Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bí quyết học và thi môn Sử đạt điểm cao 2012 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.12 KB, 3 trang )

Luyện thi đại học môn Sử với 7 bước vàng - luyen thi dai hoc
Hồi đó, mỗi lần học lịch sử thì mình học nhanh lắm, nhưng quên thì cũng lẹ nữa. Hình
như môn này đòi hỏi trí nhớ thật tốt thì mới học giỏi được. Nghe nói năm 2007, điểm
trung bình đại học môn Lịch sử chỉ có 2.09/10 mà thôi. Mình có sưu tầm một bài “7 yếu
tố cần thiết giúp học tốt môn Sử”, hy vọng sẽ giúp ích được mọi người trong việc
nghiền ngẫm nó.
1. Niềm đam mê là yếu tố rất cần thiết khi bạn muốn học tốt môn Lịch sử. Bạn hãy
quan niệm, học Lịch sử không phải để thi đại học mà học nó để yêu cuộc sống, tìm hiểu
các kiến thức quy luật trong quá khứ …
2. Nếu bạn mới bắt đầu học Lịch sử thì không nên tìm đọc sách cao siêu, mà nên chú ý
lắng nghe thầy cô giảng dạy trên lớp và học theo sách giáo khoa, vì kiến thức đó sẽ làm
nền tảng cơ bản cho kiến thức Lịch sử của bạn. Và nguyên nhân thứ hai là vì hiện nay
các sách Lịch sử có rất nhiều ý kiến khác nhau về các sự kiện lịch sử, cho nên nghe lời
thầy cô giúp bạn tìm được một hướng đi đúng.
3. Khi ban học khá môn Lịch sử rồi bạn có thể tìm đọc các loại sách như: Lịch sử Việt
Nam đại cương (3 tập), Lịch sử thế giới đại cương (3 tập), Những sự kiện Việt Nam -
Thể giới (NXB Quân đội Việt Nam), Những bài thi đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi
Quốc gia Lịch sử… Những cuốn sách này giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất đối với
môn Lịch sử.
4. Bạn nên chăm chỉ viết bài, đôi khi bạn có thể tự tìm đề để viết rồi đưa cho thầy cô
sửa giúp, sau đó viết lại nhuần nhuyễn. Cách này giúp tăng khả năng trình bày, diễn đạt
của bạn và tạo nên kỹ năng ứng phó tốt với mọi loại đề.
5. Khi viết bài nhớ lập dàn ý chi tiết, ghi rõ các mục I, II, a, b… Nhớ giữ lại các dàn ý
đó nhé, vì nó sẽ làm đề cương ôn tập rất tốt cho bạn đấy!
6. Trong bài viết nên hạn chế đưa ý kiến bình luận của giáo sư này, giáo sư kia vì nó sẽ
làm “loãng” bài của bạn. Bạn có thể mạnh dạn đưa ý kiến phát biểu của mình (tất nhiên
ý kiến đó theo định hướng của Đảng và Nhà nước). Ý kiến đó dù đúng, dù sai người
chấm bài cũng sẽ rất hoan nghênh ý kiến của bạn.
7. Ba điều quan trọng trong khi làm bài thi là: chữ sạch đẹp, viết nhanh, và phân chia
thời gian làm bài hợp lý.
Bí quyết học Sử của Thủ khoa đạt điểm cao nhất nước


