Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

thơ thái nguyên thập niên đầu thế kỷ xxi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.96 KB, 147 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





ĐỖ THU HÀ





THƠ THÁI NGUYÊN THẬP NIÊN
ĐẦU THẾ KỶ XXI



CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ HỒNG MY








Thái Nguyên - Năm 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin trân trọng cảm ơn
Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Ban Chủ nhiệm, quý Thầy, Cô giáo khoa
Ngữ văn- trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và quý Thầy, Cô giáo trực
tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Tác giả xin chân thành cảm ơn: Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái
Nguyên và cá nhân các ông, bà, Ma Trường Nguyên, Hồ Thủy Giang,
Ths.Nguyễn Thúy Quỳnh, Ts.Võ Sa Hà, Ts.Nguyễn Đức Hạnh đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn
T.s Lê Hồng My, cô đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả cảm ơn tập thể lớp cao học K17 chuyên ngành Ngữ văn trường
ĐHSP Thái Nguyên đã đóng góp ý kiến trong quá trình học tập và thực hiện
luận văn.
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và
đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả để hoàn thành luận văn này.

Tác giả



Đỗ Thu Hà




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong
một công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 09 năm 2011
Tác giả


Đ
Đỗ Thu Hà


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
MỤC LỤC
Trang bìa phụ i
Lời cảm ơn ii

Lời cam đoan iii
Mục lục iv
A. MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 10
Chƣơng 1. THÁI NGUYÊN - MẢNH ĐẤT GIÀU TRUYỀN THỐNG
LỊCH SỬ, VĂN HOÁ VÀ THƠ CA 10
1.1. Thái Nguyên – mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và thơ ca 10
1.1.1. Thái Nguyên - “Căn cứ địa cách mạng”, “Thủ đô kháng chiến”,
“Thủ đô gió ngàn” 10
1.1.2. Thái Nguyên - mảnh đất giàu truyền thống văn hóa 12
1.1.3 Thái Nguyên - mảnh đất giàu truyền thống thơ ca 14
1.2. Thái Nguyên chuyển mình cùng đất nước khi thế kỷ sang trang 23
Chương 2. THƠ THÁI NGUYÊN TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI 25
2.1. Đội ngũ sáng tác giàu tiềm năng 25
2.1.1. Đội ngũ sáng tác tăng nhanh về số lượng, đa dạng về hoàn cảnh
sáng tác 25
2.1.2. Sự tự giác trong ý thức nghệ thuật của người cầm bút. 27
2.2. Cảm hứng thơ mở rộng, phong phú 31
2.2.1. Cảm hứng tự hào về cội nguồn và truyền thống 33
2.2.2. Cảm hứng về Thái Nguyên 40
2.2.3. Cảm hứng về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi 47
2.2.4. Cảm hứng thế sự 52
2.2.5. Cảm hứng về sáng tạo nghệ thuật 56
2.3. Những nỗ lực làm mới hình thức thơ 59
2.3.1. Về thể thơ 60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
2.3.2. Hình ảnh thơ 64

2.3.3. Ngôn ngữ thơ 66
2.4. Hình thành rõ hơn diện mạo thơ. 68
Chƣơng 3. MỘT SỐ CÂY BÚT TIÊU BIỂU 72
3.1. Nhà thơ Ma Trường Nguyên 72
3.1.1. Khái quát về nhà thơ Ma Trường Nguyên 72
3.1.2. Thơ Ma Trường Nguyên hồn nhiên, chân thật, “vụng về nói một
lời yêu” 73
3.
1.3. Thơ Ma Trường Nguyên giàu tính dân tộc trong hình thức thể hiện
80
3.2. Nhà thơ Võ Sa Hà 85
3.2.1. Khái quát về nhà thơ Võ Sa Hà 85
3.2.2. Thơ Võ Sa Hà - Hồn thơ hóa “cánh chim về núi” 86
3.2.3. Thơ Võ Sa Hà linh hoạt trong hình thức thể hiện 96
3.3. Nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh 102
3.3.1. Giới thiệu khái quát về nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh 102
3.3.2. Thơ Nguyễn Thúy Quỳnh giàu xúc cảm, suy tư về trái tim
mình và những trắc trở cuộc đời 103
3.3.3. Những tìm tòi, thể nghiệm về hình thức nghệ thuật 111
KẾT LUẬN 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
PHỤ LỤC


