Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

(Tiểu luận) đề tài tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình người việt truyền thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.02 MB, 41 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA TUYÊN TRUYỀN

TIỂU LUẬN
CƠ SỞ VĂN HĨA VIỆT NAM
Đề tài: TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN
TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI VIỆT TRUYỀN THỐNG

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THANH PHONG
Mã sinh viên: 2051050093
Lớp hành chính: TTDC A2 K40
Lớp tín chỉ: CƠ SỞ VĂN HĨA K40.4
Giảng viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THỊ MỸ LINH

Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2022


MỤC LỤC
Trang

MỤC LỤC ........................................................................................................ 2
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................... 4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 6
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ........................................... 6
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .................................................. 6
6. Kết cấu ...................................................................................................... 7
NỘI DUNG....................................................................................................... 8
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ


CÚNG TỔ TIÊN .......................................................................................... 8
1. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................... 8
1.1. Tín ngưỡng..................................................................................... 8
1.2. Tổ tiên............................................................................................. 8
1.3. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên......................................................... 9
2. Cơ sở hình thành Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên................................. 9
2.1. Cơ sở tâm linh ............................................................................. 10
2.2. Cơ sở xã hội ................................................................................. 12
3. Bản chất của việc thờ cúng tổ tiên ................................................... 13
Chương 2: BIỂU HIỆN CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN
CỦA NGƯỜI VIỆT ................................................................................... 14
1. Các cấp độ thờ cúng tổ tiên............................................................... 14
2


2. Nghi thức thờ cúng tổ tiên ................................................................ 15
2.1. Cúng cáo thường xuyên .............................................................. 15
2.2. Cách thức lễ ................................................................................. 16
2.3. Bàn thờ tổ tiên ............................................................................. 18
3. Nghi lễ thờ cúng tổ tiên ..................................................................... 22
Chương 3: Gìn giữ và phát huy giá trị của Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
..................................................................................................................... 24
1. Ý nghĩa của Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ........................................ 24
2. Thực trạng và một số giải pháp gìn giữ và phát huy giá trị của Tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong giai đoạn hiện nay.............................. 25
2.1. Thực trạng Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hiện nay .................. 25
2.2. Một số giải pháp để gìn giữ và phát huy những giá trị trong Tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trong điều kiện ngày nay32
KẾT LUẬN .................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 39


3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng xã hội đã xuất hiện từ xa xưa trong lịch
sử nhân loại và đã tồn tại trong nhiều thế kỷ ở nhiều quốc gia và dân tộc trên
thế giới. Ở Việt Nam, loại hình tín ngưỡng này theo nhiều người phỏng đoán
là xuất hiện từ thời Hùng Vương. Đến nay, Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn
ln giữ một vai trị quan trọng trong đời sống tinh thần của nhiều tộc người,
đặc biệt là ở khu vực Á Đông.
Hiện nay, nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, mở cửa hội nhập quốc tế, từng bước dân chủ hóa đời sống xã hội.
Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sự lan tỏa trong cơ chế thị
trường, phân hóa giàu nghèo trong xã hội, mơi trường sinh thái bị hủy diệt…
đã tạo ra tâm lý bất an. Trước đây, một thời gian dài, chúng ta đã có biểu hiện
tả khuynh, có những sai lầm khi đánh đồng tất cả các hoạt động, nghi lễ trong
tín ngưỡng dân gian, các hoạt động tế lễ, lên đồng… đều là mê tín dị đoan cần
phải xem xét, bài trừ.
Đó là những nguyên nhân tâm lý, xã hội và hiện thực dẫn đến việc các
hoạt động tơn giáo, tín ngưỡng đều có chiều hướng gia tăng. Hoạt động thờ
cúng tổ tiên trong gia đình, dịng họ diễn ra khá phổ biến ở các địa phương
trong cả nước. Điều này đã góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp
của văn hóa truyền thống, những giá trị thiêng liêng của văn hóa cộng đồng.
Nhưng do sự tác động mạnh mẽ của lối sống hiện đại, đã làm cho tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên có nhiều biểu hiện tiêu cực như: phô trương về tiền tài, danh
vong, địa vị gây chia rẽ, bày ra những nghi thức cầu kỳ, tốn kém và làm mất đi
tính thiêng liêng và giá trị văn hóa của tín ngưỡng.
Vì vậy, nhận thức đúng đắn về Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

là một vấn đề mang ý nghĩa lý luận về thực tiễn, làm góp phần làm lành mạnh
hóa các hoạt động tín ngưỡng hướng vào các giá trị đạo đức truyền thống của
4


dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi cuộc vận động tồn dân đồn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
Bản thân em, ngay từ khi còn là một đứa trẻ chưa hiểu biết nhiều về thế
giới bên ngồi, đã thấy rằng mỗi khi gia đình có chuyện gì thì ơng bà cha mẹ
đều thắp hương lên bàn thờ kính báo, cầu xin, đã khiến cho bản thân tò mò,
thắc mắc, đặt ra rất nhiều câu hỏi. Khi lớn lên, em đã có cơ hội để tiếp cận, tìm
hiểu về Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và dần dần từng bước đi tìm câu trả lời cho
chính mình.
Việc thờ cúng đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của người Việt, một
“Lễ nghi phong hóa”, tức là đã được chuẩn hóa theo quy củ, trật tự và đã trở
thành một phong tục dân tộc. Thờ cúng là phong tục đẹp, giàu bản sắc và có
tính chất giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Trong xã hội Việt từ xưa đến
nay đã luôn tồn tại mối quan hệ dòng họ sâu sắc xây dựng trên cơ sở huyết
thống. Do đó, ngồi Tín ngưỡng tơn giáo, việc tơn kính ơng bà tổ tiên đã thấm
nhuần vào máu thịt của mỗi người dân Việt Nam. Có thể nói, nghi thức tế lễ
cho dù biến chuyển qua từng giai đoạn khác nhau nhưng sẽ mãi đồng hành cùng
con người, bởi “Con người có tổ, có tơng. Như chim có tổ, như sơng có nguồn”.
Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong
gia đình người Việt truyền thống” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Nghiên cứu và tìm hiểu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người
Việt nhằm giữ gìn, bảo tồn, phát huy những giá trị của thờ cúng tổ tiên trong
xã hội hiện nay.
Để thực hiện mục đích nói trên, đề tài có những nhiệm vụ cụ thể, tương
ứng với 3 chương:

Một là, làm rõ những khái niệm về Tín ngưỡng, tổ tiên và Tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên và cơ sở hình thành của nó.
5


Hai là, trình bày những biểu hiện của giá trị Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
của người Việt.
Ba là, đưa ra những thực trạng của Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để từ đó
đề xuất một số giải pháp mang tính định hướng nhằm gìn giữ và phát huy Tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia
đình người Việt truyền thống.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên trong gia đình người Việt, đánh giá xu hướng biến động của Tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Đề tài dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
chủ nghĩa duy vật lịch sử, nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước ta về tín ngưỡng, tơn
giáo.
Phương pháp nghiên cứu: Trong q trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử
dụng các phương pháp như phân tích, tổng hợp, lơgic - lịch sử, so sánh, quy
nạp, diễn dịch.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Góp phần vào việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn
hóa truyền thống của dân tộc. Đồng thời, góp phần định hướng đúng đắn quan
niệm về giá trị Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
Ý nghĩa thực tiễn: Tiểu luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ
nghiên cứu mơn xã hội học, tơn giáo học, văn hóa học và các ngành học thuộc

khoa học xã hội và nhân văn.

6


Document continues below
Discover more
from:

sở văn hóa
Việt Nam
TT51001
Học viện Báo chí v…
242 documents

Go to course

NGÂN HÀNG ĐỀ THI
87

CƠ SỞ VĂN HOÁ VN
Cơ sở văn
hóa Việt…

100% (15)

VAI TRỊ CỦA PHẬT
4

GIÁO Trong ĐỜI…

Cơ sở văn
hóa Việt…

100% (13)

Hồn cảnh sáng tác
4

văn 9 - Tổng hợp…
Cơ sở văn
hóa Việt…

92% (117)

Tiểu luận an sinh xã
38

hội - an sinh xã hội…
Cơ sở văn
hóa Việt…

100% (4)


Văn hóa trang phục
62

6. Kết cấu

truyền thống

Cơ sở văn
hóa Việt…

100% (3)

Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
tiểu luận gồm 3 chương, chia làm 7 tiết.

Tiểu luận ngoại giao
52

văn hóa
Cơ sở văn
hóa Việt…

100% (3)

7


NỘI DUNG
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÍN NGƯỠNG
THỜ CÚNG TỔ TIÊN
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Tín ngưỡng
Theo Wikipedia: “Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện
thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang
lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. Niềm tin này gắn với sự
siêu nhiên nhưng chỉ lưu truyền trong một vùng lãnh thổ hoặc trong một cộng
đồng dân chúng nhất định. Có thể coi tín ngưỡng là dạng thấp hơn của tơn

giáo”.
Như vậy, Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để
giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng.
1.2. Tổ tiên
Tổ tiên là khái niệm dùng để chỉ những người có cùng huyết thống nhưng
đã mất như cụ, kỵ, ông, bà, cha, mẹ..., là những người đã có cơng sinh thành và
ni dưỡng, có ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của thế hệ
những người đang sống1.
Tổ tiên trong xã hội nguyên thuỷ có nguồn gốc là tổ tiên tôtem giáo của
thị tộc bộ lạc. Tổ tiên tôtem giáo thời kỳ thị tộc mẫu hệ là những vật trong tự
nhiên, có mối quan hệ mật thiết với con người và khi được thần thánh, thiêng
liêng hố thì được coi là tôtem (vật tổ) của thị tộc, bộ lạc. Thời kỳ thị tộc phụ
hệ, tổ tiên là những người đứng đầu thị tộc, bộ lạc như tù trưởng, thủ lĩnh quân
sự... đầy quyền uy.

1

Nguồn Gốc Và Bản Chất Của Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên, Tạp chí Triết học.

8


Tổ tiên trong xã hội có giai cấp được thể hiện đầy đủ hơn. Họ thường là
những người giữ địa vị chủ gia đình, gia tộc đã mất, có quyền thừa kế và di
chúc tài sản được luật pháp và xã hội thừa nhận.
Trong quá trình phát triển của lịch sử, khái niệm tổ tiên cũng có sự biến
đổi, phát triển. Nó khơng cịn chỉ bó hẹp trong phạm vi huyết thống - gia đình,
họ tộc... mà đã mở rộng ra phạm vi cộng đồng, xã hội. Sự hình thành và phát
triển của các quốc gia, dân tộc thường gắn liền với tên tuổi của những người có
cơng tạo dựng, giữ gìn cuộc sống của cộng đồng. Họ là những anh hùng, danh

nhân mà khi sống được tơn sùng, kính nể, khi mất được tưởng nhớ, thờ phụng
trong các không gian tôn giáo. Ở Việt Nam, họ là những tổ sư tổ nghề, thành
hoàng làng, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hố...
1.3. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (hay còn được gọi là đạo ông bà) là tục lệ thờ
cúng tổ tiên đã qua đời của nhiều dân tộc châu Á, đặc biệt phát triển trong văn
hóa phương Đơng nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng.
Đối với người Việt, phong tục thờ cúng tổ tiên trở thành một thứ tín
ngưỡng thờ cúng quan trọng. Ngồi tơn giáo của mình, nhiều người Việt Nam
thường thờ cúng cả tổ tiên. Đại đa số các gia đình đều có bàn thờ tổ tiên trong
nhà, ít nhất là có treo di ảnh một cách trang trọng, nhưng khơng phải là một tơn
giáo mà là do lịng thành kính của người Việt đối với cha mẹ, ơng bà, cụ kỵ.
Đây là một tín ngưỡng rất quan trọng, gần như không thể thiếu trong phong tục
của người Việt1 và là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam2.
2. Cơ sở hình thành Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Tổ tiên theo quan niệm của người Việt Nam, trước hết là những người
cùng huyết thống, như cha, mẹ, ông, bà, v.v… là những người đã sinh ra chúng
ta. Tổ tiên cũng là những người có công tạo dựng nên cuộc sống hiện tại như
1
2

Bùi Xuân Mỹ (2001), Tục thờ cúng của người Việt, Văn hóa thơng tin.
Đinh Kiều Nga, “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, bản sắc văn hóa của người Việt”.

