Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Luận án tiến sĩ kinh tế phát triển kinh tế nông thôn ba lan trong những thập niên đầu thế kỷ xxi và bài học kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 174 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI VIỆT HƯNG

PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN BA LAN TRONG NHỮNG
THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO
VIỆT NAM

TS

LA
nh

Ki
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

tế
m

Ngành: Kinh tế quốc tế

ới

ất

nh

Mã số: 9. 31. 01. 06



Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn An Hà
2. PGS.TS. Đặng Minh Đức

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để
bảo vệ ở bất kỳ học vị nào.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ
rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng 8 năm 2020

Tác giả luận án

TS

LA
Ki
nh

Bùi Việt Hưng

tế

ới

m
ất

nh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tạo
điều kiện của Học viện Khoa học xã hội, Khoa Kinh tế quốc tế và các Thầy, Cơ giáo
đã nhiệt tình chỉ dạy, hướng dẫn
Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến người
hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn An Hà và PGS.TS. Đặng Minh Đức, Viện
nghiên cứu Châu Âu, các anh, chị, em đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện
để tơi hồn thành luận án
Luận án là cơng trình nghiên cứu độc lập của tác giả nên không thể tránh được
những thiếu sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học,

LA

của các thầy giáo, cơ giáo và các bạn đồng nghiệp để luận án được tốt hơn.

TS

Trân trọng cảm ơn!

nh

Ki

Tác giả

tế
ới

m

Bùi Việt Hưng

ất

nh


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC HÌNH .....................................................................................................iii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................ 8
1.1. Những cơng trình nghiên cứu đã cơng bố liên quan đến luận án ..................................... 8
1.1.1.Nghiên cứu lý luận về khu vực nông thôn và thành thị .............................................. 8
1.1.2.Nghiên cứu lý luận về kinh tế nông thôn.................................................................. 10

TS

LA

1.1.3.Những nghiên cứu về phương thức phát triển kinh tế nông thôn ............................. 12
1.1.4. Nghiên cứu các trường hợp cụ thể về phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan ............ 13

1.1.5. Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn của Việt Nam ........... 16
1.2.Một số kết luận được rút ra liên quan đến luận án và khoảng trống cần phải tiếp tục
nghiên cứu trong luận án........................................................................................................ 19
1.2.1.Các vấn đề đã thống nhất: ........................................................................................ 19
1.2.2. Những vấn đề liên quan đến đề tài luận án mà các cơng trình trên cịn bỏ ngỏ cần
tiếp tục nghiên cứu: ........................................................................................................... 21
1.3 Câu hỏi nghiên cứu và khung phân tích phát triển kinh tế nơng thôn ............................. 22
1.3.1.Các câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 22
1.3.2.Khung phân tích của luận án .................................................................................... 23

nh

Ki

tế

m

ới

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN ............ 25
2.1. Các lý thuyết về phát triển kinh tế nông thôn ................................................................. 25
2.1.1 Lý thuyết hai khu vực ( lý thuyết nhị nguyên)......................................................... 25
2.1.2. Thuyết tăng trưởng nội sinh (hay thuyết tăng trưởng mới) ..................................... 26
2.1.3. Lý thuyết sinh kế bền vững ..................................................................................... 27
2.1.4. Lý thuyết về mơ hình nơng thơn mới ...................................................................... 28
2.2. Phát triển kinh tế nông thôn ............................................................................................ 32
2.2.1. Các khái niệm về khu vực nông thôn, kinh tế nông thôn và phát triển kinh tế nông
thôn .................................................................................................................................... 32
2.2.2. Đặc điểm phát triển kinh tế nông thôn .................................................................... 37


ất

nh

2.2.3. Nội dung phát triển kinh tế nông thôn ..................................................................... 40
2.3. Các nhân tố tác động đến phát triển kinh tế nơng thơn................................................... 48
2.3.1. Nhân tố tác động bên ngồi ..................................................................................... 48
2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng bên trong quốc gia ............................................................. 54
2.4. Tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế nơng thơn ............................................................... 56
2.4.1. Nhóm tiêu chí đánh giá sản xuất nông nghiệp trong khu vực nông thôn ................ 57


2.4. 2. Nhóm tiêu chí đánh giá các hoạt động phi nông nghiệp ........................................ 58
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN BA LAN
NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI ....................................................................... 60
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nông thôn Ba Lan ....................................... 60
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................... 60
3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội . ...................................................................................... 61
3.2. Phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI ................. 67
3.2.1 Một số nét chính về kinh tế nông thôn Ba Lan......................................................... 67
3.2.2. Các biện pháp phát triển kinh tế khu vực nông thôn Ba Lan .................................. 75
3.3. Đánh giá thành công và hạn chế về phát triển kinh tế nơng thơn Ba Lan ...................... 98

TS

LA

3.3.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan ............ 98
3.3.2. Một số kết quả đạt được trong phát triển kinh tế nông thôn.................................. 101

3.3.3. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................................ 107
3.3.4. Một số đánh giá về những sáng kiến, giải pháp mà Ba Lan đã thực hiện trong phát
triển kinh tế nông thôn ..................................................................................................... 108
CHƯƠNG 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT
NAM .................................................................................................................................... 114
4.1. Tương đồng và khác biệt trong phát triển kinh tế nông thôn giữa Ba Lan và Việt Nam
............................................................................................................................................. 114
4.1.1.Một số điểm tương đồng giữa hai nước ................................................................. 114
4.1.2. Một số điểm khác biệt ........................................................................................... 126

nh

Ki

tế

m

ới

4.2. Bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế nông thôn .............................................. 131
4.2.1.Một số bài học thành công của Ba Lan mà Việt Nam có thể học hỏi .................... 131
4.2.2. Một số bài học chưa thành công, cần tránh ........................................................... 138
4.3. Hàm ý chính sách trong triển khai phát triển kinh tế nông thôn ở Việt Nam ............... 139
4.3.1 Hồn thiện khung khổ chính sách phát triển kinh tế nông thôn ............................. 139
4.3.2 Hội nhập khu vực và quốc tê đối với phát triển kinh tế nông thôn. ....................... 142
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 148
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ........................................................................................................................... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 152


ất

nh

PHỤ LỤC............................................................................................................................ 163


