Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông
Lý Luận Truyền Hình
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ & TRUYỀN THÔNG
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN: Lí Luận Truyền Hình
Giảng viên: P.GS-TS Dương Xuân Sơn
Đề Bài:Phân tích sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ truyền hình và nhu cầu
hưởng thụ của công chúng tác động đến sản xuất chương trình.
Sinh viên: Vũ Văn Hùng
Lớp : K54 Báo chí và Truyền thông
Ngày sinh: 18/6/1990
Mã sinh viên: 09030509
1
Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông
Lý Luận Truyền Hình
Hà Nội – 01/2012
Đề Bài: Phân tích sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ truyền hình và nhu
cầu hưởng thụ của công chúng tác động đến sản xuất chương trình.
Mục Lục:
Mở đầu:………………………………………………………………… .1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRUYỀN HÌNH
1. Khái Niệm Truyền Hình……………………………………………………….5
2. Đặc trưng và đặc điểm của truyền hình.…………………………………… 6
CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRUYỀN
HÌNH TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRUYỀN HÌNH.
1. Sự phát triển của truyền hình gắn liền với sự phát triển của khoa học công
nghệ truyền hình. ………………………………………………………………. 12
1.1 Những bước đầu hình thành truyền hình từ khoa học kĩ thuật và công nghệ 13
1.2 Truyền hình giữ vững vị thế nhờ có khoa học công nghệ truyền hình mới…17
1.21.; Truyền hình tử bỏ công nghệ anolog để chuyển sang một thời đại truyền
hình mới.
2. Một số công nghệ truyền hình mới áp dụng cho sự phát triển của truyền
hình…………………………………………………………………… ………. 22
2.1 Hệ thống truyền hình cáp hữu
tuyến……………………………………… 23
2.1.2- Cấu trúc của hệ thống truyền hình cáp CATV…………………… ………26
2.2. Công nghệ của truyền hình tương tác…………………………………… 27
2
Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông
Lý Luận Truyền Hình
2.3, Truyền hình kĩ thuật số…………………………………………… ………30
2.3.2-Truyền hình kỹ thuật số qua vệ tinh DTH …………………………
2.4- HDTV (High-definition television)………………………………… …… .
32
2.5.Truyền hình qua Internet ( IPTV)…………………………………….……. 33
2.5.1-Phương thức phát truyền tín hiệu của IPTV……………………………………….
2.6. Truyền hình theo yêu cầu VOD ……………………………………….……40
2.7.Truyền hình di động………………………………………………… …… 41
3. Xu hướng phát triển của công nghệ truyền hình thế giới. ………… …… 42
4. Lịch sử ra đời và phát triển của truyền hình Việt Nam…………………… 44
4.1; Lịch sử truyền hình Việt Nam qua các mốc quan trọng…… … 45
4.1.1 Truyền hình Việt Nam từ khi thành lập đến trước đổi mới
4.1.2. Truyền hình Việt Nam từ sau đổi mới 1986 đến nay
4.2. Những nét cơ bản về sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật truyền
hình ở Việt Nam………………………………………………………………. 47
4.2.1; Sự thay thế dần dần của truyền hình kỹ thuật số với truyền hình tương
tự analog ở Việt Nam……………………………………………………………….
4.2.2; Truyền hình IPTV ở Việt Nam……………………………………………
4.2.3.; Truyền hình di động ở Việt Nam…………………………………………
4.3 Xu thế phát triển của công nghệ truyền hình Việt Nam………… 52
CHƯƠNG 3: SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NHU CẦU HƯỞNG THỤ CỦA
CÔNG CHÚNG ĐẾN SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH.
1.Khái niệm công chúng truyền hình………………………………………… 53
3
Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông
Lý Luận Truyền Hình
1.1, Công
chúng……………………………………………………………………………
1.2; Công chúng báo chí…………………………………………………………………….
1.3; Công chúng truyền hình………………………………………………………………
2. Những đặc điểm của công chúng truyền hình.…………………………… 55
2.1, Phân Loại công chúng truyền
hình……………………………………… 57
2.1.1; Nhóm theo thị hiếu, sở thích………………………………………………………
2.1.2; Công chúng truyền hình theo lứa tuổi……………………………………………
2.1.3; Phân loại công chúng truyền hình theo văn hóa- giáo dục………………….
2.2.4; Phân loại theo dân tộc…………………………………………………………….
3.Nhu cầu của công chúng…………………………………………………… 61
3.1 Khái niệm……………………………………………………………………….
4. Sự tác động của Nhu cầu hưởng thụ của công chúng tới sản xuất các
chương trình truyền hình……………………………………………………. 62
4.1; Sản xuất chương trình truyền hình…………………………………………
A.khái niệm.
B.Quy trình sản xuất chương trình truyền hình.
4.2 ; Sự Tác động của nhu cầu hưởng thụ của công chúng đến sản xuất các
chương trình truyền hình……………………………………………………… 65
4.2.1 Nhu cầu hưởng thụ của công chúng truyền hình tác động đến sự ra đời các
chương trình truyền hình………………………………………………………. 66
4.2.2; Nhu cầu hưởng thụ của công chúngtác động đến kế hoạch và các yếu tố xây
dựng chương trình……………………………………………………………… 77
4
Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông
Lý Luận Truyền Hình
3.2.3, Nhu cầu hưởng thụ của công chúng tác động đến thời lượng của chương
trình … 81
3.2.4; Nhu cầu hưởng thụ của công chúng tác động đến phương thức sản xuất
truyền hình 84
3.2.5; Nhu cầu của công chúng làm thay đổi kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất
các chương trình truyền hình và chất lượng của các chương trình truyền
hình 87
Kết Luận:……………………………………………………………… 89
Tài Liệu Tham Khảo:………………………………………………………… 91
Bài Làm
Mở đầu:
Truyền hình là một loại hình báo chí ra đời muộn hơn so với báo in và phát
thanh nhưng nó đã làm nên một thời đại mới, đưa báo chí đến với công chúng với
những hình ảnh chân thực và sinh động nhất. Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỷ
thứ XX và phát triển với tốc độ như vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật
và công nghệ, tạo ra một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày
nay, truyền hình là phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc.
Truyền hình trở thành vũ khí, công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng
như lĩnh vực kinh tế xã hội. Ở thập kỷ 50 của thế kỷ XX, truyền hình chỉ được sử
dụng như là công cụ giải trí, rồi thêm chức năng thông tin. Dần dần truyền hình đã
trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý và giám sát xã hội, tạo lập và định hương
dư luận, giáo dục và phổ biến kiến thức, phát triển văn hóa, quảng cáo và các dịch
vụ khác.
