Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Nguyên nhân - Phòng ngừa - Cách điều trị bệnh Than doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.14 KB, 9 trang )

Nguyên nhân - Phòng ngừa - Cách
điều trị bệnh Than

Bệnh than là gì?

Bệnh than là một bệnh nhiễm trùng lây lan cao, bình thường chỉ ảnh hưởng
đến loài vật, đặc biệt là loài nhai lại ( như dê, cừu, trâu, bò, ngựa ), bệnh có thể
truyền sang người do tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh hay những sản phẩm
của động vật hay trong chiến tranh sinh học.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh than?

Tác nhân gây ra bệnh than là vi khuẩn có tên là Bacillus anthracis, là một
trực khuẩn hình que. Bào tử khuẩn có sức đề kháng tốt,nó có thể tồn tại trong đất
và các sản phẩm từ động vật hàng năm, thậm chí hàng chục năm. Ðây là trục
khuẩn gram (+) hình que trên kính hiển vi nó giống như những toa xe lửa, kích
thước dài 4 - 8 µm ngang 1 - 1,5 µm.

Bào tử khuẩn (spore) sống được nhiều năm trong đất, nước, bề mặt các vật
dụng nó có thể tồn tại được 20 năm trong những điều kiện khắc nghiệt , chống lại
được ánh sáng, tia cực tím, nó chỉ bị tiêu diệt khi đun sôi 100o C trong 30 phút.
Bào tử hoạt động trở lại khi điều kiện môi trường thuận lợi trên người cũng như
trên động vật nó sẽ sinh ra độc tố (toxin)

Bệnh than lây truyền bằng cách nào?

Ðầu tiên là các con vật ăn cỏ nuôi trong nhà hoặc hoang dã như : ngựa, dê,
cừu, trâu, bò bị nhiễm bệnh ở da. Bệnh lây sang con người do tiếp xúc trực tiếp
qua da bị tổn thương với động vật bị nhiễm, hoặc do hít phải bào tử, hoặc do ăn
phải thức ăn động vật bị nhiễm nấu không chín.


Việc lây từ người sang người hầu như chưa xảy ra. Ở các nước phương
Tây người ta khống chế bệnh này bằng chủng ngừa cho động vật. Nếu hít phải bào
tử bệnh than có thể gây bệnh than ở phổi . Thể bệnh này thường là tử vong..

Bệnh than có thường gặp hay không?

Bệnh này gặp khắp nơi trên thế giới nhiều ở Nam Âu như : Hy Lạp, Thổ
Nhĩ Kỳ, vùng cận Ðông (Iran) Châu Phi(Zimbabwe), Úc,Tân Tây Lan.

Bình thường chỉ xuất hiện vào cuối mùa hè và đầu mùa thu. Ở Châu Phi
người ta cho rằng ruồi cũng là tác nhân trung gian truyền bệnh.Bệnh than ngày nay
rất hiếm gặp tại Mỹ. Người ta dùng vi khuẩn bệnh than như là một yếu tố trong
cuộc chiến tranh sinh học

Thời gian ủ bệnh của bệnh than là bao lâu?

Thời gian ủ bệnh( là thời gian tính từ khi tiếp xúc với vi khuẩn bệnh than
đến khi xuất hiện triệu chứng) thì tương đối ngắn.Thường thời gian ủ bệnh trung
bình là từ 3 đến 5 ngày, nhưng cũng có trường hợp thời gian ủ bệnh này xảy ra rất
ngắn chỉ trong vòng 12 giờ.

Có những dạng bệnh than nào?

Có 3 dạng bệnh than: bệnh than thể da, thể phổi và thể tiêu hoá.

BỆNH THAN THỂ DA

Đây là dạng thường gặp nhất, chiếm đa số: 95%

-Do tiếp xúc trực tiếp qua da bị tổn thương với động vật bị nhiễm, triệu

chứng đầu tiên là nốt đỏ, ngứa sưng, giống như vết đốt của côn trùng, 2 ngày sau
thành mụn nước dẫn đến loét, rồi hoại tử đen ở trung tâm đường kính từ 1-3 cm
(gọi là bệnh than) . Một số trường hợp hạch tương ứng cũng sưng đau. toàn thân
sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu, ói mữa mặc dù triệu chứng ở da rầm rộ.

Vị trí thường gặp là ở tay, chân, cổ, mặt, nói chung những nơi dễ tiếp
xúc.(nơi không có che phủ)

Thể này nếu điều trị sớm bằng kháng sinh thì tỉ lệ lành bệnh cao (gần
100%), nếu không điều trị dẫn đến tử vong 15-20%.

THỂ PHỔI

Trước đây hay gặp ở người chải lông cừu.Triệu chứng là sốt nhẹ kéo dài 1-
2 ngày, ho khan, Vì bệnh không được chuẩn đoán sớm, do đó tỉ lệ sống còn rất
thấp mặc dù được điều trị (gần như 100% tử vong).

Bệnh than thể phổi xảy ra sau khi bào tử vi khuẩn bệnh than sinh sôi nảy
nở trong những hạch limpho của phổi. Xuất huyết nặng và hoại tử mô xảy ra trong

×