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASIF

Agricultural Social Insurance Fund

Quỹ bảo hiểm xã hội nơng nghiệp

CAP

Common Agriculture Policy

Chính sách nơng nghiệp chung

EAFRD

European Agricultural Fund for Quỹ nông nghiệp châu Âu đối với
Rural Development

EAGF

phát triển nông thôn


European Agricultural Guarantee Quỹ bảo đảm nông nghiệp châu
Âu

EC

European Commision

Uỷ ban Châu Âu

EU

Eurpean Union

Liên minh châu Âu

EFTA

European Free Trade Association

Khu vực mậu dịch tự do Châu Âu

FAO

Food and Agriculture Organization

Tổ chức nông lương Liên hiệp

LA

Fund


TS

quốc

Free Trade Agreement

Hiệp định Thương mại tư do

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

NDS

National Development Stratergy

Chiến lược phát triển quốc gia

NGO

Non-Governmental Organization–

MARD

Ministry of Agriculture and Rural Bộ nông nghiệp và Phát triển nơng

nh


Ki

FTA

tế

Tổ chức phi chính phủ

ới

m

Development

thơn

nh

Phát triển kinh tế địa phương

Local Economic Development

PR

Predominantly rural

Khu vực trung gian nông thôn

RDP


Regional Development Programme

Chương trình phát triển khu vực

OECD

Organization

for

ất

LED

Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển

Cooperation and Development

Kinh tế

SME

Small and medium-sized enterprise

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

SPS

Sanitary and Phytosanitary


Các biện pháp vệ sinh và kiểm
dịch động vật của WTO

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG

Dân số Ba Lan theo khu vực giai đoạn 2010- 2018

61

Bảng 3.2

Thị trường lao động Ba Lan qua các năm

64

Bảng 3.3

Tỷ lệ việc làm phân theo trình độ học vấn

65

Bảng 3 4


Khu vực nông thôn Ba Lan năm 2018

72

Bảng 3.5

giá trị sản lượng nông nghiệp Ba Lan

76

Bảng 3.6

Số lao động tự chủ kinh doanh giai đoạn 2012- 2016

87

Bảng 3.7

Phân tích SWOT kinh tế nơng thơn Ba Lan

98

Bảng 4.1

Số lượng các thôn xã Việt Nam

118

Bảng 4.2


Tăng trưởng ngành nông nghiệp Việt Nam 2005- 2016

LA

119

Một số hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam năm 2016

120

Số người lao động có khả năng lao động trong khu vực nông

125

Bảng 4.3

Ki

Bảng 4.4

TS

Bảng 3.1

nh

thơn phân theo trình độ

tế

ới

m
ất

nh


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình2.1

Mơ hình lý thuyết phát triển nơng thơn mới – The New Rural

27

Paradigm
Hình 2.2.

Khung phân tích phát triển kinh tế nơng thơn

57

Hình 3.1

Quy mơ các trang trại sản xuất nơng nghiệp Ba Lan

79

Hình 3.2


Số lượng giấy phép cấp cho người nước ngoài mua bất động

81

sản ở Ba Lan
Hình 3.3

Tỷ trọng xuất nhập khẩu hàng nơng sản Ba Lan

82

Hình 3.4

Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nơng sản Ba Lan giai

82

Ngân sách thực hiện các chương trình phát triển nơng thơn từ

TS

Hình 3.5

LA

đoạn 2004-2017
85

EU chuyển cho Ba Lan giai đoạn 2004-2015


Ki

Thực trạng khu vực nông thôn Ba Lan đối với việc phát triển

nh

Hình 3.6

86

mơ hình tự kinh doanh ( Self employment)
Cơ cấu các trang trại sản xuất phi nơng nghiệp Ba Lan năm

tế

Hình 3.7

m

2014

89

Chỉ số đổi mới Ba Lan giai đoạn 2011- 2018

94

Hình 4.1


Năng suất lao động nơng nghiệp của Việt Nam so với một số

120

ới

Hình 3.8

ất

nh

các quốc gia


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Phát triển kinh tế nông thôn với mục tiêu cải thiện cuộc sống người dân khu
vực nông thôn thông qua việc triển khai các chính sách, hoạt động nhằm đa dạng
hóa kinh tế nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn, khuyến
khích sự tham gia của người dân, doanh nghiệp vào các hoạt động sản xuất phi
nông nghiệp, gắn kết sản xuất với các vấn đề về an ninh lương thực, nâng cao chất
lượng nguồn lực lao động nông thôn... luôn là những ưu tiên hàng đầu trong chính
sách phát triển kinh tế - xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Sau khi trở thành thành viên của EU vào ngày 1/5/2004, Chính phủ Ba Lan

LA

đã thực hiện cải cách một cách sâu rộng và toàn diện, đáp ứng nghiêm ngặt các tiêu


TS

chuẩn gia nhập của EU trên tất cả các góc độ: Từ việc cải cách luật pháp, chính trị

Ki

đến hồn thiện khung thể chế kinh tế thị trường với mục tiêu tăng trưởng nhanh và

nh

bền vững, thu hẹp khoảng cách thu nhập đầu người với mức bình quân chung của
EU, thúc đẩy cải cách các vấn đề xã hội...tiến hội nhập toàn diện vào khu vực Liên

tế

minh Châu Âu. Trong bối cảnh như vậy, nông thôn Ba Lan cũng đã từng bước đáp

m

ứng các tiêu chuẩn chung của EU theo hướng cạnh tranh, hiện đại và phát triển bền

ới

vững. Những kết quả đạt được trong việc triển khai chính sách phát triển kinh tế

nh

nông thôn của Ba Lan trong thời gian qua đã tạo ra những chuyển đổi kinh tế, xã

ất


hội khu vực nông thôn hết sức ấn tượng: Quy mô trang trại nơng nghiệp được điều
chỉnh theo hướng tích tụ; cơ sở hạ tầng nông thôn cải thiện rõ rệt, thu nhập của
người nông dân đã tăng nhanh và tiệm cận với thu nhập người dân đô thị; tỷ lệ lao
động qua đào tạo đại học khu vực nông thôn được cải thiện, thất nghiệp khu vực
nông thôn giảm đáng kể. Các vấn đề xã hội như hệ thống an sinh, chăm sóc sức
khỏe, bảo vệ mơi trường khu vực nơng thơn…đã hướng tới phát triển bền vững.
Việt Nam, qua 30 năm đổi mới, khu vực kinh tế nơng thơn đã có những
chuyển biến rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải
thiện, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; cơng tác xóa đói giảm
nghèo đạt kết quả to lớn. Hoạt động sản xuất nông nghiệp đạt mức tăng trưởng
nhanh và ổn định trong một thời gian dài, đưa Việt Nam đã trở thành một nước xuất
1


khẩu nơng sản hàng đầu thế giới. Chính sách phát triển nông thôn tiếp cận theo
hướng xây dựng “nông thôn mới” được bắt đầu từ năm 2008 thông qua Nghị quyết
số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thơn của Ban Chấp
hành Trung ương Khóa X, đã tạo ra những tác động tích cực cải thiện cuộc sống
người dân khu vực nông thôn...
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, phát triển kinh tế nông
thôn ở Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức và hạn chế, nhiều chỉ số
tăng trưởng đang giảm, các nguồn lực cho việc mở rộng sản xuất như đất canh tác
và nguồn tài nguyên khác đã được sử dụng đến mức tới hạn. Bên cạnh đó, dân số
sống bằng nghề nơng hiện vẫn cịn chiếm tỷ trọng q cao song lại đóng góp chưa

