Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

một số kinh nghiệm trong giảng dạy địa lý trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.21 KB, 35 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO AN BIÊN
TRƯỜNG TRUNG HỌC CỞ SỞ THẠNH YÊN A
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG
GIẢNG DẠY MÔN ĐỊA LÝ
TRUNG HỌC CƠ SỞ
Tác giả: NGUYỄN THỊ TỐ NGA
Điện thoại: 01653.557.567
1
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đổi mới giảng dạy phổ thông THCS bắt đầu từ năm học 2002 - 2003 cho
đến nay đã được 6 năm. Thời gian thực hiện chưa phải là nhiều. Tuy nhiên là
một giáo viên Địa lí, trực tiếp giảng dạy ở cả 4 khối lớp, đồng thời qua thực tế
dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp. Tôi cũng đã rút ra được một số kinh nghiệm
trong GD Địa lí THCS. Xin được trao đổi cùng đồng nghiệp.
Đổi mới PPDH là điều bắt buộc và cần thiết, nhất là trong bối cảnh hội
nhập quốc tế, khi mà các thông tin về GD không có biên giới. Đổi mới PPDH
như thế nào trong khi chúng ta đã quen với nếp GD cũ (Thầy giảng, trò nghe.
Thầy đọc trò chép). Những năm qua dưới sự chỉ đạo của Bộ GD - ĐT, các
chuyên đề GD thường xuyên được tổ chức đều đặn tại các cơ sở GD cũng đã
giấy lên một phong trào đổi mới phương pháp dạy học.
Địa lí THCS là chương trình bản lề cho cả chương trình GDPT so với
chương trình cũ có nhiều điểm mới và khó nhất là Địa lí lớp 7. Nội dung Địa lí
lớp 7 đề cập đến môi trường Địa lí, thiên nhiên và con người ở các Châu lục.
Phạm vi không gian Địa lí lớp 7 trải rộng trên toàn bộ Trái đất. Thế giới rộng
lớn và đa dạng, PPDH ở Địa lí lớp 7 là rất khó khăn.
Là một giáo viên dạy Địa lí lâu năm ở THCS qua quá trình giảng dạy tôi
luôn trăn trở về việc đổi mới PPDH như thế nào ở những lớp mình giảng dạy với
những đối tượng học sinh khác nhau, ở bài dạy, tiết dạy khác nhau. Theo tôi
muốn đổi mới PPDH trước hết phải hiểu được bản chất của PPDH mới, những
yêu cầu của đổi mới PPDH, có thiết kế bài học chi tiết cho từng bài dạy, tiết dạy.
Trong nội dung đề tài này tôi xin trao đổi cùng đồng nghiệp 3 vấn đề quan


trọng liên quan đến đổi mới PPDH Địa lí THCS:
- Cơ sở của đổi mới PPDH Địa lí THCS.
- Thiết kế bài dạy theo tinh thần đổi mới PPDH.
- Một số bài dạy cụ thể tôi đã thực hiện ở chương trình lớp 7 theo định
hướng đổi mới PPDH.
2
- Đây là những suy nghĩ và kinh nghiệm mà tôi đã đúc rút được trong quá
trình giảng dạy Địa lí THCS nói chung và Địa lí lớp 7 nói riêng, xin được viết
lại để đồng nghiệp tham khảo. Mong được sự góp ý của các bạn.
B. NỘI DUNG
I. Đổi mới PPDH THCS.
1. Quan niệm về đổi mới PPDH Địa lí.
- Đổi mới PPDH trước hết được thể hiện ở sự đổi mới phong cách dạy của
thầy và phong cách học của trò: Người thầy thiết kế các tình huống để học sinh
tự khai thác, tự chiếm lĩnh và kiến tạo kiến thức, người thầy tạo ra các cơ hội để
học sinh có thể suy nghĩ nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn và có trách nhiệm hơn
đối với học tập của mình.
- Đổi mới PPDH Địa lí chỉ thành công khi PPDH Địa lí tác động mạnh
đến người học sinh và phát huy tích cực tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của
người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý
chí vươn lên.
- Đổi mới PPDH hiện nay có nhiều thuận lợi khi mà nội dung kiến thức
SGK được biên soạn theo tinh thần đổi mới PPDH, khi mà hầu hết các trường đã
được trang bị tương đối đầy đủ về phương tịên, thiết bị DH. Đặc biệt trong bối
cảnh CNTT đang đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Người thầy và
học sinh đang ở trong một thời kì mới của những nhận thức mới về dạy và học
trong nhà trường phổ thông.
- Việc đổi mới PPDH Địa lí chỉ thành công khi chúng ta tổ chức dạy học
Địa lý theo kiểu mới trên cơ sở tăng cường áp dụng các phương pháp phương
tiện hình thức tổ chức dạy học hiện đại kết hợp với việc cải biến các PPDH