9


các vị “Thành hồng làng”, các “Nghệ tổ”, v.v. Khơng những thế, tổ tiên cịn
là những người có cơng bảo vệ làng xóm, quê hương, đất nước khỏi nạn ngoại
xâm như Trần Hưng Đạo đã thành “Cha” được tổ chức cúng, giỗ vào tháng 8

âm lịch hàng năm. Ngay cả “Thành hồng” của nhiều làng cũng khơng phải là
người đã có cơng tạo dựng nên làng, mà có khi là người có cơng, có đức với
nước được các cụ xa xưa tơn thờ làm “Thành hồng”. Tổ tiên trong tín ngưỡng
của người Việt Nam còn là “Mẹ Âu Cơ”, còn là “Vua Hùng”, là người sinh ra
các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
2.1. Cơ sở tâm linh
Từ niềm tin về sự bất tử của linh hồn:
Cơ sở xuất phát của tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên trước hết là từ niềm tin
về sự bất tử của linh hồn.
Người Việt Nam tin rằng con người có phần hồn và phần xác, khi chết đi
con người chỉ chết về phần xác còn phần hồn sống mãi. Cũng như nhiều dân
tộc khác, người Việt xuất phát từ nhận thức “vạn vật hữu linh” – mọi vật đều
có linh hồn, và bắt đầu từ giới tự nhiên xung quanh mình, và linh hồn trở thành
đầu mối của tín ngưỡng. Từ quan niệm đó hình thành nên niềm tin về sự tồn tại
của linh hồn và mối liên hệ giữa người đã chết và người sống (cùng chung huyết
thống). Người đã chết bằng linh hồn trở về chứng kiến, theo dõi hành vi của
con cháu, quở trách hoặc phù hộ cuộc sống của họ1. Ơng bà ở nơi chín suối
nhưng vẫn thường xuyên đi về thăm hỏi con cháu, phù hộ độ trì cho con cháu.
Vì vậy, người Việt thờ cúng Tổ tiên trong gia đình.
Đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, là lịng tri ân của con cháu với ơng bà
Tổ tiên
Tuy nhiên, đó mới chỉ là một cơ sở và còn một cơ sở xã hội nữa rất quan
trọng đối với người Việt, đó là đạo lý uống nước nhớ nguồn, là lòng tri ân của
1

Luật sư Nguyễn Văn Dương, Phong tục và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, Luật Dương Gia Kiến thức pháp luật, 02/04/2022.

10



con cháu đối với ông bà Tổ tiên đã tạo dựng hình hài và vóc dáng, đã ban tặng
cho con người sự sống.
Con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, lúc họ đã chết
cũng như khi còn sống đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm liên tục và lâu dài
của con cháu đối với nhu cầu của tổ tiên.
Trách nhiệm được biểu hiện không chỉ trong các hành vi sống (giữ gìn
danh dự và tiếp tục truyền thống của gia đình, dịng họ, đất nước) mà còn ở
trong các hành vi cúng tế cụ thể. Vì vậy, tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên là tín
ngưỡng thiêng liêng, thể hiện tính nhân bản của người Việt Nam, thể hiện lòng
biết ơn của người sống đối với người đã khuất và có ý nghĩa triết lý sâu sắc.
Với người Việt Nam, đất có Thổ cơng, sơng có Hà bá, nên trong gia đình
người Việt có tín ngưỡng thờ thần Thổ công cùng với thờ cúng Tổ tiên. Thổ
cơng định đoạt phúc họa trong gia đình nên là vị thần rất quan trọng. Ông bà
Tổ tiên sinh thành nên được tơn kính nhất. Vì vậy, Tổ tiên ngự ở bàn thờ tơn
kính nhất - gian giữa. Thổ cơng ở bên trái (theo Ngũ hành thì bên trái - phương
Đông là nơi quan trọng thứ hai sau trung tâm). Thổ thần địa vị kém nhân thần
nhưng quyền lực lớn hơn và được coi là "đệ nhất gia chi chủ", quyết định phúc
hoạ cho mỗi gia đình.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có nội dung bình dị và giàu tính thực tiễn,
không cực đoan
Bằng việc thờ cúng tổ tiên, thế hệ trước nêu gương cho thế hệ sau khơng
chỉ vì trách nhiệm đối với các bậc sinh thành mà còn để giáo dục dạy dỗ con
cháu.
Trong khi tế lễ, lời khấn vái của họ cũng thật giản dị, rất thực tiễn: lời cầu
xin che chở, phù trợ cho cuộc sống hàng ngày của họ được bình n, sn sẻ.
Khơng biết sự cầu xin ấy hiệu quả như thế nào, nhưng trước hết, con người cảm
thấy thanh thản về mặt tâm linh, điểm tựa tinh thần quan trọng cho cuộc sống.
11



