Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thích ứng với phương thức đào tạo tín chỉ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.33 KB, 6 trang )

Thích ứng với phương thức đào tạo tín chỉ
Đào tạo tín chỉ đem lại nhiều cơ hội tốt cho những sinh viên biết chủ động
và tích cực trong học tập nhưng cũng sẽ là “cái bẫy” cho những sinh viên có
nhận thức và định hướng không đúng về việc học tập của mình.


5 sinh viên ĐHKHXH&NV- ĐHQGHN sắp nhận bằng tốt nghiệp sớm hơn
một năm nhờ đào tạo tín chỉ: Dương Thị Oanh Thanh, Ninh Thị Ánh Hồng,
Nguyễn Thị Phượng, Vũ Thị Kim Loan, Đồng Thị Chinh. (Ảnh Vietnamnet).

Ý kiến của PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Hiệu phó trường ĐHKHXH&NV-
ĐHQGHN xung quanh vấn đề - SV "đi tắt" và học tín chỉ đang được rất
nhiều bạn trẻ quan tâm.
- Thưa PGS.TS Nguyễn Kim Sơn với tư cách vừa là giảng viên vừa là nhà
quản lý của trường ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN, thầy đánh giá như thế nào
việc 5 sinh viên của trường được nhận bằng sớm hơn một năm cũng như
việc đào tạo tín chỉ hiện nay?

Phải nói ngay là tốt nghiệp đại học với chất lượng tốt và trong thời gian
nhanh nhất là mong muốn của số đông sinh viên. Trước đây với đào tạo theo
niên chế, sinh viên không có cơ hội thực hiện được điều này. Đào tạo tín chỉ
đã mở ra cơ hội mới cho các bạn sinh viên cho phép các bạn có rút ngắn quá
trình đào tạo, tối thiểu là 3 năm. Tôi nghĩ các bạn sinh viên trên là những
người đã tận dụng được cơ hội trong điều kiện đào tạo cho phép, biết chớp
thời cơ cộng với nỗ lực riêng của cá nhân nên đã thành công.
Điều này cũng phản ánh rằng các sinh viên trên là những người đã thích ứng
được với phương thức đào tạo mới. Bên cạnh đó, nó cũng cho thấy những
khả năng mới, điều kiện mới, cơ hội mới mà đào tạo tín chỉ đem lại cho sinh
viên.

- Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng bên cạnh những nỗ lực bản thân, các sinh


viên này đã có những thuận lợi đặc biệt trong việc sắp xếp thời khoá biểu
các môn học ngành Triết học so với các ngành học khác. PGS có thể nói rõ
về điều này?
Tôi có thể khẳng định ngay rằng về cấu trúc chương trình đào tạo cũng như
sắp xếp thời khoá biểu chương trình đào tạo của các ngành học đều không có
sự ưu tiên riêng biệt cho ngành này hay ngành khác.

Có chăng nếu gọi là ưu tiên thì đó là những ưu tiên chung cho tất cả những
sinh viên tham gia vào quá trình đào tạo tín chỉ. Đó là hàng năm, căn cứ vào
số sinh viên sắp ra trường cũng như số sinh viên mong muốn “học vượt”,
nhà trường có thể mở một số lớp, môn học vào thời gian hè để số đông sinh
viên có khả năng đẩy nhanh thời gian tích lũy môn học. Nhưng lưu ý rằng
những lớp này được mở dựa vào nhu cầu thực tế, căn cứ vào quá trình theo
dõi tốc độ tích luỹ môn học của sinh viên các khoá.
- Để sinh viên làm quen với cách học tín chỉ nhà trường đã có những biện
pháp gì?

Nhà trường đã in và phát cho mỗi sinh viên một cuốn “Sổ tay sinh viên”
trong nó có nói toàn bộ những thông tin về học tín chỉ. Mặt khác, ngay
những ngày bước vào năm học nhà trường tổ chức học chính trị cho sinh
viên. Trong đó có một buổi dành cho việc trao đổi cách học tín chỉ giữa nhà
trường và các em. Ngoài ra, trong nhiều hoạt động khác sinh viên có thể tìm
hiểu việc học tín chỉ.
- Để lên kế hoạch học tập tốt nhất cho mình, sinh viên phải được thông tin
chính xác về các lớp, môn học và được tư vấn kịp thời trong quá trình học.
Trong thời gian tới, nhà trường sẽ làm gì để đảm bảo việc cập nhật thông tin
đến sinh viên cũng như tăng tính hiệu quả trong các hoạt động tư vấn?

