đại Tây Dương
hay chỉ là một dòng duy nhất nhưng có hai tên khác nhau?
Nếu là hai dòng thì đặc điểm của chúng ra sao?
ĐÁP: Hải lưu Gơnxtrim theo tiếng Anh có nghĩa là “dòng chảy trong vịnh”. Đây là vịnh Mêhicô, vì vậy
dòng Gơnxtrim cũng còn gọi là dòng hải lưu Mêhicô.
1. Hải lưu Mêhicô là dòng hải lưu lớn nhất thế giới. Sở dĩ dòng này lớn vì gốc của nó gồm toàn bộ dòng
hải lưu nóng Bắc xích đạo và phần lớn dòng hải lưu nóng Nam xích đạo trong Đại Tây Dương.
Hai dòng hải lưu này xuất phát từ bờ biển phái tây châu Phi, chảy về hướng tây sang lục địa Nam Mĩ. Do
vận động tự quay của Trái Đất nên toàn bộ dòng hải lưu nóng Bắc xích đạo khi đến bờ biển Trung Mĩ,
chuyển hướng sang bên phải chảy lên phía bắc, còn dòng hải lưu nóng Nam xích đạo, đáng lẽ phải chuyển
hướng toàn bộ sang bên trái, chảy xuống phía nam thì lại tách ra 2 nhánh khi gặp mũi đất thuộc lãnh thổ
Braxin, ở khoảng vĩ độ 8
0
N, nhánh lớn quặt sang phải men theo bờ biển Guyana, chảy lên phía bắc hào
với dòng hải lưu nóng Bắc xích đạo trở thành hải lưu nóng Guyana. Hải lưu này có chiều rộng tới 500 km.

12

Khi chảy đến phía nam quần đảo Ăngti nhỏ, hải lưu Guyana lại tách ra hai nhánh: một nhánh chảy ở phía
đông quần đảo theo hướng tây bắc, một nhánh chảy vào biển Caribê, vào vịnh Mêhicô. Khi ở vịnh
Mêhicô chảy ra qua bán đao3Phloriđa, dòng này ven theo bờ biển Bắc Mĩ đến mũi Hattêrat (35
0
B, 75
0
T)
thì hợp lại với nhánh ở bờ đông quần đảo Ăngti nhỏ hình thành nên dòng dương lưu Bắc Đại Tây Dương.
Từ đây dòng Bắc Đại Tây Dương chảy về phía đông bắc, phân ra 4 nhánh:
- Một nhánh chảy vòng về phía nam bán đảo Tây Ban Nha, ven bờ tây châu Phi trở thành hải lưu mát
Canari rồi nhập vào hải lưu Bắc xích đạo, hoàn thành một hoàn lưu lớn trong Bắc Đại Tây Dương.

- Nhánh thứ hai chảy vào eo biển Măng sơ và Bắc Hải.
- Nhánh thứ ba chảy vào biển Ailen (ở giữa đảo Ailen và đảo Anh).
- Nhánh thứ tư chảy dọc bờ tây đảo Ailen lên hướng đông bắc.
Ba nhánh sau này đều là các hải lưu nóng.
Cả ba nhánh gặp lại nhau ở phía bắc quần đảo Anh, rồi tiếp tục chảy vào bờ biển Na Uy đến tận mỏm
bắc của bán đảo Xcanđinavi để vào biển Baren.
Nhờ dòng dương lưu này mà hải cảng Muốcman của Nga (ở khoảng vĩ độ 69
0
B) quanh năm không bị
đóng băng.
Như vậy, có thể nói hải lưu Gơnxtrim và hải lưu Mêhicô là những tên gọi khác nhau của cùng một dòng
hải lưu. Còn hải lưu Mêhicô có thể coi là “tiền thân” hoặc đoạn đầu của dương lưu Bắc Đại Tây Dương.
2. Các dòng hải lưu nói trên có những đặc điểm sau:
- Dòng hải lưu Mêhicô khi chảy trong biển Caribê có tốc độ khá lớn: từ 15 đến 20 km/h, nhưng khi ra
khỏi vịnh Mêhicô thì chỉ còn 8 km/h. Nhiệt độ nước của hải lưu này rất cao, có khi trên 37
0
C.
- Dòng hải lưu có chiều rộng nhỏ (khoảng 80 km) và độ sâu dòng nước khá lớn (khoảng 400 m).
- Khi đến gần mũi Hattêrat, hải lưu Mêhicô hoà nước với hải lưu Đông Ăngti nhỏ để trở thành dương lưu
Bắc Đại Tây Dương thì chiều rộng của nó tăng lên đến 200 km, tốc độ giảm còn 5 km/h độ sâu của dòng
nước không tới 200m. Như vậy là ở đây, khi chiều rộng tăng lên thì tốc độ và độ sâu dòng nước đều giảm.
Nhiệt độ cũng chỉ còn 30,5
0
C. Ở độ sâu 10 m, nhiệt độ khoảng 27,5
0
C. Khi vượt qua Đại Tây Dương,
nhiệt độ của nó bao giờ cũng chênh với nhiệt độ nước xung quanh từ 8 đến 10
0
C.
- Tính trung bình, dương lưu này mỗi giờ tải được một lượng nước nóng nặng tới 90 triệu tấn. Chính vì

vậy mà nó có tác dụng điều hoà khí hậu rất rõ rệt đối với khu vực Tây và Bắc Âu.

HỎI: Biển Xácgat nằm ở đâu trong Đại Tây Dương và vì sao có tên đó?
ĐÁP: Biển Xácgat là một khu vực rộng lớn nằm ở Bắc Đại Tây Dương giữa các vĩ tuyến 20
0
– 40
0
B và
các kinh tuyến 30
0
– 70
0
T. Khu vực này rộng khoảng 8,5 triệu km
2
(1) là môi trường sinh sống của một
loại tảo nâu. Theo số liệu tính toán thì sinh khối thực vật ở đây đạt từ 15 đến 20 triệu tấn.
Tảo nâu ở đây là một loại tạo riêng không giống bất cứ loại tảo nào ở vùng bờ biển các nước châu Mĩ.
Giống tảo này sống nổi trên mặt nước biển, không sâu quá 2m. Nó được các thuỷ thủ trong đoàn thuyền

13

của Côlômbô phát hiện ra trong chuyến vượt Đại Tây Dương lần thứ nhất vào năm 1492. Lúc đầu, khi
nhìn thấy loại thực vật này còn tươi tốt, họ tưởng đây là một loại “cỏ” trôi từ đất liền ra, báo trước điều
lành là thuyền sắp đến đích. Nhưng càng đi, họ càng thấy biển “cỏ” có nhiều bong bóng nhỏ giống như
loại nho Xácgat ở Bồ Đào Nha, nên họ đặt tên cho loại “cỏ” này là Xácgat.
Biển Xácgat là một vùng nước tương đối yên tĩnh ở giữa Bắc Đại Tây Dương. Xung quanh biển, bốn
phía có các dòng hải lưu và dương lưu chảy vòng quanh: phía tây có hải lưu Mêhicô, phía đông có hải lưu
Canari, phía nam có hải lưu Bắc Xích đạo và phía bắc có dương lưu Bắc Đại Tây Dương.