5
Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông
Lý Luận Truyền Hình
Sự ra đời của truyền hình đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông đại
chúng càng thêm hùng mạnh, không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về chất
lượng. Công chúng của truyền hình ngày càng đông đảo trên khắp hành tinh. Với
những ưu thế về kỹ thuật và công nghệ, truyền hình đã làm cho cuộc sống như
được cô đọng lại, làm giàu thêm ý nghĩa, sáng tỏ hơn về hình thức và phong phú
hơn về nội dung.
Trong phạm vi của bài tiểu luận này tôi xin trình bày những thành tựu của khoa
học kĩ thuật công nghệ đã tác động đến sự phát triển của truyền hình và giữ vững
vị thế của truyền hình trong thời đại bùng nổ internet với sự ra đời của báo mang
điện tử. Đồng Thời chỉ ra sự phát triển đó còn là để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ
của công chúng xem truyền hình. Sự tác động của công chúng như thế nào và
truyền hình đã làm những gì để giữ vững vị thế trong lòng công chúng sẽ được
trình bày trong bài luận này.
Với vốn kiến thức còn eo hẹp, có thể mắc một số khuyết điểm, hay lập luận chưa
vững vàng, mong thầy và các bạn bổ sung giúp cho bài luận của tôi tốt hơn. Xin
chân trọng cảm ơn.
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRUYỀN HÌNH
1.Khái Niệm truyền hình.
Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy
Lạp. Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là ''ở xa'' còn “videre” là ''thấy được'',
còn tiếng Latinh có nghĩa là xem được từ xa. Ghép hai từ đó lại “Televidere” có
nghĩa là xem được ở xa. Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp là “Television”,
tiếng Nga gọi là “Tелевидение”. Như vậy, dù có phát triển bất cứ ở đâu, ở quốc
gia nào thì tên gọi truyền hình cũng có chung một nghĩa
6
Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông
Lý Luận Truyền Hình
Theo Từ điển Bách Khoa Wikipedia thì Truyền hình, hay còn được gọi
là TV (Tivi) hay vô tuyến truyền hình (truyền hình không dây), máy thu hình, máy
phát hình là hệ thống điện tử viễn thông có khả năng thu nhận tín hiệu sóng và tín
hiệu qua đường cáp để chuyển thành hình ảnh và âm thanh (truyền thanh truyền
hình) và là một loại máy phát hình truyền tải nội dung chủ yếu bằng hình ảnh sống
động và âm thanh kèm theo. Máy truyền hình là máy nhận những tín hiệu đó
(qua ăng-ten) và phát bằng hình ảnh.
Trong Giáo Trình Báo Chí Truyền Hình của P.GS Ts Dương Xuân Sơn ( Nhà xuất
bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội- quý II năm 2011) thì truyền hình được xét dưới
nhiều góc độ và được phân chia như sau: Xét theo góc độ kỹ thuật truyền tải có
truyền hình sóng (wireless TV) và truyền hình cáp (CATV). Xét dưới góc độ thương
mại có truyền hình công cộng (public TV) và truyền hình thương mại (commercial
TV). Xét theo tiêu chí mục đích nội dung, người ta chia truyền hình thành truyền
hình giáo dục, truyền hình giải trí, Xét theo góc độ kỹ thuật có truyền hình tương
tự (Analog TV) và truyền hình số (Digital TV)
Truyền hình sóng: (vô tuyến truyền hình- Wireless TV) được thực hiện theo
nguyên tắc kỹ thuật như sau: hình ảnh và âm thanh được mã hóa dưới dạng các tín
hiệu sóng và phát vào không trung. Các máy thu tiếp nhận các tín hiệu rồi giải mã
nhằm tạo ra hình ảnh động và âm thanh trên máy thu hình (ti vi). Còn sóng truyền
hình là sóng phát thẳng, vì thế ăngten thu bắt buộc phải ''nhìn thấy'' được ăngten
máy phát và phải nằm trong vùng phủ sóng thì mới nhận được tín hiệu tốt.
Từ những đặc điểm kỹ thuật trên, nên truyền hình sóng chỉ có khả năng đáp
ứng nhu cầu của công chúng bằng các chương trình cho các đối tượng; không có
khả năng đáp ứng mọi nhu cầu hay dịch vụ cá nhân.
Truyền hình cáp: (hữu tuyến – CATV- viết tắt tiếng Anh là Community Antenna
Television) đáp ứng nhu cầu phục vụ tốt hơn cho công chúng. Nguyên tắc thực
7
Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông
Lý Luận Truyền Hình
hiện của truyền hình cáp là tín hiệu được truyền trực tiếp qua cáp nối từ đầu máy
phát đến từng máy thu hình. Từ đó, truyền hình cáp trong cùng một lúc có thể
chuyển đi nhiều chương trình khác nhau đáp ứng theo nhu cầu của người sử dụng.
Ngoài ra truyền hình cáp còn phục vụ nhiều dịch vụ khác mà truyền hình sóng
không thể thực hiện được.
2.Đặc trưng và đặc điểm của truyền hình.
Truyền hình mặc dù là một loại hình báo chí nhưng bên cạnh những đặc
điểm chung của báo chí nó còn có những đặc điểm riêng biệt mang đặc trưng của
truyền hình. Những đặc trưng đó làm nên những nét riêng biệt so với các loại hình
báo chí khác như phát thanh, báo in hay báo mạng điện tử, những đặc điểm này là
những ưu việt, thế mạnh của loại hình báo chí sống động nhất bởi bức tranh của
cuộc sống được phản ánh chân thực nhất đến công chúng truyền hình. Truyền hình
có các đặc trưng và đặc điểm cơ bản như sau:
A.Đặc trưng của truyền hình
• Khả năng lưu trữ hạn chế.
Đây là đặc trưng được quy định bởi đặc trưng phụ thuộc vào quy luật thời
gian của truyền hình. Chính vì sự liên tục mà việc lưu trữ của thông tin trên sóng
truyền hình vô cùng hạn chế.