truyền thống theo những hướng đổi mới.
2. Những yêu cầu cơ bản đối với đổi mới:
2.1: Tạo cho học sinh có một vị thế mới và những điều kiện thuận lợi để
học sinh tích cực hoạt động nhận thức.
3
- Người học phải trở thành chủ thể hành động tích cực tự giác chủ động
và sáng tạo trong hoạt động để kiến tạo kiến thức (tức là người học phải biết
cách học, cách tự học).
- Tạo ra và duy trì ở học sinh những động lực học tập đúng đắn để tham
gia tích cực vào quá trình dạy học, đó chính là động cơ hứng thú, niềm lạc quan
của học sinh trong quá trình học tập.
- Phát triển nuôi dưỡng học sinh ý thức trách nhiệm, khả năng tự đánh giá
kết quả học tập của mình, học sinh có thể điều chỉnh được các hoạt động của
mình theo các mục tiêu đã định mà không phụ thuộc vào người khác.
2.2. Xác lập khẳng định vai trò của người thầy trong quá trình dạy học:
- Người thầy phải là người tổ chức chỉ đạo điều khiển các hoạt động học
tập tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh. Để làm điều đó người thầy phải đảm
nhiệm tốt các chức năng sau:
+ Thiết kế là lập kế hoạch cho các quá trình dạy học cả về mục, đích nội
dung, phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học (người GV cần phải xuất
phát từ mục đích, nội dung của bài học).
+ Uỷ thác tức là thông qua đặt vấn đề nhận thức tạo động cơ hứng thú,
người thầy biến ý đồ dạy của mình thành nhiệm vụ học tập tự nguyện, tự giác
của học trò và chuyển giao cho trò những tình huống để trò hoạt động và thích
nghi.
+ Điều khiển quá trình học tập của học sinh trên cơ sở thực hiện một hệ
thống mệnh lệnh chỉ dẫn, trợ giúp. đánh giá (Bao gồm cả sự động viên).
+ Thể chế hoá (đánh giá) tức là xác nhận, định vị kiến thức mới trong hệ
thống kiến thức đã có đồng nhất hoá kiên thức riêng lẻ của học sinh thành tri
thức KH - XH hướng dẫn vận dụng và ghi nhớ.

+ Người thầy giáo ngoài việc nắm vững kiến thức chuyên môn, PPDH
còn phải nắm được chất lượng học sinh ở những lớp mình dạy, biết được tâm tư
tình cảm, những ham muốn của học sinh qua từng bài dạy, tiết dạy để điều chỉnh
phù hợp khi sử dụng phương pháp mới.
4
II. Thiết kế bài dạy học Địa lí THCS theo định hướng đổi mới.
1. Mục đích:
Thiết kế bài dạy là nội dung cơ bản có tính chất quyết định thành công
hay thất bại của một tiết lên lớp.
Thiết kế bài dạy phải đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
- Thể hiện được nội dung bài dạy một cách tường tận chi tiết.
- Phản ảnh được mục đích đạt được trong từng mục của bài và toàn
bộ hệ thống bài dạy.
- Thể hiện đổi mới PPDH: Hạn chế giảng giải, thuyết trình minh
hoạ giành nhiều thời gian cho học sinh làm việc.
2. Tại liệu sử dụng:
- SGK Địa lí.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Sổ tích luỹ, Tài liệu bồi dưỡng GV, Sách soạn
giảng (những bài soạn mẫu) và những tài liệu liên quan khác.
3. Nội dung:
Thiết kế bài dạy theo trình từ sau:
3.1. Xác định mục tiêu bài học: Mục tiêu của bài học phải đạt được 2 nội
dung:
+ Về kiến thức: Đó là những kiến thức cơ bản của bài cần cung cấp cho
học sinh, những yêu cầu cụ thể về kiến thức cần đạt được trong một bài học và ở
trong từng nội dung của mục bài.
+ Về kỹ năng: Những kỹ năng cần cung cấp trong bài học cho học sinh:
Kỹ năng hiểu biết, kỹ năng phân tích biểu đồ, lược đồ, tranh ảnh, hình vẽ có nội
dung bài dạy Thông qua hệ thống kênh hình, kênh chữ trong SGK, đồ dùng
học tập, tài liệu

3.2. Thiết bị dạy học:
5
Là những phương tiện cần thiết cho bài dạy giúp cho học sinh trực quan
hơn trong tư duy nhận biết kiến thức. Thiết bị dạy học bao gồm: Biểu đồ, bản
đồ, lược đồ, tranh ảnh, băng đĩa
Phương tiện (thiết bị dạy học) được sử dụng trong một tiết học không quá
nhiều mà được chọn lọc kỹ càng, phương tiện dạy học phải mang tính khoa học,
thẩm mỹ và tính sư phạm đáp ứng được yêu cầu cho từng bài học cụ thể.
3.3. Phương pháp dạy học:
+ Lựa chọn PPDH cho từng bài học phải phù hợp với nội dung kiến thức,
đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH trong đó bao gồm hoạt động của giáo viên và
học sinh trên lớp.
+ Lựa chọn PPDH phải căn cứ vào từng đối tượng của từng lớp học tạo
được các điều kiện cần thiết đáp ứng được nhu cầu của cả 2 đối tượng học sinh
Khá và Trung bình, đồng thời động viên và phát huy được học sinh giỏi.
+ Do đó trong một tiết dạy học Địa lí người giáo viên ngoài việc nắm
vững chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm công việc chuẩn bị cho một tiết dạy phải
công phu, kỹ lưỡng, khi lên lớp giáo viên phải chủ động tích cực hơn.
3.4. Thiết kế các hoạt động học tập của học sinh.
- Thiết kế các hoạt động học tập của học sinh là công việc có vai trò quan
trọng giúp cho giáo viên chủ động trong quá trình dạy học, công việc thiết kế
càng kỹ lưỡng, càng khoa học bao nhiêu thì kết quả của việc tổ chức các hoạt
động học tập của học sinh ở trên lớp càng đạt hiệu quả cao, đồng thời giúp giáo
viên tự tin, sáng tạo trong quá trình dạy học.
- Thông thường trong một bài dạy thường tập trung ở 2 hoạt động chủ
yếu:
+ Hoạt động tập thể, cá nhân.
+ Hoạt động theo nhóm.
- Hiện nay có một số quan niệm đổi mới PPDH là tăng cường các hoạt
động nhóm, hạn chế hoạt động tập thể, cá nhân. Hiểu như thế là không hoàn