HỎI: Làm thế nào để tính được lượng chảy trung bình của một con song ở một bến nhất định?

ĐÁP: Lượng chảy của một dòng sông ở một bến nhất định có thể tính theo công thức:
Q(m
3
/s) = S(m
2
) x V
tb
(m/s).
Trong đó: Q là lượng chảy, tính bằng mét khối/ giây (m
3
/gy)
S là diện tích mặt cắt lòng sông có nước, tính bằng mét vuông (m
2
)
V
tb
là tốc độ trung bình của nước chảy trong lòng sông, tính bằng mét/giây. (m/gy).
Để tính được S, người ta đo chiều ngang của lòng sông có nước rồi chia ra một số đoạn bằng nhau. Ví
dụ: các đoạn AB, BC, CD…theo hình vẽ.
Ở các điểm B, C, D…người ta đo độ sâu của lòng sông. Như vậy là mặt cắt của lòng sông có nước đã
được chia thành một số hình thang và hai hình tam giác. Tổng diện tích của tất cả các hình này là diện tích
của mặt cắt lòng sông có nước.
Để tính V
tb
, người ta đo tốc độ nước chảy ở giữa sông, ở hai bên bờ và ở đáy. Tốc độ nước chảy ở hai
bên bờ và đáy sông bao giờ cũng nhỏ hơn tốc độ nước chảy ở giữa sông. Để có tốc độ nước chảy trung
bình, người ta có lượng chảy tức thời của sông ở một địa điểm hay bến nhất định. Để có lượng chảy trung
bình của con sông trong một ngày người ta đo lượng chảy của sông 4 lần trong một ngày (cách nhau 6
giờ) cộng lại rồi lấy trung bình. Để có lượng chảy trung bình của sông trong 1 tháng, người ta cộng lượng
chảy trung bình các ngày trong tháng rồi chia cho số ngày trong tháng.


HỎI: Để biết lượng phù sa của một con sông, người ta đã tiến hành đo tính như thế nào?
ĐÁP: Sông nào khi vận chuyển nước cũng đều xói mòn lòng sông (xâm thực dọc) và hai bên bờ (xâm
thực ngang). Đặc biệt trong mùa mưa lũ, nước sông chảy xiết, cuốn theo một lượng lớn các hạt đất, cát,
sỏi, cuội…Vì vậy vào mùa lũ, nước sông đục ngầu. Các vật liệu rắn được dòng nước mang theo, có kích
thước, trọng lượng khác nhau. Các hạt có kích thước nhỏ (từ 0,05mm trở xuống) lơ lửng trong nước, được
gọi là phù sa. Càng xuống hạ lưu, do tốc độ của dòng sông giảm dần, tốc độ nước chảy chậm lại, cáchạt
phù sa càng mịn.
Để tính lượng phù sa trong nước sông, ở các trạm thuỷ văn, người ta phải lấy mẫu nước ở giữa dòng
chảy (thường là 1 lít). Mẫu nước này được lọc qua giấy thấm. Các hạt phù sa sẽ đọng lại trên giấy. Sau

14

khi sấy khô, người ta cân và biết được lượng phù sa trong 1 lít nước. Ví dụ: vào mùa lũ, ở trạm Sơn Tây
trên sông Hồng lượng phù sa đo được là 1172,6g/m
3
, còn ở trạm Phù Ninh trên sông Lô thì chỉ có
350g/m
3
. Về mùa cạn, cũng ở trạm Sơn Tây lượng phù sa chỉ có 255g/m
3
, còn ở trạm Phù Ninh là 72g/m
3
.
Từ lượng phù sa trong 1 lít nước, người ta cũng tính ra được tổng lượng phù sa do sông vận chuyển
trong một thời gian nhất định qua một trạm (một địa phương). Ví dụ: trong một trận lũ, trong một ngày
v.v…
Qua nhiều lần đo trong những khoảng thời gian nhất định, người ta cũng có thể tính ra được tổng lượng
phù sa trung bình do một con sông vận chuyển qua một địa phương trong cả 6 tháng mùa mưa, 6 tháng
mùa khô hay cả năm v.v…(Đơn vị dùng: tấn/năm).


HỎI: Sông mang nhiều phù sa thì sẽ có những ảnh hưởng tốt, xấu gì đến các vấn đề thuỷ lợi và giao
thong vận tải?
ĐÁP: Sông mang nhiều phù sa sẽ có tác dụng bồi đắp lớn ở hạ lưu, mở rộng diện tích châu thổ ra phía
biển. Các châu thổ sông đều là những đồng bằng lớn, phì nhiêu, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Ví
dụ: đồng bằng châu thổ sông Hồng ở Bắc Bộ, đồng bằng châu thổ sông Cửu Long ở Nam Bộ nước ta.
Tuy nhiên, đối với các công trình thuỷ lợi (hồ chứa nước, mương, máng v.v…) và các tuyến đường giao
thông vận tải đường sông, thì lượng phù sa của sông càng lớn, càng gây nhiều trở ngại cho việc vận hành.
Các lòng hồ, lòng sông, mương, máng v.v…bị phù sa lắng đọng phải thường xuyên được nạo vét, khơi
sâu thì mới bảo đảm được mực nước và lượng nước cần thiết cho tàu thuyền qua lại và cho công việc tưới
tiêu.

HỎI: Việc lựa chọn địa điểm để xây dựng các hồ chứa nước trên sông đòi hỏi những điều kiện gì?
ĐÁP: Việc xây dựng các hồ chứa nước trên sông đòi hỏi một số điều kiện như sau:
1. Trước hết, cần xác định mục đích chính của việc xây dựng hồ. Nếu hồ dùng để trữ nước thì địa điểm
lựa chọn phải bảo đảm được diện tích chứa nước tối đa. Nếu xây dựng hồ với mục đích thuỷ lợi thì địa
điểm xây dựng phải gần khu vực cần tưới tiêu, còn nếu xây hồ với mục đích làm thuỷ điện thì tốt nhất cần
chọn địa điểm gần khu vực sử dụng điện.
2. Địa điểm xây dựng hồ phải lựa chọn sao cho khi mực nước dâng cao, khu vực bị ngập nước có thiệt
hại ít nhất. Như vậy là những khu vực có dân cư đông đúc, ruộng đất phì nhiêu, khoáng sản phong phú thì
không nên dùng để xây dựng hồ chứa nước.
3. Địa điểm xây dựng hồ cần có khả năng chứa được một lượng nước lớn, vì vậy địa điểm xây dựng tốt
nhất là phải chọn một khu vực lòng chảo tương đối rộng và bằng phẳng, có thung lũng sông hẹp. Khu vực
lòng chảo chứa được nhiều nước, còn thung lũng sông hẹp sẽ thuận lợi cho việc xây dựng đập chắn. Độ
dốc lòng sông ở phía trên đập càng nhỏ càng tốt, vì như vậy thì đập chắn không cần xây cao. Những địa
điểm đạt yêu cầu này thường thấy ở khúc trung lưu của sông.