LA

đầy 20% GDP, khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa nông dân và thị dân ngày


TS

càng cao, diện tích đất nơng nghiệp giảm do q trình cơng nghiệp hố, đơ thị hố;
dịch vụ nơng thơn kém phát triển; khu vực nông thôn phát triển thiếu quy hoạch…

Ki

nh

nơng nghiệp, nơng dân cịn dễ bị tổn thương do tác động của hội nhập quốc tế, của
các tình huống bất thường về tự nhiên và biến đổi khí hậu.

tế

Trong quá trình phát triển, Việt Nam cần học hỏi những nước có nền sản xuất

m

nơng nghiệp tương đồng và những chính sách phát triển kinh tế nơng thơn đã thành

ới

cơng để học hỏi và rút ra bài học kinh nghiệm. Chính vì vậy, việc thực hiện luận án

nh

“Phát triển kinh tế nông thôn ở Ba Lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI và bài

ất


học kinh nghiệm cho Việt Nam” với việc nghiên cứu và làm rõ khung lý thuyết phát
triển kinh tế nơng thơn, phân tích và đánh giá những thành công và hạn chế trong
phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan, trong bối cảnh nước này đang thực hiện quá
trình hội nhập sâu rộng vào Liên minh châu Âu… sẽ là những bài học kinh nghiệm
hết sức quý báu cho Việt Nam trong việc hoạch định chiến lược và triển khai
chương trình phát triển kinh tế nơng thơn một cách có hiệu quả trong thời gian tới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1.Mục đích nghiên cứu:
Luận án đi sâu vào luận giải và làm rõ các vấn đề về lý luận và thực tiễn
phát triển kinh tế nơng thơn, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông
thôn ở Ba Lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, đánh giá những nét tương
2


đồng, sự khác biệt và điều kiện có thể áp dụng vào Việt Nam. Trên cơ sở đó rút ra
một số bài học kinh nghiệm và gợi ý chính sách cho Việt nam trong thời gian tới.
2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tổng quan các cơng trình nghiên cứu về phát triển kinh tế nơng thơn đã
cơng bố có nội dung liên quan trực tiếp đến luận án, chỉ ra những vấn đề lý luận và
thực tiễn mà luận án cần phải tiếp tục nghiên cứu và làm rõ.
Thứ hai, nghiên cứu, đánh giá và phân tích các chính sách phát triển kinh tế nông
thôn ở Ba Lan, thực trạng triển khai các chương trình phát triển kinh tế nơng thơn
Ba Lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI.

LA

Thứ ba, trên cơ sở đánh giá những thành cơng, những điểm cịn tồn tại, và thách

TS


thức đặt ra trong phát triển kinh tế nông thôn mà Ba Lan phải tiếp tục giải quyết,
đánh giá những điểm tương đồng và khả năng áp dụng các bài học kinh nghiệm đối

Ki

nh

với Việt Nam, luận án đề xuất gợi mở một số giải pháp khuyến nghị chính sách phát
triển kinh tế nơng thơn bền vững ở Việt nam trong thời gian tới.

tế

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

m

Đối tượng nghiên cứu:

ới

Luận án tập trung vào đối tượng phát triển kinh tế nông thôn ở Ba Lan nhìn

nh

từ các góc độ hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp trong khu vực
sách, chương trình phát triển kinh tế nơng thơn.

ất


nơng thơn, vai trị của chính phủ Ba Lan trong việc ban hành, thực hiện các chính

Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu các vấn đề phát triển kinh tế nông
thôn trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, trong đó tập trung vào các nội dung
chủ yếu như: Các hoạt động sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa hẹp không bao gồm
lâm nghiệp và thủy sản) và các hoạt động phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn Ba
Lan.
Phạm vi về không gian: Luận án tập trung sâu vào phân tích, đánh giá tình
hình phát triển kinh tế nơng thôn ở Ba Lan.

3


Phạm vi về thời gian: Những thập niên đầu thế kỷ XXI, trong đó tập trung
phân tích sâu từ thời điểm năm 2004 trở lại đây (Sau khi Ba Lan trở thành thành
viên chính chức của Liên minh châu Âu)
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận và cách tiếp cận vấn đề
4.1.1. Phương pháp luận:
Dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong học thuyết Mác- Lênin để xem xét q
trình phát triển kinh tế nơng thơn ở Ba Lan sau khi Ba Lan trở thành thành viên
chính thức của Liên minh châu Âu.

LA

4.1.2. Phương pháp tiếp cận

TS


Tiếp cận lịch sử. Quan điểm lịch sử cụ thể được quán triệt trong quá trình
nghiên cứu, đặc biệt việc xem xét bối cảnh hình thành chính sách phát triển nơng

Ki

nh

thơn của EU, chính sách phát triển nơng thơn Ba Lan và mục tiêu chính sách này
đến chương trình phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan.

tế

Tiếp cận hệ thống : Việc phân tích và đánh giá các vấn đề ở đây được đặt trong

m

một phức hợp những yếu tố có liên quan với nhau một cách nhân quả, tạo ra một

ới

chỉnh thể thống nhất, từ khn khổ qui định, q trình vận động của chính sách phát

nh

triển nơng thơn đến việc triển khai chương trình phát triển kinh tế nơng thơn Ba

ất

Lan.


Tiếp cận liên ngành: Phát triển nông thôn cần được xem xét và phân tích theo
hướng tiếp cận liên ngành bao gồm: Kinh tế, xã hội và môi trường, nghiên cứu dưới
nhiều khía cạnh khác nhau và có sự phối hợp của nhiều ngành khoa học xã hội nhân
văn như khoa học lịch sử, chính trị học, kinh tế phát triển, kinh tế nông nghiệp v.v..
Tiếp cận kinh tế quốc tế: cho phép đề tài tiếp cận hoạt động về kinh tế nơng
thơn trong sự phụ thuộc về các chính sách phát triển khu vực, cũng như xác định sự
đóng góp của lĩnh vực này đối với Ba Lan. Khoa học kinh tế quốc tế cũng cho phép
đề tài xác định, định tính và định lượng, phân tích các số liệu liên quan về phát triển
kinh tế nông thôn trong bối cảnh Ba Lan đã và đang phát huy những lợi thế so sánh,
tận dụng những nguồn lực hỗ trợ từ khu vực để phát triển kinh tế nông thôn.
4


4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Luận án sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, trong đó các phương pháp được
sử dụng chủ yếu như sau:
4.2.1.Phương pháp thu thập số liệu:
Luận án tiếp cận từ các tài liệu thứ cấp từ các tổ chức quốc tế như: Ủy ban
châu Âu, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Ba Lan, các cơng trình nghiên
cứu của các chun gia châu Âu và chuyên gia các nước khác, các thông tin trên
sách báo điện tử, các số liệu của các cơ quan hữu quan của một số nước châu Âu và
Việt Nam trên tất cả các khía cạnh liên quan đến phát triển kinh tế nông thôn.
4.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

LA

Các tài liệu được tập hợp, dịch (nếu là tài liệu tiếng nước ngoài), sắp xếp, phân

TS


loại theo từng chủ đề nội dung trong khung phân tích. Các số liệu cần xử lý thống
kê được nhập số liệu và xử lý số liệu qua phần mềm Excel để hình thành các bảng

nh

Ki

biểu, biểu đồ, đồ thị.

