1
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Lịch sử phát triển của giáo dục đã chứng kiến sự hình thành, phát triển của giáo
dục gia đình, giáo dục xã hội và những đóng góp của từng nhân tố đối với sự phát triển
của cá nhân và xã hội. Song thực tiễn cho thấy, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội
không đủ sức để chuyển giao kinh nghiệm sống và ứng xử xã hội cho thế hệ học sinh
một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Do đó, nhà trường đã xuất hiện với tư cách là
cầu nối đưa trẻ em từ thế giới gia đình nhỏ bé vào thế giới xã hội rộng mở. So với gia
đình và xã hội, nhà trường có một vị trí, vai trò, có tác dụng lớn và quan trọng hơn cả,
bởi vì nhà trường là nơi tổ chức và tiến hành các hoạt động giáo dục và dạy học theo
một mục đích xác định, với nội dung được chọn lọc có hệ thống, với những phương
pháp khoa học, và đặc biệt là với đội ngũ nhà giáo có học vấn, có kinh nghiệm nghề
nghiệp, có nhân cách mẫu mực, có đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Nhà
trường là nơi được trang bị những phương tiện, những điều kiện ngày một tốt hơn để
thực hiện nhiệm vụ giáo dục, dạy học một cách có chất lượng và hiệu quả.
Hiện nay, công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đã đạt được những kết quả nhất định, phát huy sức
mạnh tổng hợp và huy động được các nguồn lực trong xã hội tham gia ngày càng tích
cực vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và
chủ quan, công tác phối hợp chưa được thường xuyên, hiệu quả mang lại chưa cao, kỹ
năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử của trẻ đặc biệt là trẻ mầm non còn nhiều hạn chế,
một bộ phận không nhỏ trẻ em không còn biết đến chơi các trò chơi dân gian, không
thích nghe các làn điệu dân ca mà ham mê những trò chơi hiện đại, trò chơi điện tử, có
những trò chơi mang tính bạo lực làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và hành vi của
trẻ em, thậm trí có những em bắt đầu có biểu hiện vi phạm về đạo đức, có lối sống hưởng
thụ, vướng vào các tệ nạn xã hội.
Để khắc phục những tồn tại, yếu kém đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị số
40/2008/CT-BGD&ĐT về việc phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học
2
thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 và công
văn số 9761/BGD&ĐT-GDMN ngày 20/10/2008 về hướng dẫn triển khai phong trào
thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" bậc học Mầm non, với
mong muốn động viên khuyến khích các thầy, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục, toàn
thể học sinh cùng với các lực lượng ngoài xã hội tích cực, chủ động tham gia xây dựng
môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, hình thành và phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo ở trẻ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ được phát triển toàn diện về mọi mặt.
Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" được
phát động từ năm 2008 và cũng chính là năm Trường mầm non Đoàn Kết thị xã Lai
Châu được thành lập đi vào hoạt động. Trong những năm đầu tiên với những khó
khăn về cơ sở vật chất như: sân chơi cho trẻ chưa được quy hoạch; đồ chơi ngoài trời
thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế; thiết bị, đồ dùng dạy học chưa đồng bộ; hệ thống
cây xanh, cây bóng mát ít, vị trí trồng chưa phù hợp, chưa tạo được cảnh quan môi
trường xanh, sạch, đẹp để thu hút học sinh đến trường; đội ngũ giáo viên chưa đồng
đều, thiếu kinh nghiệm trong công tác giáo dục trẻ. Đó là những khó khăn không nhỏ
trong việc thực hiện 5 nội dung của phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực". Trước những khó khăn thách thức của một trường mới được
thành lập, làm thế nào để khắc phục được những khó khăn nhằm thực hiện tốt các nội
dung của phong trào thi đua. Là người lãnh đạo nhà trường khiến tôi phải suy nghĩ
trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra các giải pháp sao cho hiệu quả nhất, phù hợp
với điều kiện thực tế của nhà trường và của địa phương. Với sự đam mê nghề nghiệp
và tình yêu thương đối với trẻ nhỏ đã thôi thúc tôi hoàn thành Sáng kiến kinh nghiệm:
“Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an
toàn, thân thiện ở Trường mầm non Đoàn Kết thị xã Lai Châu”.
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
1. Đối tượng nghiên cứu.
Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh, sạch,
đẹp, an toàn, thân thiện ở Trường mầm non Đoàn Kết thị xã Lai Châu.
3
2. Phạm vi nghiên cứu.
Cán bộ, giáo viên, học sinh và môi trường Trường mầm non Đoàn Kết; nghiên
cứu hoạt động dạy học trong trường mầm non; mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình
và xã hội; môi trường giáo dục trong và ngoài nhà trường; giao tiếp, ứng xử và kỹ
năng sống của trẻ mầm non.
III. Mục đích nghiên cứu.
- Đưa ra các biện pháp phù hợp, dễ thực hiện, hiệu quả cao để thực hiện tốt
phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" góp phần
nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện cho học sinh.
- Xây dựng được môi trường giáo dục thân thiện giữa cô và trẻ, giữa cô và phụ
huynh, giữa trẻ với trẻ; tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn thu hút trẻ đến trường,
đến lớp.
- Tạo cơ hội, điều kiện cho giáo viên, cán bộ quản lý được trao đổi những kinh
nghiệm quí báu với các đồng nghiệp không những trong thị xã Lai Châu mà còn được
học hỏi, trao đổi với các huyện bạn.
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
Đưa ra được các biện pháp phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tế của đơn
vị Trường mầm non Đoàn Kết. Cụ thể:
- Giải quyết dứt điểm những tồn tại về cơ sở vật chất, xây dựng được môi
trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện phù hợp với đặc điểm hoạt động và tâm
lý của trẻ.
- Phát huy được tính chủ động, sáng tạo của giáo viên trong giao tiếp, ứng xử
và tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.
- Sáng tạo hơn trong việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh, an
toàn cho trẻ.
- Thu hút được sự tham gia ủng hộ của các bậc cha mẹ học sinh, các tổ chức,
đoàn thể, cá nhân trong phối hợp thực hiện các nội dung của phong trào.
4
PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận.
Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được
Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động từ năm học 2008-2009 và tổng kết vào cuối năm
học 2012-2013. Với mục tiêu nhằm: Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng
trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu
quả phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu của xã hội; Phát huy
tính chủ động, tích cực, sáng tạo của trẻ trong học tập và các hoạt động khác một cách
phù hợp và có hiệu quả.