15

4. Vị trí xây hồ cũng phải có điều kiện địa chất tốt, nghĩa là không nằm trong vùng có động đất lớn, có

đứt gãy địa chất, nền nham thạch ở đáy hồ ít thấm nước v.v…
5. Cuối cùng, cũng cần quan tâm đến việc khảo sát môi trường địa phương. Cần tính đến mức độ xâm
thực đất đai ở vùng thượng lưu, vì kẻ thù lớn nhất của các hồ chứa nước là sự ứ tích phù sa; cần dự kiến
được hết những hậu quả do việc xây dựng hồ chứa nước gây ra đối với môi trường, cả về mặt tích cực và
tiêu cực. Có như vậy thì việc xây dựng hồ chứa nước mới có tác dụng thực tế và không lãng phí công, của
của Nhà nước và nhân dân.

HỎI: Vì nguyên nhân nào hồ Baican ở châu Á lại có độ sâu lớn nhất thế giới? Giá trị của nó?
ĐÁP: Baican là một hồ lớn ở châu Á (vùng Xibia) thuộc lãnh thổ Liên Bang Nga. Hồ có nguồn gốc đoạn
tầng. Vào khoảng 1 triệu năm trước đây, trong kỉ Đệ Tam thuộc đại Tân Sinh, Vỏ Trái Đất ở vùng trung
Xibia có nhiều biến động, tạo nên một đứt gãy lớn. Bộ phận sụt lún rất sâu trở thành hồ Baican. Hồ đoạn
tầng nói chung thường có đặc điểm là dài, hẹp và có độ sâu lớn. Baican là một ví dụ điển hình. Hồ dài
636km, chiều ngang rộng trung bình từ 50 đến 70km. Chỗ rộng nhất đạt 79,4km, còn chỗ hẹp nhất chỉ có
25km. Diện tích của hồ rộng 31.500km
2
, là hồ có diện tích lớn thứ 2 ở châu Á sau hồ Aran (64.500km
2
).
Nếu so với các hồ khác trên toàn thế giới, thì Baican đứng hàng thứ 8.
Độ sâu của hồ phần lớn từ 600m trở lên. Chỗ sâu nhất đạt 1741m, chiếm vị trí thứ nhất thế giới, vượt xa
hồ Tanganica ở châu Phi (1470m) và hồ Caxpi ở châu Âu (1025m).
Do hồ có độ sâu lớn, nên lượng nước chứa của nó lên tới 23.000km
3
, chỉ thua có hồ Caxpi là hồ có diện
tích lớn hơn nó 12 lần.
Hồ Baican có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu của vùng đất xung quanh, đặc biệt là về nhiệt độ. Hàng năm
vào tháng 12 khi hồ bắt đầu đóng băng, nước toả ra một lượng nhiệt rất lớn làm cho nhiệt độ vùng xung
quanh hồ tăng thêm đến 10
0
C. Vào cuối xuân, đầu hạ, khi hồ tan băng thì nước lại hấp thu một lượng

nhiệt lớn, làm cho nhiệt độ vùng xung quanh giảm xuống. Vào tháng 6, khi nhiệt độ ở thành phố Iêccut
(cách hồ 66km) lên đến 25
0
– 30
0
C, thì ở vùng ven hồ Baican, nhiệt độ chưa vượt quá 15
0
– 18
0
C, còn
trên mặt nước hồ (cao trên mặt nước 1 m) ở cách xa bờ 1km thì nhiệt độ chỉ mới từ 6
0
– 7
0
C.
Hồ Baican nhận một lượng nước lớn, chủ yếu do hệ thống sông Xêlenga, từ lãnh thổ Mông Cổ chảy vào.
Ngược lại, hồ cũng cung cấp một lượng nước lớn cho phần thượng nguồn của sông Angara, làm cho nó
trở thành một dòng nước xiết, chảy qua nhiều thác ghềnh, nhưng ổn định quanh năm, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc phát triển thuỷ điện.

HỎI: Cách đây hơn 3000 năm, Torixenli có nói: “Chúng ta đang sống dưới đáy đại dương không khí”.
Vậy “đại dương không khí” với “đại dương nước” có giống nhau không? Các hiện tượng xảy ra trong “đại
dương không khí” có gì khác với các hiện tượng xảy ra trong “đại dương nước”.
ĐÁP: Loài người và các sinh vật sống trên bề mặt Trái Đất, trong lớp khí quyển cũng giống như cá và các

16

sinh vật sống trong biển cả bao la. Nhưng “đại dương không khí” có nhiều đặc điểm không giống “đại
dương nước”.
Có thể nêu lên một số khác biệt như sau:

1. Đại dương thế giới của chúng ta có độ sâu trung bình là 3800m. Chỗ sâu nhất đạt trên 11.000m (vực
Marian ở Thái Bình Dương).
Chiều dày của “đại dương không khí” hiện nay chưa có con số chính xác nhưng chắc chắn là phải trên
10.000km, nghĩa là gấp 1000 lần chiều dày của lớp nước đại dương. Đặc biệt là chiều dày của lớp không
khí không đồng nhất trên toàn bộ bề mặt Trái Đất. Khi Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời,
không khí bị dạt về phía sau, cho nên khí quyển ở phía này có chiều dày lên tới khoảng 20.000km.
2. Lớp không khí đậm đặc nhất là lớp ở gần mặt đất. Càng lên cao không khí càng loãng. Những người
leo núi, khi lên đến độ cao 6000m đã thấy rất khó thở.
Từ độ cao 80km trở lên thì các phần tử khí đã không còn nguyên vẹn. Một số điện tử tách ra khỏi phân
tử, trở thành các điện tử tự do. Vì vậy, từ độ cao này trở lên, người ta gọi chung là tầng iôn.
Ở đại dương, nước đậm đặc nhất là ở tầng đáy. Mật độ nước giảm dần theo chiều cao, nhưng sự chênh
lệch không quá lớn như trong khí quyển. Trung bình cứ xuống sâu 10m áp lực của cột nước lại tăng lên
một atmôtphe.
3. Không khí là môi trường trong suốt. Các tia sáng Mặt Trời dọi tới mặt đất một cách dễ dàng và được
mặt đất hấp thụ rồi toả nhiệt. Lượng nhiệt này đã làm nóng lớp không khí sát mặt đất, rồi truyền dần lên
cao.
Nước đại dương cũng hấp thụ các tia sáng Mặt Trời, nóng lên, nhưng vì nước là môi trường không trong
suốt, nên các tia sáng Mặt Trời chỉ xuống tới một độ sâu nhất định, (tối đa không quá 1700m), đặc biệt là
các tia có nhiệt độ cao (đỏ, hồng ngoại) thì không quá vài chục mét. Bởi vậy, nhiệt độ nước đại dương
giảm dần theo độ sâu.
4. Lớp không khí gần mặt đất, nhờ có bức xạ nhiệt của mặt đất nóng lên, nở ra, trở nên nhẹ và bốc lên
cao. Không khí trên cao lạnh, nặng hơn lại chuyển xuống gần mặt đất, tạo thành hiện tượng đối lưu không
khí. Hiện tượng này chỉ xảy ra ở tầng không khí từ mặt đất đến độ cao trung bình 8 – 10km, gọi là tầng
đối lưu. Đây cũng là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng phức tạp như gió, mây, mưa, sấm sét v.v…
Ở đại dương, nước có tỉ trọng lớn nhất là 4
0
C, vì vậy nơi nào nhiệt độ đạt đến 4
0
C, thì nước ở đó nặng
hơn nước ở xung quanh và chìm xuống dưới. Nước ở dưới lại trồi lên thế chỗ. Như vậy là hiện tượng đối

