Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

01 Quy trình thí nghiệm đo điện trở tiếp địa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.28 KB, 14 trang )

TRUNG TÂM THÍ NGHIỆM ĐIỆN
-------------------------------------------------------------------------------------------

QUY TRÌNH
THÍ NGHIỆM ĐO ĐIỆN TRỞ TIẾP ĐỊA

Mã hiệu: QTTN-TĐ


TRUNG TÂM THÍ NGHIỆM ĐIỆN
-------------------------------------------------------------------------------------------

QUY TRÌNH
THÍ NGHIỆM ĐO ĐIỆN TRỞ TIẾP ĐỊA
(Ban hành kèm theo Quyết định số …… ngày ……)

Ký mã hiệu

:QTTN-TĐ

Lần ban hành

:01

Ngày ban hành :……
Đơn vị sử dụng :TRUNG TÂM THÍ NGHIỆM ĐIỆN


TRUNG TÂM THÍNGHIỆM ĐIỆN

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: …...
…, ngày … tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy trình Thí nghiệm đo điện trở tiếp địa
Căn cứ Quyết định số:
Căn cứ văn bản số:
Theo đề nghị của Trưởng bộ phận kỹ thuật:
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định:
Điều 2. Quy trình này được áp dụng:
Những nội dung khơng được nêu trong quy trình này được hiểu và thực hiện
theo những quy định hiện hành của Nhà nước, của Tập đoàn Điện lực Việt Nam .
Điều 3. Các Ông (Bà) Trưởng các phòng ban, bộ phận, trưởng các đơn vị
trong ... căn cứ quyết định thi hành./.

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Ban GĐ CTy;
- Ban ISO CTy
- Lưu VT, P3.

GIÁM ĐỐC


TRUNG TÂM THÍ NGHIỆM ĐIỆN
-------------------------------------------------------------------------------------------


QUY TRÌNH
THÍ NGHIỆM ĐO ĐIỆN TRỞ TIẾP ĐỊA
Biên soạn

Soát xét

Phê duyệt

Họ tên
Chức vụ
Ngày
Chữ ký

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU
Ngày
tháng

Lần sửa
đổi

Mục, trang
có sửa đổi

Văn bản thơng
báo sửa đổi số,
ngày

Người
cập nhật



MỤC LỤC

Phần I

Những quy định chung

6

Phần II

Định nghĩa từ viết tắt và tài liệu viện dẫn

7

Phần III
Điều 6

Nội dung thí nghiệm đo điện trở tiếp địa
Nguyên tắc chung

8

Điều 7

Những yêu cầu đối với thiết bị nối đất

9

Điều 8


Thiết bị điện dưới 1000V có trung điểm nối đất trực tiếp
Kiểm tra thiết bị nối đất

10

Đo điện trở dây nối đất các thiết bị tới hệ thống nối đất
chung

14

Điều 9
Điều 10

8

11


QUY TRÌNH

Mã hiệu: QTTN–TĐ

THÍ NGHIỆM ĐO ĐIỆN TRỞ Lần ban hành: 01
TIẾP ĐỊA
Phần I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng

Quy trình này áp dụng cho cơng tác thí nghiệm đo điện trở tiếp địa thực hiện

thống nhất trong tồn trung tâm, q trình thực hiện thí nghiệm hiệu chỉnh, kiểm
định thiết bị nhằm xác định đặc tính kỹ thuật của thiết bị điện.
Phạm vi áp dụng đối với các đơn vị có thiết bị thí nghiệm trực thuộc.
Điều 2. Biên soạn, sốt xét, phê duyệt
Quy trình này do QMR biên soạn, Ơng phó Quản đốc kiểm tra, Ơng Quản đốc
sốt xét, Ơng phó Giám đốc Cơng ty phê duyệt ban hành.
Việc biên soạn, soát xét, sửa đổi, phê duyệt, ban hành, thu hồi và hủy bỏ quy
trình này phải tuân theo những quy định tại Quy trình Kiểm sốt tài liệu
Điều 3. Trách nhiệm thực hiện
Nhân viên Thí nghiệm điện, tại các đơn vị có thiết bị thí nghiệm trực thuộc
căn cứ thực hiện.