Phong trào với 5 yêu cầu: (1) Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm
các yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến
trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ; (2) Tăng cường sự tham gia một cách hứng
thú của trẻ trong các hoạt động giáo dục của nhà trường và cộng đồng, với thái độ tự
giác, chủ động và ý thức sáng tạo; (3) Phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần
trách nhiệm của nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức
giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế; (4) Huy động và tạo điều kiện để có sự
tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo
dục đạo đức, văn hóa, truyền thống lịch sử cho học sinh; (5) phong trào thi đua phải
đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trường, sát với
điều kiện ở cơ sở. Phong trào có 5 nội dung và nội dung cụ thể của phong trào là do
nhà trường tự chọn, phù hợp với điều kiện của nhà trường, làm cho chất lượng giáo
dục được nâng lên và có dấu ấn của địa phương một cách mạnh mẽ.
Để làm tốt được 5 yêu cầu trên, Hiệu trưởng cần nghiên cứu kỹ và quán triệt
Chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT về phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” và các văn bản có liên quan như: Kế hoạch số
307/KH-BGD&ĐT; Kế hoạch liên ngành số 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-
TƯĐTN; Hướng dẫn triển khai phong trào số 9761/BGD&ĐT-GDMN; Hướng dẫn
đánh giá kết quả phong trào số 1741/BGD&ĐT-GDTrH và ba phụ lục kèm theo về
5
đánh giá cơ sở giáo dục mầm non. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trực tiếp,
toàn diện về việc tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”. Vì vậy, Hiệu trưởng cần hiểu được bản chất của phong trào
là đem lại hạnh phúc, niềm vui đi học cho trẻ. Để làm được điều này nhà trường cần
tổ chức cuộc sống thực cho trẻ trong môi trường thân thiện, an toàn và hiệu quả. Đến
trường trẻ phải được chơi thật, ăn thật, uống thật, ngủ thật, học thật, học phải đi đôi
với hành sao cho ở trường trẻ luôn cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ trong mỗi việc làm,
trong mỗi bước đi như có mẹ ở bên cạnh. Mỗi trẻ sẽ là niềm hy vọng của gia đình. Nếu
mỗi trẻ đều đem lại niềm vui, hạnh phúc cho gia đình thì sẽ tạo nên niềm vui, niềm
hạnh phúc cho cả xã hội.
Trường học thân thiện đề cao các mối quan hệ trong nhà trường. Mối quan hệ
cơ bản là quan hệ giữa dạy và học, giữa thầy và trò. Bên cạnh đó công tác phối hợp
nhà trường, gia đình và xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng giáo dục trẻ
em. Điều 93 Luật giáo dục năm 2005 khẳng định: “Nhà trường có trách nhiệm chủ
động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục”.
Thực hiện quy định này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị yêu cầu các trường
mầm non làm tốt các nhiệm vụ sau đây:
+ Tiếp tục nâng cao chất lượng hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục trẻ em; thu hút tối đa số trẻ em trong độ tuổi đến trường, chuẩn bị cho trẻ mẫu
giáo 5 tuổi vào tiểu học.
+ Trao đổi thông tin thường xuyên giữa nhà trường với gia đình; kết hợp tuyên
truyền, phổ biến kiến thức khoa học nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em; xử lý kịp
thời các vấn đề liên quan đến chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trong trường học.
+ Chăm lo đời sống vật chất tinh thần; nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức
nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
+ Thường xuyên phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể trên địa bàn có
liên quan trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, phòng chống tai nạn, thương tích,
bảo đảm an toàn cho trẻ em.
6
Trường học thân thiện không chỉ giúp học sinh nhận ra rằng các em cũng có
quyền được hưởng nền giáo dục có chất lượng mà còn có nhiều quyền khác nữa; giúp
trẻ học những gì trẻ cần học để đối mặt với những thách thức trong cuộc sống; tăng
cường chăm sóc sức khỏe cho trẻ em; che trở và bảo vệ cho trẻ, bảo đảm cho các em
có được môi trường an toàn để học tập, một môi trường không có bạo lực và lạm
dụng; nâng cao nhiệt huyết của giáo viên, có tinh thần và động cơ làm việc với trẻ và
vận động sự hỗ trợ của cộng đồng cho nền giáo dục.
Ngày nay, mang lại một nền giáo dục dựa trên thực tế cuộc sống của trẻ em và
phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, xây dựng môi trường trở thành thân thiện với
trẻ em không phải là vấn đề đơn giản đối với các trường, nó đòi hỏi sự quyết tâm và
cam kết lâu dài nhằm đáp ứng các nhu cầu tâm lý của trẻ em. Hơn tất cả mọi thứ,
trạng thái thân thiện với trẻ của các trường học phụ thuộc vào các chủ trương, chính
sách của nhà trường và thái độ của đội ngũ cán bộ nhà trường.
Một trong những vấn đề ưu tiên của trường học thân thiện với trẻ là việc đảm
bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử. Các trường phải sẵn sàng đón nhận tất cả học
sinh mà không có sự kỳ thị nào về nguồn gốc, giới tính, khỏe mạnh hay khuyết tật,
dân tộc, thiểu số, hoàn cảnh gia đình, các giáo viên và học sinh phải cùng hợp tác,
đóng góp sức lực nhằm tạo ra môi trường học tốt nhất cho trẻ.
Nhân tố chính của trường học thân thiện với trẻ là một môi trường an toàn, một
môi trường không có bạo lực, không gây tổn thương cho trẻ (về thể chất cũng như
tinh thần) và không được phép xúc phạm đến thân thể hay nhân phẩm của trẻ.
Như chúng ta đã biết, trường học thân thiện là một cách tiếp cận trên cơ sở tôn
trọng quyền trẻ em và nhằm khuyến khích học sinh khỏe mạnh, hài lòng với việc học
tập và được các giáo viên nhiệt tình dạy dỗ cùng với sự hỗ trợ của gia đình và cộng
đồng để các em có thể phát triển hết tiềm năng của mình trong một môi trường an
toàn và đầy đủ dinh dưỡng. Hay nói tóm lại trường học thân thiện cung cấp một cách
tiếp cận toàn diện đến giáo dục chất lượng.
II. Thực trạng của vấn đề:
7
1. Thuận lợi:
Trường mầm non Đoàn Kết được xây dựng ở trung tâm thị xã Lai Châu,
trường lớp khang trang, rộng rãi, nên thuận lợi cho công tác tuyển sinh và đưa, đón
trẻ tới trường.
