Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cây trầu bà và điều kỳ diệu doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.14 KB, 3 trang )

Cây trầu bà và điều
kỳ diệu
“Khá sáng tạo và táo bạo” - đó là một trong những nhận
xét của hội đồng giám khảo Giải thưởng sinh viên nghiên cứu
khoa học Eureka lần 12-2010 dành cho đề tài nghiên cứu “Khảo
sát mức ô nhiễm ozon tại một số cơ sở photocopy và biện pháp
xử lý” của Lại Thùy Hạnh - sinh viên năm 4 khoa môi trường
Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM).


Ý tưởng đề tài nảy sinh từ những lần Thùy Hạnh đi
photocopy tài liệu, hỏi thăm về môi trường làm việc của các
nhân viên tại đây. Những lời than phiền giản dị như môi trường
làm việc có phần nóng bức, ngột ngạt

Cô sinh viên này tự làm khó mình bằng thắc mắc: máy
photocopy là nguồn phát sinh của rất nhiều ô nhiễm (chất quang
dẫn, bụi mực, mùi, ánh sáng, tia cực tím, tiếng ồn và nhiệt). Đặc
biệt trong quá trình hoạt động, máy photocopy phát ra tia UV có
tác dụng biến đổi oxy trong không khí thành ozon.

Ngoài ra, sự sản sinh VOCs (các hợp chất hữu cơ dễ bay
hơi) cũng là nguyên nhân làm tăng nồng độ ozon trong các khu
vực photocopy. Vậy làm sao để giảm ô nhiễm ozon ở cơ sở
photocopy nhằm bảo vệ sức khỏe cho nhân viên và cả khách
hàng?

Trong khi đi tìm câu trả lời, Thùy Hạnh tình cờ đọc được
bài viết về cây hoàng tâm diệp (còn gọi là cây trầu bà - ảnh) có
khả năng hút được khí độc từ máy vi tính.


Cô liền đề xuất ý tưởng thử nghiên cứu về khả năng làm
giảm thiểu nồng độ ozon ở khu vực photocopy và được tiến sĩ
Tô Thị Hiền, giảng viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG
TP.HCM) - người hướng dẫn đề tài, động viên thực hiện.

Sau hàng loạt thí nghiệm, kết quả thu được thật thú vị: cây
trầu bà giúp giảm thiểu ô nhiễm ozon rất tốt! Đề tài nghiên cứu
này của Hạnh đã được trao giải ba Giải thưởng Eureka lần 12-
2010.

×