Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Ảnh hưởng của phật giáo đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên qua khảo sát tại xã đại đồng, huyện thạch thất, hà nội hiện nay (luận văn thạc sỹ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------

KHUẤT BÁ TUẤN

ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI TÍN NGƢỠNG
THỜ CÚNG TỔ TIÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐẠI ĐỒNG,
HUYỆN THẠCH THẤT, HÀ NỘI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH TÔN GIÁO HỌC

Hà Nội - 2017

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------

KHUẤT BÁ TUẤN

ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI TÍN NGƢỠNG
THỜ CÚNG TỔ TIÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐẠI ĐỒNG,
HUYỆN THẠCH THẤT, HÀ NỘI HIỆN NAY
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60 22 03 09

Chủ tịch hội đồng:



Ngƣời hƣớng dẫn:

PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh

PGS.TS. Đỗ Thị Hòa Hới

Hà Nội - 2017

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôn xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, ví dụ, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung
thực. Những kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày ...... tháng ...... năm 2017
Tác giả luận văn

Khuất Bá Tuấn


LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm học tập, đƣợc các Thầy giáo, Cô giáo, bạn bè, gia đình
nhiệt tình giúp đỡ, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ học tập và luận văn của mình.
Để có đƣợc kết quả này, trƣớc tiên cho phép tôi gửi lời trân trọng cảm ơn đến
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian qua.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm Bộ môn Tôn giáo học, các

Thầy giáo, Cô giáo, các nhà khoa học đã giúp đỡ, động viên cũng nhƣ đóng
góp những ý kiến quý báu trong suốt quá trình học tập và hoàn thành công
trình nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô PGS.TS. Đỗ Thị Hòa Hới,
ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ dạy tận tình cho tôi từ những bƣớc đi đầu
tiên cho đến khi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm chân thành tới gia đình, bạn bè, những
ngƣời đã luôn sát cánh để giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày ...... tháng ...... năm 2017
Tác giả

Khuất Bá Tuấn

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN XÃ ĐẠI ĐỒNG
HUYỆN THẠCH THẤT, HÀ NỘI HIỆN NAY ......................................... 10
1.1. Khái quát chung về điều kiện địa lý, tự nhiên, chính trị, lịch sử, văn
hóa Phật giáo tại xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội ................... 10
1.1.1. Khái lƣợc về điều kiện lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội xã Đại
Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội ............................................................. 10
1.1.2. Khái lƣợc về Phật giáo .................................................................... 13
1.1.3. Khái quát về tình hình Phật giáo ở xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất,
Hà Nội hiện nay. ....................................................................................... 32
1.2. Tín ngƣỡng và tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên tại xã Đại Đồng huyện
Thạch Thất, Hà Nội hiện nay.. .................................................................. 36

1.2.1. Các loại hình tín ngƣỡng bản địa, các lễ hội tiêu biểu tại Xã Đồng,
huyện Thạch Thất, Hà Nội. ....................................................................... 36
1.2.2. Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên tại xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất,
Hà Nội ....................................................................................................... 39
Tiểu kết chƣơng 1. ...................................................................................... 41
CHƢƠNG 2. BIỂU HIỆN CỦA SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO
ĐẾN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN TẠI XÃ ĐẠI ĐỒNG,
HUYỆN THẠCH THẤT, HÀ NỘI HIỆN NAY ......................................... 42
2.1. Ảnh hƣởng của Phật giáo đến quan niệm tâm linh trong tín
ngƣỡng thờ cúng tổ tiên tại Xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội
hiện nay. ...................................................................................................... 42

3


2.1.1. Ảnh hƣởng của Phật giáo đến quan niệm tâm linh trong tín
ngƣỡng thờ cúng tổ tiên ở gia đình ......................................................... 42
2.1.2. Ảnh hƣởng của Phật giáo đến tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên ở dòng họ . 46
2.1.3. Ảnh hƣởng của Phật giáo đến tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên ở
làng xã. ..................................................................................................... 47
2.2. Phật giáo ảnh hƣởng trong nghi lễ thờ cúng tổ tiên của ngƣời dân
xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà nội hiện nay .................................. 51
2.2.1. Phật giáo ảnh hƣởng đến lễ hội của ngƣời dân xã Đại Đồng, huyện
Thạch Thất, Hà Nội hiện nay .................................................................... 51
2.2.2. Phật giáo ảnh hƣởng đến nghi thức tang ma, cƣới hỏi của ngƣời dân
xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội ................................................. 59
2.2.3. Phật giáo ảnh hƣởng đến nghi thức thờ cúng tổ tiên trong gia đình,
dòng họ, làng xã ........................................................................................ 69
2.3. Đánh giá về sự ảnh hƣởng của Phật giáo đối với tín ngƣỡng thờ
cúng tổ tiên tại xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà nội hiện nay ....... 73

2.3.1. Ảnh hƣởng tích cực của - Phật giáo đối với tín ngƣỡng thờ cúng tổ
tiên tại xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà nội hiện nay ....................... 73
2.3.2. Ảnh hƣởng tiêu cực của Phật giáo đối với tín ngƣỡng thờ cúng tổ
tiên tại xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà nội hiện nay ....................... 75
Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................... 77
KẾT LUẬN .................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 82

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phật giáo với tính cách là tôn giáo, một thực thể xã hội xuất hiện từ rất
sớm ở Ấn Độ cổ đại. Sau đó, Phật giáo lan truyền rộng rãi theo tiến trình lịch
sử nhân loại và cũng du nhập, bén rễ vào Việt Nam. Phật giáo đã đồng hành
cùng dân tộc Việt Nam từ những thế kỷ đầu Công Nguyên đến nay, trải qua
biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử dân tộc. Trong suốt chiều dài lịch sử
đó, Phật giáo luôn có mối tƣơng quan chặt chẽ với văn hóa, tín ngƣỡng bản
địa Việt Nam. Chính mối quan hệ hài hòa đó đã giúp Phật giáo ngày càng hội
nhập sâu sắc bền chặt vào mảnh đất văn hóa Việt Nam giàu truyền thống.
Trong đời sống văn hóa tâm linh lâu đời đó, Phật giáo có mối quan hệ ảnh
hƣởng đặc biệt lớn đến tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt, nên đã là
chủ đề đƣợc nhiều ngƣời tìm hiểu, ở mức độ khác nhau.
Trong thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu hóa không chỉ diễn ra trên lĩnh
vực kinh tế, chính trị mà còn diễn ra trên lĩnh vực văn hóa nói chung và tôn
giáo nói riêng không chỉ tại các đô thị trung tâm mà còn ở những vùng nông
thôn làng xã. Chính điều này đã đặt ra cho chúng ta yêu cầu cần phải nhìn
nhận, đánh giá lại vai trò, vị trí của tín ngƣỡng, tôn giáo trong bối cảnh
toàn cầu hóa hiện nay một cách đầy đủ. Tôn giáo, tín ngƣỡng hiện còn có

vai trò gì với các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là với văn hóa, vì
tôn giáo, tín ngƣỡng là một bộ phận không thể thiếu cấu thành chỉnh thể
văn hóa Việt Nam.
Hiện nay, Phật giáo là một tôn giáo lớn ở Việt Nam, vẫn có ảnh hƣởng
sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Vậy tại các địa bàn cấp cơ sở làng
xã ngày nay, Phật giáo có ảnh hƣởng ra sao đến đời sống tín ngƣỡng ở đây.
Vốn từ xƣa, ngôi làng nào của ngƣời Việt cũng có chùa, ngôi chùa không chỉ