Phương pháp thông kê, phân tích và dự báo: Phân tích các số liệu thống kê về

tế

tình hình phát triển kinh tế xã hội Ba Lan, tính tốn tốc độ tăng trưởng kinh tế, tính

nhau.

ới

m

tỷ trọng kinh tế khu vực nơng thơn trong nền kinh tế quốc dân ở các giai đoạn khác

nh

Phương pháp so sánh: được sử dụng để đánh giá mức độ khác nhau giữa các

ất


thời kỳ như tăng giảm trong sản xuất nơng nghiệp, lao động nơng thơn…
Phương pháp phân tích SWOT: Phương pháp SWOT (còn gọi là ma trận
SWOT) là phương pháp phân tích các điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu
(Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Thách thức(Threats). Phương pháp này sử
dụng, để cho thấy thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng một cách rõ ràng nhất, từ đó
nhìn nhận rõ hơn những giải pháp của Chính phủ Ba Lan trong việc phát huy thế
mạnh, tận dụng cơ hội cũng như khắc phụ điểm yếu trong phát triển kinh tế nông
thôn nhằm đối phó với thách thức đặt ra.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, hoàn thiện khung lý thuyết về phát triển kinh tế nông thôn, thông
qua việc:
5


- Làm rõ những lý thuyết về phát triển kinh tế nông thôn, khái niệm, đặc điểm
và nội dung về khu vực nông thôn và phát triển kinh tế nông thơn.
- Phân tích các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế nông thôn ở Ba Lan bao
gồm:
Nhân tố bên ngoài: Bối cảnh khu vực và quốc tế ( Chính sách phát triển nơng
thơn của khu vực như cuộc khủng hoảng nợ cơng, vấn đề di cư, già hóa dân số, sự
kiện Brexit).
Nhân tố bên trong: Điều kiện tự nhiên, bối cảnh kinh tế xã hội Ba Lan, hệ
thống các chính sách, các nguồn lực tài chính, khoa học cơng nghệ…
Làm rõ các tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế nơng thơn gồm các nhóm

LA

tiêu chí: Nhóm tiêu chí đánh giá sản xuất nơng nghiệp và các tiêu chí đánh giá phát

TS


triển phi nơng nghiệp.

Thứ hai, phân tích và làm rõ về thực thực trạng phát triển kinh tế nông thôn

Ki

nh

Ba Lan, đánh giá những thành công, hạn chế và thách thức đặt ra trong phát triển
kinh tế nông thôn ở Ba Lan những thập niên đầu thế kỷ XXI.

tế

Thứ ba, rút ra những bài học kinh nghiệm và hàm ý chính sách cho Việt Nam

m

trên cơ sở phân tích và đánh giá những điểm tương đồng, khác biệt giữa Ba Lan.

ới

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

nh

6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án:

ất


Bằng cách tiếp cận và sử dụng các phương pháp nghiên cứu một cách logic,
luận án đã chỉ ra phát triển kinh tế nông thôn theo lý thuyết mô hình nơng thơn mới
với việc phát triển sản xuất nơng nghiệp và phi nông nghiệp, khai thác những sáng
kiến ở cấp địa phương đang trở thành xu hướng chính trong phát triển nông thôn ở
các nước phát triển và đang phát triển.
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn:
Luận án đã chỉ ra ra một số bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế nông
thôn Việt Nam từ việc đánh giá những thành công và tồn tại, những điểm tương
đồng và điều kiện áp dụng trong triển khai phát triển phát triển kinh tế nông thôn ở
Ba Lan. Luận án cũng đã chỉ ra cơ hội và thách thức đặt ra đối với phát triển kinh tế

6


nông thôn Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với khu vực
và thế giới.
Kết quả nghiên cứu của luận án là một tài liệu hết sức hữu ích cho cơng tác
giảng dạy ở các trường đại học, tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước, các nhà hoạch định và thực thi chính sách phát triển kinh tế nơng thơn
ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính của luận án kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.

LA

Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế nông thôn.

Ki


kỷ XXI.

TS

Chương 3: Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan những thập niên đầu thế

nh

Chương 4. Bài học kinh nghiệm và hàm ý chính sách cho Việt Nam.

tế
ới

m
ất

nh
7


CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Những cơng trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến luận án
Phát triển nơng thơn nói chung và kinh tế nơng thơn nói riêng là một chủ đề
nghiên cứu đã và đang thu hút được khá đông các học giả trong và ngoài nước
nghiên cứu. Những quan điểm, kết quả nghiên cứu được cơng bố cịn cho thấy
những bất đồng khó được giải quyết và áp dụng đối với tất cả các quốc gia, thể
hiện: Phương pháp luận, tiêu chí đánh giá hợp lý nào được áp dụng nhằm đo lường
được một khu vực nông thôn rộng lớn và đa dạng trên tồn khu vực? Khái niệm
phát triển kinh tế nơng thơn có phải đơn thuần là khái niệm “Phát triển kinh tế” áp

dụng vào khu vực nông thôn? hay trọng tâm của phát triển kinh tế khu vực nơng

LA

thơn là gì? các chỉ số đánh giá phát triển kinh tế nông thơn có phải là thu nhập bình

TS

qn của các nơng hộ, cấu trúc kinh tế nông thôn, năng suất lao động nông thôn,
quy hoạch phát triển trang trại, cải thiện cơ sở hạ tầng?…Như vậy, để làm rõ được

Ki

nh

các nội dung đã được các học giả nghiên cứu, qua tổng quan tài liệu, tác giả nhóm
các cơng trình tiêu biểu cụ thể theo các vấn đề sau:

tế

1.1.1.Nghiên cứu lý luận về khu vực nông thôn và thành thị

ới

m

Trong cuốn “How special are rural areas? The economic implications of
location for rural development”của tác giả Wiggins S, Proctor S (2001) [140] cho

nh


rằng cần phải phân biệt khu vực nông thôn, khu vực bán đô thị và khu vực đô thị, để
các hoạt động nơng nghiệp và phi nơng nghiệp.