Nhà trường được biên chế đủ về số lượng, đội ngũ giáo viên yên tâm công tác,
yêu nghề, mếm trẻ. Nhà trường được xây dựng kiên cố theo tiêu chuẩn của trường
chuẩn Quốc gia.
Đa số phụ huynh là CBCC nhà nước nên công tác huy động trẻ ra lớp đạt tỷ lệ
cao. Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin khi tham gia vào các hoạt động.
2. Những hạn chế và nguyên nhân:
2.1. Hạn chế:
- Kế hoạch phong trào thi đua còn chung chung, chưa cụ thể, chưa có chiều
sâu, các nội dung triển khai còn mang tính hình thức nên việc triển khai chưa có
hiệu quả cao.
- Công tác phối kết hợp với cha mẹ học sinh, các ban ngành đoàn thể, chính
quyền địa phương trong quá trình thực hiện phong trào còn chưa sâu rộng.
- Hệ thống cây xanh, hoa, cây cảnh cằn cỗi, số cây cho bóng mát chưa nhiều.
- Việc tạo môi trường mở cho trẻ hoạt động của một số nhóm lớp chưa có hiệu
quả cao, môi trường ngoài lớp học chưa được quan tâm nhiều, chưa hình thành được
thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ.
- Việc tiếp cận với chương trình GDMN mới ở một số giáo viên còn hạn chế, thiếu
sáng tạo, hình thức tổ chức gò bó, chưa biết tạo cơ hội cho trẻ được thực hành trải nghiệm.
Việc tổ chức các hoạt động nhóm, hoạt động trải nghiệm còn đơn điệu, không đa dạng,
phong phú vì vậy không gây được hứng thú cho trẻ.
- Đồ dùng dạy học chưa phong phú về chủng loại, việc khai thác mục đích sử dụng
của đồ dùng dạy học còn nhiều hạn chế.
- Tổ chức các hoạt động tập thể lành mạnh còn mang tính hình thức, gò bó.
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế:
8
- Kế hoạch chưa bám sát vào tình hình, điều kiện thực tế đơn vị, chưa xác định
rõ mục tiêu, việc làm ưu tiên, chưa giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân và người
Hiệu trưởng chưa giành nhiều thời gian kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ để
chia sẻ, ủng hộ, hỗ trợ khi họ gặp khó khăn.
- Công tác tuyên truyền mới chỉ dừng lại trong đơn vị trường, công tác tham
mưu, phối hợp của nhà trường chưa thường xuyên, nhà trường chưa xây dựng được
quy chế, kế hoạch phối hợp với CMHS và các tổ chức đoàn thể trong thực hiện
phong trào.
- Bố trí vị trí trồng cây chưa phù hợp, chưa cắt tỉa và tạo dáng cho cây, một số
cây trồng không phù hợp với trường mầm non, với khí hậu và đất trồng nên cằn cỗi,
dễ chết, công tác chăm sóc chưa thường xuyên và chưa biết huy động sức mạnh từ
phía cha mẹ học sinh. Các bức tranh tường vẽ trên các mảng tường chỉ mang tính chất
trang trí chưa mang tính giáo dục cao. Chính vì vậy nhà trường mới đảm bảo nội dung
"trường xanh" nhưng "chưa đẹp".
- Nhà trường chưa tổ chức hướng dẫn giáo viên cách xây dựng môi trường mở
cho trẻ hoạt động, chưa xây dựng quy định lịch vệ sinh hàng ngày, việc tổ chức các
hoạt động lao động, vệ sinh cá nhân trẻ chưa thường xuyên, chưa thực hiện theo đúng
các bước.
- Vào đầu các năm học do có sự điều động, luân chuyển nên nhà trường có sự
thay đổi về đội ngũ giáo viên. Số giáo viên tập sự, giáo viên cao tuổi, giáo viên
công tác ở vùng sâu mới chuyển về trường nhiều, bên cạnh đó công tác tự học, tự
bồi dưỡng của giáo viên chưa thường xuyên, chưa tích cực nên việc tiếp cận với
chương trình GDMN mới còn hạn chế.
- Giáo viên chưa biết tận dụng các nguyên liệu dễ kiếm để làm đồ dùng dạy học mà
chủ yếu sử dụng các đồ dùng dạy học sẵn có, chưa chịu khó sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu
hướng dẫn làm đồ dùng vì vậy các đồ dùng dạy học tự làm mục đích sử dụng không lâu dài
và hiệu quả mang lại không cao. Chưa biết huy động cha mẹ học sinh hỗ trợ nguyên liệu
9
làm đồ dùng, việc làm đồ dùng mới chỉ dừng lại ở giáo viên mà chưa quan tâm hướng dẫn
cho trẻ cùng làm.
- Tổ chức các hoạt động tập thể cho trẻ chưa sáng tạo, chủ yếu giao cho giáo
viên tổ chức vào các giờ sinh hoạt chiều, nhà trường chưa trực tiếp đứng ra tổ chức
thành các hội thi có quy mô, nhiều hội thi của trẻ qua từng năm học không có sự đổi
mới về nội dung và hình thức, chưa mạnh dạn tổ chức các hội thi mới, chưa phát động
sâu rộng đến với cha mẹ học sinh cùng tham gia tổ chức.
Để đánh giá đúng thực trạng tôi tiến hành khảo sát thực tế về môi trường, CSVC
cùng 34 giáo viên và 416 trẻ mẫu giáo tại Trường mầm non Đoàn Kết thị xã Lai Châu,
kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài như sau:
Bảng 1: Tình hình đội ngũ giáo viên
Trình độ chuyên
môn
Tuổi đời
Tuổi nghề
Số năm GV thực
hiện chương
trình GDMN
Tổng
số
GV
ĐH CĐ TC
20 -
<30
30 -
40
Trên
40
1 – 5
năm
6-10
năm
> 15
năm
1 – 2
năm
> 3
năm
Số GV mới
chuyển từ
vùng sâu về
trường và GV
tập sự
34
10 13 11 21 8 5 12 17 5 10 24 8
Bảng 2: Chất lượng chuyên môn của giáo viên.
Giỏi Khá Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu
Tổng số
GV
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Số GV có báo
cáo đổi mới
PP dạy học
34
7 20,6%
20 58,8%
5 14,7%
2 5,9% 6 = 17,6%
Bảng 3: Kết quả khảo sát tạo môi trường lớp học
Tốt Khá Đạt yêu cầu
Tổng số lớp
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
15
2 13,3% 7 46,7% 6 40%
10
Bảng 4 : Kết quả khảo sát trẻ mẫu giáo trước khi thực hiện đề tài.
