Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

“Một số biện pháp xây dựng môi trường xanh, sạch đẹp, an toàn, thân thiện giúp trẻ mẫu giáo 56 tuổi hoạt động hiệu quả năm học 20172018”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.04 MB, 41 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

Chương I. Cơ sở đề xuất giải pháp
1. Sự cần thiết hình thành giải pháp
2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp
3. Mục tiêu của giải pháp
4. Các căn cứ đề xuất giải pháp
1.4.1. Cơ sở pháp lý
1. 4.2. Cơ sở thực tiễn
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.6. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Chương II. Quá trình hình thành và nội dung sáng kiến
1. Quá trình hình thành sáng kiến
2. Nội dung sáng kiến
Biện pháp 1: Tạo mơi trường xanh, sạch, đẹp, an tồn, thân
thiện cho trẻ
Biện pháp 2: Lồng ghép giáo dục môi trường có hiệu quả
trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ
Biện pháp 3: Phối hợp với cha mẹ trẻ, cơ quan, đoàn thể
Chương III. Đánh giá hiệu quả sáng kiến
1. Thời gian áp dụng
2. Hiệu quả áp dụng
3. Khả năng triển khai, áp dụng biện pháp
4. Kinh nghiệm thực tiễn khi áp dụng giải pháp
Chương IV. Kết luận, đề xuất, khuyến nghị
1. Kết luận
2. Đề xuất, khuyến nghị


2-3
3-4
4
4-6
6-7
7
7
8-9
10-17
17-29
29-31
32
32-34
35
35
36
36

Chương I
Cơ sở đề xuất sáng kiến
1. Sự cần thiết hình thành sáng kiến
Mơi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh
thái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Những năm gần đây số cơn bão lũ, những hiện tượng bất thường ngày càng gia
1


tăng về số lượng và cường độ gây ra không ít những thiệt hại và khó khăn vơ
cùng lớn cho con người. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình
trạng trên là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy, hiểu biết

về mơi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trở nên là vấn đề cấp bách, có tính
chiến lược tồn cầu; và nhiệm vụ cần thực hiện ngay là việc giáo dục và xây
dựng mơi trường xanh-sach-đẹp. Điều đó rất cần sự chung tay của tất cả mọi
người, cộng đồng, mỗi cá nhân.
Ngành giáo dục những năm gần đây đã có những chỉ đạo yêu cầu xây
dựng môi trường xanh-sạch-đẹp, an tồn, thân thiện trong trường học. Khơng
những góp phần vào việc bảo vệ mơi trường cịn nhằm mục đích tạo nên mơi
trường ln xanh mát, an tồn, gần gũi với thiên nhiên giúp trẻ được tích cực
hoạt động, sáng tạo, nâng cao hiệu quả trong hoạt động vui chơi, học tập cho trẻ
mầm non nói riêng, cho ngành giáo dục nói chung.

(Khoảng xanh tại sân chơi nhà trường)
Đối với giáo dục mầm non, nội dung giữ gìn mơi trường xanh-sạch-đẹp
được thực hiện theo hướng tích hợp các nội dung hoạt động chăm sóc và giáo
dục hàng ngày nhằm giúp trẻ 5- 6 tuổi tham gia vào hoạt động ngoài ra cịn thể
hiện ở cảnh quang, có nhiều khoảng xanh trong tổng thể kiến trúc trong và ngoài
2


trường học; ở mối quan hệ giao tiếp, tương tác giữa cô với trẻ, giáo viên với
giáo viên, giáo viên với phụ huynh, trẻ với trẻ, trẻ với mọi người xung
quanh...trong nhà trường. Độ tuổi 5-6 tuổi là độ tuổi trẻ lớn nhanh nhất, khả
năng tiếp thu kiến thức mới cũng như hình thành các kĩ năng kĩ xảo vượt trội
đặc biệt là ln ham học hỏi, tị mị, thích khám phá thế giới xung quanh. Vì
vậy, việc lồng ghép các nội dung giáo dục về môi trường cho trẻ giúp trẻ ngồi
có được một thể chất tốt, có vốn kiến thức rộng về thế giới xung quanh, thì hiểu
biết về mơi trường cũng góp phần phát triển tồn diện, chuẩn bị tâm thế cho trẻ
5-6 tuổi bước vào các cấp học tiếp theo.
2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến sáng kiến
Ngày nay, giáo dục môi trường đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng

trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học
đầu tiên: giáo dục mầm non. Để chăm sóc giáo dục trẻ có hiệu quả ngồi các
phương pháp và hình thức tổ chức cho trẻ thì mơi trường cho trẻ hoạt động cũng
chiếm một vai trị hết sức quan trọng nhằm giúp trẻ phát triển tư duy tốt. Trường
học xanh, sạch đẹp, an toàn, thân thiện không chỉ là nơi tạo điều kiện, cơ hội cho
trẻ vui chơi, học tập mà cịn là mơi trường sống lành mạnh, nơi đó trẻ phải được
đối xử cơng bằng, được quan tâm chăm sóc, giáo dục, được bảo vệ và tích cực
tham gia vào q trình học tập phát triển nhận thức một cách tồn diện. Vì vậy
việc tạo mơi trường xanh, sạch đẹp, an tồn, thân thiện trong lớp học mầm non
là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực.
Vừa qua UBND thành phố Vũng Tàu đã ban hành Kế hoạch số 2374/KHUBND ngày 28/4/2017 về việc thực hiện Chỉ thị 16-CT/TU ngày 23/9/2016 của
Thành ủy Vũng Tàu về việc xây dựng Vũng Tàu là thành phố du lịch xanh,
sạch , đẹp. Hưởng ứng chỉ thị trên toàn thể giáo viên cán bộ công nhân viên tại
đơn vị đã ra sức xây dựng môi trường trường học, lớp học xanh-sạch-đẹp, an
toàn, thân thiện để giúp trẻ mầm non hoạt động hiệu quả, tích cực.

3


Thực tế hiện nay việc xây dựng và giáo dục trẻ giữ gìn mơi trường cịn
chưa hiệu quả, chưa khắc sâu nội dung này đối với từng cá nhân trẻ. Một số giáo
viên gặp khó khăn trong xây dựng mơi trường, lồng ghép nội dung vào các hoạt
động chăm sóc giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, một số phụ huynh chưa chú ý giáo
dục trẻ ý thức giữ gìn mơi trường, để trẻ đi vệ sinh chưa đúng nơi, vứt rác hay
bẻ cây ngắt hoa trong sân trường; Giờ trả trẻ cịn một số phụ huynh nói chuyện,
trẻ vào góc thư viện đọc sách và vứt sách, truyện, báo chí xuống đất nhưng chưa
được phụ huynh giáo dục, nhắc nhở. Nhận thức được tầm quan trọng của công
tác xây dựng môi trường cho trẻ trong trường mầm non và với tình hình thực tế
tại lớp, cơ sở tơi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng môi trường xanh,

sạch đẹp, an toàn, thân thiện giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt động hiệu quả năm
học 2017-2018”.
3. Mục tiêu của sáng kiến
Nghiên cứu các hoạt động xây dựng và giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ
mầm non, từ đó đưa ra một số biện pháp tổ chức giáo dục trẻ 5-6 tuổi bảo vệ, giữ
gìn mơi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện nâng cao hiệu quả hoạt động
cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm non Trúc Xanh. Trên cơ sở đó, khơng chỉ giúp
trẻ hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ mơi trường mà cịn tạo cho trẻ có thói quen,
hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường.
4. Các căn cứ đề xuất sáng kiến
4.1.Căn cứ pháp lý
Ngày 21-4-2006, Vụ giáo dục Mầm non, Bộ giáo dục và đào tạo đã có
cơng văn hướng dẫn thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo về việc
“Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non giai
đoạn 2005-2010”. Công văn đã xác định rõ mục tiêu, nội dung của công tác giáo
dục bảo vệ môi trường và đề ra nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, các ngành tham gia
vào công tác giáo dục bảo vệ môi trường.

4


Ngày 19/8/2008 Bộ giáo dục và đào tạo cũng đã có kế hoạch số
7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTLL-TƯĐTN về việc triển khai phong trào thi đua
“Xây dựng trường học, học sinh tích cực”.
Trong năm học 2017-2018 ngành giáo dục thành phố Vũng Tàu tiếp tục
thực hiện có hiệu quả 9 nhiệm vụ của ngành giáo dục, trong đó triển khai thực
hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”. Thực hiện tốt Chỉ thị 16-CT/TU ngày 23/9/2016 của Thành ủy về việc
thực hiện nhiệm vụ xây dựng Vũng Tàu là thành phố du lịch “Xanh-sạch-đẹp”.
Vậy môi trường xanh-sạch-đẹp, an tồn, thân thiện chính là:

Mơi trường xanh là khuôn viên nhà trường được trồng cây xanh, cây có
bóng mát, cây cảnh hoặc trồng hoa trong chậu được đặt hoặc treo tại vị trí thích
hợp…đảm bảo hài hịa, phù hợp với tổng thể kiến trúc của nhà trường; phủ xanh
các khoảng đất trống, bố trí khn viên để xây dựng vườn trường một cách khoa
học hợp lý, phục vụ cho việc dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục.
Mơi trường sạch chính là sân trường, lớp học được vệ sinh sạch sẽ thường
xuyên; nhà vệ sinh sạch sẽ, thân thiện, khơng có hố đọng nước gây ô nhiễm;
thường xuyên có biện pháp xử lý, khử mùi hơi; rác phải được để trong thùng có
nắp đậy, đặt tại vì trí phù hợp, đảm bảo mĩ quan; thực hiện tốt công tác y tế
trường học, đặc biệt đối với các trường bán trú có bếp ăn cần đảm bảo vệ sinh an
tồn thực phẩm.
Mơi trường đẹp là mơi trường có cảnh quan hài hịa trong tổng thể kiến
trúc của nhà trường và đảm bảo tính thẩm mĩ; các bảng biểu, áp phích và bố trí,
sắp xếp hợp lý, đảm bảo tính tiện dụng và mĩ quan, học sinh có ý thức bảo vệ
mơi trường, biết sống hài hịa, thân thiện với thiên nhiên; đảm bảo mỗi trường
học thực sự là một trung tâm văn hóa giáo dục; khơng có tình trạng xả rác bừa
bãi ảnh hưởng mơi trường.
Mơi trường an tồn, thân thiện có các hệ thống điện, nước trong sân
trường được thiết kế đường chìm đúng kỹ thuật, đảm bảo an tồn. Có bờ rào,
hiên chơi với các song sắt bảo vệ đối với trẻ mầm non. Đặc biệt là các đồ dùng
5


đồ chơi, các khu vực, phịng ốc khơng có vật sắt, nhọn, được sắp xếp gọn gàng.
Ngoài ra, tại trường khơng có tai nạn thương tích xảy ra, ln đảm bảo vệ sinh
nguồn nước, an toàn thực phẩm đối với trẻ. Cùng với việc xây dựng môi trường
xanh - sạch - đẹp tạo cảm giác thân thiện, giáo viên luôn tôn trọng, đối xử thân
thiện, công bằng với trẻ, tạo các cơ hội cho trẻ hoạt động và bộc lộ nhu cầu tình
cảm trong mơi trường an tồn.
Vậy trường học thân thiện ở trường mầm non không chỉ là nơi tạo điều

kiện, cơ hội cho trẻ được vui chơi, học tập mà cịn là nơi có mơi trường sống
lành mạnh và an tồn, nơi đó trẻ được đối xử cơng bằng, được quan tâm chăm
sóc giáo dục, được bảo vệ và tích cực tham gia vào q trình học tập góp phần
phát triển nhận thức của trẻ một cách tồn diện. Vì vậy xây dựng một mơi
trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện là một trong những yếu tố để xây
dựng nên trường học thân thiện, học sinh tích cực theo quan điểm lấy trẻ làm
trung tâm.
4.2.Cơ sở thực tiễn
Để xây dựng mơi trường xanh, sạch, đẹp, an tồn, thân thiện đòi hỏi người
giáo viên phải hết sức linh hoạt, có kế hoạch và dự kiến ngay từ đầu năm học,
ngồi ra yếu tố góp phần quan trọng trong cơng tác xây dựng trường học đó là
sự phối hợp của phụ huynh, sự chung sức của cán bộ giáo viên, trẻ và cộng
đồng.
Một số năm gần đây, các lớp 5-6 tuổi tại đơn vị đã chú trọng và xây dựng
mơi trường xanh, sạch, đẹp, an tồn, thân thiện cho trẻ. Sau một thời gian triển
khai đơn vị đã đạt được một số kết quả tích cực. Riêng năm học 2016-2017 vừa
qua:
+ Trường, lớp có nhiều cây xanh, cây bóng mát, cây cảnh, chậu hoa.
Phòng ốc mỗi lớp mát mẻ, thống, sạch sẽ vệ sinh.
+ 100% lớp có đầy đủ các cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị
học liệu phục vụ cho hoạt động học tập, vui chơi của trẻ theo thông tư 02 Bộ
giáo dục và đào tạo qui định.
6


+ 100% trẻ được hoạt động học tập, vui chơi theo đúng kế hoạch đề ra.
+ Mỗi năm trẻ được tham quan dã ngoại từ 1-2 lần một số địa điểm, danh
lam thắng cảnh tại thành phố Vũng Tàu.
+ Trẻ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi, hoạt động, được hịa mình vào
thiên nhiên ở sân chơi có bóng mát, thiết bị đồ chơi ngoài trời an toàn, thẩm mĩ.