Bh: 01, ngày:…
Sđ: …., ngày: /

Phê duyệt sửa đổi:

Trang 6


QUY TRÌNH

Mã hiệu: QTTN–TĐ

THÍ NGHIỆM ĐO ĐIỆN TRỞ Lần ban hành: 01
TIẾP ĐỊA
Phần II
ĐỊNH NGHĨA TỪ VIẾT TẮT VÀ TÀI LIỆU VIỆN DẪN
Điều 4. Định nghĩa, các từ viết tăt.
- TTTTNĐ


: Trung tâm Thí nghiệm điện.

- QT

: Quy trình

- Thí nghiệm: Gồm các hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thiết bị
điện.
- TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam.
- TCN: Tiêu chuẩn ngành.
- TI: máy biến dòng điện.
- TU: máy biến điện áp.
- TBA: Trạm biến áp .
- TBP Kỹ thuật: Trưởng bộ phận Kỹ thuật.
- Các định nghĩa, từ viết tắt khác sử dụng theo “Sổ tay chất lượng” của trung
tâm thí nghiệm điện - Cơ sở và từ vựng.
Điều 5. Tài liệu viện dẫn
- Tài liệu kỹ thuật về việc thực hiện thí nghiệm đo điện trở tiếp địa.
- Quy trình Kiểm sốt tài liệu: 4.3QT01-TT
- Quy trình Kiểm sốt hồ sơ: 4.13QT-09-TT
- Quy trình kiểm sốt trang thiết bị: 5.5QT12-TT
- Quy trình quản lý cơng tác thí nghiệm: 5.9QT14-TT
- Quy trình quản lý trang thiết bị thí nghiệm: QT.05 (Bộ Cơng Thương)
- Quy trình đảm bảo chất lượng thí nghiệm: 5.9QT15-TT
- Quy trình lấy mẫu, vận chuyển, tiếp nhận mẫu: 5.7QT13- TT
- Các định nghĩa, từ viết tắt khác sử dụng theo “Sổ tay chất lượng” của Công ty
Lưới điện cao thế miền Bắc và ISO 9000: 2005/TCVN ISO 9001:2008 - Cơ sở và từ
vựng.


Bh: 01, ngày:…
Sđ: …., ngày: /

Phê duyệt sửa đổi:

Trang 7


QUY TRÌNH

Mã hiệu: QTTN–TĐ

THÍ NGHIỆM ĐO ĐIỆN TRỞ Lần ban hành: 01
TIẾP ĐỊA
Phần III

NỘI DUNG
QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM ĐO ĐIỆN TRỞ TIẾP ĐỊA
Điều 6. Nguyên tắc chung
1.1 Quy ước.
- Thiết bị nối đất: bao gồm bộ phận nối đất và dây nối đất
- Thanh dẫn kim loại hay một nhóm thanh dẫn tiếp xúc trực tiếp với đất được gọi
là "bộ nối đất".
- Dây dẫn kim loại dùng để nối những phần cần nối đất của thiết bị điện với bộ
phận nối đất gọi là "dây nối đất".
1.2 Sự phân bố điện thế trong đất khi có một điểm chạm đất:
Khi có chạm đất thì tại bản thân thiết bị
đó và các điểm của đất ở gần nó sẽ xuất
Uđ hiện điện thế (so với đất ở xa vô cùng ).
Phân bố như hình1 bên. Từ hình1 ta thấy