ất

từ đó xác định và làm rõ hơn những tương tác giữa các khu vực, giữa chính sách với
Trong cơng trình “ Rural Definitions” của Kathy Miller (2002) [11] đã chỉ
ra những nguyên nhân tại sao lại có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về “
nông thôn” tại Mỹ. Những nguyên nhân này được nhìn nhận ở phạm vi khu vực hay
thẩm quyền của chính quyền các bang cũng như là những dữ liệu về khu vực cịn bị
hạn chế... Theo đó, tác giả đã lập luận cho rằng khái niệm “nông thôn” và “đô thị”
cần được xác định dựa vào các tiêu chí chính là mật độ dân số. Tiêu chí này cũng
nên được làm chuẩn cho các cuộc điều tra khu vực nơng thơn.
Trong cơng trình nghiên cứu về phát triển nông thôn “Rural Development
and Poverty Reduction: Is Agriculture Still the Key” Của tác giả Gustavo Anríquez
8


và Kostas Stamoulis (2007) [94] cho thấy: Khái niệm nông thơn đã được các tác giả
phân tích theo trục thời gian từ những thập kỷ 60 của thế kỷ trước để nhấn mạnh:
Khu vực nơng thơn là khu vực có đặc trưng mật độ dân số thấp, nghèo nàn, lạc hậu
và chậm phát triển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Với việc hình thành khái
niệm này, tác giả đã đưa ra những luận điểm khẳng định: Phát triển nông thôn đã
cải thiện cuộc sống cho người dân ở khu vực nông thôn, tạo ra sự phát triển bền
vững, nâng cao mức sống và phúc lợi cho người dân khu vực nông thôn.
Tại khu vực châu Âu, European Commision (2014) [83] cũng đã đưa ra quy
định “khu vực nơng thơn” là khu vực có mật độ dân số dưới 150 người trên mỗi
km2. Việc đồng bộ và sử dụng khái niệm “khu vực nông thôn” theo một chuẩn


LA

chung chỉ rõ hơn về mức độ đơ thị hóa trên toàn cầu. Song, cách thức làm thế nào

TS

để đồng bộ hóa khung lý thuyết về phát triển nơng thơn, để khái niệm này có thể áp
dụng chung cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển thì lại bắt buộc cần

Ki

nh

phải có những nghiên cứu sâu hơn, cũng như cách tiếp cận khác mới tìm ra được.
Nhìn nhận về sự phát triển khu vực nông thôn, tác giả Joop de Beer (2014)

tế

[109] cũng đã đưa ra quan điểm cho rằng: Q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh nhất tại

m

một số khu vực châu Âu vào những năm của thập kỷ 50 và 60 và giảm xuống ở

ới

những thập kỷ gần đây. Mức độ đơ thị hóa lại phụ thuộc vào cách phân loại của

nh


từng quốc gia. Do vậy, việc so sánh giữa các quốc gia ở vào các thời điểm đó là rất

ất

khó khăn.

Khái niệm khu vực nông thôn tiếp tục được tác giả Camelia Burja, Vasile
Burja (2014) [74 ] hoàn thiện hơn dựa vào số phần trăm dân số sống tại các khu vực
để hình thành nên khu vực nông thôn, đô thị và khu vực bán đô thị. Khái niệm này
được sử dụng để làm cơ sở phân tích và đánh giá phát triển kinh tế nông thôn đối
với khu vực nông thôn ở một số nước Đông Âu như Rumani và Ba Lan.
Gần đây nhất, tác giả Gustavo Bastos BragaI và các cộng sự, (2016) [95]
một lần nữa khẳng định khái niệm “khu vực nơng thơn” đến nay vẫn là một khái
niệm cịn gây nhiều tranh cãi trong giới học giả, các nhà nghiên cứu. Do vậy, tác giả
đã sự dụng pháp luận của OECD (2009) để đưa ra phương thức tiếp cận và định

9


hình rõ hơn về khu vực nơng thơn làm cơ sở để phân tích các hiện tượng phát triển
kinh tế nông thôn.
Tại Việt Nam, nhằm trang bị cho các sinh viên những nền tảng cơ bản về
kiến thức về phát triển kinh tế nông thôn, một số các trường đại học như Đại học
kinh tế quốc dân, Học viện Nông nghiệp đã xuất bản các giáo trình của tác giả Mai
Thanh Cúc và Quyền Đình Hịa (2005) [10]. Theo khái niệm trong giáo trình thì
khu vực nơng thơn ở Việt Nam được xác định dựa trên một số tiêu chí cụ thể:
Thành phần xã hội, các di sản văn hoá, sự phồn thịnh, sự phân hoá xã hội của dân
cư… Sự khác nhau căn bản giữa khu vực nông thôn và đô thị được phản ánh rõ nét
trong những nguyên lí của xã hội học nơng thơn - đơ thị. Bên cạnh đó, Tác giả


LA

Hồng Việt (2013)[ 59 ] cũng cho rằng nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa

TS

bàn mà ở đó sản xuất nơng nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Nơng thơn có thể được xem
xét trên nhiều góc độ: Kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội.

Ki

nh

1.1.2.Nghiên cứu lý luận về kinh tế nông thôn.
Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 20 trong cuốn “ What is Rural

tế

Economics” của tác giả John Ise(1920) [108] đã cho rằng “kinh tế nơng thơn” là

m

chủ đề cịn nhiều tranh cãi và được các học giả quốc tế nhìn nhận theo 03 cách.

ới

Nhóm thứ nhất đại diện là Giáo sư Taylor of Wisconsin cho rằng kinh tế nông thôn

nh


không chỉ tập trung vào kinh tế nơng nghiệp mà cịn bao gồm cả kinh tế trang trại

ất

và quản lý trang trại để từ đó nhìn nhận các vấn đề về nơng dân theo cả các góc độ
xã hội. Nhóm thứ hai, đại diện là Giáo sư Carver lại cho rằng kinh tế nông thôn
không bao gồm kinh tế trang trại; và nhóm thứ 3, cho rằng những gì thường được
gọi là kinh tế nông thôn chỉ là kinh tế học đơn thuần với một số đặc trưng cho nông
nghiệp.
Trong công trình "Rural Non agricultural Activities in Development: Theory
and Application” của tác giả Gustav Ranis và Frances Stewart (1993) [93] với việc
phân tích vai trị của các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp, các tác giả đã khẳng
định tầm quan trọng của các hoạt động này trong khu vực nông thôn, đây được xem
là động lực tạo ra sự tăng trưởng khu vực nông thôn. Theo các tác giả nghiên cứu về
phát triển kinh tế nông thôn cần phải làm rõ các hoạt động sản xuất nông nghiệp và
10


