Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Nguyên nhân, triệu chứng bệnh loãng xương ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.06 KB, 3 trang )

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh loãng xương



Loãng xương là căn bệnh thường gặp ở những người bước vào tuổi trung niên, cả nam và
nữ đều có khả năng bị loãng xương. Nó gây ra cho người bệnh nhiều phiền toái trong
cuộc sống, đau lưng xương khớp, nhiều khi phải nằm 1 chỗ vì đau đớn, có khi đau tới
mức không ngủ được. Vậy nguyên nhân, triệu chứng bệnh loãng xương là gì?
Nguyên nhân, triệu chứng bệnh loãng xương
Nguyên nhân bệnh loãng xương
 Trẻ thiếu cân, thiếu dinh dưỡng canxi: theo các nghiên cứu gần đây cho thấy,
những trẻ nhỏ bị thiếu cân còi xương lúc nhỏ thì sau lớn lên nguy cơ bị loãng xương càng
cao, hoặc những người dành thực đơn chế độ ăn kiêng thiếu canxi trầm trọng cũng khiến
tăng nguy cơ bị loãng xương.
 Di truyền: Những gia đình có tiền sử bị mắc bệnh loãng xương thì con cái dễ dàng
mắc bệnh loãng xương hơn.
 Corticosteroids: Một trong số thuốc gây loãng xương nguy hiểm nhất là steroids
(cortisone hay predinisone). Đây là một số loại thuốc chuyên trị kể cả bệnh viêm đa khớp
dạng thấp nặng. Nếu dùng corticosteroids trong thời gian dài sẽ khiến bạn dễ dàng mắc
bệnh loãng xương.
 Estrogen rất có ích trong việc tổng hợp canxi cho xương và giúp tăng cường tạo
xương chắc khỏe, vì vậy vào những ngày “đèn đỏ”, lượng estrogen bị giảm mạnh khiến
bạn dễ dàng mắc bệnh loãng xương nếu không được cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
 Xương mỏng và tỷ trọng xương thấp: Nếu khi trẻ tỷ trọng và khối lượng xương
của bạn quá thấp thì nguy cơ phát triển chứng loãng xương sẽ càng trầm trọng hơn khi
bạn bước vào thời kỳ mãn kinh.
 Bất động quá lâu do bệnh, do nghề nghiệp (du hành vũ trụ).
 Do các bệnh thận: thải nhiều calci, chạy thận nhân tạo.
 Do các bệnh nội tiết: cường vỏ thượng thận, suy tuyến sinh dục, cường giáp trạng.
 Do thuốc: lạm dụng steroid, heparin.


Triệu chứng
 Đau xương: đau cột sống do xẹp các đốt sống hoặc rối loạn tư thế cột sống.
 Khó thực hiện được các động tác quay lưng, ngửa, cúi… vì thấy đau khi làm động
tác đó.
 Gù lưng, chiều cao giảm đi so với lúc trẻ tuổi.
 Dễ gãy xương, thường gặp là gãy đầu trên xương đùi, xương cánh tay, đầu dưới
xương cẳng tay, xương sườn, xương chậu và xương cùng.
 Đau dây thần kinh hông.
 Đau các dây thần kinh trên sườn lan ra phía bụng.
 Béo bệu, tăng huyết áp, rối loạn nội tiết, viêm tổ chức dưới da, hư khớp.

×