Ngoài ra, giáo viên đã làm một số đồ chơi tự tạo từ lốp xe ô tô, xe máy tạo nên
những đồ chơi mang tính sáng tạo cho trẻ.
+ 100% trẻ được hoạt động ít nhất 3 buổi/tuần tại các góc chơi với đầy đủ
đồ chơi phù hợp với chủ đề, khả năng nhận thức của trẻ. Góc chơi sắp xếp, bố trí
phù hợp, dễ di chuyển. Linh hoạt giữa các khu vực chơi, học tập trong lớp.
+ Môi trường trong lớp và ngồi lớp được trang trí thẩm mĩ, có tính mở.
Đặc biệt, giáo viên ln chú ý đến những sản phẩm của trẻ để trang trí theo từng
chủ đề.
+ Đảm bảo an tồn cho trẻ, khơng có tai nạn thương tích xảy ra.
Tuy nhiên, vẫn cịn một số những hạn chế nhất định cần khắc phục như
công tác phối kết hợp với gia đình, địa phương cịn chưa cao, giáo viên cịn chưa
phát huy được hiệu quả trong mơi trường hoạt động, chưa tận dựng hết được
môi trường, đồ dùng, học liệu đã chuẩn bị; chưa có buổi tuyên truyền của
trường, lớp cho phụ huynh về ý thức giữ gìn, bảo vệ mơi trường, hay ích lợi của
việc xây dựng một mơi trường xanh, sạh, đẹp, an tồn, thân thiện đối với trẻ ở
trường mầm non...Vì vậy năm học này tơi đã mạnh dạn có những đề xuất, kiến
nghị với tổ chuyên môn 5-6 tuổi, với nhà trường và cấp lãnh đạo nhằm xây dựng
môi trường giáo dục cho trẻ đạt hiệu quả cao.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lý luận: đọc tài liệu, trang mạng, báo chí,...
- Phương pháp thực tiễn: quan sát thực tiễn
- Phương pháp khảo sát, điều tra
- Phương pháp tổng hợp
1.6. Đối tượng và phạm vi áp dụng
7


- Đề tài nghiên cứu hoạt động xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an
toàn, thân thiện cho trẻ.
- Đề tài được tiến hành tại lớp 5-6 tuổi (1), áp dụng tại trường mầm non

Trúc Xanh năm học 2017-2018.
Chương II
Quá trình hình thành và nội dung sáng kiến
1. Quá trình hình thành sáng kiến
Qua quá trình quan sát thực tiễn việc xây dựng môi trường tại lớp 5-6 tuổi
(1) tại đơn vị chưa mang lại hiệu quả cho trẻ hoạt động tích cực.
Kết quả cho thấy: Lớp 5-6 tuổi (1): tổng số trẻ 46 trẻ (20 nữ, 26 nam)
Việc tổ chức xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp tại lớp đã gặp phải một
số những thuận lợi và khó khăn như sau:
a .Thuận lợi:
- Lớp được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị đa dạng,
phong phú, đẹp mắt.
- Trường, lớp có đủ các điều kiện để tiến hành các biện pháp tổ chức giáo
dục mơi trường xanh, sạch, đẹp cho trẻ
- Giáo viên cịn trẻ, nhiệt tình và gần gũi với trẻ.
- Trẻ ngoan, đi học chuyên cần, thể chất và nhận thức phát triển đồng đều.
- Phụ huynh khá quan tâm đến việc học tập, vui chơi của con em mình.

8


(Phịng học rộng rãi, hiên chơi thống mát)
b. Khó khăn:
- Tại trường lớp, còn nhiều trường hợp trẻ chưa tự giác trong việc giữ vệ
sinh cá nhân, chưa biết sắp xếp đồ dùng của lớp, đồ dùng cá nhân trên kệ gọn
gàng.
- Nhiều phụ huynh khơng có thời gian, chưa có nhận thức một cách đúng
đắn về bảo vệ mơi trường. Một số người khác lại cho rằng việc bảo vệ mơi
trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà khơng phải là của
mình.

- Việc giáo dục và tổ chức các hoạt động tập thể cho trẻ như: trồng cây
xanh, các hoạt động bảo vệ môi trường khác ít được quan tâm, chú trọng.
- Về phía cơ quan, địa phương vẫn chưa thường xuyên tuyên truyền, phát
động các phong trào bảo vệ mơi trường. Chính vì vậy, ý thức bảo vệ môi trường
của trẻ, mỗi phụ huynh, mỗi người vẫn chưa cao, chưa đạt kết quả như mong
muốn.
Thực tế qua một năm theo dõi, quan sát và điều tra về kiến thức, thái độ,
hành vi bảo vệ môi trường của trẻ tại lớp 5-6 tuổi (1) do tôi trực tiếp giảng dạy.