toàn đúng mà cần phải có sự kết hợp hài hoà giữa các hoạt động trên tuỳ thuộc
6
vào từng bài học cụ thể, những kiến thức, kỹ năng cần cung cấp cho học sinh để
chọn hình thức nào cho phù hợp. Theo tôi:
+ Đối với những bài chủ yếu là cung cấp khái niệm thì sử dụng phương
pháp hoạt động tập thể, cá nhân, hạn chế hoạt động theo nhóm.
+ Đối với những bài nội dung phức tạp dễ gây nhiều ý kiến khác nhau
hoặc cần phải có sự hợp tác trong việc giải quyết vấn đề thì nên tổ chức cho học
sinh hoạt động theo nhóm.
- Dù lựa chọn hình thức dạy học nào giáo viên cũng tự đặt cho mình một
số câu hỏi:
+ Hình thức dạy học đó có phù hợp với mục tiêu, phương tiện dạy học
không, có gây được hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập không?
+ Hình thức dạy học đó có phù hợp với việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo
cho học sinh hay không, có tạo điều kiện cho học sinh tích cực học tập không?
3.5. Tổ chức các hoạt động lên lớp:
- Tổ chức các hoạt động học tập của học sinh một cách có hiệu quả người
giáo viên cần phải:
+ Đề ra mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động.
+ Tổ chức các hoạt động như thế nào.
+ Những nội dung nào để học sinh làm việc tập thể, các nhân,
nhóm.
+ Với mỗi hoạt động giáo viên cần đưa ra yêu cầu cụ thể để hướng
dẫn hoạt động của học sinh.
- Nội dung hoạt động:
+ Đối với hoạt động cá nhân, hoạt động tập thể:
Giáo viên cần sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề sẽ có hiệu
quả hơn. Đây là phương pháp trong đó giáo viên đưa ra những câu hỏi đặt học
sinh trước một (hay hệ thống) vấn đề nhận thức đưa học sinh vào một tình
huống có vấn đề sau đó giáo viên phối hợp cùng học sinh (hoặc hướng dẫn điều

7
khiển học sinh) giải quyết vấn đề đi đến kết luận cần thiết trong nội dung học
tập.
Câu hỏi đặt vào tình huống phải tự tìm tòi đó là câu hỏi học sinh chưa biết
câu trả lời nhưng có thể bắt tay vào tìm kiếm lời giải đáp thông qua hệ thống
kiến thức trong SGK qua hệ thống kênh hình, đồ dùng dạy học Tuy nhiên đó
không phải là câu hỏi đàm thoại đơn thuần mà câu hỏi phải tạo ra mâu thuẫn
giữa kiến thức cũ và mới, giữa vốn kiến thức khoa học đã có và vốn kiến thức
cần biết.
Nội dung câu hỏi phải vừa sức học sinh, các em có thể giải quyết được
trọn vẹn hay phần lớn nội dung mà câu hỏi yêu cầu. Câu hỏi cũng phải thật sự
gây hứng thú nhận thức của học sinh.
+ Đối với hoạt động nhóm:
Đây là hình thức dạy học mới đòi hỏi giáo viên đưa ra câu hỏi phù hợp,
vừa sức hướng dẫn học sinh hoạt động để đi đến nhận thức.
Học sinh mạn đàm trao đổi xoay quanh một vấn đề được đặt ra dưới dạng
câu hỏi, bài tập hay nhiệm vụ nhận thức trong trường hợp này học sinh giữ vai
trò tích cực chủ động tham gia thảo luận, giáo viên nêu vấn đề và tổng kết.
Hoạt động này có hai hình thức:
+ Giáo viên nêu một số câu hỏi theo hình thức vấn đề phân công các
nhóm thảo luận viết báo cáo.
+ Giáo viên chia học sinh thành các nhóm và thảo luận theo nội dung của
phiếu học tập đã chuẩn bị trước.
3.6. Các bước tiến hành thảo luận:
B1. Chia nhóm: là phân chia học sinh theo các nhóm khác nhau,
chú ý theo từng nhóm nên cơ cấu học sinh có nhiều loại giỏi, khá, TB Chọn
nhóm trưởng, thư ký cho từng nhóm, học sinh được chọn làm nhóm trưởng phải
có ý thức cao trong học tập và phải biết điều khiển nhóm học tập, ở các tiết khác
nhau giáo viên cần thay đổi các thành viên trong nhóm tránh sự đơn điệu rập
8