lưu cũng xảy ra, nhưng đối lưu ở đại dương yếu ớt và có phạm vi nhỏ hẹp hơn nhiều so với đối lưu trong
khí quyển.
Ngoài ra, nước trên mặt đại dương, do tiếp xúc trực tiếp với khí quyển, thường xuyên chịu tác động của
nhiệt độ, gió v.v…nên luôn luôn chuyển động tạo thành sóng, các dòng biển. Các vận động này cùng với
thuỷ triều góp phần xáo trộn lớp nước trên mặt đại dương làm cho lớp nước này có nhiều sự khác biệt so
với lớp nước dưới sâu. Từ độ sâu 500m cho tới đáy, nước đại dương tương đối đồng nhất và yên tĩnh.

17


HỎI: Tầng ôdôn là gì? Tại sao gần đây người ta lại nói nhiều đến sự nguy hiểm do tầng ôdôn bị thủng?
ĐÁP: Ôdôn là một chất khí có công thức hoá học 0
3
. Trong khí quyển, ôdôn tập trung nhiều nhất trong
tầng không khí ở độ cao từ 25 đến 40km. So với không khí ở trên mặt đất thì lượng ôdôn ở đây cao gấp 2
– 3 trăm lần, vì vậy người ta cũng quen gọi tầng không khí này là tầng ôdôn. Thực ra, khối lượng ôdôn
trong khí quyển rất nhỏ. Nếu tập trung toàn bộ ôdôn trong khí quyển rồi đặt trong điều kiện bình thường
của không khí trên mặt đất thì nó chỉ còn là một tầng mỏng khoảng 3mm.
Tuy lượng khí ôdôn không nhiều, nhưng có có tác dụng như một màn chắn, ngăn cản phần lớn các tia tử
ngoại có bước sóng ngắn đi qua khí quyển xuống mặt đất. Các tia này rất nguy hiểm đối với sự sống của
các sinh vật, kể cả con người. Chính vì vậy mà hiện nay báo chí trên toàn thế giới đều nói tới vấn đề cần
thiết phải bảo vệ tầng ôdôn. Trong những năm gần đây người ta đã nhận thấy sự suy giảm của tầng ôdôn,
đặc biệt là đã quan sát được những lỗ thủng ở tầng này trên Nam Cực và Bắc Cực.
Những nghiên cứu của các nhà khoa học gần đây đã đi đến kết luận là nguyên nhân chủ yếu gây ra
những lỗ thủng ở tầng ôdôn là do trong khí quyển có chứa một lượng khá lớn hoá chất Clorofluorocacbon
(CFC) dùng trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là trong ngành công nghiệp làm lạnh.

HỎI: Trên bề mặt Trái Đất có những khối khí nào? Đặc điểm của các khối khí này ra sao?
ĐÁP: Bề mặt Trái Đất do chịu ảnh hưởng của sự phân bố bức xạ Mặt Trời, nên đã phân ra một số vành
đai nhiệt. Mỗi vành đai nhiệt lại có những đạc tính khác nhau về mặt vật lí như: nhiệt độ, khí áp, độ ẩm

v.v…
Chính vì vậy nên lớp không khí bao phủ trên bề mặt Trái Đất chịu ảnh hưởng của các đặc tính vật lí của
mặt đất cũng không đồng nhất, mà phân ra nhiều bộ phận khác nhau. Mỗi bộ phận không khí đó bao phủ
một vùng đất đai rộng lớn hàng triệu km
2
, tương đối đồng nhất trong nội bộ về các đặc tính vật lí đó gọi là
các khối khí.
Như vậy, là mỗi khối khí đều mang dấu ấn của miền đất sinh ra nó như: nóng hay lạnh, khô hay ẩm, có
khí áp cao hay thấp v.v…
Các khối khí trên bề mặt Trái Đất có thể phân ra:
1. Khối khí băng dương bao phủ các vùng cực giá lạnh quanh năm, kí hiệu là A.
2. Khối khí cực địa bao phủ các vùng vĩ tuyến cao ôn đới gần cực, kí hiệu là P. Khối khí này lại phân ra:
khối khí cực lục địa P
c
bao phủ các vùng đất đai lớn trên lục địa có băng tuyết dày về mùa đông như vùng
Xibia của LB Nga và khối khí cực đới đại dương bao phủ trên các đại dương ở vĩ tuyến cao.
3. Khối khí nhiệt đới bao phủ các vùng chí tuyến, kí hiệu là T. Khối khí này cũng phân ra: khối khí nhiệt
đới lục địa T
c
bao phủ các vùng bình nguyên và hoang mạc khô khan của nhiệt đới và khối khí nhiệt đới
đại dương T
m
, bao phủ các vùng biển nóng của nhiệt đới.
4. Khối khí xích đạo bao phủ các vùng rừng rậm ẩm ướt và các đại dương của miền xích đạo, kí hiệu là

18

E.
Các khối khí này có tính năng động rất lớn. Chúng không ở yên một chỗ, mà thường di chuyển. Mỗi khi
di chuyển đến đâu thì lại làm cho thời tiết ở nơi đó và ở những nơi chúng đi qua có sự thay đổi đáng kể.

Trong quá trình di chuyển, do tiếp xúc với những vùng đất đai mới có các đặc tính vật lí khác hẳn với
vùng đất đai xuất phát, nên các khối khí cũng dần dần thay đổi tính chất, trở thành các khối khí biến tính.
Khối khí càng cách xa vùng xuất phát, càng kéo dài thời gian di chuyển thì độ biến tính của nó càng lớn.
Cuối cùng, khối khí sẽ bị đồng hoá và trở thành khối khí địa phương.
Ví dụ: Khi khối khí cực lục địa Bắc Á di chuyển xuống nước ta, nó đã phải đi qua một chặng đường rất
dài do nó bị biến tính, yếu dần. Khi vào miền bắc nước ta, nó chỉ còn đủ sức gây ra thời tiết tương đối
lạnh lẽo trong vài ngày, sau đó bị đồng hoá với khối khí địa phương. Trong dự báo thời tiết, ta thường nói
là: “Đợt gió Đông Bắc lạnh đã yếu dần rồi tan”.