1


là nơi sinh hoạt tâm linh mà còn là trung tâm văn hóa của cả làng. Vậy tại đó
Phật giáo có vai trò gì trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
trong quá trình hội nhập? Những ảnh hƣởng của Phật giáo đến tín ngƣỡng thờ
cúng tổ tiên hiện nay thể hiện nhƣ thế nào? Vì vậy hƣớng nghiên cứu ảnh
hƣởng của Phật giáo đối với các lĩnh vực của đời sống tinh thần nói chung,
đến tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên nói riêng đã và đang là một trong những chủ
đề cấp thiết cả về học thuật và thực tiễn hiện nay đang thu hút nhiều sự chú ý
của nhiều ngƣời.
Đại Đồng vốn là một xã nông nghiệp, nông thôn truyền thống thuộc
huyện Thạch Thất trƣớc đây thuộc Hà Tây cũ, nay là thuộc ngoại thành Hà
Nội, là nơi thể hiện rõ nét những biến đổi mạnh mẽ đời sống tinh thần và vật
chất trƣớc tác động của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. Trƣớc cơ hội,
thách thức mới, nghiên cứu ảnh hƣởng Phật giáo đối với tín ngƣỡng thờ cúng
tổ tiên ở đây là công việc có ý nghĩa cả về mặt học thuật và thời sự cấp thiết.
Qua kết quả tìm hiểu sâu sắc góp phần vào công cuộc bảo tồn và phát huy xây
dựng nền văn hóa dân tộc tiến triển hiện đại mà vẫn giữ đậm đà bản sắc văn
hóa, cũng nhƣ giữ gìn những giá trị đạo đức văn hóa truyền thống của ngƣời
Việt Nam nói chung và ngƣời dân xã Đại Đồng nói riêng. Xuất phát từ những
lý do ấy, trong phạm vi luận văn thạc sĩ Tôn giáo học tôi chọn vấn đề nghiên

cứu: “Ảnh hƣởng của Phật giáo đối với tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên tại Xã Đại
Đồng huyện Thạch Thất, Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ Tôn
giáo học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua khảo cứu các tài liệu liên quan về vấn đề ảnh hƣởng của Phật giáo
đến tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt, chúng tôi nhận thấy vấn đề đó
ít nhiều đã đƣợc đề cập đến trực tiếp hay gián tiếp trong một số công trình
nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam nói chung, về tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên

2


nói riêng. Trong đó cho thấy, chiều ảnh hƣởng của Phật giáo đến loại hình tín
ngƣỡng này ở những nét cơ bản
+ Nhóm những công trình viết về Phật giáo: Trƣớc tiên cần đề cập đến
trong các công trình viết về lịch sử Phật giáo Việt Nam nói chung lịch sử
Phật giáo cụ thể dung hợp ở các địa phƣơng tại Việt Nam. Trong đó đều có
ít nhiều đề cập đến quá trình du nhập, bén rễ của Phật giáo với văn hóa Việt
Nam, sự thâm nhập của Phật giáo vào văn hóa tâm linh Việt Nam. Đặc biệt,
trong đó tùy đậm nhạt tùy địa bàn, thời gian song đều có sự gặp gỡ, hỗn
dung của Phật giáo với các tín ngƣỡng thờ cúng truyền thống của ngƣời
Việt. Nổi bật có ở các sách của: Lê Mạnh Thát (2001) với “Lịch sử Phật
giáoViệt Nam” (2 tập); Nguyễn Lang (2008) với “Việt Nam Phật giáo sử
luận” (3 tập); Nguyễn Tài Thƣ (Chủ biên, 1988) với “Lịch sử Phật giáo Việt
Nam”; ….đều lƣu ý điều này.
Ngoài ra, trong công trình nghiên cứu “Phật học khái luận” (1999) của
tác giả Thích Chơn Thiện (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh) đƣợc coi là một tác
phẩm Phật học quan trọng nghiên cứu một cách cơ bản và tƣơng đối toàn diện
về Phật giáo. Tác giả tiếp cận Phật giáo ở góc độ Phật học các nội dung lịch
sử, giáo lý, giới luật và lối sống tăng đoàn. Điều chúng tôi chú ý, trong công

trình này, tác giả đã nghiên cứu một cách rất hệ thống về thứ bậc của ba ngôi
Tam Bảo, đó là: Phật – Pháp – Tăng. Đặc biệt là phần “Pháp” Bảo, tác giả đã
nhận định và có nhiều cách để truyền tải cô đúc hệ thống giáo lý căn bản của
Phật giáo. Đây là những luận điểm mà tác giả quan tâm nghiên cứu ở góc độ
đa dạng triết học, văn học, giáo dục, đạo đức và cho thấy sự phong phú đa
dạng lan tỏa và thâm nhập vào trong văn hóa bản địa mà Phật giáo có thể
truyền bá. Tuy nhiên, tác giả chƣa đƣa ra nhận thức chuyên sâu về vai trò,
nguồn gốc sự hình thành dạng thức tổng hợp cũng nhƣ biểu hiện cụ thể sự ảnh
hƣởng của Phật giáo đến tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên khắp vùng miền.