Báo in, báo mạng là nhưng loại hình truỳên thông có khả năm lưu trữ thông
tin lâu nhất. Nếu như báo in báo mạng, hôm nay người ta đọc dở bài viết này, thì
ngày mai có thể đọc tiếp nhưng không nhất thiết phải đọc ngay lập tức. Mỗi khi ta
đọc thấy những thông tin hay, hữu ích, ta có thể copy (báo mạng) hay cất tờ báo đó
vào tủ sách, nhưng với truyền hình thì điều đó không thể thực hiện được. Chính ở
yếu tố thông tin liêu tục và truyền tín hiệu với dung lượng rất lớn nên truyền hình
8
Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông
Lý Luận Truyền Hình
buộc người ta phải theo dõi sự kiện đó từ đầu đến cuối chứ không thể vừa làm việc
vừa theo dõi.
Chính vì dòng chảy liên tục của truyền hình làm lượng thông tin trong sự ghi
nhớ của công chúng truyền hình rơi rớt khá nhiều. Nếu đoạn phim, hình ảnh đó
không thực sự ấn tượng, bắt mắt và cuốn hút mạnh mẽ với người xem, người nghe
thì họ sẽ rất nhanh quên, và bỏ qua bất cứ chi tiết nào trên sóng mà không cần quan
tâm. Hơn nữa, bởi họ không thể lưu giữ nên khó có thể nhớ lâu được lượng thông
tin vô cùng nhiều của các phương tiện thông tin hiện nay.
• Tính thời sự
Tính thời sự là đặc điểm chung của báo chí. Nhưng truyền hình với tư cách
là một phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại có khả năng thông tin nhanh
chóng, kịp thời hơn so với các loại phương tiện khác. Với truyền hình, sự kiện
được phản ánh ngay lập tức khi nó vừa mới diễn ra thậm chí khi nó đang diễn ra,
người xem có thể quan sát một cách chi tiết, tường tận qua truyền hình trực tiếp và
cầu truyền hình. Truyền hình có khả năng phát sóng liên tục 24/24h trong ngày,
luôn mang đến cho người xem những thông tin nóng hổi nhất về các sự kiện diễn
ra, cập nhật những tin tức mới nhất. Đây là ưu thế đặc biệt của truyền hình so với
các loại hình báo chí khác.
Nhờ các thiết bị kỹ thuật hiện đại truyền hình có đặc trưng cơ bản là truyền
trực tiếp cả hình ảnh và âm thanh trong cùng một thời gian về cùng một sự kiện,
sự việc “khi sự kiện diễn ra phát thanh báo tin, truyền hình trình bày và báo in
giảng giải nó”. Ví dụ như truyền hình trực tiếp trận bóng đá của đội tuyển Việt
Nam gặp Myanmar trong SEA Games 26 tại Indonesia, những hình ảnh được
truyền về thông qua các thiết bị kĩ thuật truyền hình như máy quay và các đường
dần truyền đến vệ tinh và đến tivi cho công chúng truyền hình yêu thích thể thao,
9
Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông
Lý Luận Truyền Hình
được xem trận bóng diễn ra một cách tường tận nhất, âm thanh và hình ảnh cùng
với những lời bình luận của các chuyên gia đã cho người xem một bức tranh toàn
cảnh, những thông tin được mang lại về trận đầu và tên các cầu thủ bóng đá mà đôi
khi những người đang chứng kiên sự việc không thể biết hết được.
• Truyền hình phụ thuộc vào quy luật thời gian.
Đây là một đặc trưng nổi bật của truyền hình cũng như phát thanh. Sự phụ
thuộc vào quy luật thời gian của truyền hình được hiểu là các hình ảnh, thước phim
cứ liên tục được chiếu trên màn hình theo trình tự thời gian. Người xem không thể
dừng lại một shoot hình nào, đoạn video nào để suy nghĩ lâu, để tìm hiểu chi tiết
mà phải phụ thuộc vào sự phát sóng của truyền hình. Nếu không muốn mất những
đoạn phim tiếp theo thì buộc công chúng phải xem liên tục mà không có sự dừng
lại.
Đặc trưng này là điểm cơ bản của tính hình tuyến. Vì không thể dừng lại,
nên truyền hình phải hạn chế tối đa những sai sót, nhầm lẫn gây khó hiểu, mơ hồ
về thông tin cho công chúng truyền hình. Những sai sót như vậy có thể làm họ
dừng lại để suy nghĩ, tìm hiểu mà bỏ qua đi những phần tiếp theo. Điều này ảnh
hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả chuyển tải thông tin của truyền hình.
Như vậy, sự phụ thuộc vào quy luật thời gian là một đặc trưng quan trọng
của truyền hình. Đặc trưng này đòi hỏi những người làm truyền hình phải làm việc
tối đa công sức để tránh bất kỳ sai sót nào trên sóng, dù là chi tiết nhỏ.
• Ngôn ngữ truyền hình là ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh
Một ưu thế của truyền hình chính là đã truyền tải cả hình ảnh và âm thanh
cùng một lúc. Khác với báo in, người đọc chỉ tiếp nhận bằng con đường thị giác,
phát thanh bằng con đường thính giác, người xem truyền hình tiếp cận sự kiện
10
Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông
Lý Luận Truyền Hình
bằng cả thị giác và thính giác. Qua các cuộc nghiên cứu người ta thấy 70% lượng
thông tin con người thu được là qua thị giác và 20% qua thính giác. Do vậy truyền
hình trở thành một phương tiện cung cấp thông tin rất lớn, có độ tin cậy cao, có
khả năng làm thay đổi nhận thức của con người trước sự kiện.
• Tính phổ cập và quảng bá
Do những ưư thế về hình ảnh và âm thanh, truyền hình có khả năng thu hút
hàng tỉ người xem cùng một lúc. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ
truyền hình ngày càng mở rộng phạm vi phủ sóng phục vụ được nhiều đối tượng
người xem ở vùng sâu, vùng xa. Tính quảng bá của truyền hình còn thể hiện ở chỗ
một sự kiện xảy ra ở bất kì đâu được đưa lên vệ tinh sẽ truyền đi khắp cả thế giới,
được hàng tỉ người biết đến. Ngày nay ngồi tại phòng nhưng người ta vẫn có thể
nắm bắt được sự kiện diễn ra trên thế giới. có thể thấy rõ hơn khi những sự kiện
lớn xảy ra như vụ khủng bố 11-9 tại thành phố Newyork của Mỹ được các hãng và
các kênh truyền hình truyền hình trực tiếp những hình ảnh của tòa tháp đôi sau khi
bị hai chiếc máy bay đâm vào, những hình ảnh đó được truyền đi khắp nơi trên thế
giới, từ Châu Mỹ hay Châu Á, mọi người đều có thể biết đến sự kiện này và những
hình ảnh vụn vỡ của tòa tháp đôi kiêu hãnh của người Mỹ.