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học địa phương là một bộ phận “máu thịt” của nền văn học dân
tộc. Thành tựu văn học mỗi địa phương đều góp phần làm nên thành tựu

chung của cả nền văn học. Hiện nay, ở nước ta, hơn sáu mươi tỉnh thành với
hơn sáu mươi chi hội văn nghệ trong cả nước đang tích cực hoạt động để
khẳng định diện mạo của mình và đóng góp vào sự phát triển của văn học
nước nhà. Vì vậy, việc nghiên cứu văn học địa phương có một ý nghĩa thiết
thực trong nghiên cứu văn học. Kết quả nghiên cứu vừa có tác dụng đúc kết
quy luật, quá trình phát triển, khám phá và nhận định về tình hình văn học của
mỗi địa phương; vừa góp phần minh chứng cho sức sống dồi dào, phong phú
và sinh động của đời sống văn học dân tộc trên khắp mọi miền đất nước.
Trong số những địa phương có đóng góp tích cực cho nền văn học cả
nước phải kể đến Thái Nguyên: “một địa danh đã khắc vào lịch sử và đời
sống văn học một dấu son”; “Mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, ATK -
Thủ đô của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, từng là cội nguồn cảm
hứng sáng tạo của nhiều thế hệ văn nghệ sĩ nước nhà. Trên mảnh đất này,
hiện thực lịch sử và cảm hứng thi ca đã hòa quyện với nhau làm nên những
giá trị tinh thần - văn hóa đặc biệt, minh chứng cho mối quan hệ giữa văn học
và hiện thực trong nền văn học cách mạng Việt Nam” [72, tr.1].
Thơ là thế mạnh của văn học Thái Nguyên. Từ trang sách, thơ đã đi vào
đời sống, làm “nhịp cầu nối những bờ vui”. Nhiều bài thơ hay của các nhà thơ
Thái Nguyên đã sống trong lòng người yêu thơ và trở thành những lời ca, câu
hát được nhiều người say mê, yêu thích.
Bước sang thập niên đầu thế kỷ XXI, cùng với sự đổi mới của đất
nước, đời sống kinh tế, xã hội của Thái Nguyên cũng không ngừng phát triển.
Thơ Thái Nguyên cũng nhanh chóng bắt nhịp với cuộc sống mới năng động;
tạo được một chỗ đứng vững chắc trong đời sống tinh thần của người Thái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Nguyên và bè bạn gần xa. Thơ giúp cho cuộc sống của “Thành phố gang
thép” trở nên tươi mát hơn; thơ tiếp tục nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn, tình
cảm của những con người đã gắn bó với mảnh đất này.

Thập niên đầu thế kỷ XXI cũng là giai đoạn thơ Thái Nguyên “đã có sự
đổi về chất”, vượt qua “ý nghĩa phong trào” để đạt tới “tính chuyên nghiệp”,
tạo nên diện mạo mới cho văn học Thái Nguyên. Hòa nhịp với dòng chảy văn
học cả nước, thơ Thái Nguyên xuất hiện thường xuyên hơn trên những trang
báo và tạp chí có tên tuổi như Văn nghệ, Văn nghệ trẻ, Quân đội Nhân dân,
Văn nghệ Quân đội.v.v Nhiều tác phẩm đã được tuyển chọn vào những
tuyển tập thơ hay của cả nước. Chi hội văn nghệ Thái Nguyên có 225 hội viên
thì tới 43 nhà thơ. Đội ngũ các nhà thơ đương độ sung sức, “mỗi người một vẻ,
một đóng góp đã thổi bùng lên ngọn lửa thi ca Thái Nguyên hôm nay” [74, tr.20].
Thành tựu thơ Thái Nguyên được khẳng định rõ hơn qua các giải
thưởng văn học: Nguyễn Thúy Quỳnh - Giải Nhì về thơ của Ủy ban toàn quốc
Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam (2004); Võ Sa Hà - Giải Ba về thơ của
Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam (2004); Phạm Văn Vũ -
Giải Khuyến khích cuộc thi thơ của tạp chí Tài hoa trẻ (2005 ); Ma Trường Nguyên
- Giải C Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (2007);
Nguyễn Thúy Quỳnh, Lưu Thị Bạch Liễu và Võ Sa Hà đã được nhận giải
thưởng về thơ của báo Văn nghệ và tạp chí Văn nghệ quân đội.v.v Trên đà
đổi mới và phát triển, sự trưởng thành về số lượng và chất lượng đã đưa vị thế
thơ Thái Nguyên vươn lên một tầm cao mới trong nền thơ cả nước.
Trong lĩnh vực nghiên cứu văn học, thơ Thái Nguyên nói chung và thơ
Thái Nguyên trong thập niên đầu thế kỷ XXI cũng đã bước đầu được quan
tâm. Tuy nhiên, những tài liệu đã có mới chỉ nhìn đối tượng ở mức độ khái
quát hoặc đi vào từng tác giả cụ thể; chưa có một cái nhìn mang tính chất tổng
thể và thấu đáo. Đội ngũ những người sáng tác thơ Thái Nguyên không chỉ
mong chờ những tâm hồn đồng cảm, đồng điệu với thơ mà còn cần cả những
người nghiên cứu tập trung tìm hiểu, khái quát những chặng đường, những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