3


Trong tác phẩm “Lịch sử ba tôn giáo thế giới” của tác giả Lƣơng Thị
Thoa (Nxb Giáo dục, 2000) ngoài hệ thống hóa những giáo lý và lịch sử của
ba tôn giáo, tác giả đã có lƣu ý đi sâu và phân tích nêu lên nguồn gốc ra đời
và giáo lý của Phật giáo và sự dung hợp Phật giáo vào văn hóa Việt Nam
nhƣng còn chƣa cụ thể.
Trong tác phẩm “Lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam” 6 tập của tác giả Nguyễn
Đăng Thục, NXB TP.HCM năm 1999 tác phẩm này đã nêu lên đƣợc sự khái
quát ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Phật giáo đối với đời sống tín ngƣỡng xã hội nói
chung khoảng thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ XIX. Đặc biệt, trong tác phẩm
“Lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thời Lý Nam Đế”, của tác
giả Lê Mạnh Thát. Trong đó, tác giả đã nêu rõ một số đặc điểm quá trình du
nhập của Phật giáo vào văn hóa Việt Nam ở giai đoạn này. Trong đó có chỉ ra
đặc điểm Phật giáo dung hợp tín ngƣỡng thờ thần bản địa cũng nhƣ vai trò
nhƣ là thần thánh của Phật giáo trong lĩnh vực tinh thần và tín ngƣỡng dân
gian của thời đó nhƣng chƣa phân tích nêu rõ mối quan hệ giữa Phật giáo với
tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên.
Ngoài ra, viết về lịch sử Phật giáo, nội dung giáo lý Phật giáo còn rất

nhiều công trình nghiên cứu bề thế khác nhƣ: “Đức Phật và Phật Pháp” của
tác giả Narada Thera do Phạm Kim Khánh dịch (Nxb Thuận Hóa Thành hội
Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, 1994); tác phẩm “Phật học cơ bản” của
Ban hành pháp Trung ƣơng giáo hội Phật giáo Việt Nam (Nxb Tôn giáo,
2003); tác phẩm “Phật giáo khái lƣợc” của tác giải Lƣu Vô Tâm (Nxb Tôn
giáo, 2003); Đáng quan tâm với chủ đề Luận văn, chúng tôi còn có sách “Mấy
vấn đề Phật giáo và lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam”, Viện Triết học, Hà Nội,
1999, do GS. Nguyễn Tài Thƣ chủ biên. Trong công trình này, trong từng bài
viết các tác giải đó chỉ ra những ảnh hƣởng của Phật giáo đến nhiều lĩnh vực
đời sống xã hội Việt Nam nhƣ tƣ tƣởng, lối sống, đạo đức, tín ngƣỡng…

4


trong lịch sử cũng nhƣ hiện tại, là những gợi ý cho chúng tôi tiếp tục đi sâu
vào làm rõ ảnh hƣởng của Phật giáo đến loại hình tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên.
- Chiều đổi ngƣợc là nhóm các công trình viết về tín ngƣỡng thờ cúng
tổ tiên qua đó cho thấy ảnh hƣởng vào sinh hoạt Phật giáo của ngƣời Việt.
Phải kể các tác phẩm quan trọng, nhƣ công trình các tác giả sau: Léopold
Cadiere (1997, Bản dịch) của Đỗ Trinh Huệ “Về văn hóa và tín ngưỡng
truyền thống người Việt”; Vũ Quỳnh (1992) trong sách “Lĩnh Nam trích
quái”; Lý Tế Xuyên (1992) trong sách “Việt điện U linh”; Phan Kế Bính
(1995) trong sach “Việt Nam phong tục”; Toan Ánh (1996) “Phong tục thờ
cúng trong gia đình Việt Nam”; Vũ Ngọc Khánh (1996) “Tín ngưỡng làng
xã”; Đặng Nghiêm Vạn (Chủ biên, 1996), "Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam
hiện nay", và tái bản vào năm 2001, "Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo
ở Việt Nam", Nguyễn Đức Lữ (1999), “Hiện tượng mê tín dị đoan ở nước ta
hiện nay, thực trạng, biểu hiện và đặc điểm”, Nguyễn Minh San (1998), “Tiếp
cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam”Trần Đăng Sinh (2002) “Những khía cạnh
triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên” của Trần Đăng Sinh;… Các tác

phẩm này đều trực tiếp hay gián tiếp đề cập đến một số khía cạnh khác nhau
của tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên chịu ảnh hƣởng đến Phật giáo: nguồn gốc, nội
dung, thờ tự, ý nghĩa văn hóa…và các cơ sở để cho Phật giáo phát huy vai trò
ảnh hƣởng đến các phƣơng diện trong kết cấu của tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên
của ngƣời Việt.
Bên cạnh đó còn một số bài viết nho riêng rẽ công bố trên các tạp chí
nhƣ: Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, Tạp trí Triết học, nghiên cứu lý luận…
cũng đề cập chiều ngƣợc là tín ngƣỡng bản địa ảnh hƣởng đến Phật giáo, ở
nhiều góc độ khác nhau ảnh hƣởng trong mối quan hệ qua lại của Phật giáo
đến các loại hình tín ngƣỡng truyền thống Việt Nam.

5


Chúng tôi lƣu ý, viết khá trực tiếp về vấn đề này có luận án tiến sĩ Tôn
giáo học của tác giả Phan Nhật Trinh (Thích Nguyên Hạnh) bao vệ văn 2016
với đề tài “Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của
ngƣời Việt hiện nay (qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)”.
Trong luận án đó, tác giả đã đi sâu vào một số sinh hoạt ngƣời dân tại địa
bàn một số ngôi chùa ở Hà Nội chỉ ra biểu hiện rõ nét của sự dung hợp giữa
Phật giáo và tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt hiện nay trên các
khía cạnh: đời sống tinh thần ngƣời Việt (cụ thể là trong thực hành tín
ngƣỡng, nghi lễ thờ cúng, cuộc sống thƣờng ngày), cách thức bài trí ngôi
chùa (cụ thể trong kiến trúc; cách thức bài trí thờ tự)…và nêu lên những vấn
đề đặt ra từ thực trạng dung hợp giữa Phật giáo và tín ngƣỡng thờ cúng tổ
tiên tại các chùa ở địa bàn đó. Từ đó tác giả đề xuất phƣơng hƣớng và giải
pháp nhằm phát huy các giá trị tốt đẹp của sự dung hợp đó và hạn chế mặt
bất cập của chúng.
Cùng trong năm 2016 có luận án tiến sĩ Tôn giáo học của Vũ Đức
Chính với đề tài: "Sự hội nhập Phật giáo với tín ngƣỡng thờ cúng truyền

thống cuả gƣời dân Hà Nội hiện nay". Trong luận án này tác giả đi sâu lý giải
thêm về các cơ sở và nội dung của sự hội nhập Phật giáo với tín ngƣỡng
truyền thống của vùng Hà Nội qua khảo sát một số ngôi chùa tiêu biểu ở
thành phố Hà Nội. Luận án cũng làm rõ thêm về sự tƣơng đồng và khác biệt
giữa các yếu tố văn hóa ngoại nhập (Phật giáo) với các yếu tố nội địa tƣơng
đƣơng cấu thành nên loại hình tín ngƣỡng thờ cúng truyền thống. Nhất tác giả
đi sâu là khái quát chỉ ra đƣợc các yếu tố thể hiện các khía cạnh hội nhập
trong thực trạng sinh hoạt tôn giáo,Phật giáo có yếu tố tín ngƣỡng truyền
thống hiện nay qua khảo sát một số ngôi chùa tiêu biểu ở thành phố Hà Nội.
Trong luận án này còn khái quát nêu lên xu hƣớng phát triển của sự hội nhập
giữa Phật giáo với tín ngƣỡng truyền thống hiện nay đƣa ra dự báo về tƣơng