• Khả năng thuyết phục công chúng
Truyền hình đem đến cho khán giả cùng lúc hai tín hiệu cơ bản là hình ảnh
và âm thanh đem lại độ tin cậy, thông tin cao cho công chúng, có khả năng tác
động mạnh mẽ vào nhận thức của con người. Truyền hình có khả năng truyền tải
một cách chân thực hình ảnh của sự kiện đi xa nên đáp ứng yêu cầu chứng kiến tận
mắt của công chúng. “Trăm nghe không bằng mắt thấy”, chính truyền hình đã cung
11
Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông
Lý Luận Truyền Hình
cấp những hình ảnh về sự kiện thỏa mãn nhu cầu “thấy” của người xem. Đây là lợi
thế lớn của truyền hình so với các loại hình báo in và phát thanh.
• Khả năng tác động dư luận xã hội mạnh mẽ và trở thành diễn đàn của nhân
dân
Các chương trình truyền hình mang tính thời sự, cập nhật, nóng hổi, hấp dẫn
người xem bằng cả hình ảnh, âm thanh và lời bình, vừa cho người xem thấy được
thực tế của vấn đề vừa tác động vào nhận thức của công chúng. Vì vậy, truyền hình
có khả năng tác động vào dư luận mạnh mẽ. Các chương trình của Đài truyền hình
Việt Nam như các chuyên mục “Sự kiện và bình luận”, “Đối thoại trực tiếp”,
“Chào buổi sáng” của ban Thời sự VTV1 hay chương trình “ Đối thoại trẻ” của
VTV6, cùng các sự kiện, chương trình trực tiếp khác không chỉ tác động dư luận
mà còn định hướng dư luận, hướng dẫn dư luận phù hợp với sự phát triển của xã
hội và các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Ngày nay, do sự phát triển của khoa học công nghệ, công chúng của truyền
hình ngày càng đông đảo, nên sự tác động dư luận ngày càng rộng rãi. Chính vì
thế,truyền hình có khả năng trở thành diễn đàn của nhân dân. Các chuyên mục “ý
kiến bạn xem truyền hình”, “với khán giả VTV3”, “Hộp thư bạn xem truyền
hình” ,… đã trở thành cầu nối giữa người xem và những người làm truyền hình.
Qua đó người dân có thể nêu lên những ý kiến khen chê, ủng hộ, phản đối, góp ý
phê bình về các chương trình truyền hình của đài truyền hình hoặc gửi đi những
thắc mắc, bất cập, sai trái ở địa phương. Rất nhiều vụ tham nhũng, lạm dụng
quyền hạn đã được người làm báo làm sáng tỏ qua sự phản ánh của nhân dân.
B.Đặc điểm của truyền hình
12
Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông
Lý Luận Truyền Hình
Truyền hình là một loại hình báo chí đặc biệt và những đặc điểm của nó
được xét trên nhiều khía cạnh khác nhau nhưng trước hết để nhìn nhận chính xác
hơn về đặc điểm của truyền hình ta sẽ xét nó ở trên hai phương diện đó là về nội
dung kĩ thuật và Tư duy sáng tạo tác phẩm. Trong (giáo trình báo chí truyền hình-
NXB DDHQGHN, của PGS.TS Dương Xuân Sơn tr.17) đã đưa ra hai phương đặc
điểm về truyền hình như sau:
Về nội dung kỹ thuật
Trong các loại hình truyền thông đại chúng, truyền hình là phương tiện ra
đời muộn, tuy nhiên nó là sản phẩm của nền văn minh khoa học công nghệ phát
triển. Truyền hình đã thừa hưởng kinh nghiệm và phương pháp tạo hình, tiếng của
điện ảnh và phát thanh. Ở truyền hình có sự khái quát triết lý của báo in, tính chuẩn
xác cụ thể bằng hình ảnh, âm thanh của điện ảnh, phát thanh, tính hình tượng của
hội họa, cảm xúc tư duy của âm nhạc. Sự phát triển của các phương tiện kỹ thuật
công nghệ giúp truyền hình tạo ra phương pháp mới trong truyền đạt thông tin.
Truyền hình là loại hình truyền thông có các yếu tố kỹ thuật hiện đại, là sự kết hợp
giữa: kỹ thuật + mỹ thuật + nghệ thuật + kinh tế + báo chí.
Về tư duy và sáng tạo tác phẩm
Mỗi loại hình truyền thông đại chúng đều có những đặc thù riêng. Nếu chỉ
xét trên phương diện quá trình làm ra một sản phẩm, ở báo in mỗi tác phẩm, mỗi
bài báo có thể là sản phẩm riêng, là sự sáng tạo riêng của mỗi cá nhân, mỗi nhà
báo. Nhưng để sáng tạo một tác phẩm truyền hình còn công phu hơn nhiều, đó là
đứa con tinh thần của cả một tập thể, đạo diễn, biên kịch và những người làm kỹ
thuật. Sản phẩm đó thể hiện ý kiến thống nhất của từng thành viên trong đoàn làm
phim, giữa người biên tập và người quay phim. Vì vậy đối với báo in, nhà báo có
thể viết đề cương rồi viết luôn thành bài, còn ở truyền hình do tính chất đặc thù
13
Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông
Lý Luận Truyền Hình
quy định, đề cương đó được thể hiện ở kịch bản. Kịch bản là sương sống cho một
tác phẩm truyền hình, đồng thời tạo ra sự thống nhất giữa đạo diễn và quay phim
trong quá trình làm phim, sự ăn ý giữa hình ảnh và lời bình.
CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRUYỀN
HÌNH VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRUYỀN HÌNH.
1. Sự phát triển của truyền hình gắn liền với sự phát triển của
khoa học công nghệ truyền hình.
Truyền hình là một phương tiện truyền thông đại chúng ra đời muộn hơn so
với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ đã đưa nó lên đỉnh cao, không
chỉ là sự bám đuổi các loại hình báo chí khác có từ lâu đời như báo in và phát
thanh, truyền hình còn vượt xa, đi đến mọi nẻo đường, thu hút hàng triệu khán giả
ngồi trước màn hình nhỏ để thưởng thức các chương trình phát sóng. Có được điều
đó là nhờ có công nghệ đã đồng hành cùng truyền hình, khoa học kĩ thuật và công
nghệ đã sinh ra loại hình truyền thông đại chúng mới, đó là truyền hình và công
nghệ truyền hình thúc đẩy truyền hình ngày càng phát triển để phục vụ được công
chúng tốt hơn.
