Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bí quyết ôn thi môn địa lý: Cần nhớ những số liệu cơ bản 2012 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.2 KB, 2 trang )

Cần nhớ những số liệu cơ bản
Để ôn tập có hiệu quả cao thí sinh cần hệ thống lại kiến thức cơ bản tránh
học vẹt, hình thành lối tư duy và suy luận logic, kỹ năng khái quát kiến thức,
khai thác triệt để mối quan hệ các đối tượng Địa lý. Vì vậy, vẽ sơ đồ là
phương pháp hiệu quả nhất.
Mỗi phần của chương trình chia ra các bài, mỗi bài lại có từng ý lớn, trong
mỗi ý lớn lại có những ý cơ bản,…Vì vậy khi đã có phần “xương” của toàn
bộ chương trình học ta sẽ nhớ nội dung của từng bài. Hệ thống kiến thức học
bằng phương pháp vẽ sơ đồ, nhớ các ý chính sẽ giúp bài làm mạch lạc, tuần
tự hơn.
Nội dung lí thuyết cần chú ý đến những vấn đề về thế mạnh, nguồn lực phát
triển của các quốc gia, địa phương về mặt kinh tế - xã hội. Phần phát triển
kinh tế xã
hội cần nắm rõ hiện trạng phát triển, nguyên nhân, hậu quả của vấn đề và
đưa ra phương pháp giải quyết vấn đề. Nắm vững những vấn đề về kinh tế -
xã hội trong từng vùng, quan hệ của Việt Nam với các nước trong khu vực.
Sau khi đã nắm vững kiến thức một cách hệ thống thí sinh sẽ dễ dàng làm
được các dạng bài tập như chứng minh, phân tích hay so sánh.
Một điều khó khăn khi làm bài thi môn địa lý là phải nhớ quá nhiều con số.
Để tránh cho thí sinh “loạn”, trong một số trường hợp chỉ cần đưa ra con số
tương đối không cần đưa ra con số chính xác nhưng ta nên nhớ những số
liệu cơ bản để lấy ví dụ cho bài làm giúp bài làm thuyết phục hơn.
Về phần thực hành vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, đối với từng dạng biểu
đồ có các cách nhận dạng khác nhau:
Biều đồ cột đơn: biểu hiện sự biến động qua nhiều năm (ví dụ: lương mưa,
…)
Biểu đồ cột chồng: thể hiện quy mô và cơ cấu đối tượng (% tuyệt đối)
Biểu đồ cột kép: so sánh các đối tượng có cùng đơn vị qua nhiều năm
Biểu đồ tròn: thể hiện quy mô và cơ cấu cấu đối tượng (% tương đối)
Biểu đồ đường: thể hiện diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị
qua nhiều năm.


Đường kết hợp với cột: các đối tượng khác nhau nhưng có mối quan hệ hay
so sánh các đối tượng với một đối tượng chung (lượng mưa, nhiệt độ, )
Biều đồ miền kết hợp với đường: tỉ lệ sinh tử, tỉ lệ xuất nhập khẩu,…
Vẽ biểu đồ đòi hỏi sự chính xác về tỉ lệ thời gian, phân chia số lượng, sử
dụng các kí hiệu để thể hiện sự khác nhau, có ghi chú. Trên biểu đồ cần ghi
rõ tên biểu đồ, đơn vị.
Cần đặc biệt chú ý đến việc đổi số liệu cũng như làm tròn trong việc phân
tích biểu đồ. Khi phân tích bảng số liệu phải dựa vào số liệu tuyệt đối. Để
bài phân tích hay cần nhớ những mốc như tăng hay giảm mạnh, những biến
dộng dẫn đến sự tăng giảm đó. Chỉ ra khoảng tăng giảm mang tính chu kì,
tránh nêu quá chi tiết mà không nêu được nội dung chủ yếu. Để từ đó đưa ra
cái nhìn khái quát.

×