Nội dung Số trẻ đạt Tỷ lệ
- Chất lượng chăm sóc:
+ Trẻ phát triển cao hơn bình thường
+ Trẻ phát triển bình thường
+ Kênh dưới (-2)
+ Kênh dưới (-3)
8/416
375/416
30/416
3/416
1,9%
90,1%
7,2%
0,7%
- Chất lượng giáo dục:
+ Bé chăm
+ Bé khỏe, bé ngoan
+ Bé khéo tay
+ Chất lượng trẻ 5 tuổi đạt
Trong đó: Giỏi
Khá
ĐYC
Chưa ĐYC
292/487
196/404
141/143
31/143
73/143
37 /143
2/143
86%
60%
48,5%
98,6%
21,7%
51%
25,9%
1,4%
- Trẻ tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động 156/416 37,5%
- Trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp và bày tỏ cảm xúc 123/416 29,6%
- Trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân 275/416 66,1%
- Trẻ biết giữ vệ sinh môi trường 215/416 51,7%
- Trẻ thích được chăm sóc vật nuôi, cây trồng 237/416 57%
- Trẻ có kiến thức về ATGT 189/416 45,4%
- Trẻ biết sử dụng điện, nước tiết kiệm 135/416 32,5%
- Trẻ thích chơi các trò chơi dân gian 178/416 42,8%
- Trẻ thuộc một số bài hát dân ca, ca dao, đồng dao 104/416 25%
- Trẻ tích cực tham gia làm đồ chơi từ nguyên liệu dễ kiếm 114/416 27,4%
11
Bảng 5: Tổng hợp cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng – đồ chơi:
Stt Nội dung Số lượng Ghi chú
1 Sân chơi:
- Diện tích sân chơi đảm bảo yêu cầu về thiết kế
- Diện tích sân chưa chưa đảm bảo yêu cầu
1080 m
2
1120 m
2
2 Đồ chơi ngoài trời 8 bộ
3 Phòng vệ sinh:
- Phòng vệ sinh sử dụng được
- Phòng vệ sinh thường xuyên bị tắc nghẽn
- Số bồn cầu có kích thước phù hợp với trẻ mầm non
- Số bồn cầu có kích thước không phù hợp với trẻ
mầm non
06 phòng
09 phòng
0
15 cái
4 Hệ thống xử lý nước thải
- Thải ra ngoài cống
- Ứ đọng trong trường
01
01
5 Thiết bị, đồ dùng dạy học theo thông tư 02/TT-BGD&ĐT 13 bộ Thiếu 02 bộ
6 Đồ dùng dạy học tự làm 10 bộ
7 Hệ thống cây xanh, hoa, cây cảnh
- Cây cho bóng mát.
- Cây trồng mới
- Cây cảnh
- Bồn hoa các loại
24
02
20
12
8 Vườn rau nhà trường 01
12
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện phong trào.
1. Lên kế hoạch công việc:
Trước khi lên kế hoạch công việc cần đặt câu hỏi: nhà trường chưa làm được
những việc gì? những việc gì đã làm nhưng chưa mang lại hiệu quả cao? nguyên nhân
tại sao? Quyết định làm cái gì? làm như thế nào? ai sẽ làm việc đó và khi nào việc đó
sẽ được làm xong?
Khi lên kế hoạch công việc cần xác định rõ mục tiêu, việc làm ưu tiên, chiến
lược, cách tổ chức công việc, giao trách nhiệm, xác định lịch trình thời gian cho từng
công việc, sắp đặt nguồn lực và điều phối các hoạt động có hiệu quả.
Cụ thể các bước lên kế hoạch công việc như sau:
- Xác định các việc làm cần thiết.
- Xác định sản phẩm của mỗi việc làm.
- Ước tính thời gian cần thiết để thực hiện mỗi việc làm.
- Ước tính giá thành cho mỗi việc làm.
- Xác định ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho mỗi việc làm.
- Tổ chức giám sát việc thực hiện.
2. Giao việc:
Cần nhìn nhận một cách khách quan vấn đề và đối tượng giao việc:
- Giải thích việc được giao.
- Giải thích lý do giao việc.
- Làm rõ các ưu tiên và hạn chót.
- Kiểm tra xem đã hiểu chưa.
3. Ủng hộ:
Một người lãnh đạo biết ủng hộ sẽ giúp cho công việc hoàn thành nhanh hơn,
có hiệu quả hơn và duy trì được mối quan hệ thân thiện hơn.
- Cần thể hiện rõ sự đồng ý và quan tâm tích cực.
- Lịch sự, chu đáo, không ngạo mạn.
13
- Cư xử thân thiện.
- Kiên nhẫn, tận tình khi đưa ra những lời hướng dẫn hay giải thích.
- Tỏ ra thông cảm và ủng hộ khi người đó lo lắng.
- Thể hiện sự tin tưởng khi người đó gặp khó khăn.
- Hỗ trợ công việc khi cần.
- Sẵn sàng giúp đỡ nếu gặp khó khăn.
Giải pháp 2: Công tác tuyên truyền, phối hợp.
Tuyên truyền để đội ngũ CB,GV,NV hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa của phong
trào, đồng thời nắm chắc hơn về các nội dung của phong trào thông qua các hình thức
như: quán triệt đầy đủ các công văn hướng dẫn và chỉ đạo của ngành; tổ chức thảo
luận, tham gia góp ý vào kế hoạch thực hiện của nhà trường; giao chỉ tiêu phấn đấu
cho từng bộ phận, từng cá nhân, từng nhóm lớp, tổ chức ký cam kết và đăng ký những
việc làm cụ thể ngay từ đầu năm học.
Tổ chức tuyên truyền tới các bậc cha mẹ học sinh về kế hoạch thực hiện phong
trào thi đua của nhà trường thông qua các hình thức: Tuyên truyền thông qua buổi
khai giảng; Hội nghị cha mẹ học sinh; niêm yết các tiêu chí của 5 nội dung “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại các điểm thuận lợi cho các bậc cha mẹ
học sinh tham khảo; mời cha mẹ học sinh đến dự trong các đợt tổ chức Hội thi giành
cho trẻ…
Trong các nhà trường nói chung và trường mầm non nói riêng sự phối kết hợp
giữa nhà trường với gia đình là điều kiện hết sức cần thiết để tăng cường công tác
thông tin giúp cho việc chăm sóc giáo dục trẻ phát triển ngày một tốt hơn. Trên thực
tế hiện nay một số gia đình mang con đến trường mầm non xong là hết nhiệm vụ coi
như khoán trắng, giao phó trách nhiệm cho giáo viên. Chính vì vậy mà sự phối kết
hợp giữa gia đình và nhà trường là rất cần thiết, chúng ta có thể tổ chức gặp gỡ trao
đổi với các bậc phụ huynh để:
+ Thông báo tình hình sức khỏe, bệnh tật của con trẻ.