Sự ra đời của truyền hình là một quá trình sâu chuỗi những phát minh của
khoa học công nghệ, từ những phát kiến vật lý cơ bản đến những công trình nghiên
cứu và phát kiến theo chiều sâu hơn để cho ra được những phương tiện tạo nên
truyền hình như ngày nay. Đó là quá trình liên tục và sự cống hiến nhiệt thành của
các nhà khoa học trên khắp thế giới, từng bước đi của khoa học, những phát kiến
mới đã góp phần làm nên cái nền móng cơ bản, sơ khai cho truyền hình xuất hiện
14
Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông
Lý Luận Truyền Hình
trước công chúng. Để hiểu rõ hơn về điều này chúng ta cùng đi tìm hiểu sâu và
những sáng kiến khơi mào cho truyền hình ra đời.
1.1, Những bước đầu hình thành truyền hình từ khoa học kĩ thuật và công
nghệ.
Những hệ thống truyền hình thật sự đầu tiên bắt đầu đi vào hoạt động chính
thức trong thập niên 40 của thế kỷ này, không lâu sau khi khái niệm "truyền hình"
được sử dụng với nghĩa như chúng ta vẫn hiểu ngày nay. Ngành truyền hình thế
giới đã phải trải qua một thời gian dài phát triển mới có được thành tựu đó.
Sự phát triển của công nghệ truyền hình có thể được thực hiện trên 2 phạm vi: các
phát triển trên phương diện cơ học và điện tử học, và các phát triển hoàn toàn trên
điện tử học. Sự phát triển thứ hai là nguồn gốc của các tivi hiện đại, nhưng những
điều trên không thể thực hiện nếu không có sự phát hiện và sự thấu hiểu từ hệ
thống cơ khí.
Năm 1873, nhà khoa học người Scotland James Cleck Maxwell tiên đoán sự
tồn tại của sóng điện từ, phương tiện chuyền tải tín hiệu truyền hình.
Cùng năm này, nhà khoa học người Anh Willoughby Smith và trợ lý Joseph
May chứng minh rằng điện trở suất cuả nguyên tố Selen thay đổi khi được chiếu
sáng. Phát minh này đã đưa ra khái niệm "suất quang dẫn", nguyên lý hoạt động
của ống vidicon truyền ảnh. 15 năm sau, năm 1888, nhà vật lý người Đức Wihelm
Hallwachs tìm ra khả năng phóng thích điện tử của một số vật liệu. Hiện tượng này
được gọi là "phóng tia điện tử", nguyên lý của ống orthicon truyền ảnh.
Mặc dù nhiều phương thức chuyển đổi ánh sáng thành dòng điện tử đã được
phát minh và hoàn thiện nhưng hệ thống truyền hình đầu tiên vẫn chưa đủ điều
kiện để ra đời. Vấn đề cốt yếu là dòng điện tạo ra còn yếu và chưa tìm sđược một
phương pháp khuyếch đại hiệu quả. Mãi cho tới năm 1906, khi Lee De Forest, một
15
Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông
Lý Luận Truyền Hình
kỹ sư người Mỹ đăng ký sáng chế ống triode chân không thì vấn đề mới được giải
quyết.
• Đĩa Nipkow
Năm 1884, kỹ sư Paul Nipkow chế tạo thành công thiết bị thực nghiệm
truyền hình đầu tiên, đĩa Nipkow. Ông đặt chiếc đĩa có đục lỗ theo hình xoáy ốc
phía trước một bức tranh được chiếu sáng. Khi quay đĩa, lỗ thủng đầu tiên quét qua
điểm cao nhất của bức tranh, lỗ thứ hai quét thấp hơn lỗ đầu tiên một chút, lỗ thứ 3
lại thấp hơn chút nữa,… và cứ như vậy cho tới tâm bức tranh. Để thu được hình
ảnh, Nipkow quay chiếc đĩa, sau mỗi vòng quay, tất cả các điểm của bức tranh lần
lượt hiện lên. Những chiếc đĩa tương tự quay ở điểm nhận. Khi tốc độ quay đạt 15
vòng/'giây, ánh sáng đi qua hệ thống đĩa tái tạo được hình ảnh tĩnh của bức tranh.
Thiết bị của Nipkow được sử dụng mãi tới thập kỷ 20 của thế kỷ này. Sau đó
kỹ thuật truyền ảnh tĩnh dựa trên hệ thống đĩa Nipkow được Jenkins và Baird tiếp
tục hoàn thiện. Những hình ảnh thu được tuy còn thô nhưng đã có thể nhận ra.
Thiết bị thu vẫn sử dụng đĩa Nipkow đặt phía trước một ngọn đèn được điểu khiển
độ sáng bằng tin hiệu từ bộ phận cảm quang phía sau đĩa ở thiết bị phát. Năm 1926
Baird công bố một hệ thống truyền ảnh tĩnh sử dụng đĩa Nipkow 30 lỗ.
Kỹ thuật này được gọi là phương pháp quét cơ học, hay phương pháp phân
tích cơ học.
• Truyền hình điện tử.
Đồng thời với sự phát triển của phương pháp phân tích cơ học, năm 1908
nhà sáng chế người Anh Campbell Swinton đưa ra phương pháp phân hình điện tử.
Ông sử dụng một màn ảnh để thu nhận một điện tích thay đổi tương ứng với hình
ảnh, và một súng điện tử trung hoà điện tích này, tạo ra dòng biến tử biến thiên.
16
Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông
Lý Luận Truyền Hình
Nguyên lý này được Zworykin áp dụng trong ống ghi hình iconoscope, bộ phận
quan trọng nhất của camera. Về sau, chiếc đèn orthicon hiện đại hơn cũng sử dụng
một thiết bị tương tự như vậy.
Năm 1878, nhà vật lý và hoá học người Anh, William Crookes phát minh ra
tia âm cực. Tới năm 1908, Campbell Swinton và Boris Rosing, người Nga, độc lập
nghiên cứu những kết qủa thu được của hai ông lại tương đồng. Theo đó, hình ảnh
được tái tạo bằng cách dùng một ống phóng tia âm cực (cathode-rays, tube-CRT)
bắn phá màn hình phủ photphor. Trong suốt những năm 30, công nghệ CRT được
kỹ sư điện tử người Mỹ tên là Allen DuMont tập trung nghiên cứu. Phương pháp
tái hiện hình ảnh của DuMont về cơ bản giống phương pháp chúng ta đang sử dụng
ngày nay.