9


Thời gian 12 tháng bắt đầu từ tháng 8/2017 đến nay. Với số trẻ 46 đã cho tôi
thấy kết quả như sau:
Nội dung kiểm tra

Tốt %

học Kiến thức BVMT

Năm

2016 - 2017

Khá %

TB

%


25

54.3 15

32.6 6

13

Ý thức BVMT

30

65.2 12

26

4

8.6

Hành động BVMT

35

76

17.3 3

6.5


8

Từ thực trạng trên, cho thấy rằng vấn đề giáo dục môi trường chưa thực
sự được đưa vào hành động hằng ngày đặc biệt là đối với trẻ tại đơn vị, lớp.
Bảng tỷ lệ trên cho thấy trẻ có kiến thức, ý thức và hành động bảo vệ, giữ gìn
mơi trường với tỷ lệ trẻ khá, trung bình cịn ở mức cao. Nhận thức được điều
này, cần lựa chọn một số biện pháp xây dựng mơi trường xanh, sạch, đẹp, an
tồn, hiệu quả, thân thiện cho trẻ hoạt động hiệu quả hơn tại lớp học.
2. Nội dung sáng kiến
2.1. Giải pháp 1: Tạo mơi trường xanh, sạch, đẹp, an tồn, thân thiện
cho trẻ
a) Mục tiêu của giải pháp
Nhằm xây dựng môi trường an tồn, thân thiện mà ở đó:
- Trẻ có cơ hội được tham gia vào các hoạt động giáo dục bằng nhiều
cách.
- Trẻ được tham gia vào hoạt động giáo dục khuyến khích sự khám phá,
quan sát, bắt chước, sáng tạo, tưởng tượng...đặc biệt là hoạt động chơi.
b, Nội dung của giải pháp
Mơi trường xanh, sạch, đẹp, an tồn, thân thiện góp phần phát triển về các
mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ và kĩ năng xã hội cho trẻ.
10


c, Biện pháp đã triển khai
Xây dựng môi trường trong lớp học: mỗi chủ đề, giáo viên và trẻ cùng
trang trí các mảng tường theo hướng mở: đa dạng về nguyên vật liệu (giấy màu
thủ công, lá cây, đất nặn, hột hạt, hộp sữa, ống hút, hộp bánh, bìa tạp chí báo cũ)
…vận động phụ huynh ủng hộ, hình ảnh là do trẻ và cô cùng thực hiện (tô màu,
nặn, xé dán, cắt dán…) được thực hiện vào giờ chơi, đón trẻ, chơi ở các góc,
chơi theo ý thích và giờ chuẩn bị ra về.

Khi sắp xếp và bố trí góc hoạt động giáo viên cần chú ý bố trí góc chính
được duy trì thường xun.
Việc sắp xếp các góc phải linh hoạt để có thể sắp xếp lại. Ví dụ: để thay
đổi sự tập trung của góc đóng vai từ trị chơi gia đình sang trị chơi bệnh viện,
hoặc tạo ra không gian cho giờ ngủ trưa bằng cách di chuyển một số giá để đồ.
Khi sắp xếp cần chú ý:
+ Sắp xếp: những hoạt động tương đồng bố trí gần nhau (hoạt động tĩnh
cách xa hoạt động động).
+ Giới hạn khơng gian: chiếu, giá, đồ dùng.
+ Nhiều góc sẽ ở trong phịng: góc xây dựng, phân vai, học tập, âm nhạc,
tạo hình, một số góc bố trí ở ngồi: góc khám phá, thiên nhiên.
+ Kiểu di chuyển: chắc chắn rằng sự di chuyển qua lại trong phịng hay
ngồi trời đều phải hạn chế tối đa sự cản trở; đảm bảo rằng trẻ có thể di chuyển
dễ dàng giữa các góc mà khơng va chạm nhau hoặc vấp ngã, vấp phải đồ đạc.
+ Đồ chơi, học liệu, phương tiện đặc trưng cho từng góc và được bày biện
hấp dẫn.
Ngồi góc hoạt động cần lưu ý đến cách trang trí môi trường trong lớp
như các mảng tường, tranh ảnh chủ đề, khoảng không gian từng khu vực tạo cho
trẻ cảm thấy luôn được hấp dẫn, lôi cuốn như: mảng tường có từng hình ảnh phù
hợp với từng góc chơi, hạn chế mảng tường chết mà nên để cho trẻ được trang
11


trí, hồn thiện dần nội dung qua từng chủ đề nhánh bằng cách sử dụng các kĩ
năng tạo hình.

(góc tốn mở cho trẻ tơ màu, cắt dán hình ảnh theo chủ đề theo ý thích)
Ví dụ như: mảng tường trang trí góc tốn có các hình ảnh theo từng chủ
đề động vật có hình con vật, thực vật có hình ảnh hoa, quả, rau, củ, mỗi tuần đầu
của chủ đề trẻ sẽ bắt đầu tơ màu, nặn một số hình ảnh dán vào mảng tường, đến

cuối chủ đề các mảng tường sẽ dần hoàn thiện. Tranh chủ đề giáo viên cần khéo
léo lựa chọn hình ảnh phù hợp và sử dụng những sản phẩm của trẻ để trang trí.
Các loại đồ dùng đồ chơi ở các góc giáo viên kiểm tra thường xuyên để cùng trẻ
sắp xếp lên kệ. Tập cho trẻ phân loại theo công dụng, chất liệu rồi xếp lên kệ
cho phù hợp. Việc thực hiện sắp xếp này thường thực hiện vào đầu mỗi chủ đề,
sau khi chơi hoạt động góc và chơi theo ý thích. Vào cuối tuần, tập cho trẻ cùng
cô tổng lao động dọn dẹp vệ sinh, sắp xếp đồ dùng. Như thế dần tập cho trẻ thói
quen lao động vệ sinh đơn giản và biết giúp đỡ cô, bạn bè, bố mẹ, những người
thân một số công việc vừa sức và phù hợp.