6


lai của sự hội nhập này. Luận án là công trình khoa học khảo sát kỹ về biểu
hiện mức độ tƣơng tác qua lại giữa Phật giáo với tín ngƣỡng truyền thống tại
ngôi chùa tiêu biểu các thành phố Hà Nội hiện nay. Hơn thế nội dung mới của
luận án còn chỉ ra những giá trị tôn giáo cũng nhƣ những giá trị lan tỏa trong
cộng đồng dân cƣ Hà Nội của sự hội nhập đó. Từ đó, luận án khẳng định về
sự cần thiết phải có những nghiên cứu tiếp theo để làm căn cứ đầy đủ hơn
nữa, nhằm khẳng định tính phổ biến của những giá trị sự hội nhập đó, những
bài học này rất cần đƣợc giữ gìn và phát huy hơn nữa trong bối cảnh mở cửa
hội nhập hiện nay ở Việt Nam.
Ngoài ra còn có một số công trình khác cũng gián tiếp lý giải về ảnh
hƣởng của Phật giáo đối với tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên nhƣ bài Phật giáo và
lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam của giáo sƣ Nguyễn Đức Sự. Trên đây là các công
trình, là những thành tựu của ngƣời đi trƣớc, đã đƣợc chúng tôi kế thừa, có
chọn lọc. Nhìn lại tổng quan các tài liệu tham khảo đó chúng tôi đi đến nhận
thức rằng:

Hầu hết các tác phẩm trên đều nghiên cứu về nguồn gốc, lịch sử du
nhập truyền đạo, truyền tải khái quát toàn bộ hệ thống giáo lý và quan hệ
qua lại của Phật giáo đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội nhƣ đạo đức,
văn hóa, tín ngƣỡng, tâm linh. Tuy nhiên, cho tới nay một số nghiên cứu
chuyên đề về ảnh hƣởng Phật giáo đến tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của
ngƣời dân ở một địa phƣơng nông thôn truyền thống cụ thể là xã Đại Đồng,
huyện Thạch Thất, Hà Nội trong thời kỳ hiện nay – đó là một xã nông
nghiệp tiêu biểu cho khảo sát ảnh hƣởng của quá trình đô thị hóa, công
nghiệp hóa đến đời sống tâm linh thì vẫn còn chƣa có công trình chuyên sâu.
Với viêc kế thừa những tiền đề lý luận và các kết quả ở cac công trình thấy
đƣợc tính trên đây, cổ vũ chúng tôi lựa chọn tập trung đi vào đề tài để
nghiên cứu sâu về: “Ảnh hƣởng của Phật giáo đối với tín ngƣỡng thờ cúng

7


tổ tiên qua khảo sát tại xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội hiện nay”
làm đề tài luận văn thạc sĩ Tôn giáo học của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn:
3.1. Mục đích của luận văn
Luận văn tiếp cận từ góc độ Tôn giáo học, chỉ ra những ảnh hƣởng của
Phật giáo đến tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên ở ngƣời dân xã Đại Đồng, chỉ ra
những mặt tích cực và bất cập của sự ảnh hƣởng đó tại xã Đại Đồng, huyện
Thạch Thất hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Thứ nhất, khái quát chung về xã Đại Đồng Phật giáo và Tín ngƣỡng thờ
cúng tổ tiên tại xã Đại Đồng, Thạch Thất, Hà Nội trong lịch sử và hiện nay.
Thứ hai, phân tích cơ sở ảnh hƣởng Phật giáo đến tín ngƣỡng thờ cúng
tổ tiên và làm rõ thực trạng một số biểu hiện nội dung ảnh hƣởng của Phật
giáo đến tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên tại Xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà

Nội hiện nay từ đó chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của sự ảnh hƣởng đó.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Ảnh hƣởng Phật giáo với tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên tại xã Đại Đồng,
huyện Thạch Thất, Hà Nội hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Qua các tài liệu lịch sử và khảo sát thực tế về ảnh hƣởng Phật giáo đối
với tín ngƣỡng thờ cúng thờ cúng tổ tiên ở xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất,
Hà Nội hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu:
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo;
Đƣờng lối chính trị, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Nhà nƣớc
8


Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, văn
hóa, tín ngƣỡng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp cơ bản của tôn giáo học, kết hợp
với các phƣơng pháp liên ngành: Tôn giáo học – Triết học, Tôn giáo học –
văn hóa, Tôn giáo học – Nhân học, phƣơng pháp đối chiếu, so sánh, phân
tích, tổng hợp nhằm thực hiện mục đích nhiệm vụ đề ra.
6. Đóng góp kết quả của luận văn
Kết quả nghiên cứu của Luận văn này sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm
biểu hiện nội dung quan hệ ảnh hƣởng của Phật giáo đối với tín ngƣỡng thờ
cúng tổ tiên tại tại xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, hiện nay. Đồng thời góp
phần bổ sung thêm một cái nhìn khách quan hơn về vai trò Phật giáo trong
đời sống tinh thần làng xã Việt Nam hiện nay sẽ góp thêm căn cứ cho viêc
đinh ra chính sách về tôn giáo, tin ngƣỡng nói riêng, vă hóa nói riêng, văn hóa

nói chung.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên
cứu về tôn giáo nói chung, Phật giáo, tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục,
trong phần Nội dung chính của luận văn gồm 2 chƣơng, 5 tiết.

9


CHƢƠNG 1.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU PHẬT GIÁO VÀ
TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN XÃ ĐẠI ĐỒNG
HUYỆN THẠCH THẤT, HÀ NỘI HIỆN NAY
1.1. Khái quát chung về điều kiện địa lý, tự nhiên, chính trị, lịch sử,
văn hóa Phật giáo tại xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội
1.1.1. Khái lược về điều kiện lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội xã
Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội
Xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây trƣớc đây từ 2008 là
thuộc ngoại thành, Thành phố Hà Nội là cộng đồng dân cƣ nông nghiệp cổ,
nhân dân có truyền thống văn hóa tốt đẹp. Đảng bộ và nhân dân xã Đại Đồng
đã đƣợc Nhà nƣớc hai lần phong tặng danh hiệu đơn vị anh hùng: Anh hùng
Lực lƣợng vũ trang thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc (1945
- 1954) và Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Đến năm 2013, xã Đại Đồng
đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới.
Xã Đại Đồng nằm ở cực Bắc của huyện Thạch Thất, phía Bắc giáp xã
Phúc Hòa và thị trấn Phúc Thọ, phía Đông giáp xã Phụng Thƣợng (huyện
Phúc Thọ), phía Nam giáp xã Lại Thƣợng và xã Phú Kim, phía Tây giáp xã
Cẩm Yên. Năm 2015, diện tích tự nhiên của xã là 530,68 ha, trong đó đất
nông nghiệp là 388,20 ha, đất phi nông nghiệp 142,48 ha. Dân cƣ trong xã

gồm 2.968 hộ với 10.935 nhân khẩu, xã Đại Đồng gồm 11 thôn, cụm dân cƣ.
Với vị trí thuận lợi, phía Bắc xã giáp với tuyến đƣờng quốc lộ 32,
cách trung tâm Hà nội 30km, chạy dọc xã là tỉnh lộ 419, trung tâm xã là chợ
Đại Đồng, đƣợc thành lập năm Thành Thái thứ 3 (1891), là điều kiện để
nhân dân giao lƣu kinh tế, xã hội với bên ngoài; Thực tế từ xƣa đến nay,
ngoài sản xuất nông nghiệp việc buôn bán nông sản, sản xuất ngành nghề,