đặc điểm.v.v để nhận diện rõ thơ hơn Thái Nguyên trên hành trình phát triển,

từ đó có thể tạo nên sức bật mới cho thơ. Người giảng dạy và học tập, thưởng
thức thơ Thái Nguyên và thơ Việt Nam đương đại cũng cần có thêm những tư
liệu chuyên sâu trong lĩnh vực này. Chúng tôi hy vọng những vấn đề được đặt
ra và giải quyết trong luận văn sẽ trở thành tài liệu tham khảo hữu ích đối với
việc giảng dạy, nghiên cứu và thưởng thức văn học địa phương.
Xuất phát từ những lý do cơ bản trên đây, chúng tôi đã mạnh dạn triển
khai công trình nghiên cứu “Thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI”.
Hy vọng công trình nghiên cứu sẽ mang lại những ý nghĩa khoa học và giá trị
thiết thực.
2. Lịch sử vấn đề
Trong những năm qua, thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI đã
thu hút được sự quan tâm của những người yêu thơ và của các nhà nghiên
cứu, phê bình văn học. Chúng tôi đã tìm hiểu tình hình nghiên cứu đối tượng
từ các nguồn tư liệu chính sau:
* Các cuộc hội thảo:
Tháng 6 năm 2009, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên đã tổ
chức cuộc hội thảo chuyên đề “Nhà văn Ma Trƣờng Nguyên - Tác giả, tác phẩm”.
Tham dự Hội thảo gồm những người làm công tác nghiên cứu - phê bình văn
học (Lâm Tiến, Trần Văn Tác, Bùi Như Lan) và các nhà thơ, nhà văn Thái
Nguyên (Nguyễn Thúy Quỳnh, Mai Liễu, Nguyễn Đức Hạnh, Vũ Đình Toàn,
Hồ Thủy Giang.v.v ). Hội thảo đã khẳng định đóng góp của ngòi bút Ma
Trường Nguyên đối với thành tựu văn học tỉnh Thái Nguyên và tập trung tìm
hiểu sáng tác của Ma Trường Nguyên trên cả hai mảng: văn xuôi và thơ. Về
thơ Ma Trường Nguyên, nhà nghiên cứu Lâm Tiến nhận xét: “Thường là thơ
tình yêu của Ma Trường Nguyên thành công hơn là thơ viết về những đề tài khác” [88, tr.5].
Nguyễn Thúy Quỳnh đưa ra những phác thảo ban đầu về thơ Ma
Trường Nguyên trên các phương diện: Từ thể loại và kết cấu văn bản; Từ cảm
hứng chủ đạo và từ sự khuyết thiếu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Hội thảo “Thơ Thái Nguyên đƣơng đại” (được tổ chức vào tháng 8
năm 2009) đã thu hút nhiều ý kiến đánh giá của các nghiên cứu - phê bình và
các nhà thơ.
TS.Nguyễn Đức Hạnh - Trưởng ban Thơ Chi hội Văn nghệ Thái
Nguyên; GV bộ môn Lý luận văn học - trong bài viết “Một vài cảm nghĩ thơ
Thái Nguyên hôm nay” đã đưa ra “vài nét chấm phá” diện mạo thơ Thái
Nguyên đương đại về đội ngũ, tác phẩm, thành tựu và cả hạn chế. Tác giả
khẳng định: trong 5 năm đầu của thế kỷ XXI, thơ Thái Nguyên vận động theo
hướng tích cực, tầm văn hóa thơ Thái Nguyên đã được nâng cao, những bài
diễn ca, vần vè, mòn sáo ít dần; và đi đến nhận xét khái quát: “Có thể ví đội
ngũ tác giả thơ Thái Nguyên hôm nay như rừng cây nhiệt đới tầng tầng, lớp
lớp, có sự đan xen nối tiếp nhiều thế hệ làm thơ, có sự giao thoa cộng hưởng
của nhiều tiếng thơ khác nhau, mang giọng điệu khác nhau, tạo ra sự đa
thanh, đa sắc thật phong phú [33, tr.1].
Nói về thơ Thái nguyên, trong Hội thảo, Hồ Thủy Giang - cây bút quen
thuộc của Thái Nguyên - có bài “Có nên dị ứng với công cuộc đổi mới thơ”.
Ông viết bài này với tư cách là người yêu thơ, đã từng được sưởi ấm tâm hồn
từ những vần thơ truyền thống bình dị, nồng nàn; đồng thời cũng có sự đam
mê thơ hiện đại của các nhà thơ Thái Nguyên. Tác giả nhấn mạnh: nếu quá dị
ứng với cái mới sẽ đồng nghĩa đưa thơ vào ngõ cụt; đổi mới thơ là cần thiết
bên cạnh việc lưu giữ yếu tố truyền thống.
Nguyễn Hữu Bài - một nhà thơ Thái Nguyên - có tham luận: “Một số
suy nghĩ về dòng thơ viết về quê hương, đất nước, về truyền thống cách
mạng của các tác giả Thái Nguyên”. Ông cho rằng: “… thơ Thái Nguyên
hôm nay đã hội tụ khá đủ các dòng thơ truyền thống, thơ cách mạng, thơ câu
lạc bộ, thơ trữ tình, thơ thế sự, thơ trẻ với những cách tân, thơ thiếu nhi, thơ
châm… Sự phong phú đa dạng chính là sự phát triển và cũng là những đòi
hỏi bức bách của muôn mặt cuộc sống muốn được thể hiện qua thơ. Dòng thơ
cách mạng, truyền thống đã thực sự tồn tại khách quan, đang phát triển được