2.2. Cơ sở xã hội
Khi bước vào chế độ phụ quyền, vai trị của người đàn ơng trở nên quan
trọng trong họat động kinh tế và sinh hoạt của gia đình. Con cái mang họ cha
và con trai kế tiếp ý thức về uy quyền trong gia đình của mình. Tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên bắt nguồn từ đấy.
Khơng chỉ chịu ảnh hưởng từ chế độ phụ quyền, tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên còn chịu ảnh hưởng từ ba dòng tơn giáo chính ở Việt Nam. Đó là:
Nho giáo: Theo như Khổng Tử, sự sống của con người không phải do tạo
hóa sinh ra càng khơng phải do bản thân tự tạo ra mà nhờ cha mẹ, sự sống của
cha mẹ lại gắn với ông bà và cứ như vậy thế hệ sau kế tiếp thế hệ trước, vì thế
mà thế hệ sau phải biết ơn thế hệ trước. Cùng với tư tưởng tôn quân, quyền
huynh thế phụ đã củng cố thêm tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở nước ta ngày một
thể chế hóa.
Đạo giáo: Nếu như Khổng giáo đặt nền tảng lý luận về đạo đức, về trật tự
kỉ cương xã hội cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt thì Đạo giáo
góp phần củng cố niềm tin vào sự tồn tại và năng lực siêu nhiên của linh hồn
những người đã chết thông qua một số nghi lễ thờ cúng như: gọi hồn, bùa chú,
ma chay, tang lễ, mồ mả và đốt vàng mã.
Phật giáo: Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến sự giữ gìn và phát triển tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam trước hết là quan niệm của Phật giáo về
cái chết, kiếp luân hồi và nghiệp báo. Những tư tưởng cơ bản của Phật giáo có
ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên người Việt
nhưng khơng vì thế mà có sự sao chép y nguyên. Người Việt Nam quan niệm
rằng cha mẹ tổ tiên luôn lo lắng, quan tâm cho con cái ngay cả khi họ đã chết.
Người sống chăm lo đến linh hồn người chết, vong hồn người chết sẽ quan tâm
đến sự sống của người đang sống1.

1

Luật sư Nguyễn Văn Dương, Phong tục và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, Luật Dương Gia Kiến thức pháp luật, 02/04/2022.


12


3. Bản chất của việc thờ cúng tổ tiên
Thờ cúng tổ tiên để lưu giữ kí ức về tổ tiên
Đặc trưng trong đời sống của người Việt là tính duy lí. Trong mỗi gia đình
hình ảnh của những người đã khuất luôn hiện hữu và không xa rời đời sống.
Chết không phải là mất đi tất cả mà là một dạng chuyển hóa vật chất từ dạng
này sang dạng khác và tồn tại ở một thế giới siêu hình mà con người khơng thể
nhìn thấy được.
Việc thờ cúng được lặp đi lặp lại như một công việc quen thuộc, khơi dậy
trong con cháu những kí ức về tổ tiên.
Nhắc nhở ý thúc về cội nguồn
Với đạo lý uống nước nhớ nguồn nên thờ cúng tổ tiên thành cẩn là xuất
phát từ lịng hiếu kính nhớ ân thâm nghĩa trọng, nó đã ăn sâu vào tiềm thức của
mỗi người ngay từ lúc cịn thơ bé:
“Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn
Nước có nguồn mới bể rộng sơng sâu.
Người ta nguồn gốc từ đâu?
Có cha có mẹ rồi sau có mình”.

13


Chương 2: BIỂU HIỆN CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG
TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT
1. Các cấp độ thờ cúng tổ tiên
Cấp độ gia đình
Là thờ cúng Tổ tiên trong gia đình, biểu tượng của nó chính là bàn thờ Tổ

tiên. Ở cấp độ gia đình, người Việt Nam thờ cúng ơng bà, cha mẹ,… là những
người cùng huyết thống đã chết. Đã là người Việt Nam, dù sang hèn, giàu nghèo
khác nhau ai cũng thờ cúng cha mẹ, ông bà, tổ tiên của mình. Đây khơng chỉ là
vấn đề tín ngưỡng mà còn là vấn đề đạo lý, phản ánh lòng biết ơn của con cháu
đối với công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Nơi thờ cúng
là ở gia đình và nhà thờ họ1.
Cấp độ gia tộc
Là thờ cúng Tổ tiên của dòng họ, mà biểu tượng kết tinh là Từ đường (nhà
thờ họ) hoặc biểu hiện ở tín ngưỡng thờ thần thành hồng làng.
Cấp độ Nhà nước
Là thờ cúng các vua Hùng, những người đã có cơng khai mở và tạo dựng
đất nước Việt Nam.
Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên cấp Nhà nước với ngày Giỗ Tổ hằng năm
thể hiện chiều sâu giá trị văn hoá cộng đồng của các dân tộc sinh tụ trên giải
đất Việt Nam, thể hiện tinh thần đoàn kết và mối quan hệ huyết thống của 54
dân tộc anh em, đó cũng chính là biểu hiện cao nhất của tính thống nhất trong
đa dạng của văn hoá Việt Nam.
Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành ngày Giỗ trọng đại của cả dân tộc; đã in
đậm trong cõi tâm linh của mỗi người dân đất Việt. Đền Hùng chính là biểu

1

PGS.TS. Nguyễn Hồi Loan, Th.S Nguyễn Thị Hải Yến – Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, NIỀM
TIN VÀO TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI
DÂN HÀ NỘI TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP VĂN HĨA, Học viện Hành chính Quốc gia.

14


tượng của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam, minh chứng cho sự kết nối giữa