khuôn nhàm chán. Mỗi nhóm thảo luận phải được sắp xếp vị trí nhất định trong
nhóm.
B2. Giao nhiệm vụ cho từng nhóm: Mỗi nhóm có một nhiệm vụ
riêng hoặc hai nhóm cùng chung một nhiệm vụ.
B3. Tiến hành thảo luận nhóm:
+ Học sinh lần lượt thảo luận, mỗi em tự đề ra ý kiến của mình, thư
ký ghi chép các ý kiến cẩn thận, nhóm trưởng tổng hợp những ý kiến thống nhất,
những ý kiến còn trái ngược nhau thì tranh luận thống nhất ý kiến, nếu chưa
thống nhất thì ghi lại những ý kiến còn khác nhau.
+ Giáo viên theo dõi thảo luận của từng nhóm, uốn nắn, điều chỉnh
hướng thảo luận. Những nhóm thảo luận chưa thống nhất giáo viên không giải
đáp ngay mà có thể gợi ý cho các em để có thống nhất chung, phát hiện những ý
kiến học sinh đã thống nhất và nội dung chưa thống nhất.
B4. Tổng kết thảo luận:
+ Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của mình: Những
kiến thức, nhận thức đã thống nhất, những kiến thức, nhận thức còn khác nhau.
+ Các nhóm khác cùng chung một nhiệm vụ được nêu nhận xét
trước những nhận thức về kiến thức của nhóm mình về những nội dung mà
nhóm bạn đã trình bày. Kiến thức nào thống nhất và không thống nhất. Giáo
viên tiếp tục cho các nhóm khác nêu lên ý kiến của mình về những nội dung
trên.
+ Giáo viên tổng kết đi sâu vào nội dung nhận thức đúng kèm theo
uốn nắn những sai sót, giải đáp thắc mắc đưa ra kết luận chuẩn kiến thức cho
từng nôi dung thảo luận.
Chú ý: Khi chuẩn bị nội dung thảo luận nhóm giáo viên cần:
+ Chuẩn bị tình huống có thể xẩy ra khi thảo luận nhóm.
+ Tổ chức học sinh thảo luận nhóm sôi nổi, tiết kiệm thời gian,
đúng trọng tâm.
9
+ Phân phối đúng, đủ thời gian cho từng hoạt động phù hợp với nội

dung và yêu cầu về thời gian của một tiết học.
III. Một số bài dạy Địa lí lớp 7 theo tinh thần đổi mới PPDH:
Từ nhần thức về đổi mới PPDH trong qua trình dạy Địa lí lớp 7 tôi đã áp
dụng PPDH mới vào hầu hết các bài học và nhận thấy học sinh học hứng thú
hơn, lớp học sôi động hơn và hiệu quả tốt hơn. Trong nội dung bài viết này tôi
xin trình bày một số bài dạy có tính chất điển hình về ba dạng bài: Tự nhiên các
châu; ôn tập chương và bài thực hành.
1. DẠNG BÀI: TỰ NHIÊN CÁC CHÂU
Ví dụ 1:
Bài dạy: Thiên nhiên Bắc Mỹ
(Tiết 41 - Bài 36 - Địa lý 7)
* Mục tiêu của bài này nhằm giúp học sinh nắm vững:
- Đặc điểm địa hình, khí hậu của Bắc Mỹ (sự phân hoá của khí hậu và địa
hình).
- Rèn luyện kỹ năng:
+ Phân tích lát cắt địa hình
+ Đọc, phân tích bản đồ, lược đồ tự nhiên, các kiểu khí hậu.
+ Phân tích mối quan hệ tự nhiên với thự nhiên (vị trí địa ký → khí hậu, địa
hình → khí hậu).
* Đồ dùng dạy học:
+ Bản đồ tự nhiên Bắc Mỹ.
+ Bản đồ tự nhiên thế giới (hoặc át lát)
+ Lược đồ địa hình 36.2, 36.3 (SGK).
+ Lát cắt địa hình Bắc Mỹ hình 36.1 (SGK) phóng to.
+ Các phiếu học tập.
10
* Hoạt động dạy học:
Lựa chọn hình thức học tập theo nhóm:
Hoạt động của cô và trò
Nội dung chính