10


tiểu thủ công nghiệp của xã luôn có điều kiện phát triển. Nhất là từ sau đổi
mới đến năm 2015, tỷ trọng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thƣơng
mại của xã Đại Đồng chiếm 78,6%, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm
21,4% cơ cấu kinh tế xã.
Xã Đại Đồng thuộc vùng có hệ thống nông giang của huyện Thạch
Thất, địa hình ruộng đồng tƣơng đối bằng phẳng, nghiêng từ Tây Bắc xuống
Đông Nam. Một số gò cao, là nơi dân cƣ quần tụ lâu đời sinh sống hình thành
nên các làng xóm mật độ dân cƣ đông đúc. Đất canh tác của xã bằng phẳng,
chất đất thuộc hệ phù sa cổ của sông Hồng và sông Đáy, với những đặc tính
tơi xốp, độ màu cao; bên cạnh đó, đồng ruộng canh tác của xã rất thuận lợi
cho việc tƣới tiêu; phía Bắc và phía Nam là hệ thống tƣới, dẫn nƣớc từ sông
Hồng, vì vậy đồng ruộng của xã tiếp tục đƣợc bồi đắp phù sa. Với đặc điểm
trên đây, Đại Đồng là xã rất thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp. Từ
xƣa đến nay là địa phƣơng dẫn đầu về năng suất lúa của cả huyện Thạch Thất.
Về lịch sử, thông qua các chỉ dẫn di chỉ khảo cổ trong vùng: chiếc
trống đồng tại xã Lại Thƣợng giáp phía tây xã Đại Đồng) có niên đại 2 đầu
công nguyên; mũi đao, mũi giáo có niên đại đầu công nguyên (-+ 300 năm)
tại di chỉ Quán Sải (xã Phú Kim, phía nam xã Đại Đồng ). Theo bản thần phả
Quán Sải (xã Phú Kim) do Đại học sỹ Nguyễn Bính soạn năm 1572, thì vào
đời Vua Hán Hiến Đế (năm 189-220), 3 anh em họ Chu, khi đến Thạch Thất

định cƣ đã chọn Trang lai Hạ, nay thuộc Phú kim) là Chánh cung, lấy địa
phận các xã hiện nay là Đại Đồng, Hƣơng Ngải, Kim Quan, Chi Quan…làm
hành cung. Đồng thời qua khảo cứu tại đị phƣơng về ngôn ngữ ngƣời Việt cổ,
có thể khẳng định lịch sử tụ cƣ, định cƣ từ sớm của cộng đồng dân cƣ cổ
thuộc địa bàn xã Đại Đồng ngày nay, khi xƣa, gồm có: Kẻ Đòng (ấp Cự
Đồng, làng Đại Đồng), Kẻ Chàm (Hƣơng Lam), Kẻ Ngạnh (Ngọc Lâu), Kẻ
Đởi (Lại Khánh). Trải qua hàng ngàn năm biến đổi do chiến tranh, giăc dã

11


dịch bệnh…thành phần dân cƣ thay đổi thay đổi nhiều lần. Đến khoảng thế kỷ
XIV, thì có đợt dân cƣ từ nhiều nơi khác quần tụ về địa phận xã Đại Đồng
sinh sống cho đến ngày nay. Năm 1903 làng Lại Khánh tách ra thành lập xã
mới. Đến trƣớc Cách mạng tháng 8/1945 xã Đại Đồng thuộc vào Tổng Đại
Đồng và có 5 thôn: Đại Đồng. Hƣơng Lam, Ngọc Lâu, Minh Nghĩa, Minh
Đức vẫn còn giữ nhiều tập tục, ngôn ngữ cổ.
- Làng Đại Đồng: Ở trung tâm xã, diện tích trên 150 mẫu, cổ xƣa tên là
là Kẻ Đòng, ấp Cự Đồng, sau đổi là Đồng Thôn, đến đời Nguyễn (thế kỷ
XIX) tên làng đổi là Đại Đồng nhƣ hiện nay. Dân cƣ ban đầu còn ít, tập trung
ở những nơi có địa thế cao nhƣ xóm Chính, xóm Giữa, xóm Trong và xóm
Đoài. Sau này dân cƣ phát triển hình thành nên các xóm khác. Làng Đại Đồng
trƣớc đây đƣợc chia thành 7 thôn dân cƣ gồm: Rộc Đoài, Tây Trong, Hàn
Chùa, Đình Rối, Lƣơn Trong, Lƣơn Ngoài và Đồng Cầu. Năm 2015, làng Đại
Đồng có 1.899 hộ với 6.981 nhân khẩu. Làng có 15 xóm: xóm Đình, xóm
Rộc, xóm Đoài, xóm Chính, xóm Giữa, xóm Trong, Lƣơn Ngoài, Cầu Bồi,
Đồng Ải và xóm Chính Ngọc. Xƣa kia làng Đại Đồng có 4 cổng chính: cổng
phía Tây (cổng Rộc), cổng phía Đông (giáp đƣờng 419), cổng xóm Lƣơn và
cổng Đình Rối; trong đó cổng phía Tây và cổng phía Đông có tuần phiên canh
giữ, coi trông đồng điền và tài sản cho nhân dân trong làng.