gia đình – gia tộc và dân tộc.
Ở Việt Nam có 3 cộng đồng vốn từ xa xưa đã có quan hệ gắn bó chặt chẽ
với nhau, đó là: gia đình, làng xã và quốc gia. Vì vậy, tổ tiên gia đình, làng xã
và đất nước khơng tách rời nhau1. Từ thực tế đó, chúng ta có thể hiểu tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng tâm lý xã hội thể hiện sự biết ơn của người
còn sống đối với người đã chết có cơng lao với cá nhân, gia đình, dịng tộc, làng
xã, đất nước, thể hiện niềm tin rằng, tổ tiên tuy đã chết nhưng linh hồn vẫn tồn
tại ở một thế giới khác và linh hồn tổ tiên có khả năng tác động tới đời sống, số
phận của con cháu thông qua các nghi lễ thờ cúng.
2. Nghi thức thờ cúng tổ tiên
2.1. Cúng cáo thường xuyên
Người việt thường thờ cúng tổ tiên đều đặn vào các ngày Mồng Một, Rằm
hàng tháng. lễ Tết, giỗ hoặc bất kỳ lúc nào cần được gia tiên phù hộ như: sinh
con, đẻ cái, kết hơn, làm nhà, lập nghiệp, có trục trặc về sức khỏe.
Ngày cúng giỗ người mất trong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt coi trọng
việc cúng giỗ vào ngày mất thường được tính theo âm lịch. Họ tin rằng đó là
ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng.
Khơng chỉ ngày giỗ, việc cúng tổ tiên còn được thực hiện đều đặn vào các
ngày mồng một (còn gọi là ngày sóc), ngày rằm (cịn gọi là ngày vọng), và các
dịp lễ Tết khác trong một năm như: Tết Nguyên đán, Tết Hàn thực, Tết Trung
thu, Tết Trùng cửu, Tết Trùng thập… Những khi trong nhà có việc quan trọng
như dựng vợ gả chồng, sinh con, làm nhà, đi xa, thi cử…, người Việt cũng dâng
hương, làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ, hay để tạ ơn khi
công việc thành công. Bản chất việc thờ cúng tổ tiên của người Việt là từ niềm

1

PGS.TS. Nguyễn Hồi Loan, Th.S Nguyễn Thị Hải Yến – Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, NIỀM
TIN VÀO TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI
DÂN HÀ NỘI TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP VĂN HĨA, Học viện Hành chính Quốc gia.


15


tin người sống cũng như người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau.
Con cháu thì thăm hỏi, khấn cáo tiền nhân. Tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế
nên việc cúng giỗ là thực hiện mối giao lưu giữa cõi dương và cõi âm1.
Bản chất việc cúng cáo thường xuyên của người Việt là từ niềm tin người
sống cũng như người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Con cháu
thì thăm hỏi, khấn cáo tiền nhân. Tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế nên việc
cúng giỗ là thực hiện mối giao lưu giữa cõi dương và cõi âm. Đây là cách để
thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
2.2. Cách thức lễ
Nghi lễ thờ cúng: trước khi tiến hành nghi lễ thờ cúng gia chủ phải tắm
rửa sạch sẽ, phải mặc quần áo chỉnh tề. thường thì quần áo mà gia chủ mặc là
đò trắng. tuy nhiên trong xã hội hiện đại ngày nay thì chỉ cần ăn mặc chỉnh tề
và người ta ít quan tâm hơn đến cách ăn mặc trong những lễ cúng.
Cách thức vái lạy:
Vái thường được áp dụng ở thế đứng, nhất là trong dịp lễ ở ngoài trời. Vái
thay thế cho lạy ở trong trường hợp này. Vái là chắp hai bàn tay lại để trước
ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng
lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo
từng trường-hợp, người ta vái 2,3,4, hay 5 vái.
Lạy là hành động bày tỏ lòng tơn kính chân thành với tất cả tâm hồn và
thể xác đối với người trên hay người quá cố vào bậc trên của mình.
Có hai thế lạy: thế lạy của đàn ông và thế lạy của đàn bà.
Thế lạy của đàn ông là cách đứng thẳng theo thế nghiêm, chắp hai tay
trước ngực và dơ cao lên ngang trán, cúi mình xuống, đưa hai bàn tay đang
chắp xuống gần tới mặt chiếu hay mặt đất thì xịe hai bàn tay ra đặt nằm úp


1

Luật sư Nguyễn Văn Dương, Phong tục và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, Luật Dương Gia Kiến thức pháp luật, 02/04/2022.

16


xuống, đồng thời quì gối bên trái rồi gối bên phải xuống đất, và cúi rạp đầu
xuống gần hai bàn tay theo thế phủ phục1. Khi lạy xong thì vái ba vái rồi lui ra.
Có thể quỳ chân phải hay chân trái trước cũng được, tùy theo thuận chân
nào thì quỳ chân ấy trước. Có điều cần nhớ là khi quỳ chân nào xuống trước thì
khi chuẩn bị cho thế đứng dậy phải đưa chân đó về phía trước nửa bước và tì
hai bàn tay đã chắp lại lên đầu gối chân đó để lấy thế đứng lên. Thế lạy theo
kiểu này rất khoa học và vững vàng. Sở dĩ phải quì chân trái xuống trước vì
thường chân phải vững hơn nên dùng để giữ thế thăng bằng cho khỏi ngã. Khi
chuẩn bị đứng lên cũng vậy. Sở dĩ chân trái co lên đưa về phía trước được vững
vàng là nhờ chân phải có thế vững hơn để làm chuẩn.
Thế lạy của các bà là cách ngồi trệt xuống đất để hai cẳng chân vắt chéo
về phía trái, bàn chân phải ngửa lên để ở phía dưới đùi chân trái, chắp hai bàn
tay lại để ở trước ngực rồi đưa cao lên ngang với tầm trán, giữ tay ở thế chắp
đó mà cúi đầu xuống2. Khi đầu gần chạm mặt đất thì đưa hai bàn tay đang chắp
đặt nằm úp xuống đất và để đầu lên hai bàn tay. Giữ ở thế đó độ một hai giây,
rồi dùng hai bàn tay đẩy để lấy thế ngồi thẳng lên đồng thời chắp hai bàn tay
lại đưa lên ngang trán như lần đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy cần
thiết. Lạy xong thì đứng lên và vái ba vái rồi lui ra là hồn tất thế lạy.
Có bốn trường hợp lạy: 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy, và 5 lạy. Mỗi trường hợp đều
có mang ý nghĩa khác nhau.
Cách khấn tổ tiên: Lời khấn vái là lời nói chuyện với người quá cố, do đó
lời khấn là tấm lòng của người còn sống.
Lễ khấn gồm các thủ tục như sau:

– Sau khi mâm cỗ đã đặt xong thì gia trưởng ăn mặc chỉnh tề đi ra mở cửa
chính. Ở xứ lạnh thì cũng phải ráng hé cửa chứ khơng đóng được cửa kín mít.
1

Luật sư Nguyễn Văn Dương, Phong tục và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, Luật Dương Gia Kiến thức pháp luật, 02/04/2022.
2
Luật sư Nguyễn Văn Dương, Phong tục và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, Luật Dương Gia Kiến thức pháp luật, 02/04/2022.