♦ HĐ1: Nhóm (T.gian 5 phút):
Chia lớp làm 3 nhóm:
CH: Dựa vào:
+ Bản đồ tự nhiên thế giới.
+ Bản đồ tự nhiên Bắc Mỹ (hoặc hình
36.2 SGK).
+ Hình 36.1 (SGK), lát cắt địa hình
Bắc Mỹ cắt ngang Hoa Kỳ vĩ tuyến
40.B. Hãy: Điền các kiến thức đúng
vào phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP THỨ NHẤT
+ Khác với Châu Phi địa hình Bắc Mỹ
phân hoá theo chiều …
Chia …… khu vực.
* Phía Tây:
- Xác định giới hạn của địa hình.
- Dạng địa hình chủ yếu là:………
- Hướng núi: ………………………
- Độ cao trung bình: ………………….
- Các dãy núi: ………………………
1. Các khu vực địa hình
- Cấu trúc địa hình đơn giản.
- Phân hoá theo chiều Tây - Đông
(kinh tuyến).
- Chia lµm 3 khu vùc râ rÖt
11
NHÓM 1
- Cấu trúc địa hình Bắc Mỹ:



- Sự phân hoá của địa hình Bắc Mỹ theo
chiều:


- Các cao nguyên:…………………….
- Nguồn khoáng sản:…………………
PHIẾU HỌC TẬP THỨ 2
PHIẾU HỌC TẬP THỨ 3
- Học sinh thảo luận theo nhóm, ghi kiến thức vào phiếu học tập (bảng
phụ bằng bút viết bảng - chữ to để cả lớp đọc được).
- Tôi thu 3 phiếu học tập dùng nam châm gắn vào 3 cột cho 3 miền địa
hình đã kể sẵn ở bảng lớn, sau đó cho học sinh thực hiện hoạt động tiếp theo.
♦ HĐ2: Cá nhân (cả lớp) Thời gian 8 phút:
CH: Xác định trên bản đồ tự nhiên Bắc Mỹ:
+ Các dãy núi chính.
+ Các cao nguyên, mỏ khoáng sản.
+ Hệ thống: sông, hồ.
12
- NHÓM 2
* Ở giữa
- Dạng địa hình: ……
- Độ cao trung bình: ……………….
Phía Bắc, Tây Bắc …….
- Độ cao:
Phía Nam, Đông Nam
- Hệ thống hồ: ……………………
- Hệ thống sông: …………………
NHÓM 3
* Phía Đông:
- Địa hình: ………………………….

- Hướng núi: ………………………
- Nguồn khoáng sản: ……………….
- Cả lớp theo dõi lên các phiếu học tập ở bảng cùng với giáo viên chữa và
hoàn thành kiến thức (ở bảng sau đây):
CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH BẮC MỸ
Phía Tây ở giữa Phía Đông
- Hệ thống núi Coóc-đie:
trẻ, cao đồ sộ dài 9000km
hướng Bắc - Nam.
- Độ cao trung bình:
3.000m - 4.000m.
- Gồm nhiều dãy núi chạy
song song xen kẽ các cao
nguyên và sơn nguyên.
- Có nhiều khoáng sản quý.
- Miền đồng bằng rộng
lớn, hình dạng lòng
máng lớn.
- Độ cao trung bình
1000m cao ở Phía Bắc,
Tây Bắc, thấp dần về
phía Nam và Đông
Nam.
- Nhiều hồ rộng lớn
(hồ Lớn), nhiều sông
dài (Mit-xi-xi-pi).
- Miền núi già và sơn
nguyên,
- Núi già cổ A - pa - lát
- Hướng Đông Bắc - Tây

Nam
- Nhiều khoáng sản.
♦ HĐ3: Cá nhân/cả lớp: (TG 15p)
CH: Xác định vị trí của Bắc Mỹ trên
bản đồ.
- Dựa vào hình 36.3 (SGK) cho biết sự
phân hoá khí hậu theo chiều Bắc -
Nam, Tây - Đông?
- Vì sao có sự phân hoá đó?
2. Sự phân hoá khí hậu:
- Bắc Mỹ trải dài từ 15
0
B đến 71
0
B.
- Khí hậu phân hoá theo chiều:

Bắc - Nam Tây - Đông
Khí hậu: Hàn đới (Vĩ tuyến 40
0
B)
ôn đới → cận nhiệt Khí hậu ôn đới
đới → nhiệt đới → núi cao →
hoang mạc →
ôn đới
Có sự phân hoá khí Có sự phân hoá
13
hậu Bắc - Nam là
vì: Do Bắc Mỹ trải
dài từ 15

0
B → 71
0
B
Tây Đông vì do
phía Tây có hệ
thống núi Coóc-
đi-e hướng Bắc
Nam ngăn ảnh
hưởng của gió
Tây ôn đới thổi
từ Thái Bình
Dương vào nội
địa
CH: Kiểu khí hậu nào chiếm diện tích
lớn?
+ Cho ví dụ sự phức tạp của thời tiết?
+ Nguyên nhân nào làm cho thời tiết ở
đồng bằng trung tâm phức tạp?
 Củng cố (7 phút).
(Rèn kỹ năng phân tích mối liên hệ và
kỹ năng bản đồ ⇒ khắc sâu kiến thức
cơ bản)
- Khí hậu đa dạng nhưng chủ yếu là khí
hậu ôn đới.
- Đồng bằng trung tâm thời tiết phức
tạp (do địa hình đồng bằng dạng hình
lòng máng ⇒ khối khí phía Bắc, phía
Nam di chuyển đến).
♦ HĐ4: Cá nhân /Cặp nhóm