- Thôn Hƣơng Lam: Cổ xƣa gọi là Kẻ Chàm, sau gọi là Chàm Thôn.
Đến đời Tự Đức (1847-1883) tên Làng đƣợc đổi thành Hƣơng Lam nhƣ hiện
nay. Xƣa kia Chàm Thôn là một làng biệt lập, xung quanh là đồng trũng gọi
là Rộc Chằm, đi vào làng phải qua 9 cầu tre. Đến năm 2015 có 282 hộ, với
1.056 nhân khẩu; thôn có 4 xóm gồm: xóm Đông, xóm Giữa, xóm Nam,
xóm Bắc.
- Thôn Ngọc Lâu: Ở phía Tây Bắc xã Đại Đồng, cổ xƣa tên là Kẻ
Ngạnh, Ngạnh Thôn, dân cƣ từ làng Đại Đồng và một số ngƣời từ huyện Phúc

12


Thọ về tập trung sinh sống trên dải đất cao, đẹp tựa nhƣ ngôi lầu trên đất
ngọc, đến thế kỷ XIX tên làng đổi là Ngọc Lâu. Đến năm 2015 có 232 hộ và
838 nhân khẩu.
- Thôn Minh Nghĩa: Ở phía Bắc xã Đại Đồng, giáp quốc lộ 32. Thôn
Minh Nghĩa hình thành vào những năm 1975. Do yêu cầu bảo vệ đồng điền,
xã cử một số gia đình có nhiều con trai, đại diện các dòng họ tộc lên lập trại
tại cánh đồng Miềng, đến năm 1768 gọi là trại Minh Nghĩa, đến thế kỷ XIX
gọi là thôn Minh Nghĩa. Đến năm 2015 thôn có 442 hộ, 1637 nhân khẩu.
- Thôn Minh Đức: Ở phía Bắc xã Đại Đồng, đƣợc hình thành vào thế
kỷ thứ XVII (thời Hậu Lê). Cổ xƣa là trạm đƣa tin tức nên có tên là Trạm sau
đó một số nhân dân trong xã đên sinh sống thành xóm và có nghề làm quạt,
nên gọi là Trạm Quạt, phố Quạt. năm 1920 đƣợc đổi là Minh Đức nhƣ ngày
nay.Đến năm 2015 thôn Minh Đức có 113 hộ và 432 nhân khẩu.
Dân cƣ các làng của xã Đại Đồng hiện nay hầu hết là từ làng Đại Đồng
phát triển di chuyển đến sinh cơ lập nghiệp, nên đều có quan hệ họ hàng,
phong tục tập quán, ứng xử đều giống nhau, nhân dân trong xã chủ yếu tin và
theo đạo Phật thực hành tín ngƣỡng truyền thống. Xƣa kia nghề nghiệp chính
là sản xuất nông nghiệp, một số nhân làm nghề thủ công, buôn bán nhỏ.

Ngƣời dân trong xã có lối sống nông thôn giản dị, thật thà, chất phát, quan hệ
trong ứng xử cộng đồng nặng về tình cảm, tƣơng thân, tƣơng ái.
1.1.2. Khái lược về Phật giáo
* Quá trình hình thành của Phật giáo
- Điều kiện xã hội
Một tôn giáo, không luận là giáo lý cao siêu hay thâm thúy đến đâu,
cũng vẫn là kết quả sản phẩm của xã hội. Là sản phẩm của xã hội, tất nhiên
tôn giáo ảnh hƣởng đến các lĩnh vực xã hội và đồng thời chịu ảnh hƣởng
ngƣợc lại. Đó là điều phổ biến.

13


Phật giáo có nguồn gốc từ văn hóa Ấn Độ cổ đại tới nay, có một lịch sử
trên hai ngàn năm, Đông – Tây truyền bá, lan tỏa ảnh hƣởng khắp cả các châu
lục. Trong quá trình truyền bá ấy, qua mỗi nền văn hóa, Phật giáo lại tùy theo
hoàn cảnh xã hội của mỗi dân tộc, mỗi địa phƣơng mà có ít nhiều biến đổi về
bản sắc. Vì thế, trƣớc hết muốn nói đến nội dung giáo lý của Phật giáo, không
thể không đi sâu phân tích vào bối cảnh lịch sử văn hóa Ấn Độ cổ đại.
Đạo Phật ra đời vào khoảng thế kỷ VI – V trƣớc Công nguyên ở phía
Bắc nƣớc Ấn Độ cổ đại, trên vùng Nêpan ngày nay, Ấn Độ là một nƣớc có
văn minh tối cổ lớn, điều kiện tự nhiên đa dạng, đất rộng, ngƣời đông ở miền
nam Châu Á, là nƣớc có lịch sử lâu đời, là một trong những nền văn minh lớn
nhất và rực rỡ nhất trên thế giới. Theo tài liệu của khảo cổ học, trƣớc tiên là
thời đại “đồ đồng”, hình thành vào khoảng ba nghìn năm trƣớc Tây lịch.
Phạm vi địa lý của Ấn Độ cổ chủ yếu gồm một phần các nƣớc Ấn Độ,
Pakixtan, Bangladet và Nepan ngày nay. Ấn Độ chia làm hai miền Bắc – Nam
với dãy núi Viađia làm ranh giới. Ấn Độ có hai con sông lớn chảy qua là sống
Ấn và sông Hằng. Sông Ấn có năm nhánh nên vùng đồng bằng lƣu vực sông
Ấn gọi là Penjap (năm nhánh sông). Chính tên con sông Ấn, ngƣời địa

phƣơng gọi là Hindu, ngƣời Hy Lạp gọi là Inđốt, ngƣời Anh gọi là India,
India dịch qua tiếng Hán là Ấn Độ. Ngƣời Trung Quốc gọi Ấn Độ là Thiên
Trúc hay Tây Trúc. Dân tộc định cƣ ở Ấn Độ nhƣ: Mundian, Sumerian…, đặc
biệt là Đravidian, hầu nhƣ đã hình thành một nền văn hóa “nông nghiệp” là
văn minh Ấn – Hà, (Induscivilization). Theo nhà khảo cổ học A.K.Wardẻ,
trong tập sách “Phật giáo Ấn Độ” thì nền văn minh Ấn – Hà trải dài về phía
đông đến thung lũng sông Hằng và Đông Nam vƣợt qua Gujarat. Bấy giờ đã
có hai thành phố lớn, hai trung tâm chính, một ở Pujab và một ở Sindh. Nói
đến tôn giáo của dân tộc Ấn – Hà Warder viết: “Về tôn giáo, dân chúng Ấn –
Hà thờ đấng thượng đế, một vài đức tính của Ngài nói lên rằng Ngày là gốc