12


(

(góc phân vai là nơi bé tập làm người lớn)
Trong năm học 2016-2017 và năm học 2017-2018 lớp đã vận động phụ
huynh một số cây xanh, chậu cây cảnh để xung quanh trước cửa và môi trường
lớp học tạo nên góc nhỏ thiên nhiên. Khi trẻ tham gia chơi góc, sẽ ra chăm sóc
cây cối, lau lá, tưới nước, nhặt lá úa…giúp trẻ gần gũi với thiên nhiên và tập làm
quen với một số kĩ năng chăm sóc cây cối.

13


Môi trường bên trong lớp thường rất đỗi quen thuộc và ít thay đổi vì vậy
giáo viên cần trang trí phịng lớp đảm bảo tính thẩm mĩ, thân thiện và phù hợp
với nội dung, chủ đề giáo dục. Trang trí ở các bậu cửa sổ hay phòng vệ sinh,
phòng ăn một số chậu cây cảnh, cây dây leo (cây trầu bà, cây lược vàng…) giúp
khơng khí phịng trở nên mát mẻ, dễ chịu, tạo môi trường gần gũi với trẻ.


(một góc nhỏ màu xanh trong phịng ăn)
- Hằng ngày, cho trẻ làm quen và hình thành khả năng quan sát, tìm hiểu
về cây, cỏ, hoa lá, con vật trong mơi trường tự nhiên. Từ đó, dạy cho trẻ cách
chăm sóc cây cỏ, hoa lá, con vật; dạy trẻ biết lao động, yêu thiên nhiên...Xây
dựng góc thiên nhiên nhằm tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động cá nhân, hoạt
động nhóm nhiều hơn, dưới nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng giúp
trẻ tìm hiểu khám phá cái mới trong tự nhiên và rèn luyện kĩ năng để có hành vi
ứng xử phù hợp với môi trường.

14


- Xây dựng mơi trường ở góc thiên nhiên: cần căn cứ vào diện tích hành
lang và diện tích hiện có của lớp để bố trí nơi đặt góc thiên nhiên cho trẻ hoạt
động. Vào mỗi giờ chơi ở các góc giáo viên chú ý cho trẻ tự lựa chọn góc chơi,
nội dung chơi. Khi đó, giáo viên cần chuẩn bị một số đồ dùng, đồ chơi cho góc
này như: chai, lọ, khăn, rổ, bình tưới nước nhỏ, nước...Các dụng cụ này cần để ở
vị trí dễ lấy, dễ cất cho trẻ tự chăm sóc cây và bảo vệ mơi trường. Chú ý dặn dò
trẻ tưới một lượng nước vừa phải, chú ý cẩn thận lau lá cây, cắt bỏ những lá ố
vàng, lá sâu, bắt sâu cho cây và khơng làm đổ nước khi tưới. Tạo cho trẻ một
thói quen chăm sóc cây cối khơng chỉ vào lúc chơi góc mà cần tự giác chăm sóc
cây vào mỗi buổi sáng, buổi chiều trước khi về. Thỉnh thoảng cho trẻ cùng mang
chậu cây xuống sân để sưởi nắng cho cây tránh trường hợp cây bị chết.

(Những ô cửa sổ trở nên xinh xắn hơn)
- Để có những khoảng xanh vào đầu năm học giáo viên vận động mạnh
thường quân, phụ huynh ủng hộ cây giống, đóng giàn để, giáo viên và trẻ cùng
chăm sóc góc cây xanh bằng việc bố trí các vị trí giống cây, chậu cây cho phù
15