Ngày 13/1/1928, nhà phát minh Emst Alexanderson cho ra đời chiếc máy
thu hình áp dụng phương pháp phân hình điện tử đầu tiên trên thế giới tại
Schenectady, New York, Mỹ. Hình ảnh trên màn hình 76 mm (3 inch) xấu và
không ổn định nhưng máy thu hình vẫn phổ biến ở nhiều gia đình. Nhiều máy thu
kiểu này đã được sản xuất và bán tại Schenectady. Cũng tại đây, ngày 10/5/ 1928,
đài WGY bắt đầu phát sóng đều đặn.
• Phát hình công cộng.
Trong khi đó chương trình truyền hình công cộng đầu tiên lại xuất hiện ở
London năm 1936. Những buổi phát hình này do 2 công ty cạnh tranh với nhau
thực hiện. Marconi- EMI phát bằng hình ảnh 405 dòng quét ngang với 25 mành
hình/ giây (25 frame/s) và hãng truyền hình Baird phát bằng hình ảnh 240 dòng
quét ngang cũng với 25 frame/s. Đầu năm 1937, hệ Marconi với chất lượng hình
ảnh tốt được chọn làm chuẩn. Năm 1941, Mỹ chấp nhận chuẩn 525 dòng quét với
30 frame/s cho bộ phận giải của mình. Thánh 11/1937, BBC thực hiện buổi phát
hình ngoài trời đáng chú ý đầu tiên. Đó là buổi phát hình lễ đăng quang của vua
17
Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông
Lý Luận Truyền Hình
George VI tại công viên Hyde, London. BBC đã sử dụng một máy phát xách tay
đặt trên chiếc xe đặc biệt. Vài ngàn khán giả đã chứng kiến buổi phát hình này.
• Truyền hình màu.
Ngay từ năm 1904 người ta đã biết rằng có thể chế tạo thiết bị truyền hình
màu bằng cách sử dụng 3 màu cơ bản là đỏ, lục và xanh. Năm 1928, Baird cho ra
mắt truyền hình màu dùng 3 bộ đĩa Nipkow quét hình ảnh. 12 năm sau, Peter
Goldmark chế tạo được hệ thống truyển hình màu với khả năng lọc tốt hơn. Năm
1951 buổi phát hình màu đầu tiên đã sử dụng hệ thống của Goldmark. Tuy nhiên,
hệ thống này không thích hợp với truyền hình đơn sắc nên cuối năm đó thí nghiệm
bị hủy bỏ. Cuối cùng thì hệ thống truyển hình màu thích hợp với truyền hình đơn
sắc cũng ra đời năm 1953. Một năm sau, phát hình màu công cộng lại xuất hiện.
Những bước phát triển tiếp theo của nghành truyền hình thế giới chỉ là hoàn
thiệt chất lượng truyền hình bằng những màn hình lớn hơn, công nghệ phát và
truyền dẫn tín hiệu truyền hình tốt hơn mà thôi. Những màn hình đầu tiên chỉ đạt
18 hoặc 25 cách mạng (7 hoặc 10 inch) kích thước đường chéo. Màn hình ngày
nay có kích thước lớn hơn rất nhiều. Với sự ra đời của máy chiếu, mán ảnh truyền
hình có thể phục vụ những mán hình có kích thước đường chéo lên tới 2m. Nhưng
các nhà sản xuất cũng không quên phát triển máy thu hình để nhỏ gọn, chẳng hạn
một máy thu hình cỡ 3 inch (7,6 cm)
Ngày nay, ngành truyền hình thế giới đang từng bước chuyển dần từ công
nghệ tương tự (hay tuần tự- analog) sang truyền hình kỹ thuật số (digital). Từ thập
kỷ 80, hệ truyền hình độ nét cao (high-definition television - HDTV) sử dụng kỹ
thuật số bắt đầu được nghiên cứu.
1.2; Truyền hình giữ vững vị thế nhờ có khoa học công nghệ truyền hình mới.
18
Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông
Lý Luận Truyền Hình
Trong thời đại bùng nổ internet, báo mạng điện tử ra đời và lên ngôi, báo điện tử
tích hợp tất cả những ưu thế của các loại hình báo chí vì thế nó chiếm được ưu thế
so với các loại hình khác. Một vấn đề thách thức mới cho các loại hình báo chí
khác như báo in, phát thanh và trong đó có cả truyền hình là phải thay đổi để
không bị tụt hậu và không bị công chúng lãng quên. Với thách thức đó mỗi loại
hình đã tự tìm con đường đi cho riêng mình, với truyền hình việc đầu tiên để vượt
qua thử thách đó là việc ứng dụng các công nghệ khoa học kĩ thuật mới về truyền
hình, nâng cao chất lượng đồng hành cùng nội dung, với những ưu việt do công
nghệ và những đặc thù riêng của loại hình truyền thông đại chúng này truyền hình
tiếp tục giữ vững được vị thế của mình trong lòng công chúng. Để hiểu rõ hơn
những ứng dụng khoa học công nghệ vào truyền hình chúng ta cùng đi sâu vào
những công nghệ mới mà truyền hình đang sử dụng và tương lai sẽ tiến hành.
1.2.1, Truyền hình tử bỏ công nghệ anolog để chuyển sang một thời đại
truyền hình mới.
Công nghệ truyền hình tương tự Analog đã gắn bó với truyền hình trong
những năm tháng đầu tiên khi truyền hình ra đời và sau bao năm công nghệ này
phục vụ cho sự phát triển của truyền hình thì giờ nó đang lui dần về quá khứ để
nhường bước cho những công nghệ truyền hình mới ( cáp hữu tuyến, truyền hình
internet ) phát triển.
Truyền hình theo công nghệ anolog ra đời gần như cùng với chiếc tivi đen
trắng và tồn tại cho đến ngày nay (tất nhiên được cải tiến theo thời gian, đặc biệt từ
khi có tivi màu) Là kỹ thuật truyền hình mặt đất bằng tín hiệu analog, được biết
đến với dạng hình sin (khác với truyền hình kỹ thuật số được số hóa ra những con
số 0, 1). Tín hiệu analog là tín hiệu liên tục,đồ thị biểu diễn tín hiệu analog là một
đường liên tục(ví dụ sin,cos,hoặc đường cong lên xuống bất kỳ),analog có nghĩa là
tương tự,tương tự có nghĩa là tín hiệu lúc sau cũng có dạng tương tự như lúc trước
19
Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông
Lý Luận Truyền Hình
đó,nói tương tự ko có nghĩa y chang mà có nghĩa tương tự về bản chất tín
hiệu,nhưng sẽ khác về cường độ tín hiệu lúc sau so với lúc trước.trong thiết bị điện
tín hiệu analog là dòng điện,trong cuộc sống analog có thể là tín hiệu âm thanh ta
nghe,hình ảnh ta thấy,trong viễn thông là sóng điện từ(tức ánh sáng không nhìn
thấy)
+ Ưu điểm của truyền hình này là dễ triển khai, chi phí thấp.