HỎI: Để nghiên cứu thời tiết, cần phải quan sát những yếu tố nào?
ĐÁP: Thời tiết là biểu hiện của trạng thái khí quyển một địa phương trong một thời điểm nhất định.
Những biểu hiện đó có thể cảm nhận được bằng các giác quan như: nhiệt độ, gió, mây, mưa, độ ẩm, bầu
trời chói chang hay u ám v.v…Muốn biết cụ thể những biểu hiện này phải quan sát và đo bằng các dụng
cụ, máy móc chính xác. Để tiện cho việc theo dõi và dự báo thời tiết, tổ chức khí tượng thế giới đã thống
nhất những yếu tố cần quan sát, cách đo, giờ đo và các đơn vị để đo tính.
Các yếu tố cơ bản cần quan sát và đo ở một trạm khí tượng gồm có:
1. Đo nhiệt độ không khí trong bóng râm ở cách mặt đất 2m. Nhiệt độ không khí được đo bằng nhiệt kế
thuỷ ngân hoặc nhiệt kế rưọu. Đơn vị đo là
0
C. Dùng nhiệt kế để đo thì chỉ biết được nhiệt độ tức thời mà
thôi. Muốn biết diễn biến nhiệt độ trong một ngày, người ta phải dùng nhiệt kí (máy ghi nhiệt độ). Máy
này vẽ lại được đồ thị nhiệt độ trên băng giấy liên tục suốt 24 giờ.
Ngoài ra, nếu muốn biết nhiệt độ tối cao và tối thấp trong ngày, người ta phải dùng một loại nhiệt kế
riêng.
2. Đo nhiệt độ đất ở trên mặt và ở các độ sâu khác nhau. Dụng cụ đo cũng là nhiệt kế thông thường
nhưng để ở các độ sâu khác nhau.
3. Đo khí áp. Khí áp được đo bằng khí áp kế thuỷ ngân hoặc khí áp kí (máy tự ghi khí áp). Với khí áp kế
thuỷ ngân có để đo được khí áp tức thời, còn khí áp kí có thể ghi được sự thay đổi khí áp trong một ngày,
giống như nhiệt kí. Đơn vị đo thường dùng là milimet thủy ngân hay miliba (1mm thủy ngân bằng 1,33
miliba hay 1 mb = 0,75 mm thuỷ ngân). Hiện nay, người ta còn dùng một đơn vị quốc tế là hectoPaxcan

(1mb = 1hPa).
4. Đo tốc gió. Tốc độ gió được đo bằng máy đo gió. Đơn vị là m/s. Thông thường, tốc độ gió được phân
ra 13 cấp, từ cấp 0 (lặng gió) đến cấp 12 (bão tố lớn). Thang đo gió này do đô đốc Hải quân Bôpho đề ra
vào đầu thế kỉ XIX, nên được gọi là thang Bôpho. Mỗi cấp tương ứng với một khoảng tốc độ gió định

19

trước. Ví dụ: cấp 1: từ 0,5 đến 1,7m/s, cấp 2: từ 1,8 đến 3,3m/s v.v…Khi biết gió ở cấp nào thì cũng có
thể suy ra được tốc độ gió là bao nhiêu.
5. Đo hướng gió. Người ta đo hướng gió bằng con quay gió. Đó là một dụng cụ bằng sắt mỏng có hình
dạng một mũi tên chuyển động được trên một trục. Khi gió thổi, bao giờ mũi tên cũng có vị trí song song
với hướng gió. Gió thổi từ phương nào tới thì gọi tên gió theo hướng đó. Ví dụ: gió từ Đông Bắc thổi tới
thì gọi là gió Đông Bắc.
6. Đo độ ẩm của không khí. Dụng cụ để đo độ ẩm của không khí là ẩm kế. Đơn giản nhất là ẩm kế tóc.
Nguyên tắc hoạt động của ẩm kế là dựa vào độ đàn hồi của một sợi tóc làm chuyển động một chiếc kim
trên khung chia độ trong điều kiện khô hoặc ẩm của không khí.
Độ ẩm đo thông thường là độ ẩm tương đối, tính bằng phần trăm (%) so với độ ẩm bão hoà.
7. Đo lượng mưa. Lượng mưa của địa phương được đo bằng vũ kế hay thùng đo mưa. Lượng mưa được
tính bằng độ cao (mm) của cột nước rơi trên một đơn vị diện tích trong một thời gian nhất định (ngày,
tháng, năm…).
8. Đo số giờ nắng trong ngày. Số giờ nắng có trong ngày cũng được ghi lại bằng một dụng cụ gọi là nhật
quang kế. Đó là một quả cầu thuỷ tinh được sử dụng như một lăng kính hội tụ ánh sáng Mặt Trời vào một
điểm để đốt thủng một băng giấy cho chia sẵn số giờ phù hợp với thời gian Mặt Trời xuất hiện trên bầu
trời ban ngày. Dựa vào đặc điểm dài, ngắn liên tục hay đứt đoạn của vết cháy trên băng giấy, người ta có
thể biết được số giờ có nắng trong ngày.
Ngoài ra, người quan trắc viên ở các trạm khí tượng còn phải quan sát bằng mắt thường những biểu hiện
của thời tiết như: độ phủ mây trên bầu trời, các loại mây theo bảng phân loại trong khí tượng, tầm nhìn xa
v.v…để ghi vào sổ nhật kí. Tất cả các biểu hiện khí tượng đó đều có liên quan chặt chẽ với nhau, nhờ đó
mà các nhà khí tượng có thể suy đoán và dự báo được thời tiết và triển vọng diễn biến của nó trong từng
thời gian.


HỎI: Trên thế giới có các loại khí hậu nào? Đặc điểm của các loại khí hậu đó ra sao?
ĐÁP: Trên thế giới có bao nhiêu loại khí hậu? Đó là một vấn đề có liên quan đến cách phân loại và những
tiêu chuẩn phân loại do các nhà khí hậu học đề ra. Hiện nay có nhiều cách phân loại khác nhau, tuy nhiên
cách phân loại đơn giản và thường dùng trong các sách giáo khoa ở phổ thông hiện nay là cách phân loại
của nhà khí hậu học Nga B.P.Alixôp. Cách phân loại này dựa chủ yếu trên quan điểm phát sinh. Alixôp đã
chú ý đến 3 quá trình cơ bản trong khí quyển là: sự di chuyển của các khối khí trên bề mặt Trái Đất, quá
trình biến tính của chúng và cuối cùng là quá trình hoạt động của các phrông, tức là các mặt tiếp xúc của
các khối khí.
Căn cứ vào sự phân bố của các khối khí, Alixôp chia ra 4 đới khí hậu chính và 3 đới phụ:
1. Đới khí hâụ xích đạo (đới chính) là nơi hoạt động chủ yếu của khí khí xích đạo, hình thành do sự biến
tính của khối khí nhiệt đới di chuyển đến dưới dạng Tín phong. Trong quá trình biến tính, khối khí nhiệt