phi nơng nghiệp đóng góp như thế nào vào tăng trưởng kinh tế khu vực nông thôn
hay quy mô và sự phân bổ không gian của các đơn vị sản xuất và hộ gia đình trong
khu vực nơng thơn sẽ tác động đến phát triển kinh tế nông thôn.
Với nhiều bằng chứng thực nghiệm, tác giả Emery N. Castle (2000) “The
Economics of Rural places and Agricultural Economic [82] đã chỉ rõ sự khác biệt
giữa kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn và kinh tế đô thị. Theo tác giả, hoạt
động sản xuất nơng nghiệp hiện đóng một vai trị trọng yếu trong khu vực nông
thôn ở nhiều khu vực trên thế giới. Trong mối quan hệ giữa khu vực nông thôn và
thành thị, cần phải xác định rõ về mối liên kết, những tác động, từ đó xác định được
phát triển kinh tế nông thôn .

LA


Trong cuốn “A New Rural Economy: A New Role for Public Policy”của các

TS

tác giả Mark Drabenstott và Jason Henderson (2006) [114] cũng cho thấy q trình
tồn cầu hóa đã tác động đến các hoạt động sản xuất kinh tế nơng thơn, từ đó tạo ra

Ki

nh

những thay đổi lớn như làm gia tăng nguồn thu của các nông hộ, cải thiện các hoạt
động sản xuất kinh doanh trong khu vực nông thôn, tạo ra sự tăng trưởng về kinh tế

tế

và khả năng tạo việc làm cao. Việc áp dụng các mơ hình phát triển kinh tế mới với

ới

m

động lực đổi mới sáng tạo và kinh doanh sẽ là một thách thức lớn cho khu vực nông
thôn.

nh

Theo tác giả Clack Edward (2011) [75] nền kinh tế khu vực nơng thơn và đơ


ất

thị có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Do vậy, sự thay đổi tăng trưởng và phát triển
của khu vực nông thôn sẽ tác động đến khu vực thành thị và ngược lại. Sự phát triển
mất cân đối giữa khu vực nông thôn và thành thị như thu nhập bình quân đầu người,
cơ sở hạ tầng, hoạt động kinh doanh…vẫn đang còn là thách thức với các nhà hoạch
định chính sách.
Theo Guogang Wang (2015) “Spatio-Temporal Characteristics of Rural
Economic Development in Eastern Coastal China” [96] thì phát triển kinh tế nơng
thơn là một nội dung quan trọng trong phát triển nông thôn (kinh tế, xã hội, môi
trường và con người). Phát triển kinh tế được coi là yếu tố chính quyết định sự phát
triển khu vực nơng thơn. Cùng với đó, yếu tố về vị trí địa lý từng khu vực khác nhau
cũng sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế nông thôn khác nhau.
11


Theo tác giả Daphne Meredith, et, al (2016) “Rural Economic Development
in Canada with an Emphasis on the Western Canadian Landscape” [81] thì 03
nhóm nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nơng thơn Canada là: Đơ thị hóa,
thay đổi cấu trúc nền kinh tế và đặc điểm của nhà nước phúc lợi. Trong đó, khu vực
tư nhân tập trung vào sản xuất cịn khu vực nhà nước đóng vai trị thiết lập khung
khổ chính sách ( chính sách tài chính, tiền tệ, đầu tư, thuế, vận tải, hạ tầng…) nhằm
tạo động lực khuyến khích khu vực tư nhân phát triển. Phát triển kinh tế nông thôn
được thay đổi theo cách tiếp cận từ dưới lên thay bằng cách tiếp cận từ trên xuống
với việc khai thác và phát huy những sáng kiến của cộng đồng.
Theo Alexandru Pavel (2019) “Determining Local Economic Development in

LA

the Rural Areas of Romania. Exploring the Role of Exogenous” [62] để đánh giá


TS

phát triển kinh tế nơng thơn thì cần dựa trên 6 tiêu chí là nhân khẩu học, cơ cấu kinh
tế, thu nhập, dịch vụ, lực lượng lao động, địa phương hóa và quản trị.

Ki

nh

Đối với vấn đề này, một số tác giả trong nước như Mai Thanh Cúc, Quyền
Đình Hịa (2005) [10] cũng cho rằng phát triển kinh tế nông thôn cần dựa trên các

tế

nguyên tắc trong phát triển phát triển kinh tế, tính chất và cơ cấu của khu vực nông

m

thôn, các loại hình doanh nghiệp đóng góp đối với phát triển nơng thơn… nhằm

ới

diễn giải những tác động của chính sách, chiến lược phát triển sản xuất công

nh

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ trong kinh tế nơng

ất


thơn.

Theo Hồng Việt (2013) [59] thì kinh tế nơng thơn là một khu vực của nền
kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn. Kinh tế nông thôn vừa mang những đặc
trưng chung của nền kinh tế về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về cơ chế
kinh tế... vừa có những đặc điểm riêng gắn liền với nông nghiệp, nông thôn. Xét về
mặt kinh tế - kỹ thuật, kinh tế nơng thơn có thể bao gồm nhiều ngành kinh tế như:
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ.
1.1.3.Những nghiên cứu về phương thức phát triển kinh tế nơng thơn
Với việc phân tích các chỉ số phát triển kinh tế nông thôn theo trục thời gian,
tác giả J. Kirk Ring (2005) [106] cho rằng, khu vực nông thôn của Mỹ chịu sự tác
động bởi sự suy giảm hay tăng trưởng của nền kinh tế. Việc ban hành các chính
12


sách đối với khu vực nông thôn chưa đươc chú trọng trong suốt một thời gian dài.
Các cơng trình nghiên cứu của Falcone, Allen( 1996); Lyons (2002); Henderson &
Novack (2003) cho thấy cần phải có những chính sách đặc thù nhằm phát triển khu
vực nơng thơn. Bên cạnh đó, một số tác giả khác như Keeble, Lawson, Moore, &
Wilkinson, 1999; Malecki & Veldhoen, 1993; North & Smallbone, 2006, Keeble,
1997; Murdoch, (2000), đã nhận định phát triển các phương thức kinh doanh theo
chiều “dọc”,“ngang”, “đổi mới sáng tạo”, mơ hình ‘cứng”và “mềm”…nhằm tiếp
cận các nguồn lực, chia sẻ rủi ro, tiếp cận thị trường, cơng nghệ, đẩy nhanh dịng
vốn… trong khu vực nông thôn sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế nơng thơn.
Trên cơ sở phân tích chính sách phát triển nông thôn theo những cách tiếp