+ Nhược điểm về mặt kỹ thuật là dễ nhiễu sóng trong điều kiện thời tiết xấu,
chất lượng hình ảnh – âm thanh trung bình. Đặc biệt, chuẩn analog chỉ cho phép
phát được một chương trình trên mỗi kênh, rất lãng phí tài nguyên tần số (chuẩn
của truyền hình kỹ thuật số mặt đất cho phép phát tới 8 chương trình).
Chính vì có nhược điểm là thu bắt sóng kém khi thời tiết xấu nên truyền hình theo
công nghệ anolog hay làm chất lượng các chương tình truyền hình giảm và thông
tin được truyền tải đến công chúng. So với truyền hình cáp hữu tuyến thì anolag
thật sự có nhiều khuyết điểm hơn.Để rõ hơn về những ưu thế mà truyền hình cáp
hữu tuyến hơn anolag ta hãy xem cách phát truyền tín hiệu digital là tín hiệu số,chỉ
bao gồm hai mức cao và thấp(trong máy tính là 0 và 1),tức là không liên tục.trong
điện tử và máy tính,điện thế cao đại diện cho mức 1,thấp cho mức 0,thông thường
là 5 vôn và 0 vôn.nhưng trong bộ vi xử lý hiện nay,mức cao chỉ cỡ 1 vôn,mức thấp
là 0 vôn, để tiết kiệm điện.
Tại sao phải có tín hiệu số,đó là bởi vì tín hiệu số có một lợi thế nổi trội so
với analog là có thể lưu giữ và xử lý thông tin được (CPU- máy tính chỉ hoạt động
với mức 1 vôn và 0 vôn để xử lý thông tin),cũng có thể lưu giữ thông tin dưới dạng
analog (ví dụ băng video,ổ cứng ata,sata),nhưng để xử lý thông tin thì nó cũng cần
chuyển sang dạng 0 và 1 trước,
tín hiệu số là tín hiệu không liên tục,nên để chuyển từ analog sang số ta phải chia
nhỏ tín hiệu analog thành nhiều phần nhỏ (gọi là lấy mẫu), rồi dùng nhiều số 0 và 1
20
Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông
Lý Luận Truyền Hình
đại diện cho từng phần nhỏ đó,đem cpu xử lý,sau xử lý thì máy sẽ ghép những
phần riêng rẽ lại rồi nối lại cho liên tục(chuyển từ số sang tương tự) và chuyển cho
thiết bị analog khác để lưu giữ hoặc hiển thị cho con người thấy(ví dụ hình ảnh
trên monitor),máy tính analog chỉ có trong những phòng thí nghiệm cao cấp về
khoa học máy tính
tín hiệu analog chủ yếu để truyền tải thông tin đi xa,ví dụ tín hiệu truyền hình,vệ
tinh,di động,cáp quang.
Để thấy rõ những ưu việt của truyền hình kỹ thuật số với truyền hình anolog
ta xem bảng so sánh sau:
Nội dung so sánh Truyền hình analog Truyền hình lỹ thuật số
Tín hiệu khi TV bắt
được
Giống tín hiệu gốc đã được mã hóa
Năng lượng cho
quá trình truyền tải
(máy thu, máy
Tốn năng lượng Tiết kiệm năng lượng hơn
21
Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông
Lý Luận Truyền Hình
phát)
Chất lượng hình
ảnh, âm thanh
- Hình bị mờ, chập chờn,
các hình bị chồng lên
nhau.
- Âm thanh nhiều lúc bị
nhiễu, không rõ
- hình có độ nét cao, sắc nét,
màu sắc đẹp, không bị hiện
tượng bóng hình, can nhiễu
- âm thanh chất lượng tương
đương với nghe từ đĩa CD,
trong trẻo, rõ ràng.
Khoảng cách kết
nối với đài
Ngắn hơn, càng xa tín
hiệu càng bị nhiễu
Dài hơn
Khả năng phát
sóng trên cùng một
băng tần
Chỉ phát được một kênh
duy nhất
có thể phát sóng được nhiều
kênh, tiết kiệm được tài nguyên
tần số.
Các tính năng khác Rất ít và kém chất lượng Nhiều tính năng quan trọng
như: cung cấp video trương tác,
các dịch vụ dữ liệu, dễ lưu trữ,
sao chép vào ổ cứng, đĩa mà
không ảnh hưởng đến chất
lượng
Qua bảng so sánh trên, ta có thể thấy, công nghệ truyền hình với việc áp
dụng truyền hình kỹ thuật số sẽ mang lại nhiều lợi ích và tính năng hiện đại, chất
lượng.
Vì những ưu thế mới của truyền hỉnh cáp hữu tuyến và các công nghệ truyền hình
mới chuẩn bị ra đời để áp dụng vào truyền hình, trên thế giới nhiều nước đã bắt
đầu từ giã công nghệ truyền hình anolog để có áp dụng các công nghệ truyền hình
khác, vào ngày 12/6/2009 tất cả TV sử dụng công nghệ anolog tại Mỹ sẽ chấm dứt
hoạt động, để nhường chỗ cho kỷ nguyên mới của truyền hình kĩ thuật số.
22
Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông
Lý Luận Truyền Hình
Ngày 25/7/ 2011 Nhật bản, một cường quốc mạnh về khoa học công nghệ
truyền hình cũng đã tuyên bố từ bỏ công nghệ truyền hình anolog để bước sang
công nghệ truyền hình kĩ thuật số.
Tại Việt Nam quá trình chuyển đổi từ truyền hình anolog sang truyền hình kĩ
thuật số cũng đang được hoàn tất và đài truyền hình kĩ thuật số VTC đang đi tiên
phong trong cuộc chuyển đổi này. Với truyền hình kỹ thuật số, người xem được
hưởng thụ nhiều hơn bởi tín hiệu số cho phép truyền hình ảnh và âm thanh với chất
lượng tốt hơn. Sử dụng cùng một dải tần, người xem có thể truyền nhiều chương
trình truyền hình một lúc thay vì chỉ một như đối với tín hiệu analog, giúp có nhiều
lựa chọn hơn trong việc chọn kênh.