20

đới trở nên ẩm, độ ẩm tương đối trung bình tháng không bao giờ dưới 70%. Thảm thực vật trong đới này
chủ yếu là rừng, nhiệt đới ẩm.
2. Đới khí hâụ cận xích đạo (đới phụ) hay đới gió mùa cận xích đạo. Đới khí hậu này nằm ở giữa các vị
trí của phrông nhiệt đới về mùa hạ và mùa đông ở cả hai nửa cầu. Đới khí hậu này chịu ảnh hưởng chủ
yếu của khối khí xích đạo về mùa hạ và khối khí nhiệt đới về mùa đông. Đặc điểm của loại khí hậu này là
có mưa nhiều về mùa hạ, khô hanh về mùa đông. Lượng mưa trung bình năm từ 1000 – 1500mm ở đồng
bằng, từ 6000 – đến 10.000mm ở những sườn núi đón gió. Nhiệt độ trung bình cũng từ 20
0
C đến 30
0
C.
Tuỳ theo lượng mưa, thảm thực vật chủ yếu ở đây là rừng nhiệt đới, xavan và đồng cỏ.
3. Đới khí hâụ nhiệt đới (đới chính) gồm có 4 loại sau đây: khí hậu nhiệt đới lục địa, khí hậu nhiệt đới
đại dương, khí hậu nhiệt đới ở bờ tây các lục địa và khí hậu nhiệt đới ở bờ đông các lục địa.
Loại khí hậu nhiệt đới lục địa được đặc trưng bởi hoạt động của khối khí nhiệt đới lục địa trong suốt

năm. Khối khí này rất nóng và khô. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất lên tới 30 – 39
0
C, tháng lạnh
nhất không dưới 10
0
C, cảnh quan đặc trưng của loại khí hậu này là hoang mạc và thảo nguyên khô.
Loại khí hậu nhiệt đới hải dương gần giống loại khí hậu xích đạo, nóng, ẩm và có biên độ nhiệt trong
năm nhỏ. Loại khí hậu này thường có bão.
Loại khí hậu nhiệt đới ở bờ tây lục địa thường có nhiệt độ và độ ẩm thấp hơn vì có dòng hải lưu lạnh
chảy qua, nhưng cũng không bị khối khí lạnh cực địa tràn tới.
Loại khí hậu nhiệt đới ở bờ đông lục địa có đặc điểm nhiều mưa vì quanh năm có khối khí nhiệt đới đại
dương tràn tới dưới dạng Tín phong. Lượng mưa phong phú nhất là ở những nơi có địa hình đón gió.
Thảm thực vật chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm, xavan và đồng cỏ.
4. Đới khí hâụ cận nhiệt đới (đới phụ) nằm ở giữa các đới khí hậu nhiệt đới và ôn đới. Về mùa hạ có
khối khí nhiệt đới chiếm ưu thế, còn về mùa đông là khối khí cực địa, vì vậy đặc điểm của loại khí hậu
này là mùa hạ nóng, mùa đông mát. Đới khí hậu này cũng phân ra loại:
- Khí hậu cận nhiệt đới lục địa hay cận nhiệt đới khô hình thành trong các hoang mạc và thảo nguyên
khô cận nhiệt đới. Trong mùa hạ có khối khí nhiệt đới lục địa hoạt động, bởi vậy khí hậu ở đây nóng, khô
khan, ít mưa. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất từ 28
0
đến 30
0
C.
Trong mùa đông, khối khí cực địa chiếm ưu thế. Mưa rơi chủ yếu vào thời kì đông – xuân, lượng mưa từ
300mm đến 500mm. Nhiều nơi còn ít hơn.
- Khí hậu cận nhiệt đới đại dương có đặc điểm là hay có giông bão về mùa đông và khô hạn về mùa hạ.
Điều đó có liên quan đến hoạt động của các xoáy khí thuận trên phrông cực hay các xoáy khí nghịch ở
khu vực cận nhiệt. Lượng mưa trong năm có thể tới 1000mm. thực vật ở miền này chủ yếu là rừng cận
nhiệt đới ẩm.
- Khí hậu cận nhiệt đới ở bờ tây lục địa hay khí hậu Địa Trung Hải có đặc điểm là khô, ít mây về mùa

hạ, nhiều mưa và ẩm về mùa đông. Loại khí hậu này được hình thành do sự hoạt động của các cao áp cận
nhiệt về mùa hạ và các hạ áp về mùa đông khi phrông cực di chuyển về các vĩ độ thấp.

21

- Khí hậu cận nhiệt đới ở bờ đông lục địa có tính chất gió mùa. Đặc điểm của nó là nóng, ẩm về mùa hạ,
và lạnh khô về mùa đông. Gió mùa đông chính là sự hoạt động tràn tới của khối khí nhiệt đới đại dương.
Loại khí hậu này rất thích hợp với sự phát triển của các rừng cận nhiệt đới ẩm.
5. Đới khí hâụ ôn đới được hình thành chủ yếu do sự hoạt động của khối khí cực địa. Tuy nhiên, đây
cũng là nơi có các khối khí băng dương ở phía bắc và nhiệt đới ở phía nam tràn tới. Đới này cũng phân ra
4 loại khí hậu:
- Khí hậu ôn đới lục địa có mùa đông lạnh, mùa hạ nóng. Lượng mưa trong năm từ 400 đến 600mm.
Mưa nhiều nhất vào mùa hạ. Cảnh quan chủ yếu trong vùng là rừng cây ôn đới, thảo nguyên và hoang
mạc.
- Khí hậu ôn đới đại dương có biên độ nhiệt trong năm nhỏ, độ phủ mây lớn và độ ẩm cao. Vì các trung
tâm hạ áp thường xảy ra quanh năm, nên lượng mưa cũng được phân bố đều đặn trong năm.
- Khí hậu ôn đới ở bờ tây lục địa chịu ảnh hưởng của hoạt động thường xuyên của khối khí cực địa địa
dương. Mùa ủ mây và độ ẩm lớn. Lượng mưa phân phối đều đặn trong năm nhiều nhất từ 2000mm đến
3000mm. Cảnh quan chủ yếu là rừng cây lá rộng.
- Khí hậu ôn đới ở bờ đông lục địa có tính chất gió mùa. Trong mùa đông khối khí cực địa lục địa tràn
tới tạo thành những đợt gió mùa lạnh, khô. Còn trong mùa hạ, khối khí cực đới đại dương lại tràn vào, tạo
thành gió mùa ẩm ướt mùa hạ. Cảnh quan chủ yếu là rừng cây ôn đới.
6. Đới khí hậu cận cực có khối khí cực địa bao phủ về mùa hạ và khối khí băng dương bao phủ về mùa
đông. Đới này có 2 loại khí hậu:
- Khí hậu cận cực lục địa, chịu ảnh hưởng của khối khí băng dương về mùa đông và khối khí cực lục địa
về mùa hạ. Mùa đông có thời tiết u ám và lạnh giá. Mùa hạ ngắn và ấm. Biên độ nhiệt trong năm lớn.
Lượng mưa không đáng kể. Cảnh quan chủ yếu là rừng taiga và đài nguyên.
- Khí hậu cận cực đại dương chịu ảnh hưởng chủ yếu của khối khí băng dương đại dương về mùa đông
và khối khí cực địa đại dương về mùa hạ. Khí hậu mùa đông tương đối dịu, mùa hạ mát. Biên độ nhiệt
trong năm không quá 20

0
C. Cảnh quan chủ yếu là đài nguyên.
7. Đới khí hậu cực địa có đặc điểm là quanh năm có sự hoạt động của khối khí băng dương. Nhiệt độ
trung bình tháng xấp xỉ 0
0
C.