CH: Vẽ sơ đồ thể hiện mối liên hệ giữa:
+ Vị trí địa lý đến khí hậu.
+ Địa hình đến khí hậu.
CH: Lấy ví dụ chứng minh các mối liên hệ trên (cặp nhóm)
+ Học sinh vẽ được sơ đồ như sau:
14
- Vị trí → Khí hậu Địa hình
CH: Hãy hoàn chỉnh kiến thức ở các câu sau đây:
+ Bắc Mỹ có cấu trúc địa hình ………
+ Khí hậu Bắc Mỹ ……… phân hoá theo chiều ……. và chiều………
CH:
+ Xác định vị trí Bắc Mỹ trên bản đồ tự nhiên Bắc Mỹ?
+ Chỉ trên bản đồ: Hệ thống núi Coóc-đi-e, Đồng bằng Trung tâm, Hồ
Lớn, sông Mít-xu-ri, Mít-xi-xi-pi, dãy núi A-pa-lát.

* Lý do chọn các hình thức hoạt động của học sinh:
Bài này có 2 phần:
* Phần 1: Tôi chọn hình thức hoạt động của học sinh theo nhóm là vì:
Phần này có các kênh hình (lược đồ, bản đồ) dựa trên hệ thống kênh hình đó kết
hợp với kênh chữ học sinh trao đổi và rút ra các đặc điểm chính của địa hình.
* Phần 2: Sự phân hoá của khí hậu: Hình thức hoạt động của học sinh là
cá nhân, cả lớp
Dựa trên lược đồ khí hậu học sinh có thể đọc được các kiểu khí hậu phân
hoá theo chiều Bắc - Nam và Tây - Đông nhưng để giải thích nguyên nhân của
sự phân hoá khí hậu thì đòi hỏi các em phải tìm ra được mối liên hệ giữa vị trí
địa lý với khí hậu, giữa địa hình với khí hậu, hoạt động của gió Tây ôn đới →
Khí hậu (phần kiến thức này khó hơn cần có sự hoạt động cả lớp)
II. DẠY HỌC CÁC TIẾT ÔN TẬP:
Ví dụ 2: Tiết 13 - Địa lý 7:
Tiết học này bao gồm từ bài 1 đến bài 12, có 2 phần:

- Phần một: Thành phần nhân văn của môi trường, gồm có 4 bài:
Bài 1: Dân số:
15
Bài 2: Sự phân bố dân cư, các chủng tộc trên thế giới.
Bài 3: Quần cư, đô thị hoá,
Bài 4: Thực hành: Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi.
- Phần hai: Môi trường đới nóng, hoạt động kinh tế của con người ở đới
nóng, gồm 8 bài đó là:
Bài 5: Đới nóng: Môi trường xích đạo ẩm.
Bài 6: Môi trường nhiệt đới.
Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa
Bài 8: Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng.
Bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng.
Bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới
nóng.
Bài 11: Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng.
Bài 12: Thực hành: nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng.
* Mục tiêu bài học:
Học sinh cần nắm được các kiến thức cơ bản sau:
+ Dân số, sự phân bố dân cư (không đều) 3 chủng tộc, quần cư đô thị và
nông thôn; dân số phát triển nhanh ⇒ bùng nổ dân số.
- Đặc điểm đô thị (siêu đô thị, bùng nổ dân số)
+ Đới nóng: Giới hạn, đặc điểm đới nóng các kiểu môi trường xích đạo
ẩm, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở đới nóng.
Về kỹ năng:
+ Khái quát, tổng hợp các kiến thức cơ bản.
+ Phân tích lược đồ, đọc biểu đồ, bản đồ
+ Phân tích mối liên hệ giữa tự nhiên với tự nhiên, tự nhiên với
hoạt động kinh tế.
+ Nhận biết các đặc điểm môi trường thông qua ảnh địa lý và biểu đồ.

* Chuẩn bị:
+ Bản đồ dân cư, chủng tộc thế giới.
16
+ Bản đồ các môi trường thế giới.
+ Các phiếu học tập.
+ Bảng phụ cỡ lớn.
+ Các câu hỏi ở tiết 12 (giáo viên cho học sinh ghi ở tiết 12, học
sinh tự chuẩn bị ở nhà):
1. Các em đã học được những phần nào? bài nào?
2. Cho biết các kiến thức cơ bản nhất ở các phần, các bài đã học?
3. Sức ép về bùng nổ dân số và bùng nổ đô thi ở đới nóng?
4. Đặc điểm chính của các môi trường đới nóng? Các kiểu môi trường:
xích đạo ẩm, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa?
5. Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng?
6. Đặc điểm các kiểu môi trường ở đới nóng đã ảnh hưởng thuận lợi, khó
khăn như thế nào đến sản xuất nông nghiệp?
7. Đọc và chỉ trên bản đồ: nơi đông dân, nơi ít dân (giải thích), các đô thị
trên thế giới?
8. Chỉ trên bản đồ giới hạn của đới nóng, giới hạn của các kiểu môi
trường ở đới nóng?
* Nội dung ôn tập:
♦ HĐ1: Cá nhân/ cả lớp (TG 3 phút):
CH: - Từ bài 1 đến bài 12 các em đã được học những phần nào?
- Phần 1: Thành phần nhân văn của môi trường có mấy vấn đề chính? (3
vấn đề), các kiến thức cơ bản của từng vấn đề?
(1 học sinh trả lời).
- Bùng nổ dân số, bùng nổ đô thị đang diễn ra mạnh ở nhóm nước nào?
(nhóm nước đang phát triển ở đới nóng). Nó đã gây những khó khăn gì cho phát
triển kinh tế và đời sống con người với tài nguyên môi trường?
(1 học sinh trả lời).