rằng càng xa nơi đặt bộ phận nối đất thì trị
số điện thế càng giảm vì tiết diện của đất để
dịng điện đi qua tăng lên. Điện thế ở các
điểm càng xa càng gần bằng khơng. Vì vậy
15-20m
15-20m
trong tính tốn có thể lấy điện thế bằng
không ở các điểm đủ xa bộ phận nối đất mà
tại các điểm đó thực tế điện thế bằng không
Hinh1 - Sự phân phối điện
. Độ dốc của đường cong phân bố điện thế
trong đất
phụ thuộc vào điện dẫn của đất.
Điện dẫn của đất càng lớn đường cong càng thoải và điểm có điện thế bằng khơng
càng xa .
Điện trở quyết định dòng điện của đất gọi là điện trở tản. Thực tế điện trở tản
không liên quan đến đất mà liên quan đến bộ phận nối đất và người ta dùng thuật
ngữ ngắn gọn (điện trở nối đất). Điện trở nối đất được xác định bằng tỉ số giữa điện
áp trên bộ phận nối đất so với điểm có điện thế bằng khơng, với trị số dòng điện đi
qua bộ phận nối đất
Bh: 01, ngày:…
Sđ: …., ngày: /

Phê duyệt sửa đổi:

Trang 8


QUY TRÌNH


Mã hiệu: QTTN–TĐ

THÍ NGHIỆM ĐO ĐIỆN TRỞ Lần ban hành: 01
TIẾP ĐỊA
Unđ
Rnđ =
Inđ

Điện trở suất của đất phụ thuộc vào đặc tính của nó, vào nhiệt độ, độ ẩm và
chất điện phân chứa trong nó. Điện trở lớn nhất vào mùa đông khi đất lạnh và mùa
hè khi đất khô. Khi thiết kế thiết bị nối đất, cần phải đo điện trở suất của đất để khỏi
lãng phí vật liệu nối đất, cũng như khỏi phải bổ sung để mở rộng thiết bị nối đất sau
khi cơng trình làm xong.
Điều 7. Những yêu cầu đối với thiết bị nối đất:
1. Những thiết bị điện trên 1000 v có dịng điện chạm đất lớn.
Theo qui phạm trang bị điện điện trở bộ nối đất của các thiết bị này không được
lớn hơn 0,5Ω, song chỉ hạn chế trị số điện trở của bộ nối đất thì khơng dảm bao trị
số cho phép của điện áp tiếp xúc và điện áp bước khi dòng điện chạm đất đạt đến
vài kA. Chẳng hạn khi dịng ngắn mạch 6 kA thì bộ nơí đất sẽ có điện áp 3 kV. Vì
thế hạn chế điện trở nối đất còn phải thực hiện các biện pháp sau:
+ Thực hiện cắt nhanh khi ngắn mạch chạm đất .
+ San bằng điện thế trong khu vực đặt TBĐ và trên biên của nó.
Để san bằng điện thế trong khu vực đặt TBĐ ở độ sâu 0,5 - 0,8 m phải đặt 1 lưới
thanh dẫn san bằng và phải được nối lại với nhau (các thanh dẫn đặt song song với
trục các trang bị điện cách móng hay bệ máy (0,8 - 1) m, các thanh ngang đặt cách
nhau không quá 6 m). Để san điện áp ở các biên của mạch vịng các thanh dẫn ngồi
cũng có dòng điện tản vào đất lớn cần phải đặt sâu 1 m, ở lối ra vào trạm đặt 2 cực
phụ cách bộ nối đất 1 và 2 m ở độ sâu 1 và 1,5 m
2. Thiết bị điện trên 1000v có dịng điện chạm đất nhỏ.
Theo qui phạm trang bị điện tại các TBĐ khơng có bù điện dung, điện trở của

thiết bị nối đất khi có dịng điện tính toán đi qua ở bất kỳ thời gian nào trong năm
phải thoả mãn điều kiện:
rnđ 
Trong đó

Bh: 01, ngày:…
Sđ: …., ngày: /

Utt
Itt

()

Itt - Dịng điện tính tốn đi qua bộ nối đất.
Utt - Điện áp tính tốn ở bộ nối đất so với đất (v).
Phê duyệt sửa đổi:

Trang 9


QUY TRÌNH

Mã hiệu: QTTN–TĐ

THÍ NGHIỆM ĐO ĐIỆN TRỞ Lần ban hành: 01
TIẾP ĐỊA

Dịng điện tính tốn là dịng chạm đất tồn phần có thể tìm được từ biểu thức
sau:
Itt =


U (35 Lc  Ld )
350

(A)

Trong đó U - Điện áp giữa các pha,kV
Lc,Ld -Tổng độ dài về điện giữa các đường dây và cáp trên
không ,Km.
Utt được lấy bằng 250v nếu bộ phận nối đất chỉ dùng cho thiết bị điện có điện áp
trên 1000v; lấy bằng 125v nếu các bộ phận nối đất được sử dụng chung cho cả các
thiết bị điện có điện áp dưới 1000v.
Điện trở của bộ phận nối đất đối với lưới điện áp trên 1000v có dịng chạm đất
nhỏ khơng được q 10 .
Điều 8. Thiết bị điện dưới 1000v có trung điểm nối đất trực tiếp.
Theo qui phạm trang bị điện đối với các thiết bị điện áp dưới 1000v có trung
điểm nối đất trực tiếp, điện trở của bộ phận nối đất không được lớn hơn 4 , trừ các
thiết bị điện trong đó tổng cơng suất đặt của Máy phát và Máy biến áp không lớn
hơn 100 kVA. Trong trường hợp này nối đất có thể có điện trở lớn hơn 10 .
Những phần thiết bị điện được nối đất phải nối chắc chắn với trung điểm của nguồn
cung cấp bằng dây trung tính. Đối với đường dây trên khơng dây trung tính phải kéo
đặt trên cột như dây pha. Khi đó cứ cách 250m cũng như đầu đường dây và các
nhánh rẽ dài hơn 200m cần nối đất lặp lại dây trung tính. Điện trở của mỗi bộ phận
nối đất lặp lại khơng được q 10. ở lưới có tổng công suất Máy phát và Máy biến
áp đến 100 kVA và nhỏ hơn bộ phận nối đất chính cho phép đến 10, điện trở của
mỗi bộ phận nối đất lặp lại không quá 30 , khi số bộ nối đất lặp lại khơng ít hơn 3.
Điều 9. Kiểm tra thiết bị nối đất.
Thiết bị nối đất phải được tiến hành kiểm tra sau khi lắp đặt trước khi đưa vào
vận hành và kiểm tra định kỳ hàng năm trước mùa mưa. Nối đất được xem là tốt
nếu nó thoả mãn về điều kiện kiểm tra về độ bền cơ học của tiếp xúc tại chỗ nối các

dây nối đất với nhau và nối nó với phần nối đất của thiết bị, điện trở của dây dẫn và
Bh: 01, ngày:…
Sđ: …., ngày: /

Phê duyệt sửa đổi:

Trang 10


QUY TRÌNH

Mã hiệu: QTTN–TĐ

THÍ NGHIỆM ĐO ĐIỆN TRỞ Lần ban hành: 01
TIẾP ĐỊA

tiếp xúc của nó, tiết diện dây nối đất, cách nối đúng các phần nối đất của thiết bị
điện với nối đất chính và màu sơn của dây nối đất. Kiểm tra độ bền cơ học, mối tiếp
xúc của dây dẫn nối đất được tiến hành trước khi đo điện trở bằng cách gõ búa vào
nó sao cho khơng vi phạm độ bền cơ khí của mối liên kết giữa các phần nối với
nhau của dây dẫn, nếu độ bền cho phép.
1. Đo điện trở nối đất của hệ thống nối đất đơn và nhỏ có thể tiến hành theo
sơ đồ đấu nối H.2 hoặc H.3.