22

II. CÁC CÂU HỎI ĐÁP VỀ ĐỊA LÍ THẾ GIỚI

HỎI: Khí hậu Địa Trung Hải có những đặc điểm gì? Những nơi nào trên thế giới có loại khí hậu này?
ĐÁP: Địa Trung Hải là một biển lớn thuộc Đại Tây Dương nằm ở vị trí trung gian giữa 3 lục địa Á, Âu
và Phi. Địa Trung Hải nối thông với Đại Tây Dương ở phía tây qua eo biển Gibranta và với Ấn Độ Dương
qua kênh đào Xuyê và Hồng Hải. Địa Trung Hải nằm giữa các vĩ tuyến 30
0
B và 46
0
B, giữa các kinh tuyến
6
0
T và 36

0
Đ. Vị trí của biển này như vậy là nằm ở giữa đới cao áp cận nhiệt và đới gió Tây ôn đới.
Loại khí hậu ở đây có đặc điểm là: mùa đông ấm áp nhiều mưa, còn mùa hạ nóng nực và khô khan, trời
luôn luôn trong xanh, nhiều nắng.
Trên thế giới, những vùng nằm ở bờ tây lục địa có vĩ độ tương tự như vĩ độ của Địa Trung Hải đều có
loại khí hậu này, gọi chung là khí hậu Địa Trung Hải. Đó là các vùng: duyên hải Caliphoócnia ở Bắc Mĩ,
vùng Trung bộ Chilê ở Nam Mĩ, vùng cực Nam của Nam Phi và vùng Nam lục địa Ôxtrâylia v.v…
Tổng diện tích của các vùng có khí hậu Địa Trung Hải trên thế giới chiếm khoảng 1,7% diện tích các lục
địa.

HỎI: Tại sao các loại gió trên Trái Đất khi thổi theo hướng kinh tuyến lại có sự lệch hướng?
ĐÁP: Chúng ta đã biết ở vùng vĩ độ từ 30
0
đến 35
0
Bắc và Nam có hai vành đai cao áp chí tuyến. Gió từ
các đai cao áp này thổi về xích đạo gọi là Tín phong, lên hạ áp cận cực gọi là gió Tây ôn đới.
Gió không thổi theo hướng kinh tuyến mà lệch về phía tay phải hoặc tay trái tuỳ theo nửa cầu Bắc hoặc
Nam.
Nguyên nhân sinh ra hiện tượng này là do vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. Vận động này đã
làm xuất hiện một lực, làm cho mọi vật trên bề mặt địa cầu khi chuyển động theo hướng kinh tuyến đều bị
lệch hướng.
Lực đó được nhà bác học người Pháp Côriôlít (1792 – 1843) phát hiện ra nên người ta gọi là lực Côriôlít.
Lực Côriôlít luôn tác động thẳng góc với hướng chuyển động của vật, làm cho vật chuyển động lệch về
bên phải nếu ở nửa cầu Bắc và lệch về bên trái nếu ở nửa cầu Nam. Tốc độ chuyển động của vật chuyển
động càng lớn thì tác động của lực Côriôlít càng rõ.
Gió thổi từ cao áp về hạ áp cũng chịu sự tác động của lực Côriôlít mà lệch đi so với hướng ban đầu.
Lẽ ra, khi ta nhìn xuôi theo hướng gió thì cao áp ở sau lưng, hạ áp ở phía trước, nhưng do có sự lệch
hướng nên ở nửa cầu Bắc (nhìn xuôi theo hướng gió) thì áp thấp nằm ở bên trái, hơi lệch về phía trước, áp
cao nằm ở bên phải hơi lệch về phía sau. Nếu ở nửa cầu Nam thì có hiện tượng ngược lại: áp cao ở bên

trái, áp thấp ở bên phải (hình vẽ).
Chính vì thế, nếu nhìn xuôi theo chiều gió, thì Tín phong ở nửa cầu Bắc từ cao áp chí tuyến thổi về xích
đạo hơi lệch về phía tay phải, còn ở nửa cầu Nam thì gió này lại lệch về phái tay trái.
Gió Tây ôn đới từ cao áp chí tuyến thổi về hạ áp cận cực ở nửa cầu Bắc cũng lệch về phía tai phải, còn ở

23

nửa cầu Nam thì lại lệch về phía tay trái.
Đó là quy luật chung của tất cả các loại gió trên địa cầu khi thổi theo hướng kinh tuyến.
Có điều cần lưu ý là khi nói quy luật trên, chúng ta nhấn mạnh đến vị trí của người quan sát là: nhìn xuôi
theo chiều gió thổi.
Nếu chỉ quan sát hoàn toàn trên hinh vẽ (mà không nhìn xuôi theo chiều gió thổi) thì gió có hướng từ
xích đạo thổi lên cực, nói chung ở cả hai nửa cầu đều lệch về phía tay phải (phía Đông), còn gió từ hướng
cực thổi về xích đạo thì lệch về phía tay trái (phía Tây). (hình vẽ)