+ Thông báo những bất thường xảy ra trong ngày cháu đến trường.
14
+ Phát hiện sớm những cháu có năng khiếu bẩm sinh về: hội họa, âm nhạc
+ Tuyên truyền cho các bậc cha mẹ trẻ một số kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ.
Để làm tốt công tác này chúng ta có thể trao đổi gặp gỡ với các bậc cha mẹ vào
thời điểm: Khi cha mẹ đến đón, gửi trẻ; Gặp riêng trao đổi với cha mẹ trong trường hợp
cần thiết; Trong các buổi họp phụ huynh hoặc có thể họp bất thường nếu cần thiết.
Tất cả các nội dung họp bàn với cha mẹ học sinh phải được Hiệu trưởng xem
xét và cân nhắc để mỗi lần gặp gỡ, trao đổi với nhà trường phụ huynh thêm tin tưởng
và đồng tình ủng hộ nhà trường một cách tuyệt đối.
Sự tham gia vào cuộc của các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể góp phần
đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào thi đua. Với cương vị là Hiệu trưởng tôi
tham mưu với Đảng ủy, UBND phường Đoàn Kết và chủ động xây dựng kế hoạch
phối hợp với UBMTTQ phường, ĐTNCSHCM, Hội khuyến học, Hội phụ nữ
phường Đoàn Kết, Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường thống nhất kế hoạch
phối hợp thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” năm học 2012- 2013 và các năm học tiếp theo. Cùng phối hợp thực hiện tốt
công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBGVNV, nhân dân và cha mẹ học
sinh. Tuyên truyền, tham mưu với các cấp lãnh đạo và phối kết hợp với chính
quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể trong việc huy động học sinh ra lớp,
nâng cao hơn nữa tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần. Thực hiện báo cáo thường xuyên,
theo định kỳ kết quả phối hợp triển khai thực hiện phong trào thi đua về phòng
GD&ĐT, UBND phường Đoàn Kết để cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc
trong quá trình triển khai thực hiện.
Giải pháp 3: Đổi mới công tác chỉ đạo xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp,
an toàn, thân thiện.
1. Xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp:
Ngoài nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ thì việc giữ gìn, tôn tạo cảnh quan, vệ
sinh môi trường và bảo vệ tài sản của nhà trường là một trong những nhiệm vụ được
nhà trường rất quan tâm, không chỉ tạo cho trẻ có sân chơi bổ ích mà còn góp phần
15
xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn, không xảy ra tai nạn. Để làm được điều
đó nhà trường đã xây dựng chương trình hành động như:
- Tổ chức lao động trồng cây xanh, chăm sóc hoa, cây cảnh: đầu năm học nhà
trường liên hệ mua các loại giống hoa và cây cảnh có điều kiện sống phù hợp với đất
và khí hậu của địa bàn; trong Hội nghị CMHS đầu năm nhà trường đã đưa ra những
khó khăn về hệ thống cây xanh, nói lên tầm quan trọng của cây xanh, cây bóng mát
đối với trẻ với mục đích huy động được sự hỗ trợ về cây xanh và phân bón từ phía cha
mẹ học sinh. Tổ chức cho các đồng chí trong tuổi đoàn đăng ký nhận chăm sóc tuyến
đường văn minh Hồ Tùng Mậu phía trước cổng trường; giao cho mỗi tổ chăm sóc từ
2-3 bồn hoa, cây cảnh, mỗi bồn hoa, cây cảnh đều phải có biển nhận chăm sóc để tiện
cho việc theo dõi. Mỗi tháng nhà trường tổ chức phát động "ngày lao động công ích"
1 lần để tổng vệ sinh xung quanh trường và chăm sóc vườn hoa, cây cảnh. Xây dựng
"Vườn cổ tích của bé" để trẻ được tham gia học tập, vui chơi, chăm sóc các loại cây
trong vườn vào giờ hoạt động ngoài trời. Phân công nhiệm vụ cho 2 đồng chí bảo vệ
cắt tỉa cây để tạo dáng cho cây.
- Làm các khẩu hiệu về trường học thân thiện, xây dựng các pa nô, áp phích về
"Cổng trường an toàn giao thông" và vẽ tranh tường với các nội dung gần gũi, hình
ảnh ngộ nghĩnh, có nội dung giáo dục, phù hợp với đối tượng trẻ mầm non để tuyên
truyền và tạo cảnh quan môi trường đẹp. Ví dụ:
+ Tranh vẽ các bạn nhỏ đang chơi trò chơi "Mèo đuổi chuột", "Nhảy dây" Qua
bức tranh này sẽ khuyến khích trẻ thích được chơi các trò chơi dân gian nhiều hơn.
+ Tranh về câu chuyện "Bạn tốt" vẽ hình ảnh bạn nhỏ đang giúp đỡ bà già bị
lòa qua cầu hay hình ảnh bạn nhỏ đang đỡ bạn dậy khi bạn bị ngã qua đó giáo dục
trẻ lòng nhân ái, biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ mọi người.
- Để có một môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, tránh những biểu hiện
bạo hành, bạo lực thiếu an toàn trong sinh hoạt và vui chơi, nhà trường đã: Tổ chức
cho CB,GV,NV học tập các quy định về đạo đức nhà giáo và ký cam kết về thực hiện
các quy định về đạo đức nhà giáo. Xây dựng Quy tắc ứng xử có văn hóa trong nhà
16
trường, quy định cụ thể cách ứng xử: đối với học sinh (giữa học sinh với học sinh;
giữa học sinh với giáo viên; giữa học sinh với người lớn), đối với giáo viên (giữa giáo
viên với học sinh; giáo viên với giáo viên; giáo viên với phụ huynh), quy định ứng xử
trong thực hiện nhiệm vụ được giao, với nhân dân nơi cư trú, với gia đình và ứng xử
nơi công cộng.
- Tổ chức lấy ý kiến cha mẹ học sinh góp ý xây dựng trường qua: Hòm thư góp ý,
qua Ban đại diện cha mẹ học sinh, xây dựng nội quy tiếp công dân có phân công nhiệm vụ
cụ thể cho 1 đồng chí CBQL và 1 đồng chí giáo viên làm nhiệm vụ tiếp dân.