Trần Thị Bích Hường đã có những thành tích đáng nể khi còn là học sinh. Năm lớp 10
Hường đạt giải ba kỳ thi HSG Sử cấp tỉnh. Năm học lớp 11 Hường giành giải nhất cấp
tỉnh, giải ba cấp quốc gia. Lớp 12 Hường gặt hái được khá nhiều thành công như giải
nhì HSG cấp tỉnh, giải nhất kỳ thi HSG Quốc gia môn Sử.
Kỳ thi tuyển sinh ĐH vừa qua Hường đã đạt 25,5 điểm, đạt Thủ khoa Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn. Trong đó em là thí sinh duy nhất đạt 9 điểm môn Lịch sử, số điểm
cao nhất trong toàn Đại học quốc gia Hà Nội.
“Muốn học sử phải thực sự yêu sử”
Đó là câu nói của thầy giáo Phan Đình Thuận làm Hường nhớ mãi. Trước đây, Hường
không hề yêu Sử. Ngày thi vào lớp Văn (Trường cấp III chuyên Thái Nguyên), Hường
thiếu 0,25 điểm và phải chuyển qua lớp Sử. Học trường chuyên đã là một thử thách lớn
nhưng lại học trong môi trường không phải là môn học “tủ” của mình nên ban đầu
Hường gặp khó khăn.
Sử không thể một chốc một lát mà biết hết ngay được, sách sử thì nhiều mà số năm, tài
liệu khó nhớ. Nhưng sau đó tiếp xúc nhiều với Sử, Hường đã thấy đam mê. Thêm nữa,
môi trường học tập và giảng dạy ở Trường THPT Chuyên Hùng Vương cũng giúp
Hường nhiều để đạt được kết quả này.
Lich sử Việt Nam và lịch sử thế giới đều hấp dẫn và thú vị với Hường. Nhưng em thích
học sử Việt Nam hơn vì: “Sử Việt Nam giúp mỗi người hiểu hơn về quá khứ của chính
mình, thêm yêu và tự hào về những truyền thống quý báu của dân tộc”
Học khối C “Mưa dần thấm lâu”
Khối C đều là các môn học có lượng kiến thức lớn, đòi hỏi phải ghi nhớ nhiều nên
Hường không học thuộc lòng từng câu, từng chữ trong SGK. Hường học theo cách chọn
ý chính: “Theo em ghi nhớ ý chính để từ đó triển khai bài. Như vậy vừa có thể đảm bảo
nội dung cần thiết mà vẫn mở rộng ý, hơn nữa lại không bị lệ thuộc vào cách hành văn
của người khác”. Cùng với việc học kiến thức trong SGK, Hường cũng đọc sách tham
khảo theo từng chuyên đề, chọn lọc ý, bổ sung dẫn chứng quan trọng để bài viết sâu
hơn. Hường chăm chỉ tìm đọc các câu chuyện về danh nhân, về những sự kiện nổi tiếng
thế giới để mở rộng kiến thức.
Trên lớp, Hường tập trung nghe để hiểu bài, sau đó về nhà đọc lại kết hợp làm bài tập.

Theo Hường, để học tốt khối C cần học theo từng phần nhỏ “mưa dầm thấm lâu”. Nếu
học kiến thức dồn nhiều sẽ nhớ nhanh và tiết kiệm thời gian nhưng lại nhanh quên. Nên
Hường lựa chọn cách học từng phần nhỏ để chủ động nhớ lại kiến thức bất cứ khi nào
có thể, tránh nhầm lẫn.
Theo Hường, tinh thần thoải mái sẽ giúp em làm bài thi tốt. Khi vào phòng thi, Hường
thường hít thở sâu để bình tĩnh và thoải mái hơn vì tinh thần thoải mái sẽ giúp em làm
bài thi tốt. Khi nhận đề thi việc đầu tiên Hường làm là đọc lướt qua một lượt để biết đề
có bao nhiêu câu, từ đó phân phối thời gian cho từng câu. Đề Văn, Sử, Địa đều thi theo
hình thức tự luận nên Hường dành thời gian luyện viết và trình bày bài. Sau đó lựa chọn
câu nào làm trước câu nào làm sau theo khả năng của mình. Hường thường chú ý đến
biểu điểm cho từng câu để phân phối thời gian, câu nào nhiều điểm em sẽ dành nhiều
thời gian hơn.
Trước khi viết bài vào giấy thi, Hường viết ra nháp những ý quan trọng để lúc viết bài
từng ý mạch lạc, rõ ràng và không bị trùng lặp. Em trình bày mỗi ý thành từng đoạn và
viết bài có 3 phần mở bài, thân bài, kết bài đối với 2 môn Văn, Sử.
Bích Hường ấp ủ ước mơ trở thành một giảng viên ĐH để truyền cho học trò niềm đam
mê môn Lịch sử. Em mong muốn sẽ tiếp tục theo đuổi môn Sử, truyền đam mê tình yêu
Sử để phát huy truyền thống dân tộc.

×