Kỹ năng, phương pháp làm bài thi
Phương pháp làm bài và đạt điểm cao là một kỹ năng có được nhờ rèn luyện.
Thiếu kiến thức về kỹ năng này, một thí sinh học lực khá giỏi cũng có thể
phải nhận điểm số kém cỏi. Sau đây là tóm lược phương pháp căn bản để
làm một bài thi tự luận hoặc trắc nghiệm.
Thí sinh nên biết các phương pháp làm nhiều dạng bài thi khác nhau và
thực hành chúng.
* Năm 2011, nội dung đề thi tốt nghiệp THPT và đề thi tuyển sinh
ĐH, CĐ sẽ bám sát chương trình THPT, chủ yếu lớp 12 . Điểm khác
cơ bản giữa đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ và thi tốt nghiệp THPT là đề thi
tuyển sinh có tính phân hóa cao hơn. Vì thế các bạn nên xác định
sớm sẽ làm bài thi theo chương trình nào của phần tự chọn (phần đề
riêng) ngay từ khi ôn thi, để khi vào phòng thi không mất thời gian
cho việc xem xét, lựa chọn.
1. Những nguyên tắc cơ bản trước khi làm bài thi:
- Mang đủ học cụ: Trước khi thi, bạn nhớ chuẩn bị tất cả những thứ
học cụ (được phép mang vào phòng thi) có thể dùng đến
- Không bao giờ đến muộn: Vì sao thì bạn đã biết rồi đó.
- Đừng quan tâm những lời bàn tán: Đã quá muộn để nhét thêm bất
cứ thứ gì vào đầu và nó sẽ chỉ làm bạn thêm bối rối.
- Làm đúng theo những hướng dẫn, quy định của kỳ thi: Điền đầy đủ
thông tin yêu cầu như SBD, họ tên vào bài làm và đề thi, tuyệt đối
không nên "để tí nữa rồi tính sau" mà nên làm việc này ngay. Sau khi
điền đầy đủ họ tên, SBD rồi thí sinh cần kiểm tra xem đề thi có sai
sót, đề bị thiếu, đề mờ, rách gì hay không. Nếu có thì xin giám thị đổi
ngay tờ khác để tránh mọi sự cố khi làm bài thi sau này.
2. Cách làm bài thi viết (tự luận): Toán, văn, sử địa.
- Bạn nên đọc tất cả các câu hỏi cẩn thận trước khi viết câu trả lời
cho bất cứ câu hỏi nào của đề bài: Cách bạn sử dụng 5 phút đầu tiên
cho một bài thi viết là tối quan trọng. Đọc lướt một lượt từ đầu đến
cuối đề thi (đừng quên trang sau cùng) để nắm được kết cấu đề thi
và biết cách phân bố thời gian làm bài. Ngoài ra việc này còn nhằm
để đưa thông tin vào trí óc của mình ở dạng tiềm thức, thông báo
trước cho não bộ biết về những nhiệm vụ sắp tới, để những vùng
não bộ nào có liên quan nhanh chóng bước vào trạng thái sẵn sàng
chờ lệnh, kích hoạt toàn bộ kiến thức và kinh nghiệm đã có, qua đó
nâng cao hiệu quả làm bài.
- Chọn các câu hỏi dễ nhất hoặc bạn am tường nhất để làm trước.
Bạn cũng nên phân chia thời gian tương ứng cho mỗi câu tùy vào
điểm số của nó. Nếu câu hỏi dường như dài và phức tạp, hãy chia nó
ra thành nhiều ý mà bạn có thể giải quyết. Cố gắng bắt đầu viết một
thứ gì đó cho tới khi bạn có câu trả lời tương đối tốt cho bài thi.
Trường hợp quá khó, đừng dành thời gian cho câu hỏi đó. Bạn có
thể trở lại câu hỏi “khó ăn” này sau khi hoàn thành những câu dễ
hơn.
- Viết một đề cương đơn giản: Hãy dùng những cụm từ ngắn để viết
những thông tin, diễn đạt suy nghĩ vào lề của tờ đề thi những điểm
chính yếu sẽ có trong câu trả lời của mình.
- Không dài dòng, tránh lạc đề: Không bao giờ thêm vào câu trả lời
những thông tin xa lạ chỉ để có một bài làm dài dòng.