1 2 3 4

1 2 3 4






10 m

20 m

30 m

H.2 Sơ đồ đo 3 cực

93 m

57 m

H.3 Sơ đồ đo 4 cực

Các ký hiệu: 1- Tương ứng với cực T1(C1) của máy đo
2- Tương ứng với cực  1(P1) của máy đo
3- Tương ứng với cực  2(P2) của máy đo
4- Tương ứng với cực T2(C2) của máy đo
Cắm cọc kiểm tra dòng điện vào đất cách cực nối đất cần kiểm tra khoảng 30
đến 50m, nối cọc này vào cực dòng T2 ( C2) của máy đo.
Cắm cọc kiểm tra điện áp vào đất khoảng giữa cọc dòng và cực nối đất
( hoặc theo qui tắc 61,8 % H.2 ). Nối cọc này tới cực 2 (P2) của máy đo ( nếu nối
đất có một vài cọc thì dây tới các cọc dòng và áp tăng thêm ).
T1(C1) và 1 (P1) nối với hệ thống nối đất cần đo H.2 hoặc H.3 tiến hành đo
theo quy trình hướng dẫn sử dụng của máy đo đi kèm dụng cụ đo. Kết quả đọc được
trên máy đo là giá trị điện trở nối đất của hệ thống nối đất đo lần thứ nhất. Để đánh
giá kết quả đúng, rời cọc áp cách xa cực nối đất 3m và đo lấy giá trị điện trở lần thứ
2 sau đó rời cọc áp gần cực nối đất 3m(tính từ vị trí đầu tiên) tiến hành đo lần thứ 3.

Nếu kết quả đo của cả 3 lần gần giống nhau trong khoảng sai lệch cho phép
thì giá trị trung bình của 3 lần đo là giá trị thực của hệ thống nối đất cần kiểm tra.
Bh: 01, ngày:…
Sđ: …., ngày: /

Phê duyệt sửa đổi:

Trang 11


QUY TRÌNH

Mã hiệu: QTTN–TĐ

THÍ NGHIỆM ĐO ĐIỆN TRỞ Lần ban hành: 01
TIẾP ĐỊA
2. Đo tiếp địa hệ thống nối đất có kết cấu mạch vịng lớn phức tạp.

Kết cấu các hệ thống nối đất lớn có mạch vịng phức tạp thường gặp là kết
cấu nối đất của các trạm phân phối điện, các nhà máy điện....Để tiến hành đo điện
trở nối đất của các trạm này cần phải tuân thủ các qui định sau:
3. Chọn hướng đi của cọc dòng và cọc áp phù hợp với thiết bị đo yêu cầu
( các cọc cùng nằm trên một đường thẳng sơ đồ 1 tia H.4, các cọc được đóng theo
hình chữ V sơ đồ 2 tia H.5 ). Dây đo không được đi qua hoặc gần kết cấu mạch
vòng nối đất, không đi song song dưới các đường dây truyền tải điện. Các dây nối
cọc dòng và cọc áp phải đi cách nhau lớn hơn 1m để tránh ảnh hưởng lẫn nhau.

1 2 3 4



Cọc dòng

Cọc áp

d
( 0,2 - 0,8). L3T

L3T = ( 3 - 5 ).d

H.4 -Sơ đồ 1 tia

Cọc áp
5d
40m
1 2 3 4

5d



Cọc dòng

d

H.5- Sơ đồ 2 tia
Các cọc dịng và áp có thể là cọc chun dùng hoặc có thể dùng thanh kim
loại  ( 12 - 14 ) đóng ngập trong đất lớn hơn 0,5m, khi đóng dùng búa 3kg không
được để cọc dung để tăng độ tiếp xúc giữa cọc và đất, dây đo nối với các cọc phải
Bh: 01, ngày:…
Sđ: …., ngày: /


Phê duyệt sửa đổi:

Trang 12


QUY TRÌNH

Mã hiệu: QTTN–TĐ

THÍ NGHIỆM ĐO ĐIỆN TRỞ Lần ban hành: 01
TIẾP ĐỊA

được tiếp xúc tốt bằng vít. Chọn chỗ đóng cọc dịng đo là chỗ đất ẩm liền thổ khơng
đóng vào chỗ đất mùn cát sỏi. Trong trương hợp đóng vào chỗ đất khơ có thể dùng
nước tưới ẩm vùng đất xung quanh hoặc đóng thêm cọc phụ, các cọc phụ phải cách
cọc chính 2 - 3m và nối chúng với nhau bằng dây dẫn kim loại.
4. Nối các đầu còn lại của dây dòng với T2(C2), dây áp với cực 1 (P1) của
máy đo. Cực T1(C1) và 1 (P1) nối với hệ thống nối đất cần đo theo sơ đồ 4 dây
H.4 sẽ loại trừ được điện trở dây nối và tiếp xúc chỗ nối. Sơ đồ đo 3 cực H.2 chỉ
dùng để đo hệ thống nối đất có giá trị điện trở nối đất lớn hơn 5 , khi đó kết quả
đo có cả điện trở dây nối, vì vậy khi đo khơng được để cầu xa, dây nối giữa cầu và
điểm đo không lớn hơn 0,6m. Sau khi đấu nối xong tiến hành đo theo qui trình
hướng dẫn sử dụng máy đo.
5. Để có kết quả đo đúng cọc dịng phải đóng cách điểm cần đo của hệ thống
nối đất ít nhất là 3d (L3T = 3d ) trong đó d là đường chéo lớn nhất của trạm, L 3T là
khoảng cách từ điểm rìa nối dất cần đo đến cọc dịng. Cọc áp đóng trong khoảng
( 0,4 và 0,6 ) L3T so với điểm đo. Kết quả đo được của hai vị tí cọc áp lệch nhau q
10% thì phải tăng khoảng cách cọc dịng lên 1,5 - 2 lần và đo lại ở vị trí cọc áp mới
( 0,4 và 0,6 ) L3T . Nếu kết quả sai lệch giữa hai vị trí cọc áp mới nhỏ hơn 10% thì

vị trí đặt cọc áp cần đo tương ứng với điện trở thật của hệ thống nối đất ở 0,5L 3T,
ngược lại kết quả đo sai lệch vẫn lớn thì phải chọn hướng đo khác hoặc sơ đồ đo
khác tuỳ theo điều kiện thực tế ( xem thêm hướng dẫn sử dụng cầu đo ).
Điều 10. Đo điện trở dây nối đất các thiết bị tới hệ thống nối đất chung.
Nhằm kiểm tra điện trở thanh dẫn và tiếp xúc các mối nối cũng như đo điện
trở tiếp xúc giữa vỏ thiết bị được nối đất tới dây nối đất được đo bằng các dụng cụ
đo điện trở nối đất hoặc dùng cầu 1 chiều...giá trị điện trở của nhánh dây nối đất tới
hệ thống nối đất chung không được lớn hơn 0,08 . RTX giữa vỏ máy tới dây nối
đất không lớn hơn 0,05 . ( xem qui trình xử dụng máy đo ).

Bh: 01, ngày:…
Sđ: …., ngày: /

Phê duyệt sửa đổi:

Trang 13


QUY TRÌNH

Mã hiệu: QTTN–TĐ

THÍ NGHIỆM ĐO ĐIỆN TRỞ Lần ban hành: 01
TIẾP ĐỊA
1

1 2 3 4


2


H.6- Sơ đồ đo điện trở dây nối đất
1- Dây nối tới vỏ nối đất của thiết bị điện. 2- Hệ thống nối đất chung

1

2

1 2 3 4



H.7- Sơ đồ đo điện trở tiếp xúc vỏ máy
1- Vỏ thiết bị điện được nối đất. 2- Dây nối đất

Bh: 01, ngày:…
Sđ: …., ngày: /

Phê duyệt sửa đổi:

Trang 14



×