LA

cận khác nhau, tổ chức OECD (2006) [123] đã đưa ra mơ hình nơng thơn mới thay


TS

thế cho các mơ hình trước đó tức là dựa trên việc tiếp cận đa ngành, xóa bỏ những
trợ cấp của chính phủ đối với khu vực nơng thôn, tăng đầu tư nhằm nâng cao khả

Ki

nh

năng cạnh tranh của các trang trại sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy q trình chuyển
dịch cơ cấu nơng nghiệp và đa dạng hóa kinh tế khu vực nơng thơn.

tế

Theo các tác giả Ian Hodge và Peter Midmore (2007) [98] thì phương thức

m

phát triển nơng thơn khu vực Châu Âu đã có sự chuyển dịch căn bản từ việc tiếp cận

ới

theo ngành - đa ngành - lãnh thổ- địa phương. Phân tích các phương thức phát triển

nh

nông thôn cần sử dụng các bộ tiêu chí đánh giá như: tiêu chí về thu nhập trang trại,

ất


lao động nông nghiệp, giá trị gia tăng…để đánh giá mức độ tăng trưởng và phát
triển các khu vực nông thôn.

1.1.4. Nghiên cứu các trường hợp cụ thể về phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan
Tại Ba Lan, cơng trình nghiên cứu của Iwona Nurynka (2012) [99] đã nhấn
mạnh chiến lược, chương trình phát triển nơng thơn của Ba Lan được thực hiện
thông qua việc ban hành các chính sách phát triển nơng thơn theo các trụ cột kinh
tế, xã hội và mơi trường. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng đã chỉ rõ chính sách
nơng nghiệp và nơng thơn hậu chuyển đổi đã làm thay đổi hình ảnh khu vực nông
thôn Ba Lan như điều kiện sống (cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội) được cải thiện,
tình hình sản xuất nơng nghiệp, cơ cấu nơng nghiệp và thái độ của dân cư nông thôn
liên quan đến hội nhập EU có sự thay đổi.
13


Tác giả A.Kowalski, M.Wigier, P.Chmieliński (2008) [61] đã đưa ra những
khuyến nghị về phương thức thực hiện của chính phủ Ba Lan đối với phát triển khu
vực nông thôn là: Tăng cường sản xuất nông nghiệp đa chức năng như gắn kết vùng
lãnh thổ với các đặc điểm môi trường tự nhiên, sử dụng các giải pháp gia tăng tác
động tích cực của hoạt động nơng nghiệp đối với khu vực nông thôn.
Theo một hướng tiếp cận khác, tác giả Józef Mosiej(2014) [110] đã phân tích
các chương trình phát triển nơng thơn theo các góc độ kinh tế, xã hội và mơi trường
cho rằng các chính sách phát triển nơng thôn cần tập trung giải quyết các vấn đề
như: Việc làm trong nông nghiệp, sự phân mảnh về cấu trúc trang trại, hoạt động
giáo dục khu vực nông thôn, mức độ tiếp cận nguồn lực tài chính của người dân và

LA

sự không hiệu quả về cạnh tranh trong lĩnh vực chế biến cũng như sự tụt hậu về


TS

phát triển cơ sở hạ tầng nơng thơn.
Thơng qua việc phân tích các tài liệu thứ cấp tác giả Agnieszka Baer-

Ki

nh

Nawrocka et al, (2016)[65] đã phân tích thực trạng khu vực nơng thơn Ba Lan trong
tương quan so sánh với các nước xung quanh, đánh giá những thành công trong

tế

hoạt động sản xuất nơng nghiệp Ba lan, tình hình nhân khẩu khu vực nông thôn,

m

những thay đổi trên thị trường lao động nông thôn, thu nhập của các trang trại Ba

ới

Lan, cũng như những tác động từ nguồn ngân sách hỗ trợ của Liên minh châu Âu.

nh

Trong cơng trình “Self employment as a form of entreprenurship

ất


development in rural area in poland” của tác giả Janina Jędrzejczak-Gas1, Anetta
Barska (2018) [102] cũng cho rằng phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan trong những
năm trở lại đây ghi nhận sự cải thiện rõ rệt thông qua quá trình “ Tự kinh doanh”
Đây được xem là hình thức phi nơng nghiệp với số lao động trong lĩnh vực này
ngày càng tăng, giúp cải thiện cuộc sống người dân khu vực nông thôn Ba Lan.
Một số kinh nghiệm trong triển khai phát triển nông thôn của Ba Lan được
tác giả Urszula Budzich-Tabor (2018) [139] đánh giá như: Hệ thống thu thập dữ
liệu trang trại, hoạt động của các cơ quan hỗ trợ phát triển nông thôn, hay các trung
tâm thông tin nông nghiệp được thành lập… nhằm chia sẻ các thông tin về khu vực
nông thôn giữa EU và Ba Lan đang phát huy hiệu quả. Các quy trình sản xuất nơng
nghiệp và phổ biến thơng tin liên quan như: Hướng dẫn về cơ hội nhận tài trợ từ
14


EU, các dịch vụ đào tạo và tư vấn của các trung tâm, cách thức triển khai các
chương trình tại các khu vực nơng thơn trong khn khổ các gói tài trợ từ Ủy ban
châu Âu.
Tổ chức OECD (2018), “OECD Rural Policy Reviews: Poland 2018” [129]
đã đánh giá một cách tồn diện khu vực nơng thơn Ba Lan tập trung vào 03 vấn đề
chính là: Bức tranh nơng thơn Ba Lan trong những năm chuyển đổi, chính sách phát
triển nơng thôn và các vấn đề về quản trị trong khu vực nông thôn. Với việc so sánh
giữa Ba Lan với các nước OECD, báo cáo này cũng đã chỉ rõ một số những thành
công và hạn chế trong phát triển nông thôn Ba Lan.
Kể từ năm 2000 trở lại đây, Bộ NN&PTNT Ba Lan đều đặn xuất bản báo cáo

LA

“Kinh tế nông nghiệp và nông thôn”. Các báo cáo này đã cập nhật và thống kê


TS

những biến động khu vực nơng nghiệp, nơng thơn Ba Lan hàng năm như: Tình hình
sản xuất nơng nghiệp, quy mơ trang trại, hoạt động lĩnh vực cơng nghiệp chế biến,

Ki

nh

tình hình xuất nhập khẩu hàng nông sản… Đây được xem là những nguồn tư liệu
đáng tin cậy, làm cơ sở cho các học giả, nhà nghiên cứu sử dụng trong các cơng

tế

trình nghiên cứu.