17


– Sau đó phải khấn xin Thành Hồng Thổ địa để họ khơng làm khó dễ
Linh về hưởng lễ giỗ.
Đồ lễ dâng cúng gia tiên: Thịt động vật để cúng gia tiên là những động vật
mà con người cho là “thịt sạch”. Theo đó những con vật có đặc tính xấu bị loại
bỏ trong cúng tế. Ví dụ con chuột tương ứng với loại người chuyên làm chuyện
đục khoét, con rắn có nọc độc hình ảnh của người độc ác, con vịt lạch bạch
không bay xa là so sánh của người chậm chạp… cá mè, cá trê, lươn, chạch
v.v… không được xem là những đồ lễ sạch vì chúng sống dưới bùn nhơ hoặc
tanh tưởi hay có màu đen màu của tang tóc. Con chó – một con vật ni cực kì
thân gần với người, nhưng đồ ăn từ thịt chó lại bị xem là những thứ khơng tinh
sạch, bởi chó ăn chất thải khơng thể dùng trong tế lễ1.
Những con vật được dùng là lễ cúng Gà và lợn là những đồ lễ quan trọng
của người Việt trong mọi nghi lễ: tục thờ cúng tổ tiên, thành hoàng, thổ thần,
cúng trời đất… Người Việt cũng dùng cá để dâng cúng, những loài cá được
xem là sạch, được dâng cúng thường xuyên là cá chép, cá trắm.
Với hoa quả cũng vậy hoa quả dâng lên tổ tiên là những loại quả mà gia
đình trồng được với ý nghĩa dang lên tổ tiên thành quả lao động của mình. Ý
nghĩa sâu xa của việc cúng lễ là đạt đến đỉnh cao của Chân – Thiện – Mĩ, việc
cúng lễ không cần cầu kì, cốt yếu ở việc thành tâm.

2.3. Bàn thờ tổ tiên
Thờ cúng tổ tiên là nét đẹp văn hóa được truyền từ đời này sang đời khác
của người Việt. Bởi bàn thờ tổ tiên trở thành một phần không thể thiếu trong
khơng gian sống của mỗi nhà.
Trang trí bàn thờ gia tiên sẽ giúp cho không gian trở nên gần gũi, ấm áp
và vẹn tròn hơn vào những ngày giỗ, lễ hay tết về. Hơn nữa, việc trang trí bàn

1

Luật sư Nguyễn Văn Dương, Phong tục và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, Luật Dương Gia Kiến thức pháp luật, 02/04/2022.

18


thờ gia tiên đẹp còn là cách để mọi người trong nhà thể hiện lịng thành kính
với những người thân đã khuất.
Người Việt luôn tâm niệm “nghĩa tử là nghĩa tận” nên luôn chú trọng đến
việc thờ cúng cùng như hình thức khi cúng bái. Đặc biệt là những dịp tết nguyên
Đán, bàn thờ gia tiên lại càng được xem trọng bởi những món quà biếu từ con
cháu từ phương xa đến gia tổ. Hơn nữa, mọi người vẫn tâm niệm rằng khi bố
trí một bàn thờ tổ tiên hợp lý, chu đáo sẽ nhận được nhiều lộc từ các vị ơng bà,
tổ tiên.
Quy tắc chung khi bố trí bàn thờ tổ tiên
Trong các gia đình thì bàn thờ được đặt cố định tại Trung Cung tức là vị
trí trung tâm nhà. Thơng thường, thì khi bạn đặt chân vào từ cửa chính có thể
thấy ngay bàn thờ tổ tiên cùng bộ bàn ghế tiếp khách. Đây là cách bày trí quen
thuộc từ ngày xưa khi mà kiến trúc nhà có hàng hiên và sân vườn bao xung
quanh.
Nếu bàn thờ gia tiên có đặt bài vị và thần phật, gia chủ phải sắp xếp thờ
thần phật ở bên trái, tổ tiên ở bên phải. Lưu ý, bài vị tổ tiên không được đặt cao

hơn tượng thần phật. Theo quan niệm của người xưa, thần phật là khách nên
tiến hành thờ cúng tổ tiên trước rồi mới đến thần phật nếu không sẽ không cân
bằng quy luật của phong thủy, tâm linh.
Số lượng thần phật nhiều nhất là 3, và phải là số lẻ, đặt quá nhiều trên bàn
thờ sẽ khiến rối mắt, dẫn đến sự xung khắc của thần phật, ảnh hưởng khơng tốt
đến linh khí trong nhà.
Bát hương là vật phẩm quan trọng nhất khi trưng bày bàn thờ gia tiên. Khi
đốt hương thì chỉ được đốt 1 que hoặc 3 que. Gia chủ nên thường xuyên dọn
bát hương, không nên để quá đầy tro và thường xuyên rút bớt chân hương để
bát hương được “thơng thống”.
Bố trí bàn thờ tổ tiên cần có những gì
19