14


của thần Siva đương thời (vị thần rất phổ biến trong các dân tộc Tamil); một
mặt Ngài xuất hiện trong vai một tu sĩ khổ hạnh hay một yogin phát huy các
quyền lực siêu nhiên”. [36, 23 - 24]
Vào khoảng thời gian từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIII trƣớc Tây lịch
nền văn minh Ấn – Hà đi vào suy sụp khi ngƣời Ariyan, có lẽ từ dãy
Caucasia (thuộc Armenia, Liên Bang Nga), xam chiến xứ Ấn. Họ vƣợt qua
dãy núi Hin-Kush đến Punjab. Tại đây dân Dravidian kiên cƣờng chống lại
ngƣời Ariyan, nhƣng thất bại. Ngƣời Ariyan tiếp nhận vùng đất này lại chịu
ảnh hƣởng của nền văn minh nông nghiệp của ngƣời Dravidian: họ theo lối
sống định cƣ của Dravidian, định cƣ trong các làng mạc, thị trấn, thành phố.
Mặt khác, ngƣời gốc Dravidian chịu ảnh hƣởng tƣ tƣởng của ngƣời Ariyan
di trú. Hai nền văn minh ấy đã kết hợp tạo ra một nền văn minh mới vào thời
đại “đồ sắt”, khoảng từ thế kỷ X đến thế kỷ VIII trƣớc Tây lịch. Các nhà sử
học chia Ấn Độ cổ đại thành 2 thời kỳ:
- Thời kỳ văn hóa Harapa, còn gọi là nền văn minh sông Ấn.
- Thời kỳ văn hóa Veđa, còn gọi là nền văn minh sông Hằng, với sự

hình thành đại Bà-la-môn và đạo Phật.
Năm 1921, các nhà khảo cổ Anh và Ấn Độ đã phát triển hiện ra di khảo
cổ là một thành phố chôn vùi trong lòng đất ở Harapa. Di chỉ khảo cổ Harapa
có niên đại khoảng thế kỷ XXX – XX trƣớc công nguyên. Qua các hiện vật
khai quật cho thấy đây là một thành phố đƣợc xây dựng theo quy mô khá hợp
lý, xung quanh có tƣờng bao, có dãy phố ngang dọc, có nhà cửa lớn nhỏ khác
nhau, có cung điện, đền đài, nhà cửa với tiện nghi nhƣ bếp, phòng tắm, v.v…
Ngƣời ta còn tìm thấy những chiếc cân bằng đá, đồ trang sức bằng đá, bằng
vàng, hoặc bằng đồng thau, chữ tƣợng hình, số đếm đến 10,…
Về mặt xã hội, văn hóa Harapa bắt đầu xuất hiện Nhà nƣớc, giai cấp
thời kỳ đầu của Nhà nƣớc phƣơng Đông cổ đại.

15


Nhƣ vậy, chủ nhân của nền văn minh Ấn Độ cổ đại là ngƣời Dravidian
cổ cƣ trú chủ yếu ở phía Nam, đồng thời đây cũng là chủ nhân của thời kỳ văn
hóa Harapa hay nền văn minh sông Ấn. Còn chủ nhân của thời kỳ văn hóa
Vê-đa hay văn minh sông Hằng là ngƣời Ariyan.có tiếp nhận văn hóa bản địa
Nếu nhƣ thời kỳ văn hóa Harapa đƣợc biết qua các hiện tƣợng khảo cổ,
thì thời kỳ văn hóa Vê-đa đƣợc phản ánh qua bộ sách Vê-đa, do vậy gọi là
thời kỳ Vê-đa (bộ Vê-đa gồm 4 tập: Rig Vê-đa, Xama Vê-đa, Atacva Vê-đa,
Yajua Vê-đa). Văn hóa Vê-đa đã có niên đại khoảng thiên niên kỷ thứ II – I
trƣớc Công nguyên. Chủ nhân của nền văn hóa Vê-đa là ngƣời Arian. Với văn
hóa Vê-đa văn minh Ấn Độ chuyển từ lƣu vực sông Ấn sang sông Hằng.
Cùng với sự phát triển về kinh tế, về mặt xã hội thời kỳ Vê-đa có những bƣớc
chuyển biến quan trọng. Đây là thời kỳ tan rã hẳn của chế độ thị tộc và hình
thành Nhà nƣớc hoàn chỉnh với kết cấu bốn đẳng cấp khắc nghiệt.
Về sự kiện này, A.K.Warder viết: “Theo chứng cớ nhân chủng học,
người Ariyan và xứ Ấn thời kỳ sụp đổ của nền văn minh Ấn – Hà (khoảng

1600 năm trước Tây lịch). Thực sự họ là kẻ xâm lược man di đã chiến thắng
dân chúng Ấn – Hà và hủy hoại các thành phố của Ấn – Hà. Những người
Ariyan này nói ngôn ngữ hình thức sớm nhất của Sanskirt gọi là Vedic (Vệ đà) theo các bản kinh Vệ đà xưa nhất của Ấn độ được ngày nay. Các bản dịch
Vệ đà xưa nhất có lẽ là do người Ariyan sáng tác vào khoảng hai hay ba thế
kỷ sau ngày chiến thắng” [36,24].
Nhƣ vậy, tƣ tƣởng của Vê-đa, đặc biệt là Rig Vê-đa, nhuốm màu tƣ
tƣởng của Ariyan có tiếp biến một số yếu tố bản địa. Hình nhƣ các tƣ tƣởng
đó phát sinh từ Caucasia của những ngày rất xa xƣa, phát sinh từ những nơi
mà dân Ariyan di trú dùng lại nghỉ ngơi sau khi qua nhiều vùng đồi núi, nhiều
xa mạc cô hay các vùng cao nguyên bát ngát, dƣới bầu trời nắng cháy, những
cơn mƣa nặng hạt, những cơn bão tuyết hay dƣới những bó đuốc chập trùng

16


trong đêm khuya. Đấy là những tƣ tƣởng về vũ trụ vô biên đầy quyền lực
quan hệ hữu cơ gắn liền với con ngƣời. Các tƣ tƣởng ngày càng trở nên thực
tiễn hơn và gần gũi hơn với con ngƣời khi tiếp biến chúng nói đến các vị thần
đất, thần cây, thần bò của ngƣời Dravidians vào thời xa xƣa của nền văn minh
nông nghiệp. A.K.Warder đã viết tiếp: “Dựa vào triều đại Paurava, các bản
kinh Vệ đà xưa đã được kết tập, nhiều bản được sáng tác thêm, mà đã nhiều
lần hiệu đính… Kinh tập Vệ đà vì thế là trí thức tập hợp của nhiều Bà-la-môn
hay nhiều tu sĩ. Nó bao gồm thơ, các bài ca, nghi thức và triết lý”. [36, 25]
Thời kỳ trƣớc đạo Phật ra đời là quá trình phân hóa đẳng cấp và hình
thành Nhà nƣớc, ở Ấn Độ xuất hiện đạo Bà-la-môn và hình thành chế độ phân
chia đẳng cấp, còn gọi là chế độ Vác-na (nguyên nghĩa chữ phạn Vác-na là
màu sắc, thực chất).
Chế độ đẳng cấp phân chia cƣ dân trong xã hội Ấn Độ thành 4 giai tầng
với thành phần xuất thân khác nhau do địa vị mà không dựa vào cơ sở kinh tế:
Đẳng cấp Bà-la-môn (Barahmanas), gồm giới tăng lữ của đạo Bà-lamôn và những ngƣời hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp có quyền quyết định

mọi vấn đề.
Đẳng cấp Sát-đế-lợi (Ksastryas), gồm vua quan cai trị và tầng lớp võ sĩ.
Đẳng cấp Vệ-xá (Vaisyas), gồm trong tự do và những ngƣời làm nông
nghiệp buôn bán, thợ thủ công.
Đẳng cấp Thủ-đà-la (Sundras), gồm chiến binh bại trận trong cuộc
chiến tranh, những ngƣời ở tầng lớp bị phá sản, v.v… Tóm lại họ không có tƣ
liệu sản xuất, đứng ngoài tổ chức công tác xã.
Ngoài ra, còn có đẳng cấp nghiêt ngã Paria là ngƣời có bố là một trong
3 đẳng cấp trên với mẹ là Thủ-đà-la. Đẳng cấp này tuy ít nhƣng thân phận là
những ngƣời cùng khổ, hơn cả đẳng cấp Thủ-đà-la.