hợp để trẻ tiện quan sát, theo dõi, chăm sóc, khám phá sự nảy mầm, lớn lên của
cây non hay quá trình nở hoa của cây. Mỗi chậu hoa giáo viên ghi tên cây, hoa
và dán vào; tích hợp cho trẻ làm quen với môi trường chữ cái và mở rộng vốn
hiểu biết của mình về tên cây hoa, mơi trường tự nhiên xung quanh trẻ.
- Trồng một số cây dây leo, cây dễ sống, cây ưa rợp để tạo khoảng không
xanh trong lớp. Thời gian đầu năm cây được treo dây lá. Khi cây tốt, có nhiều
dây leo thì cô cắt bớt để nhân giống như cây trầu bà, cây lan ý, cây cỏ nhảy, cây
thiên môn đông...Các cây được trồng vào chậu sành, sứ, chậu xi măng, vỏ ốc,
gáo dừa có đục lỗ, bắt vít cố định treo trên cửa sổ, trên các giá đồ chơi, hiên chơi
sao cho đẹp mắt và an toàn.
- Cho trẻ tham gia vào các buổi lao động: thực hành gieo hạt, trồng rau,
tưới cây, lau lá, khám phá sự nảy mầm và phát triển của cây con.
- Ngồi việc duy trì các hoạt động thường xuyên thì mỗi nhà trường, lớp
học, giáo viên, phụ huynh và trẻ cần tạo cho mình ý thức, thói quen giữ gìn vệ
sinh chung và bảo vệ môi trường xung quanh. Trường, lớp học luôn sạch sẽ, an
tồn. Rác thải được bỏ trong thùng kín có nắp đậy, phịng vệ sinh khơng ẩm ướt,
ẩm mốc, được lau chùi vệ sinh hàng ngày, không mùi hôi, khai. Cuối tuần giáo
viên lau rửa đồ dùng, nhà cửa bằng bột cloramin B để khử khuẩn và phòng
chống các loại dịch bệnh.
- Ngôn ngữ giao tiếp trong trường của cô với trẻ, của cơ với phụ huynh,
đồng nghiệp lịch sự, hịa nhã, nhẹ nhàng, tạo nên mơi trường ứng xử có văn hóa.
Mơi trường trường học thân thiện, vui vẻ. Giáo viên luôn là tấm gương cho trẻ
học tập và noi theo.
Xây dựng mơi trường ngồi lớp học: Xây dựng mơi trường bên ngồi
lớp học với những khoảng khơng gian có nhiều cây xanh cho bóng mát, cây
cảnh, cây trồng, khu vui chơi vận động, nơi ni và chăm sóc các con vật...trẻ
được tự do hơn để khám phá, sử dụng các giác quan và có nhiều cơ hội cho các
hoạt động phát triển vận động thơ. Mơi trường bên ngồi lớp học thường khiến

16


trẻ thích thú và hấp dẫn trẻ và mỗi lần tổ chức cho trẻ xuống sân chơi hầu hết trẻ
đều khơng muốn lên lớp vì vậy giáo viên ln cố gắng tổ chức cho trẻ ít nhất 1
tuần 3 lần được ra ngồi đi dạo, nhìn ngắm, quan sát, được chơi các trị chơi dân
gian, được gần gũi hịa mình hơn với thiên nhiên, cây cối. Qua hoạt động này,
giáo viên cũng tận dụng được những tình huống bất chợt xảy ra để dạy trẻ, từ đó
nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường, xây dựng cho trẻ những thói quen tốt trong
cuộc sống như: trẻ quan sát sân trường, cô bất chợt thấy Bác lao công đang quét
dọn, cô cho trẻ cùng trị chuyện với bác lao cơng để hiểu rõ về công việc, nỗi vất
vả khi làm việc và cho trẻ giúp bác lao công quét dọn, nhặt lá rụng hay cho trẻ
quan sát cây tìm hiểu ích lợi và sự quan trọng của cây xanh đối với con người
chợt trẻ phát hiện cây chết, cô cho trẻ tìm hiểu ngun nhân, cho trẻ cùng cơ
trồng cây dặm chỗ cây chết và thường xuyên xuống chăm sóc cho cây đã được
trồng...

(góc nhỏ thiên nhiên/ khoa học giúp bé thực hành, trải nghiệm)
17


d) Hiệu quả ứng dụng
- Môi trường lớp, trường học khơng có cảm giác nhàm chán mà được thay
đổi thường xun theo chủ đề, mơi trường trong và ngồi lớp học được sắp xếp,
bố trí gọn gàng, phù hợp hơn với điều kiện của lớp, trường, địa phương.
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động. Mơi trường học tập mở, tăng
khả năng tương tác giữa cô với trẻ, trẻ với trẻ, cơ với phụ huynh.
- Giáo viên tích cực, chủ động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2.2. Giải pháp 2: Lồng ghép giáo dục mơi trường có hiệu quả trong
các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