Một bàn thờ tối thiểu cần phải có: bát hương, ba chén nước, các đồ cúng
ăn được. Còn đối với một bàn thờ tổ tiên đầy đủ chuẩn nhất thì sẽ có những vật
như sau:
Khám thờ: Khám thờ đặc biệt quan trọng với những gia đình có truyền
thống gia phả lâu đời. Khám thờ được làm bằng gỗ trang trí hoa văn cầu kỳ và
được đặt trong cùng, sát tường.
Ngai thờ (ỷ thờ): Là một phần thay thế cho khám thờ. Bởi như đã nói,
khám thờ khá cầu kỳ và chỉ thường có trong những gia đình gia phả lớn. Vì thế
hiện nay người ta thường thay thế bằng ngai thờ nhỏ gọn, bên trong chỉ cần đặt
bài vị tượng trưng cho tổ tiên (còn gọi là thần chủ).
Ảnh thờ: Hình ảnh của những người đã khuất được đặt theo nguyên tắc
nam – tả (trái), nữ – hữu (phải) tính từ phía trong bàn thờ nhìn ra.
Đèn Thái Cực: Đèn thái cực thường được đặt ở chính giữa bàn thờ tổ tiên,
phía dưới chân khám thờ. Đèn thái cực này luôn phải sáng trong không gian
thờ, bạn nên sử dụng đèn hoạt động bằng điện thay cho đèn dầu.
Bộ đỉnh hương: Bộ đỉnh hương có 3 phần đặt hết phía sau bát hương, trong

đó: lư đồng ở trung tâm, 2 nến đồng hoặc 2 con hạc được đặt hai bên. Bộ đỉnh
hương dùng để đốt trầm trong các dịp lễ giúp không gian thờ cúng thêm trang
trọng hơn. Tuy nhiên nếu cảm thấy khơng cần thiết thì khơng có cũng khơng
sao.
Bình hoa và mâm quả: Bình hoa cắm nên đặt ở bên trái. Mâm ngũ quả bên
phải tính từ trong bàn thờ nhìn ra theo phong thủy thuận theo khí vượng có từ
thời xa xưa.
Cặp chân nến (đèn Lưỡng Nghi): Theo quan niệm dân gian, Thái cực sinh
Lưỡng nghi, Đèn Lưỡng Nghi cần phải có nếu bạn dùng đèn thái cực. Đèn
Lưỡng Nghi đặt ở hai bên góc ngồi bàn thờ tổ tiên tượng trưng cho ánh sáng
của mặt trời và mặt trăng.
20


Bát hương: Là vật dụng quan trọng trên bàn thờ tổ tiên, dùng để cắm nhang
cúng bái, hành lễ, cầu khấn… Số lượng bát hương thường là số lẻ, điển hình và
phổ biến nhất vẫn là 3 bát hương. Đối với một số gia đình có bàn thờ nhỏ tối
giản khơng gian thờ có thể sử dụng 1 bát hương.
Ba chén nước: Thường đựng rượu hoặc nước trong mỗi dịp cúng kiếng,
thắp hương. Ba chén nước này sẽ để ngoài cùng của bàn thờ, trước bát hương.
Những lưu ý khi bố trí bàn thờ gia tiên
Bài trí bàn thờ gia tiên đúng phong thủy, trang nghiêm và toát lên vẻ sang
trọng vốn có của gia chủ. Tuy nhiên, khi bố trí bàn thờ gia tiên khơng phải vật
gì cũng có thể sử dụng, cũng có những nguyên tắc riêng cần phải tuân thủ.
Thứ nhất, không kê bàn thờ hướng trực tiếp với cửa và quá lộ liễu. Theo
quan niệm phong thủy, nó sẽ làm thốt khí khiến chủ nhà khơng gặp may mắn.
Trong những trường hợp ngơi nhà có diện tích nhỏ khơng cịn lựa chọn nào thì
hãy dùng vách ngăn, rèm che phía trước và hai bên.
Thứ hai, khơng đặt bàn thờ ở lối đi lại. Bàn thờ cần yên tĩnh, thanh tịnh
nên không đặt gần lối đi gây ồn ào, hao tài lộc.

Thứ ba, không kê gần nhà vệ sinh, nhà tắm. Việc kê bàn thờ dù là thờ thần
Phật, tổ tiên thì khơng nên kê gần những nơi thiếu sạch sẽ. Vì điều này sẽ làm
mất đi sự trang nghiêm, thanh tịnh.
Thứ tư, bày biện sắp xếp vật phẩm, lễ cúng. Chỉ có như vậy mới mang lại
sự ấm áp, trang nghiêm và lịng thành kính của con cháu đối với gia tổ.
Thứ năm, không nên trang trí bàn thờ gia tiên q lịe loẹt nhiều màu mà
hãy giữ vững yếu tố truyền thống, trang nghiêm.
Thứ sáu, khơng nên sử dụng những cây trang trí mang tính âm nhiều trong
bàn thờ gia tiên1.

1

Cách bài trí bàn thờ gia tiên, thing – Mẹo & Ý tưởng trang trí nội thất, 03/02/2021.

21


Cuối cùng, bàn thờ luôn phải giữ được sự sạch sẽ để thể hiện lịng kính
trọng của gia chủ với tổ tiên, thần phật.
Bên cạnh đó, có rất nhiều gia chủ cũng đang thắc mắc cách sắp xếp bàn
thờ gia tiên và bàn thờ Phật. Theo đúng phong thủy thờ phụng cũng sẽ có cách
sắp xếp vẹn cả đơi đường dù thờ chung hay riêng.
3. Nghi lễ thờ cúng tổ tiên
Khi thực hiện các nghi thức thờ cúng tổ tiên, tuy khơng có những quy định
chính thức nhưng có một số nguyên tắc gia chủ cần phải tuân theo. Chẳng hạn
như ngun tắc “Đơng bình tây quả” nghĩa là bên phải là bình hoa, bên trái là
trái cây; hay nguyên tắc sắp xếp di ảnh là “Nam tả nữ hữu”. Trong thờ cúng tổ
tiên có nhiều nghi lễ bắt buộc1:
Cúng: Khi tới ngày giỗ tết, ngày rằm, mùng 1... gia chủ bày lễ cúng lên
ban thờ rồi thắp hương, thắp đèn, đốt nến, khấn, vái, hay lạy để tỏ lòng biết ơn,

hiếu kính và cầu xin phước lành. Việc cúng bái này khơng chỉ để gợi nhớ lại,
tỏ lịng thành tới tổ tiên, ơng bà, mà cịn để đưa ra những lời cầu xin, mong linh
hồn người thân che chở.
Khấn: Khi khấn, chúng ta thường nói thầm trong miệng đầy đủ các thơng
tin như: ngày/tháng/năm, nơi ở, mục đích buổi cúng lễ, người được cúng, tên
những người trong gia đình, lời cầu xin và lời hứa. Với mong cầu của con người
sẽ thông qua lời khấn này để gửi tới ơng bà tổ tiên. Có một số gia đình sẽ lựa
chọn khấn theo bài văn khấn lễ tổ tiên được ghi lại trong sách, hoặc chỉ đơn
giản là nghĩ gì nói lấy, bày tỏ đủ lịng thành kính2.
Vái: Sau khi đã đưa ra lời cầu xin, chúng ta phải vái lạy với tổ tiên. Khi
vái, chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, đầu hơi cúi và
khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc
1