17


Sự phân chia đẳng cấp thể hiện ở nhiều mặt, không chỉ về quyền lợi,
địa vị chính trị - kinh tế - xã hội mà cả trong quan hệ giao tiếp. đi lại, ăn mặc,
sinh hoạt tôn giáo. Thậm chí cả trong những việc nhỏ nhặt nhƣ: đặt tên cho
con, sử dụng màu sắc trong sinh hoạt, v.v… Ba đẳng cấp trên là lực lƣợng
bóc lột và thống trị xã hội, trong đó nổi bật là đẳng cấp Bà-la-môn, đẳng cấp
đƣợc coi là cao quý, trong sạch nhất, sánh ngang với thần thánh, đƣợc hƣởng
mọi đặc quyền, đặc lợi. Đẳng cấp Thủ-đà-la là chiến đại đa số và vị trí tận
cùng của xã hội, làm nô lệ cho ba đẳng cấp trên.
Chế độ phân chia đẳng cấp nghiệt ngã nhƣ nói trên đƣợc luật pháp Nhà
nƣớc – Luật Manu tôn giáo đạo Bà-la-môn bảo vệ. Luật Manu xuất hiện vào
thời kỳ hậu Vê-đa, gồm 12 chƣơng, 2.685 điều, tƣơng truyền do một ngƣời
tên là Manu đƣợc Phạm Thiên (Thƣợng Đế) lựa chọn ban cho. Luật Manu
quy định khung hình phạt cho một tội danh sẽ tăng dần đối với những đẳng
cấp thấp, đặc biệt là đối với đẳng cấp Thủ-đà-la. Ví dụ việc vay mƣợn, tỷ suất
lãi cũng tăng lên với những đẳng cấp thấp: đẳng cấp Bà-la-môn thì không
phải trả lãi, đẳng cấp Sát-đế-lị 2%, đẳng cấp Vệ-xá 4% nhƣng đến đẳng cấp

Thủ-đà-la phải trả 16%. Luật Manu còn quy định, đẳng cấp Thủ-đà-la không
đƣợc tham gia các cuộc họp, không đƣợc tham dự và hƣởng lễ vật trong các
buổi tế lễ, thậm chí ngƣời Thủ-đà-la không đƣợc khiên, không đƣợc sờ vào
ngƣời Bà-la-môn khi họ chế: đẳng cấp Thủ-đà-la không đƣợc mặc quần áo
kiểu dáng đẹp, mà phải mặc kiểu dáng xấu và màu sắc tối xậm. Họ cũng
không đƣợc đặt những tên biểu hiện sự cao quý, hùng tráng hay thanh lịch,
mà phải mặc những bộ thể hiện tự thấp hèn, ngu dốt.
Sau khi ra đời, đạo Bà-la-môn nhanh chóng trở thành tôn giáo chính
thống của xã hội Ấn Độ. Với vị trí độc tôn, đạo Bà-la-môn dùng giáo lý thần
quyền để bảo vệ và bênh vực cho chế độ đẳng cấp nhất là đẳng cấp Bà-lamôn. Đạo Bà-la-môn cho rằng sự phân chia đẳng cấp trong xã hội là ý chí của

18


Phạm Thiên. Theo kinh Vê-đa, các đẳng cấp đƣợc sinh ra từ những bộ phận
khác nhau của Phạm Thiên. Bà-la-môn đƣợc sinh ra từ mồm, Sát-đế-lị đƣợc
sinh ra từ tay, Vệ-xá đƣợc sinh ra từ đùi, còn Thủ-đà-la đƣợc sinh ra từ bàn
chân. Do sinh ra từ bốn chỗ khác nhau của Phạm Thiên nên đẳng cấp có số
phận khác nhau, Đạo Bà-la-môn còn lập luận rằng trong các loại sinh vật, ƣu
tú nhất là loại động vật có trí khôn, trong các loại động vật có trí khôn ƣu tú
nhất là con ngƣời, trong con ngƣời ƣu tú nhất là Bà-la-môn.
Tình hình trên đây làm cho tầng lớp đa số trong xã hội – những ngƣời
Thủ-đà-la càng oán ghét chế độ bóc lột, oán ghét chế độ phân chia đẳng cấp.
Phản ánh tâm trạng của những ngƣời nô lệ lúc đó, ở Ấn Độ xuất hiện nhiều
trao lƣu tƣ tƣởng, trào lƣu xã hội thuộc các xu hƣớng khác nhau. Các trào lƣu
đó gặp nhau ở chỗ, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp chống lại chế độ đẳng cấp
của đạo Bà-la-môn. Học thuyết Phật giáo là một trong những trào lƣu đó.
Nhƣ vậy có thể nói đạo Phật ra đời trong xã hội Ấn Độ thời cổ đại bắt
nguồn từ những tiên đề nguyên nhân địa lý văn hóa chính trị - xã hội sâu xa,
là trào lƣu xã hội chống lại chế độ đẳng cấp và đạo Bà-la-môn.

- Tiền đề tư tưởng:
Đạo Phật ra đời xét về mặt tƣ tƣởng và tôn giáo còn là sự kế thừa nối
tiếp nối co trọn lọc các học thuyết tƣ tƣởng triết học đƣơng thời. Vì vào thời
điểm này, khoảng đầu thời đại “đồ đá”, đã có nhiều thay đổi ở xã hội Ấn Độ,
nên nhà khảo cổ A.K.Warder viết: “Từ Vệ-đà đã được hệ thống hóa dưới thời
Pauravas, và từ các sáng tác do nhóm tư tưởng gia của thế kỷ thứ chín trước
Tây lịch, tư tưởng kinh viện và bảo thủ ở Ấn Độ, người ta đã rút ra được tôn
giáo của nó, nghi lế, triết lý, anh hùng ca, các truyền thống lịch sử xưa, luật
pháp, hình học (toán học), thiên văn và khoa học ngôn ngữ học. Người ta
hiểu tất cả đây tạo nên “Bà-la-môn giáo” là một nền văn minh, một nếp sống,
một tôn giáo và nhiều điều khác. Ở một ý nghĩa, Bà-la-môn có nhiều ảnh

19


×