- Học sinh trả lời, tôi hoàn chỉnh kiến thức ở bảng phụ thứ nhất (trang 12).
♦ Hoạt động 2: Nhóm:
17
- Chia lớp thành 6 nhóm:
CH: Hãy trình bày đặc điểm của môi trường:
N1: Đới nóng
N2: Xích đạo ẩm
N3: Nhiệt đới
N4: Nhiệt đới gió mùa.
N5: Hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người ở đới nóng.
N6: Những thuận lợi, khó khăn của các kiểu môi trường đến sản xuất
nông nghiệp ở đới nóng? Biện pháp khắc phục?
- Các nhóm thảo luận: 5 phút.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Học sinh các nhóm nhận xét và bổ sung kiến thức.
- Thống nhất kiến thức cơ bản.
- Sau đó tôi dán các bảng phụ kiến thức chuẩn mà tôi đã chuẩn bị trước
lên bảng (bằng nam châm) như sau (trang 11): (khi dán tôi dán lộn xộn không
theo trật tự nào cả để Học sinh lên chọn)
18

- Kiến thức chuẩn ở các bảng phụ tôi đã chuẩn bị như sau:
(trang cuối)
19
Bảng phụ 1
Bảng phụ 2.1
Bảng phụ 2.4
Bảng phụ 2.2
Bảng phụ 2.3
Bảng phụ 2.6

Bảng phụ 2.5
Bảng phụ 2.7
Bảng phụ 1:
THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG
(Hiện nay số dân thế giới trên 6 tỷ người)
- Dân số là nguồn lao động quý
giá cho sự phát triển kinh tế xã
hội.
- Dân số tăng nhanh (các nước
đang phát triển) khi tỷ lệ tăng tự
nhiên trên 2,1%
⇒ bùng nổ dân số.
- Phân bố dân cư không đều.
- 3 chủng tộc chính phân bố chủ yếu ở:
+ Châu Á (da vàng)
+ Châu Âu (da trắng)
+ Châu Phi (da đen)
Nông thôn
- Quần cư: (nông nghiệp)
Đô thị (CN, DV)
- Đô thị phát triển nhanh (tự
phát).
Siêu đô thị
Bùng nổ đô thị
Gây khó khăn cho phát triển kinh tế xã hội
và tài nguyên - môi trường
- Lương thực, thực phẩm.
- Nhà ở
- Đi lại
- Y tế, giáo dục

- Việc làm
- Tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trường …
- Giao thông vận tải
- An ninh, trật tự XH
- Việc làm
- Ô nhiễm môi trường ….
B¶ng phô 2.1
ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG
Giới hạn: CTB → CTN
- Diện tích lớn
- Nhiệt độ cao, mưa nhiều (mưa tập trung theo mùa).
- Gió Tín phong thổi quanh năm.
- Động thực vật phong phú, đa dạng.
- Đông dân cư, tập trung ở nhiều nước đang phát triển.
Bảng phụ 2.2
20
ở đới nóng
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG
- Các hình thức canh tác nông nghiệp:
+ Làm nương rẫy
+ Làm ruộng: thâm canh lúa nước
+ Sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo quy mô lớn.
+ Hoạt động sản xuất nông nghiệp đa dạng.
- Sản phẩm chủ yếu là lúa nước, cây con nhiệt đới xuất khẩu.
Bảng phụ 2.3

MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM (5
0
B - 5
0

N)
- Khí hậu: + Nóng ẩm quanh năm
+ Lượng mưa trung bình lớn.
(1500mm - 2500mm)
+ Độ ẩm không khí cao
⇒ Thực vật: phát triển, rừng rậm xanh quanh năm
⇒ Động vật phong phú
Bảng phụ 2.4
Thuận lợi Khó khăn Biện pháp khắc phục
- Cây trồng phát
triển quanh năm, có
thể thâm canh, gối
vụ.
- Sản phẩm: lúa
nước, ngô, trâu bò
- Mầm bệnh dễ phát triển
- Dễ bị rửa trôi xói mòn
- Phòng trừ dịch bệnh.
- Trồng rừng, bảo vệ
rừng
Bảng phụ 2.5
21
MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI (5
0
B, N → CTB, N)
- KH: + Nóng quanh năm, nhiệt độ TB năm 20
0
C
+ Lượng mưa trung bình năm 500mm - 1500mm
+ 2 mùa (mùa khô từ 3 tháng → 9 tháng, mùa mưa nhiều nước)