TÌM HIỂU CÁC NGHI THỨC THỜ CÚNG TỔ TIÊN QUAN TRỌNG CỦA NGƯỜI VIỆT, BAOLONG – Tin
tức Văn hóa & Sự kiện, 21/10/2020.
2
TÌM HIỂU CÁC NGHI THỨC THỜ CÚNG TỔ TIÊN QUAN TRỌNG CỦA NGƯỜI VIỆT, BAOLONG – Tin
tức Văn hóa & Sự kiện, 21/10/2020.

22


cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường hợp, người ta vái 2, 3, 4, hay 5
vái.
Lạy: Lạy là hành động bày tỏ lịng tơn kính chân thành với người quá cố.
Lạy và vái thường đi cùng với nhau, kết hợp cùng nhau. Có 4 trường hợp lạy:
2 lạy, 3 lạy, 4 lạy và 5 lạy. Và trong mỗi trường hợp đều mang ý nghĩa khác
nhau.
Ý nghĩa của 2 lạy và 2 vái: Hai lạy thường dùng để áp dụng cho người

sống như trong trường hợp cô dâu chú rể lạy cha mẹ. Hoặc khi đi phúng điếu,
nếu là vai dưới của người quá cố như em, con cháu, và những người vào hàng
con em,... nên lạy 2 lạy.
Ý nghĩa của 3 lạy và 3 vái: Khi đi lễ Phật, ta lạy 3 lạy. Ba lạy tượng trưng
cho Phật, Pháp và Tăng. Phật ở đây là giác, tức là giác ngộ, sáng suốt, thông
hiểu mọi lẽ. Pháp là chánh, tức là điều chính đáng, trái với tà ngụy. Tăng là
tịnh, tức là trong sạch, thanh tịnh, không nhơ bẩn.
Ý nghĩa của 4 lạy và 4 vái: Bốn lạy để cúng người quá cố như ông bà, cha
mẹ và thánh thần.
Ý nghĩa của 5 lạy và 5 vái: Ngày xưa, người ta lạy Vua 5 lạy. Ngày nay,
trong lễ giỗ tổ Hùng Vương, những người trong ban tế lễ thường lạy 5 lạy1.

1

TÌM HIỂU CÁC NGHI THỨC THỜ CÚNG TỔ TIÊN QUAN TRỌNG CỦA NGƯỜI VIỆT, BAOLONG – Tin
tức Văn hóa & Sự kiện, 21/10/2020.

23


Chương 3: Gìn giữ và phát huy giá trị của Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
1. Ý nghĩa của Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Trước hết, Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nhắc nhở chúng ta, dù ở đâu, xa
quê hương nhưng luôn tôn thờ và khắc ghi nguồn cội của mình. Chúng ta đều
được sinh ra, lớn lên nhờ có cơng sinh thành và dạy dỗ của cha mẹ; lớn lên
bằng tiếng hị nơi bến sơng; bằng mùi hương của lúa nếp hương đồng nội cỏ.
Chính vì vậy, Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên như một lời nhắc nhở về cội nguồn
sinh dưỡng, cội nguồn yêu thương của mỗi con người. Qua đó, tín ngưỡng giáo
dục mỗi người ln phải có trách nhiệm với quê hương đất nước, bảo tồn và
phát huy những giá trị tốt đẹp mà tổ tiên ta đã dày cơng vun đắp.

Ngồi ra, phong tục còn là sợi dây liên kết giữa những người sống và
những người đã khuất, những người trên trần thế và những người ở thế giới tâm
linh. Nó phản ánh quan niệm nhân sinh của dân tộc Việt Nam “sự tử như sự
sinh, sự vong như sự tồn”. Theo quan niệm của người Việt, chết chưa phải là
kết thúc. Tổ tiên luôn bên cạnh dõi theo và phù hộ cho chúng ta trong cuộc
sống. Nhờ vào hình thức tín ngưỡng này, người Việt bày tỏ sự biết ơn, lịng
thành kính và tấm lịng hiếu thảo với ơng bà tổ tiên, với những người đã sinh
thành dưỡng dục chúng ta.
Hơn thế, Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa bình dị, giàu tính thực
tiễn và khơng giống như sự cực đoan trong nhiều tôn giáo khác. Bởi vậy, tục
thờ này dễ dàng được thế tục hóa trở thành nếp sống, phong tục, bám rễ sâu
chắc trong tiềm thức của mỗi người. Bằng việc thờ cúng tổ tiên, thế hệ trước
làm gương cho thế hệ sau. Đây khơng chỉ vì trách nhiệm đối với các bậc sinh
thành mà còn để giáo dục dạy dỗ con cháu lưu truyền nòi giống.
Giáo sư Đào Duy Anh cho rằng: “Tế tự tổ tiên là lấy sự duy trì chủng tộc
làm mục đích”1. Khi thực hành tín ngưỡng, người ta thường sẽ nêu những

1

TÌM HIỂU CÁC NGHI THỨC THỜ CÚNG TỔ TIÊN QUAN TRỌNG CỦA NGƯỜI VIỆT, ĐỒ ĐỒNG ĐÔNG
SƠN.

24


×