Truyền hình kỹ thuật số còn giúp giải phóng những dải tần số sóng vô tuyến
vốn được dùng cho tín hiệu TV để sử dụng vào những mục đích khác như liên lạc
của cảnh sát, cứu hỏa và cứu hộ. Đồng thời một phần của các dải tần được giải
phóng sẽ được bán đấu giá cho các công ty có nhu cầu để họ có thể cung cấp
những dịch vụ wireless tốt hơn, chẳng hạn như wireless băng thông rộng.
Sự chuyển đổi từ công nghệ anolog sang công nghệ truyền hình kĩ thuật số là điều
tất yếu khi anolog không còn đáp ứng được nhu cầu của công chúng truyền hình
ngày càng khắt khe. Sự chuyển đổi sẽ là một bước tiến cho sự lớn mạnh của truyền
hình và đưa nó giữ vững vị thế là một loại hình truyền thông đại chúng mạnh mẽ
bởi những khuôn hình mạnh mẽ sống động, âm thanh chân thật.
2. Một số công nghệ truyền hình mới áp dụng cho sự phát triển của
truyền hình.
2.1 Hệ thống truyền hình cáp hữu tuyến.
23
Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông
Lý Luận Truyền Hình
CATV ( Community Antenna Television) gồm có anten thu hình cực nhạy
đặt tại vị trí cao thu sóng tốt nhất, tín hiệu thu được đưa vào bộ khuếch đại cao
tần ( RFA) để tăng mức tín hiệu đủ mạnh và truyền tải qua mạng cáp đồng trục đưa
đến từng gia đình Nhân dân ở các vùng này không cần mua anten mà chỉ cần
đóng khỏan tiền nhỏ là được nối vào mạng CATV. Về sau truyền hình cáp được gọi
rõ là “Truyền hình cáp hữu tuyến CATV” để phân biệt với thụat ngữ “Truyền hình
cáp không dâyMMDS” hoặc “Truyền hình cáp vô tuyến MMDS”
Truyền hình cáp hữu tuyến có thể coi là được khai sinh vào cuối những năm
50 ở Hoa Kỳ. Trong quá trình xây dựng mạng truyền hình quảng bá phát sóng
VHF, các nhà kỹ thuật truyền hình mỹ đã vấp phải một vấn đề khó giải quyết là
vùng tối ở những khu vực có nhiều núi non. Giải pháp được tìm ra lúc đó là nền
tảng của công nghệ CATV hiện đại: Thu sóng truyền hình tại một điểm thu tốt rồi
dẫn tín hiệu đến vùng tối gần đó bằng dây dẫn và cũng trên những tần số dùng cho
truyền hình.
Sau khi triển khai CATV để đáp ứng nhu cầu nói trên, người ta nhận thấy
CATV có ưu điểm hết sức lớn lao là giải quyết được vấn đề mà truyền hình Hoa
Kỳ vấp phải trên đường phát triển. Đó là mâu thuẫn giữa việc gia tăng kênh phát
sóng với tình trạng cạn kiệt quỹ tần số và vấn đề can nhiễu. Những kênh truyền
hình mới phát qua dây dẫn không làm nhiễu sóng các kênh truyền hình đã có và
truyền hình dây dẫn đã là một vùng đất mới để xây dựng các đài truyền hình cỡ
nhỏ với một số lượng khá lý tưởng. Từ đây, các nhà kỹ thuật truyền hình Mỹ đã
làm được điều mà trước đây họ rất lúng túng.
Nhiều kênh truyền hình chỉ phát qua dây dẫn đã được xây dựng và hoạt
động rất hiệu quả. Mạng dây dẫn không còn chỉ ở những vùng tối, mà nó dần dần
mở rộng ra những vùng thu tốt sóng truyền hình. Và rồi người ta “khám phá” một
24
Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông
Lý Luận Truyền Hình
công năng lợi hại của truyền hình dây dẫn: Truyền hình trả tiền! Từ đó CATV đồng
nghĩa với truyền hình trả tiền.
Thập niên 70, công nghệ CATV đã phát triển ở nhiều quốc gia, đặc biệt là
châu Âu và Bắc Mỹ. Mãnh đất màu mỡ để CATV phát triển không phải là những
vùng tối khu vực núi non như ở Mỹ những năm trước, mà là những thành phố lớn
đông đúc dân cư, nơi mà người ta dễ dàng thi công mạng cáp với giá thành thấp
nhất và là thị trường thuê bao tiềm năng.
Ngày nay, truyền hình cáp dây dẫn không còn là một thứ xa xỉ phẩm của các
nước công nghệ truyền hình phát triển. Mạng truyền hình dây dẫn là mạng không
thể thiếu bên cạnh mạng điện và điện thoại ở các thành phố, thị trấn, thậm chí
huyện lỵ, xóm làng. Từ năm 1993, mạng CATV đã được xây dựng ở TPHCM và
không lâu sau đó ở Hà Nội. Từ năm 2003, Trung tâm Truyền hình Cáp Đài Truyền
hình TPHCM đã triển khai mạng truyền hình cáp CATV ở TPHCM. Hiện nay,
nhiều địa phương ở Việt Nam đã có mạng CATV ( Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng,
Qui Nhơn…).
Trong quá trình số hoá công nghệ truyền hình, tiêu chuẩn truyền hình số cho
CATV đã được giới thiệu với tên gọi DVB-C vào giữa thập niên 90 và đã được
khai thác thương mại.
Truyền hình cáp hữu tuyến CATV được vận dụng linh hoạt để giải quyết
triệt để 100% dân số xem truyền hình . Mạng cáp hữu tuyến CATV có cấu trúc rất
đơn giản , đầu tư kỹ thuật rất ít , lắp đặt dễ dàng , nhanh chóng với chất lượng
cao , ổn định quanh năm và phổ biến ở tất cả địa hình phức tạp trên mọi lãnh thổ .
Qua khảo sát tại các nước , đặc biệt là Trung Quốc , ta thấy rõ “ truyền
hình cáp CATV đến mọi gia đình ở mọi xóm thôn “ , đã có 90 triệu thuê bao xem
23-26 chương trình phát thanh - truyền hình và các loại hình thông tin khác .
25