+ Khí hậu thay đổi: - Theo mùa
- Theo vĩ tuyến (từ xích đạo đến chí tuyến)
⇒ Thực vật thay đổi từ XĐ → CT (rừng thưa, xa van → hoang mạc).
Bảng phụ 2.6
MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA: (NAM Á, ĐÔNG NAM Á)
- KH: + Nóng ẩm, thời tiết thất thường thay
+ Nhiệt độ TB năm trên 20
0
C đổi theo mùa gió
+ Lượng mưa lớn: TB năm trên 1000mm
⇒ Thực vật phát triển (rừng rậm) ⇒ động vật phong phú (Việt Nam nằm trong
môi trường này)
Bảng phụ 2.7
- Sản xuất theo mùa vụ sản
phẩm phong phú (cao lương,
lúa nước, dừa, cà phê, trâu, bò,
lợn…)
- Mầm bệnh phát
triển, lũ lụt, hạn hán,
xói mòn, bão …
- Phòng trừ dịch bệnh
Thuỷ lợi, trồng rừng,
cây con thích hợp.
- Tôi gọi 3 HS lên bảng, chọn các bảng phụ dán vào bảng chính theo
các ô đã kẻ sẵn để được kiến thức đúng.
 Hoạt động 3: Cả lớp:
- Quan sát các bảng phụ mà các nhóm đã dán vào các ô ở bảng kiến thức
mà tôi đã kẻ. HS nhận xét và tôi hoàn chỉnh thành bảng kiến thức sau đây
(trang )
22

(Bảng trang được hình thành trên khổ giấy cỡ lớn A0 tôi chuẩn bị trước)
 Củng cố:
Rèn luyện kỹ năng:
 Hoạt động 4: Cá nhân / Cả lớp:
CH: Lên bảng gắn các mũi tên (tôi cắt các mũi tên bằng tờ giấy tô màu)
thể hiện mối liên hệ giữa đặc điểm các kiểu môi trường đến hoạt động sản xuất
nông nghiệp.
Cả lớp nhận xét. Tôi hoàn chỉnh kiến thức ở bảng sau (trang 15)
 Hoạt động 5: Cả lớp:
1. Tôi treo ảnh Cảnh quan rừng rậm lên bảng (dùng giấy trắng che tên
của cảnh quan)
Một học sinh lên phân tích biểu đồ khí hậu và cho biết ảnh đó thuộc môi
trường nào?
2. Một học sinh lên bảng
+ Chỉ trên bản đồ các môi trường, giới hạn các môi trường: (đới nóng, ôn
hoà và đới lạnh)
+ Nhận xét và chỉ trên bản đồ dân cư, thế giới và sự phân bố dân cư, các
đô thị lớn ở Châu á.
3. Một học sinh lên bảng điền các mũi tên vào sơ đồ sau đây:

23
Vị trí Khí hậu Thực vật (rừng)
Sản xuất NN
Sơ đồ đã được hoàn chỉnh:

Dặn dò:
- Về nhà ôn tập kỹ các câu hỏi đã ghi ở tiết 12.
- Tiết sau kiểm tra viết.
III. DẠY TIẾT THỰC HÀNH
Ví dụ 3:

Sự phân hoá của thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây An - Đét
(Tiết 51 - Bài 46 - Địa lí 7)
* Mục tiêu của bài học:
- Kiến thức:
+ Học sinh nắm được sự phân hoà của môi trường theo độ cao ở vùng An -
Đét.
+ Sự khác nhau của thảm thực vạt giữa sường Đông và sườn Tây dãy An -
Đét.
- Kỹ năng:
+ Rèn kỹ năng quan sát sơ đồ lát cắt.
+ Kỹ năng phân tích lát cắt để thấy được đặc điểm và sự thay đổi môi
trường ở 2 sườn Đông và Tây An - Đét và nhận thức được quy luật phi địa đới
thể hiện sự thay đổi, sự phân bổ thảm thực vật của hệ thống An - Đét.
24
Vị trí Khí hậu Thực vật (rừng)
Sản xuất NN
* Chuẩn bị:
- Lược đồ tự nhiên Bắc Mỹ.
- Hình 46.1 và H46.2 phóng to
- Các mảnh ghép được cắt ra từ 2 hình 46.1 và 46.2 theo từng đai thực vật.
- Một số bảng phụ, một số câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh chuẩn bị ở
nhà.
* Phương pháp thực hiện bài dạy:
- Hoạt động nhóm / cặp.
- Tổ chức các trò chơi ghép hình
* Bài thực hành
1. Nội dung của bài thực hành:
Tìm hiểu, so sánh, phân tích sự phân hoá thực vật theo chiều từ thấp lên
cao ở sườn Đông và Sườn Tây An - Đét.
2. Cách tiến hành:

* Để giải quyết câu hỏi 1, 2 SGK:
- Tôi cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh tay hơn”
 HĐ1:
Chia lớp làm 2 nhóm (mỗi nhóm 1/2 lớp)
+ Yêu cầu học sinh đọc kỹ H46.1 và H46.2 SGK.
+ Tôi treo 2 bảng phụ có thể hiện độ cao 2 sườn Đông và Tây dãy An - Đét.
m m
6500 6500
6000 6000
25

×