- Đừng hoang mang khi không đủ thời gian: Bạn biết câu trả lời cho
những câu hỏi còn lại nhưng chưa kịp làm thì đã sắp hết giờ. Bạn
nên làm gì? Cách xử lý tốt nhất là làm “đề cương” cho các câu trả lời.
Liệt kê những đề mục cốt lõi, các tiêu đề và tóm tắt luận cứ hổ trợ.
Bạn vẫn có thể nhận được điểm số nếu có đáp án đúng.
- Đối với môn Toán: Bạn cũng nên đọc qua toàn bộ đề bài trước khi
bắt đầu giải bất cứ bài nào. Hãy gạch đười những từ khóa, dữ liệu
quan trọng cho bạn biết phải làm gì, ghi chú bên lề của tờ đề bất cứ
suy nghĩ nào xảy ra trong đầu. Tiếp tục tương tự tới bài tiếp theo như
vậy, bạn sẽ có nhận định khá rõ ràng về những bài tương đối dễ hay
khó (cũng làm dễ trước khó sau) và nhớ cẩn thận, không vội vàng
trong tính toán.
Ngoài ra, trong khi làm bài cũng nên nhớ: Không bao giờ gian lận;
viết rõ ràng; màu mực theo quy chế thi; xem lại cẩn thận bài làm và
đừng nộp bài thi của bạn trước chính thức hết giờ.
3. Cách làm bài thi trắc nghiệm: Hóa, sinh, lý, ngoại ngữ…
- Nguyên tắc cơ bản để làm bài thi trắc nghiệm khác với nguyên tắc
làm bài thi tự luận: Bạn chỉ lướt qua đề thi để xem có bao nhiêu câu
hỏi và bao nhiêu trang đề, chứ bạn không nên đọc hết nội dung các
câu hỏi trước khi đánh dấu các câu trả lời của bạn. Cách tốt nhất là
trả lời các câu hỏi theo thứ tự ghi trên đề thi. Bỏ trống các câu hỏi
khó (đánh dấu bằng dấu “?”) và chuyển sang câu tiếp theo.
- Khi phải lựa chọn một trong nhiều đáp án: Cách quyết định tốt nhất
là có câu trả lời của mình trước khi nhìn vào đáp án. Nếu bạn nhìn
thấy ngay câu trả lời mà bạn đoán, bạn vẫn nên kiểm tra các lựa
chọn khác để đảm bảo rằng không có cái nào dưởng như “đúng hơn”
cái mà bạn đoán.
- Nếu bạn không biết câu trả lời: Bạn hãy đọc cẩn thận từng lựa chọn
và loại trừ những lựa chọn bạn chắc là sai. Như vậy, bạn tìm được
câu trả lời đúng sau quá trình loại trừ.
- Thêm một vài mẹo: Nếu bạn đã qua các bước mà không thể có đáp
án cho một câu hỏi nào đó thì hãy đoán mò (mang lại cho bạn ít nhất
một cơ hội để trả lời đúng), chứ đừng bỏ không làm vì có sai cũng
không bị trừ điểm. Một số kinh nghiệm đoán mò được lưu truyền
trong sinh viên, học sinh (dù không có cơ sở khoa học) nhưng thực
tế cũng đúng một phần nào đó như: Không chọn (không tô đậm)
những đáp án có nội dung: Tất cả đều đúng, luôn luôn, không bao
giờ, duy nhất chỉ… (bởi không có gì trên đời là tuyệt đối); Họ khuyên
bạn chọn những đáp án sử dụng những từ ngữ như: đôi khi, thường
thường, thông thường, bình thường…; Họ cũng khuyên chọn đáp án
(B) hoặc (C); nên chọn đáp án ngắn nhất hoặc dài nhất trong các
chọn lựa; một vài người còn khuyên, nếu phải đoán mò, đừng thay
đổi chọn lựa ban đầu bởi trực giác của bạn thường luôn luôn đúng…
Tuy vậy, bạn hãy cố gắng làm bài theo khả năng của mình, chỉ
“đoán” khi không còn cách nào khác. Như D. Roosevelt (tổng thống
nổi tiếng của Hoa Kỳ), đã từng khuyên một nhóm sinh viên: “ Chọn
một phương pháp và thử nó là điều bình thường. Nếu nó sai, thẳng
thắn công nhận điều đó và thử cách khác. Nhưng trên hết là phải thử
một cái gì đó”.