2. Xây dựng lớp học sạch, đẹp, an toàn, thân thiện:
Xem lớp học là ngôi nhà thân yêu sống và học tập hàng ngày, học sinh có ý
thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không viết, vẽ trên tường, không vứt rác bừa bãi, chơi và
cất đồ chơi đúng nơi quy định. Trang trí lớp học theo chủ điểm đẹp, ngộ nghĩnh, gần
gũi, ấm cúng, đặc biệt quan tâm đến tạo môi trường mở cho trẻ hoạt động.
Tổ chức trang trí lớp học theo chủ đề: tham khảo các hình ảnh trên mạng; tổ
chức cho giáo viên đi tham quan học hỏi các đơn vị trường bạn về cách trang trí; tổ
chức các buổi sinh hoạt chuyên môn hướng dẫn giáo viên cách tạo môi trường mở cho
trẻ hoạt động. Ví dụ ở chủ đề nhánh "Một số loại quả" hướng cho giáo viên xây dựng
góc "Cửa hàng giải khát" giáo viên làm các thẻ gài có hình ảnh như: Bổ đôi quả cam;
vắt nước cam vào cốc; cho đường; cho thêm nước; nguấy đều; cho đá và uống; các
thẻ này không sắp sếp theo thứ tự, giáo viên yêu cầu trẻ gài theo thứ tự quy trình pha
nước cam qua đó phát triển tư duy, trí nhớ và hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Vận
động cha mẹ học sinh cùng tham gia trang trí nhóm lớp với các hình ảnh sinh động,
ngộ nghĩnh và được thay đổi thường xuyên theo chủ đề để đảm bảo phù hợp và tránh
sự nhàm chán đối với trẻ. Cuối năm học tổ chức đánh giá và đưa vào một trong các
tiêu chí để bình xét thi đua khen thưởng làm động lực để mọi giáo viên phấn đấu.
Vệ sinh lau nhà hàng ngày sạch sẽ: Mua dụng cụ vệ sinh, nước uống đầy đủ.
Quy định lịch vệ sinh hàng ngày mỗi ngày quét dọn, lau nhà ít nhất 3 lần (buổi sáng
trước giờ đón trẻ, buổi trưa sau khi ăn; buổi chiều sau giờ trả trẻ). Đối với trẻ mẫu
17
giáo tổ chức cho trẻ cùng cô lao động tổng vệ sinh lớp học vào chiều thứ 6 tuần 1 và
tuần 3 hàng tháng.
- Tổ chức cho các lớp đăng ký và thực hiện: Lớp sạch - đẹp - an toàn - thân thiện.
Giải pháp 4: Đổi mới trong chỉ đạo dạy học có hiệu quả.
1. Về phân công nhiệm vụ trong tổ chuyên môn.
Gần gũi, gắn bó và giúp đỡ nhau một cách thiết thực nhất cho giáo viên chính
là tổ chuyên môn vì Hiệu trưởng không thể cùng một lúc có thể sinh hoạt đều ở các
tổ. Do đó, xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh là một trong những biện pháp không
thể thiếu được. Vì vậy, ngay từ đầu năm khi phân lớp tôi phải tính toán để phân giáo
viên đều ở các tổ, giáo viên có thể tự kèm cặp, giúp đỡ lẫn nhau. Giáo viên vững kèm
giáo viên yếu, Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn trực tiếp hướng dẫn giáo viên
tập sự, giáo viên cao tuổi đứng với giáo viên trẻ năng động, sáng tạo sao cho đảm bảo
tổ chuyên môn nào cũng được bố trí giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng,
sáng tạo, có khiếu về âm nhạc, hội hoạ, làm đồ chơi để làm nòng cốt hướng dẫn tổ.
Ngoài ra, chọn giáo viên có năng lực, nhiệt tình, năng động, có khả năng tập hợp giáo
viên phân làm tổ trưởng để điều khiển tổ sinh hoạt.
2. Về tự học, tự bồi dưỡng:
Việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là công việc hàng đầu cần
được quan tâm, đây là công việc không thể thiếu trong suốt quá trình giảng dạy của
giáo viên. Nếu giáo viên có chuyên môn vững vàng và sâu rộng thì chất lượng giáo
dục sẽ đi lên. Vì vậy, giáo viên phải bồi dưỡng những kiến thức cập nhật, nâng cao
kiến thức và kĩ năng mới có đủ năng lực dạy tốt các hoạt động giáo dục. Giáo viên có
thể học tập, bồi dưỡng ở một số hình thức sau:
Tự bồi dưỡng: Công tác bồi dưỡng tại chỗ cần được tiến hành thường xuyên, liên
tục thì sẽ có hiệu quả, chẳng hạn: Phát động phong trào đọc báo, nghiên cứu sách giáo
khoa, tài liệu có liên quan; phong trào "Tiết dạy tốt, bài giảng hay" "Sử dụng đồ dùng
có hiệu quả"; phát động thi giáo viên dạy giỏi cấp trường ngay từ đầu năm học; tổ chức
18
thi "Bé khoẻ, bé ngoan" "Bé thông minh nhanh trí" cấp trường, hình thức này nhằm
khích lệ giáo viên tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Trao đổi, giao lưu về chuyên môn qua mạng: Nhà trường đã động viên, khuyến
khích giáo viên học thêm vi tính, phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên mở
lớp học thiết kế giáo án điện tử để giáo viên có thể tự thiết kế bài giảng điện tử và
thực hiện giảng dạy ở các tiết học, hội giảng, thi giảng. Đây cũng là điều kiện giúp
giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng dài hạn (Bồi dưỡng nâng chuẩn): Công tác bồi
dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên mầm non phải được dựa trện cơ sở
nhu cầu phát triển của giáo dục về số lượng, đối tượng, nội dung và chương trình bồi
dưỡng. Một kế hoạch bồi dưỡng toàn diện phải được Hiệu trưởng xây dựng trong
nhiều năm, cần có sự phân loại giáo viên để xác định nhu cầu cần bồi dưỡng cho từng
loại hình, cụ thể: Số giáo viên đạt chuẩn, có kế hoạch đi học nâng cao trình độ để tiến
tới 100% giáo viên của trường có trình độ trên chuẩn; số giáo viên cần bồi dưỡng
thêm để có chứng chỉ cần thiết như: Tin học, ngoại ngữ
Bồi dưỡng ngắn hạn: Hàng năm qua việc kiểm tra, đánh giá xếp loại chuyên
môn của giáo viên, kết hợp với yêu cầu thực tế về đội ngũ, tôi xây dựng kế hoạch cụ
thể tập chung vào những nội dung chính sau đây: Số giáo viên yếu về chuyên môn
nghiệp vụ có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao tay nghề với các hình thức như tổ chức
chuyên đề, hội thảo, báo cáo kinh nghiệm hoặc thông qua bạn bè đồng nghiệp giúp
đỡ; tạo điều kiện và giành thời gian hợp lý cho mỗi cá nhân tham gia các lớp tự bồi
dưỡng để nâng cao năng lực đáp ứng cập nhật những kiến thức mới, những thông tin
khoa học mới; mở rộng giao lưu với các trường mầm non điển hình tiên tiến trong và
ngoài thị xã, các giáo viên dạy giỏi xuất sắc để giáo viên được học hỏi, trao đổi kinh
nghiệm với bạn bè đồng nghiệp; có chế độ khen thưởng kịp thời đối với giáo viên đạt
kết quả xuất sắc trong quá trình bồi dưỡng. Mỗi giáo viên trong năm học tự nguyện
đăng ký dạy ít nhất một chuyên đề, chuyên đề phải thực tiễn, có tính ứng dụng cao
trong giảng dạy; dự giờ, thao giảng mỗi giáo viên dự giờ ít nhất 1 tiết/ tuần và hội giảng
19
ít nhất 2 tiết trong một học kỳ; tổ chức cho giáo viên đăng ký dạy các tiết giáo án điện
tử: mỗi giáo viên đăng ký 1 tiết/1 tháng.