m

Như vậy, nhìn chung trong thời gian qua các cơng trình nghiên cứu của các

ới

học giả nước ngoài đã tập trung luận giải các vấn đề về phát triển kinh tế nơng thơn

nh

với việc phân tích những điểm khác biệt về khu vực nông thôn, khái niệm phát triển

ất


kinh tế nông thơn, các chính sách phát triển nơng thơn… Điều đó cho thấy sự phong
phú và khó khăn trong việc đồng nhất áp dụng nghĩa “khu vực nông thôn” ở các
nước khác nhau trên thế giới.
Phát triển kinh tế nông thôn trong bối cảnh Ba Lan đã và đang chủ động tích
cực điều chỉnh các thế chế, chính sách để hội nhập vào khu vực, tạo ra những điểm
sáng, những thay đổi đáng kể trong phát triển nông thôn như: Cải thiện thu nhập
người dân khu vực nông thôn, năng suất lao động tăng, mức độ cạnh tranh các mặt
hàng nông sản trên thị trường khu vực đã được cải thiện đáng kể… là những nội
dung chính được các học giả nghiên cứu chỉ ra trong thời gian qua.
Tuy nhiên, theo tác giả luận án thì các cơng trình nghiên cứu trên còn khá rời
rạc, các vấn đề chưa được kết nối với nhau từ việc phân tích làm rõ nội hàm khái
15


niệm khu vực nơng thơn đến việc hình thành khung lý thuyết với các tiêu chí để
đánh giá mức độ thành cơng, hạn chế, những khiếm khuyến của chính sách phát
triển nông thôn. Đặc biệt trong hầu hết các công trình nghiên cứu, thì chưa có cơng
trình nào rút ra được những bài học kinh nghiệm từ việc triển khai các chương trình
phát triển kinh tế nơng thơn có thể áp dụng cho các quốc gia đang phát triển nói
chung và với Việt Nam nói riêng.
1.1.5. Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn của Việt Nam
Theo nhận định của tác giả Nguyễn Quang Thuấn (2018) [51] thì nơng
nghiệp Việt Nam phát triển cịn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng
giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho sản xuất, nghiên

LA

cứu chuyển giao công nghệ đào tạo nguồn còn hạn chế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

TS


và đổi mới cách thức sản xuất trong nơng nghiệp cịn chậm…phát triển khu vực
nơng thơn Việt Nam cịn thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng yếu kém, môi trường

Ki

nh

ngày càng ô nhiễm, thu nhập người dân khu vực nông thôn thấp…
Trong cơng trình “Một số vấn đề cơ bản của kinh tế nông thôn Việt Nam”

tế

của Lưu Đức Khải (2012) [21Tác giả đã chỉ rõ vai trị kinh tế nơng thơn Việt Nam

m

trong đó nơng nghiệp đã đóng góp đến 20% GDP, cơ cấu kinh tế nơng thơn có sự

ới

chuyển biến tích cực từ thuần nơng sang hoạt động tiểu thủ cơng nghiệp, dịch vụ,
đầu tư, kết cấu hạ tầng có sự chuyển biến rõ rệt.

ất

nh

tăng trưởng xuất khẩu, đảm bảo an ninh lương thực, huy động đáng kể nguồn lực
Tác giả Vũ Trọng Khải (2015) “Phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam

hiện nay, những trăn trở và suy ngẫm” [20] đã chỉ rõ những bất cập trong các chính
sách vĩ mô về nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đó đưa ra các khuyến nghị về
sửa đổi hồn thiện chính sách.
World Bank (2016) “Transforming Vietnamese Agriculture: Gaining More
from Less” [ 141]. Cơng trình nghiên cứu tập trung phân tích vào các vấn đề lao
động trong nơng nghiệp và khu vực nông thôn, vấn đề đất đai trong nông nghiệp,
năng suất lao động và vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế nơng thơn… Từ
đó đưa ra các khuyến nghị như: Tăng cường khả năng cạnh tranh trong nông

16


nghiệp, đa dạng hóa các hoạt động phi nơng nghiệp, hỗ trợ đổi mới, xây dựng chuỗi
giá trị, tăng cường năng lực của các tổ chức công tư…
Trong cuốn “Evolution of Rural Development Strategies and Policies
Lessons from Vietnam” của Jacques Marzin và Agnalys Michaud (2016) [103]. Tác
giả đã phân tích về những đổi mới trong chính sách phát triển nơng thôn Việt Nam
cũng như thực trạng phát triển các hoạt động nông nghiệp, phi nông nghiệp Việt
Nam sau đổi mới. Theo tác giả, năm 2007 chính sách phát triển nơng thơn Việt
Nam được chuyển dịch từ chính sách nơng nghiệp sang phát triển nơng thơn. Chính
sách này tạo ra sự cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển các loại hình phi
nơng nghiệp.

LA

Trong luận án tiến sỹ “ Kinh tế nông thôn phát triển bền vững ở các huyện

TS

phía tây Hà Nội” của Hồng Mạnh Phú (2016) đã phân tích thực trạng phát triển

kinh tế nơng thơn các huyện phía tây Hà Nơi, từ đó tác giả đưa ra các nhóm khuyến

Ki

nh

nghị và giải pháp như hồn thiện công tác quy hoạch, tăng cường áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, đào tạo sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực để phát triển kinh tế

tế

khu vực nông thơn phía Tây Hà Nội. [32]

ới

m

Trong cơng trình nghiên cứu “Characteristics of the Vietnamese rural
economy- Evidence from a 2016 rural household survey in 12 provinces of Viet

nh

Nam” của tác giả Finn Tarp (2017) [44] đã nghiên cứu khảo sát 12 tỉnh ở ba khu

ất

vực Bắc, Trung, Nam để đưa ra bức tranh tồn cảnh khu vực nơng thơn như: Thu
nhập người dân, cơ sở hạ tầng nông thôn, các hoạt động phi nơng nghiệp. Trong đó,
một số khu vực phía bắc vẫn còn tồn tại khoảng cách lớn giữa hộ giàu, nghèo, hay
vấn đề về thương mại hàng nông sản cũng có sự khác biệt giữa các hộ trong khu

vực nơng thơn, q trình đa dạng hóa khu vực nơng thôn diễn ra khá mạnh tạo ra
những thay đổi về thu nhập cho người dân.
Tác giả Phạm Thị Thanh Bình (2017) “Phát triển nông nghiệp Việt Nam:
Thành tựu và hạn chế” cũng đã chỉ rõ những thành công trong phát triển nông
nghiệp Việt Nam như: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp liên tục tăng, chương trình
xây dựng nơng thơn mới được đẩy mạnh, tái cơ cấu nông nghiệp đã đạt được thành
cơng bước đầu… Tuy nhiên, cũng cịn nhiều hạn chế như chính sách phát triển nơng
17


×