HỎI: Trên Trái Đất nơi nào nóng nhất, nơi nào lạnh nhất?
ĐÁP: Để trả lời câu hỏi này có hai cách:
1. Nơi nóng (hoặc lạnh) nhất trên Trái Đất là nơi có nhiệt độ trung bình năm cao (hoặc thấp) nhất.
2. Nơi nóng (hoặc lạnh) nhất trên Trái Đất là nơi đã ghi được nhiệt độ tức thời cao (hoặc thấp) nhất.
Mỗi cách trả lời có ý nghĩa khác nhau. Nếu kể về nhiệt độ trung bình năm thì nơi nóng nhất là phía bắc
hoang mạc Xahara ở châu Phi. Nhiệt độ trung bình năm ở đây là gần 30
0
C. Ở những hoang mạc khác như
Gôbi, Caracum (Trung Á), Calahari (Nam Phi), Atacama (Nam Mĩ) v.v…nhiệt độ trung bình năm ít khi
vượt quá 27 – 28
0
C. Tuy nhiên, về mùa hạ, nhiệt độ ở các hoang mạc lại rất cao. Trên các hoang mạc ở
Trung Á mặt cát nóng tới 72 – 78
0
C. Trên các hoang mạc Xahara, Aráp, Iran nhiệt độ mặt cát có thể lên

tới 80
0
C, còn nhiệt độ không khí đến trên 50
0
C.
Ngày 10 tháng 7 năm 1913, người ta đo được ở thung lũng “Thần Chết” (thuộc bang Caliphoócnia – Hoa
Kì), nhiệt độ không khí ban ngày lên tới 56,7
0
C. Thời đó, người ta cho đây là nơi nóng nhất địa cầu.
Tên thung lũng “Thần Chết” có nguyên nhân của nó. Vào thế kỉ XIX, một nhóm gồm 49 kẻ phiêu lưu đã
tới nơi này tìm vàng. Sau khi vượt qua mấy dãy núi, họ xuống đến một thung lũng có núi cao bao bọc
xung quanh. Mọi người loá mắt bởi lớp muối trắng như tuyết, những cồn cát vàng và những tảng đá đỏ
thắm. Mặt Trời thiêu đốt, nóng không sao chịu nổi. Đoàn người bị khát, chân tay rã rời. Khi họ tìm tới
được một dòng sông thì lòng sông đã khô cạn, chỉ còn vài vũng nước mặn chát, vì độ bốc hơi quá lớn.
Hầu hết những người trong nhóm đã chết, chỉ có vài người sống sót. Từ đó, họ đặt tên cho thung lũng
khủng khiếp đó là “Thần chết”. Thung lũng “Thần chết” nằm thấp hơn mực nước biển 85m. Nhiệt độ
trung bình tháng 7 lên tới 39
0
C, nhưng trong mùa đông, đôi khí giá lạnh, nước có thể đóng băng, ở đây
một năm có tới 350 ngày trời quang. Trong khi đó, đằng sau dãy núi là bờ biển Thái Bình Dương, một
trong những nơi mưa nhiều nhất Bắc Mĩ.
Nhưng sau đó, người ta lại phát hiện thấy một nơi khác ở Bắc Phi có nhiệt độ còn cao hơn. Ngày 13
tháng 9 năm 1922, ở cách thủ đô Tripôli của Libi 40 km về phía nam, người ta đã đo được nhiệt độ không
khí lên tới 58
0
C. đây mới là nơi nóng nhất địa cầu.
Những nơi lạnh nhất trên địa cầu cũng thường thấy ở các miền cận cực hoặc địa cực. Nơi có nhiệt độ
trung bình năm thấp nhất ở nửa cầu Bắc là miền gần bờ biển phía tây bắc đảo Grơnlen (-20,4
0
C), còn


24

nhiệt độ thấp nhất tức thời ở đây chỉ đo được -65
0
C (do đoàn thám hiểm Vêghêne quan sát được năm
1931).
Ở lục địa Nam Cực, nhiệt độ còn thấp hơn nữa. Theo tài liệu của đoàn thám hiểm Nga thì năm 1957,
nhiệt độ thấp nhất đo được ở trạm Phương Đông là -87
0
C, còn các nhà khoa học Nga cũng đã chứng minh
là nhiệt độ trung bình năm ở đây còn thấp hơn nhiệt độ trên đảo Grơnlen.
Trước đây, người ta cũng đã coi thung lũng Ôimyacôn ở Xibia (LB Nga), là cực lạnh của trái đất. Nhiệt
độ ở đây đã xuống tới -72
0
C vào mùa đông năm 1933. Đó cũng là nơi lạnh nhất của nửa cầu Bắc. Tuy
nhiên, Ôimyacôn chỉ lạnh về mùa đông, còn nhiệt độ trung bình năm vẫn cao hơn nhiều so với đảo
Grơnlen.

HỎI: Đỉnh núi cao nhất thế giới ở trên dãy Himalaya là đỉnh Êvơrét hay Chômôlungma. Hai tên đó có
phải chỉ cùng một đỉnh núi không?
ĐÁP: Đỉnh núi cao nhất trên dãy Himalaya theo tiếng địa phương (Tây Tạng) là Chômôlungma, có nghĩa
là “Thánh mẫu”. Từ năm 1717, địa danh này đã được sử dụng trên bản đồ Tây Tạng do triều đình nhà
Thanh cho biên vẽ và có sự tham gia của Lạt Ma. Đến năm 1852, cục Trắc địa của Ấn Độ, sau khi đo
được độ cao của đỉnh núi đã đặt tên cho nó là Êvơrét để ghi nhớ công lao của Gioocgiơ Êvơrét, một người
Anh đã từng làm Cực trưởng cục đo đạc ở Ấn Độ. Địa danh Êvơrét từ đó đã được dùng phổ biến trong các
bản đồ thế giới. Thực ra, tên Chômôlungma đã có trước khi có tên Êvơrét.
Ngày 8-5-1952, chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã ra thông báo cho sử dụng lại địa danh cũ là
Chômôlungma thay cho địa danh Êvơrét trong các sách, báo và văn kiện chính thức.


HỎI: Sông Nin ở châu Phi được hình thành từ hai nguồn nước: Nin Trắng và Nin Xanh. Nin Trắng dài
hơn Nin Xanh nhiều. Tại sao lại nói rằng lượng nước cung cấp cho sông Nin lại chủ yếu do sông Nin
Xanh?
ĐÁP: Sông Nin ở châu Phi là sông dài nhất thế giới (6671km) chiều dài đó chủ yếu là tính từ nguồn của
sông Nin Trắng. Nếu tính từ nguồn của sông Nin Xanh thì chiều dài của nó chỉ vào khoảng trên dưới
4000km, thua xa chiều dài của nhiều sông khác trên thế giới như: Amadôn (6400km), Mixixipi (6019km),
Trường Giang (5800km) v.v…Cho nên, đúng là sông Nin Trắng dài hơn sông Nin Xanh nhiều.
Sông Nin Trắng phát nguyên từ vùng cao nguyên ẩm ướt ở phía đông Trung Phi. Thượng nguồn là sông
Caghera ở phía đông bắc hồ Tanganica (phía nam đường xích đạo) chảy vào hồ Vichtôria, nối sang hồ
Kiaga, hồ Môbôtu Xexe Xelô rồi chảy lên phía bắc thành sông Nin Trắng. Vùng cao nguyên này nằm ở
miền xích đới cho nên có lượng mưa phong phú quanh năm, trung bình từ 1200mm đến 1300mm. Tháng
khô hạn nhất cũng có trung bình từ 50mm đến 60mm nước. Trong hai mùa xuân và thu, lượng mưa cao
nhất vì lúc này ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc trên xích đạo. Tuy nhiên, sự sai biệt về lượng mưa giữa
các tháng trong năm không có ảnh hưởng lớn đến thuỷ chế của sông, vì hồ Vichtôria có vai trò điều tiết

×