Thông tin chính xác về lớp, môn học đến sinh viên là rất cần thiết của đào
tạo tín chỉ, và nhà trường đã, đang thực hiện khá tốt nhiệm vụ này để việc

đào tạo tín chỉ được vận hành tốt. Còn hoạt động tư vấn học tập cho sinh
viên hiện nay liên quan đến nhiều bộ phận: phòng đào tạo, giáo vụ khoa và
đặc biệt là đội ngũ cố vấn học tập. Các bộ phận tư vấn này sẽ tư vấn cho sinh
viên về nhiều vấn đề như: phương pháp học tốt, tư vấn học ngành chính,
ngành phụ, lựa chọn môn học phù hợp vào từng thời điểm… Trong đó, một
trong những tư vấn quan trọng là cảnh báo những sinh viên có tốc độ tích
luỹ môn học chậm, giúp họ đẩy nhanh tốc độ tích luỹ để đảm bảo kế hoạch
học tập.
Tuy nhiên, tôi vẫn nhấn mạnh là trong đào tạo tín chỉ thì kết quả học tập có
tốt hay không là phụ thuộc chủ yếu vào sự chủ động của cá nhân, các hoạt
động tư vấn chỉ là hỗ trợ.

- Nhiều người cho rằng quy định về trình độ tiếng Anh tối thiểu đối với đào
tạo hệ chuẩn được bắt đầu áp dụng từ khoá học 2009 và đào tạo chất lượng
cao hoặc tương đương là một trong những điều kiện để xét tốt nghiệp hơi
cao. PGS có cho rằng điều này có khả năng làm giảm tỉ lệ tốt nghiệp sớm và
đúng hạn của sinh viên các khoá sau hay không?
Cũng không hẳn là như vậy vì học tập ở đại học là cả một quá trình lâu dài
trong nhiều năm chứ không chỉ trong thời gian ngắn. Đối với những sinh
viên có đủ năng lực giải quyết tốt kế hoạch học tập của mình thì họ cũng sẽ
dễ dàng vượt qua yêu cầu về trình độ ngoại ngữ.

- PGS có thể đưa ra một dự đoán về khả năng thành công trong việc học
vượt của các sinh viên khoá tiếp theo?
Mục tiêu quan trọng nhất của nhà trường là chất lượng đào tạo. Sẽ là lý
tưởng nếu các sinh viên vừa học với chất lượng tốt, ra trường có thể đáp ứng
được công việc, vừa hoàn thành việc học trong thời gian ngắn nhất. Nhà
trường luôn luôn ủng hộ những kế hoạch học tập tốt của các bạn. Căn cứ vào
việc theo dõi tốc độ tích luỹ môn học hiện nay, các khoá học sau, tức là từ
khoá QH-2008-X hứa hẹn sẽ có thêm nhiều sinh viên có thể tốt nghiệp sớm

ở rất nhiều khoa khác chứ không chỉ là Khoa Triết học như năm nay.
Tuy nhiên, tôi cũng chia sẻ suy nghĩ rằng các bạn sinh viên đừng chỉ nên học
vì mục tiêu học sớm, học vượt, tức là học các môn với kết quả trung bình đủ
để đối phó nhằm được ra trường sớm, mà quên đi mục tiêu hàng đầu là học
phải có chất lượng. Những sinh viên ra trường sớm nhưng chỉ có kết quả học
tập trung bình không phải là những người đáng được cổ vũ.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều sinh viên đang thuộc diện có tốc độ tích luỹ môn
học dưới trung bình thì hãy cẩn thận và cố gắng hơn. Đào tạo tín chỉ đem lại
nhiều cơ hội tốt cho những sinh viên biết chủ động và tích cực trong học tập
nhưng cũng sẽ là “cái bẫy” cho những sinh viên có nhận thức và định hướng
không đúng về việc học tập của mình.

×