Kiểm tra đanh giá công tác tự bồi dưỡng: Để biết được kết quả bồi dưỡng thực
thụ của mỗi giáo viên, tôi phải thường xuyên kiểm tra đánh giá công tác bồi dưỡng và
tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên thông qua các chuyên đề, hoặc thông qua một số trắc
nghiệm có như vậy mới đạt kết quả tốt.
3. Tổ chức phát
động làm đồ dùng, đồ
chơi tự tạo: phong
trào làm đồ dùng, đồ
chơi cũng được nhà
trường phát động
thường xuyên trong
năm học vào 4 đợt thi
đua. Tổ chức cho giáo
viên sưu tầm các
nguyên liệu, tham khảo
các tài liệu hướng dẫn
làm đồ dùng, định
hướng cho giáo viên
nên làm những đồ
dùng, đồ chơi mà trong
Hội thi “Đồ dùng dạy học tự làm” cấp trường
quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động học tập, vui chơi còn thiếu hoặc chưa được
đầu tư, khuyến khích những đồ dùng, đồ chơi do giáo viên sáng tạo ra. Bên cạnh đó,
giáo viên còn vận động cha mẹ học sinh tìm kiếm, hỗ trợ các nguyên vật liệu dễ kiếm
như các loại hộp sữa, đầu gội, can nhựa, can xà phòng, lon bia, quyển lịch bàn để làm
đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ. Để có được sự
hỗ trợ nguyên vật liệu từ phía cha mẹ học sinh nhà trường đã mời phụ huynh dự giờ các
20
tiết chuyên đề được sử dụng nhiều đồ dùng dạy học tự làm, thâu băng hình các tiết dạy
hay, bài giảng tốt để trình chiếu trong các đợt sơ, tổng kết, từ đó làm thay đổi nhận thức
của cha mẹ học sinh thấy được tầm quan trọng của đồ dùng dạy học tự làm.
Tổ chức các buổi hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng dạy học vào thứ 7 tuần 4
hàng tháng.
Ví dụ: Làm " Sâu con học chữ, học toán"
Nguyên liệu: bóng nhựa màu xanh hoặc màu vàng (1 quả to, 5 quả nhỏ), hộp
sữa, xốp màu, gai dính, dây đồng, hạt vòng nhỏ màu đen, thẻ chữ cái, thẻ số…
Cách làm:
Lấy quả bóng nhựa to làm đầu của con sâu, cắt xốp màu làm mắt mũi miệng,
chân của con sâu.
Lấy dây đồng làm râu của con sâu, một đầu dây gắn hạt vòng nhỏ màu đen.
Lấy các vỏ hộp sữa, bóng nhựa nhỏ làm thân của con sâu.
Lấy gai dính giữa các thân của con sâu và trên thân sâu gắn thẻ số và thẻ chữ
cái khi cần thiết.
Cách sử dụng: Được sử dụng trong giờ làm quen với toán và làm quen chữ cái.
Trong giờ làm quen với toán: Trẻ sắp xếp các số trên thân con sâu từ 1 đến 10.
Xác định được số liền trước, số liền sau của các số trong dãy số tự nhiên. Khi các số
được gắn trên thân con sâu, trẻ dễ dàng xác định hơn là khi cô chỉ gắn một dãy số tự
nhiên lên bảng từ 1 – 10.
Trong giờ làm quen với chữ cái: Cô đố trẻ trên mình con sâu có những chữ cái
gì? bên trái con sâu là chữ gì? hoặc bên phải con sâu là chữ gì?
Cô vừa củng cố được chữ cái và củng cố được bên phải, bên trái cho trẻ.
Những đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, mục đích sử dụng cao và có độ bền, đưa vào
một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại thi đua của mỗi đợt.
- Hướng dẫn trẻ làm đồ chơi từ các nguyên liệu sẵn có: Quy định thời gian tổ
chức hướng dẫn trẻ làm đồ chơi từ nguyên liệu dễ tìm kiếm vào buổi chiều ngày cuối
cùng của tháng đối với tất cả các lớp mẫu giáo. Định hướng cho giáo viên cách làm:
21
trước hôm tổ chức giáo viên cùng trẻ thảo luận sẽ làm đồ chơi gì? cần có những
nguyên liệu và dụng cụ gì? cho trẻ tự nhận hoặc phân công nhiệm vụ cho mỗi trẻ sẽ
phải mang những gì vào ngày hôm sau (việc giao nhiệm vụ sẽ tạo cho trẻ bước đầu
biết trao đổi thông tin với cha mẹ và có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao,
một phần khích lệ trẻ hứng thú, thích được đi học và trẻ mong đợi đến ngày mai).
Ngày hôm sau giáo viên hướng dẫn trẻ làm, tùy từng loại đồ chơi để có hình thức
hướng dẫn từng cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ.
Ví dụ: Từ hộp sữa, bóng bàn, len, xốp nỉ làm búp bê mặc váy, giáo viên tổ
chức hướng dẫn theo nhóm nhỏ. Giao nhiệm vụ cho từng cá nhân trẻ (trẻ làm tóc, trẻ
làm váy, trẻ cắt dán mắt, mũi, mồm )
Giáo viên hướng dẫn trẻ
làm đồ chơi từ nguyên liệu dễ tìm kiếm
22
Từ lá cây (lá chuối, lá mít) làm con mèo, con trâu, đồng hồ giáo viên tổ chức
hướng dẫn cho cá nhân trẻ đều được làm.
- Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, thích tìm tòi khám
phá những điều mới lạ xung quanh: Nhà trường xây dựng khu "Vườn cổ tích" trồng
nhiều các loại hoa, cây cảnh, bể cá, các nhân vật trong các câu chuyện cổ tích các
nhóm lớp xây dựng các góc thiên nhiên để tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ được tham gia
chăm sóc hoa, cây cảnh vào các giờ hoạt động ngoài trời. Trẻ được phát hiện ra những
điều kỳ lạ xung quanh.
Ví dụ: Hôm qua cây hoa này mới chỉ có toàn nụ, hôm nay nó đã nở ra những
bông hoa rất đẹp. Trẻ thấy những con ong đang đậu trên những bông hoa và sẽ đặt
câu hỏi tại sao khi hoa nở ong, bướm lại bay đến nhiều như thế? Ong lấy phấn hoa để
làm gì?
Ở góc thiên nhiên giáo viên cho trẻ làm các thí nghiệm như: Gieo hạt đậu
vào một cái chậu đất màu, hàng ngày cho trẻ ra tưới nước để trẻ được theo dõi quá
trình phát triển của cây. Trẻ sẽ thấy hình ảnh lúc hạt đậu nảy mầm, ra hai lá mầm,
thành cây, cho trẻ cùng tham gia làm giàn cho cây leo, cây ra hoa, kết quả và trẻ được
hái quả là những thành quả của trẻ. Những hình ảnh đó sẽ in đậm trong tâm trí trẻ, từ
đó trẻ thích được trồng, chăm sóc cây đây cũng là một trong những hoạt động rèn kỹ
năng sống cho học sinh.
Tất cả các hoạt động trên đều được đưa ra thảo luận trong các buổi sinh hoạt
chuyên môn để cùng học tập, trao đổi, rút kinh nghiệm.
Giải pháp 5: Đổi mới tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh thu
hút trẻ đến trường.
1. Tổ chức các hoạt động lao động, thể thao:
Xây dựng lịch tổ chức cho trẻ tham gia lao động tập thể vào buổi chiều thứ 6
của tuần 1 và tuần 3: Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi; vệ sinh lớp học; vệ sinh môi trường
(nhổ cỏ, nhặt rác, quét dọn….) trồng hoa, tưới cây….
23
Tổ chức thi chạy tiếp sức, kéo co, nhảy bao, bóng rổ….vào chiều thứ 6 tuần
cuối cùng của tháng.
Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian sau giờ thể dục sáng. Đối với các trò
chơi mang tính chất thi đua sẽ tổ chức thi đua giữa các lớp trong cùng một khối với nhau.
Ví dụ: trò chơi "Nhảy tiếp sức" hay "Chạy tiếp cờ" “Nhảy bao” mỗi lớp trong khối sẽ
cử một đội gồm 8 trẻ tham gia, còn những trẻ khác đứng cổ vũ. Ngày hôm sau sẽ phải cử
những trẻ khác chưa được chơi tham gia để tất cả mọi trẻ đều cùng được vui chơi.
Trò chơi "Nhảy bao"
2. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các hội thi:
Tổ chức biểu diễn văn nghệ vào các buổi chiều thứ 6 của tuần 2 hàng tháng:
Hát các bài hát dân ca, bài hát ca gợi quê hương đất nước, thơ, ca dao, đồng dao, các
trò chơi dân gian….
Thành lập đội văn nghệ của cả cô và trẻ để tham gia thi, biểu diễn văn nghệ
chào mừng các ngày hội, ngày lễ. Giao cho 2 đồng chí phụ trách công tác văn nghệ
của cô và trẻ. Xây dựng lịch tập luyện tại phòng Giáo dục nghệ thuật 1 buổi/tuần.
24
Tổ chức các hội thi như: Bé kể chuyện - đọc thơ; Hội thi “Bé thông minh nhanh
trí"; hội thi “Bé tập làm nội trợ”, “Bé tìm hiểu luật ATGT”; hội thi “Tiếng hát dân ca
trẻ thơ”. Điểm mới trong các hội thi là:
Ví dụ: * Hội thi "Bé làm nội trợ"
Thời điểm tổ chức: tuần 1 tháng 5
Đối tượng: trẻ Mẫu giáo lớn
Thành phần: Giáo viên, trẻ
Nội dung thi: thi cắt tỉa hoa quả; chế biến món ăn đơn giản (làm sa lát, muối vừng,
bánh mỳ kẹp xúc xích ); pha nước hoa quả; cắm hoa; bày trí.
Hình thức thi: Mỗi lớp thành lập một đội gồm 6-8 trẻ. Điểm mới trong hội thi là
trẻ được bàn và tự quyết định chọn nguyên liệu, thực phẩm và hình thức trình bày, cô
giáo chỉ là người định hướng. Trẻ được tự nhận nhiệm vụ hoặc giáo viên giao nhiệm vụ
cho trẻ mang đồ dùng chuẩn bị cho các buổi tập luyện và dự thi (công việc này cần có
sự phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc chuẩn bị các đồ dùng, hoa quả, thực phẩm
trước khi dự thi). Riêng phần cắt tỉa hoa quả có sự tham gia hỗ trợ của giáo viên.
Hội thi "Bé tập làm nội trợ"
25
* Hội thi "Tiếng hát dân ca trẻ thơ" (Hội thi mới trong năm học 2012 – 2013)
Thời điểm tổ chức: tháng 2 (sau tết Nguyên đán)
Mục đích: Chào mừng xuân năm mới, tạo sân chơi bổ ích. Khuyến khích giáo
viên, cha mẹ học sinh sưu tầm các bài hát dân ca, các bài hát múa truyền thống của địa
phương. Tuyên truyền rộng rãi về lợi ích của các bài hát dân ca.
Đối tượng: Trẻ mẫu giáo
Nội dung thi: - Màn chào hỏi
- 3 thể loại: múa, hát dân ca (quan họ, hát đối, ), hò vè.
Hình thức thi: Mỗi lớp thành lập một đội không quy định số lượng trẻ tham gia
cho mỗi đội và tổ chức thi theo từng khối. Phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc
chuẩn bị các trang phục và trang điểm cho trẻ. Khuyến khích cha mẹ học sinh tham
gia biên đạo các tiết mục múa, tham gia làm trang phục dự thi cho trẻ
Hội thi "Tiếng hát dân ca trẻ thơ"