a, Mục tiêu của giải pháp
- Xây dựng mơi trường ngồi việc làm cụ thể thì giáo viên cần phải chọn
lọc một số nội dung giáo dục môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện đưa
vào các hoạt động và chủ đề để giáo dục trẻ. Giúp giáo viên khắc sâu hơn kiến
thức về bảo vệ môi trường cho trẻ mà còn giúp giáo viên chủ động, linh hoạt
hơn trong việc lồng ghép các nội dung xây dựng, giáo dục mơi trường vào hoạt
động chăm sóc, giáo dục của bản thân tại đơn vị. Sau mỗi chủ đề cần chú ý đánh
giá, rút kinh nghiệm những ưu điểm, hạn chế để kịp thời điều chỉnh, bổ sung các
nội dung giáo dục cần thiết cho kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ.
b, Nội dung của giải pháp
Lựa chọn nội dung tích hợp, lồng ghép GDBVMT trong các hoạt động
giáo dục
Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với
hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của lĩnh vực phát triển trọng tâm.
Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên giúp trẻ hiểu, cảm
nhận đầy đủ và sâu sắc phần nội dung bài học liên quan đến giáo dục bảo vệ mơi
trường chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi
trường. Giáo viên cần lưu ý khi lồng ghép, tích hợp phải thật nhẹ nhàng, phù
18


hợp và phải đạt mục tiêu của bài học theo đúng yêu cầu của lĩnh vực phát triển
trọng tâm đã đề ra.
 Hoạt động vui chơi
- Thơng qua các trị chơi phân vai, đóng vai: trẻ đóng vai người làm công
tác bảo vệ môi trường: cô giáo, cô cấp dưỡng hay thể hiện các công việc của
người làm công tác bảo vệ mơi trường như: trồng cây, chăm sóc cây, thu gom
rác, xử lý chất thải. Trong các trò chơi "Bé tập làm nội trợ" giáo viên luôn chú ý
dạy trẻ có ý thức tiết kiệm điện nước và các nguyên liệu chế biến món ăn, thu
gom đồ dùng gọn gàng sau khi làm...

- Thơng qua các trị chơi học tập: Trẻ tìm hiểu các hiện tượng trong mơi
trường, trẻ học cách phân loại, so sánh các hành vi tốt, xấu đối với môi trường,
giải câu đố, phân biệt môi trường sạch, mơi trường bẩn và tìm ra ngun nhân
của chúng; trẻ giải các câu đố, kể lại truyện về bảo vệ môi trường, tập diễn đạt
lại các yếu tố làm cho môi trường sạch, môi trường bẩn..
- Thông qua các trị chơi đóng kịch: tham gia hội thi người cơng dân tí
hon, đóng kịch bảo vệ mơi trường.
- Thơng qua các trị chơi học tập: trẻ mơ tả các hành vi bảo vệ môi trường
hoặc làm hại môi trường: động tác cuốc đất, trồng cây, tưới nước, bắt sâu...là
hành vi có lợi cho mơi trường, cịn động tác gây tổn hại cho môi trường là: chặt
cây, dẫm lên cỏ, đốt rừng, săn bắt chim thú...
- Thơng qua các trị chơi đóng kịch: trẻ thể hiện nội dung các câu chuyện:
nỗi buồn của chim sơn ca, khỉ con ăn chuối, chuyện của chép con, chuyện trong
vườn...thể hiện các hành vi có lợi và có hại cho mơi trường.
- Trị chơi với một số phương tiện công nghệ hiện đại: trẻ nhận biết mơi
trường bẩn, sạch, tìm ngun nhân và cách làm cho mơi trường sạch...qua trị
chơi kismart, một số phần mềm trị chơi nhận biết và bảo vệ mơi trường...
 Hoạt động học
Lồng ghép các nội dung giáo dục vào các chủ đề: trường mầm non, bản
thân, nghề phổ biến tại địa phương, thế giới động vật... qua các nội dung kiến
19


thức cung cấp, trò chơi, kĩ năng…Xây dựng kế hoạch hoạt động theo chủ đề,
tuần, ngày, từng hoạt động.

(Em làm chú bộ đội hải quân bảo vệ Tổ quốc)
* Chủ đề bản thân, gia đình, trường mầm non, trường tiểu học
Về con người và môi trường sống
 Hiểu về môi trường mầm non bao gồm: các phịng, nhóm, sân, vườn,

cống rãnh; các đồ dùng trong lớp, cá nhân của cô và trẻ, đồ chơi; con người:
giáo viên, trẻ, nhân viên.
 Phân biệt môi trường sạch và môi trường bẩn ở trường mầm non và gia
đình: mơi trường sạch, ngăn nắp, đủ ánh sáng, khơng có bụi-mùi hơi-nấm mốc,
tiếng ồn, có nhiều cây xanh...Môi trường ô nhiễm: các đồ dùng sắp xếp không
ngăn nắp, bụi bẩn, ô nhiễm môi trường bởi rác, nước, các hóa chất, phân người
và động vật...
 Xây dựng môi trường bằng hành vi phù hợp:
+ Vứt rác đúng nơi qui định, không khạc nhổ bừa bãi.
20



×