cũng do nhu cầu của quần chúng, của xã hội” [2, tr.1].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Đánh giá về thơ thiếu nhi của Thái Nguyên, Hữu Tiệp có bài “Thơ
thiếu nhi, đôi điều suy ngẫm”. Tác giả đã nhận thấy thơ Thái Nguyên “đang
hình thành một lực luợng sáng tác thơ cho thiếu nhi” [91, tr.4]. Tuy nhiên.
thơ thiếu nhi của tỉnh “vẫn thiếu vắng một bàn tay bà đỡ, chưa có sự tập hợp,
kết nối, còn nặng tính tự phát” [91, tr. 4].
V.v
Hội thảo đã giúp đội ngũ sáng tác và những người làm công tác nghiên
cứu phê bình cập nhật với sự đổi mới của thơ Thái Nguyên về nhiều phương diện.
Trong Hội thảo “Thái Nguyên và thơ kháng chiến - cội nguồn và
sáng tạo” (tổ chức tháng 12 năm 2010), các tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh,
Nguyễn Đức Hạnh, Ma Trường Nguyên, Nguyễn Kiến Thọ, Hồ Thủy Giang,
Phạm Văn Vũ, Thế Chính đã trình bày ý kiến sâu sắc về những bài thơ
kháng chiến gắn liền với truyền thống lịch sử của Thái Nguyên và của dân
tộc; những bài thơ “đi cùng năm tháng” đã tiếp sức cho hành trình thơ Thái
Nguyên hôm nay. Nguyễn Kiến Thọ nhìn thấy một mạch nguồn sáng tạo của
những nhà thơ Thái Nguyên mặc áo lính: “Những nhà thơ Thái Nguyên mặc
áo lính hôm nay vẫn đang âm thầm làm thơ, âm thầm sáng tạo, theo đuổi
những khát khao, kiếm tìm những niềm vui trên từng con chữ. Với họ, chiến
tranh không chỉ là một phần đời họ đã sống, đã trải qua, chiến tranh còn là
một phần tâm hồn họ. Và như vậy, trong thẳm sâu tâm hồn của những nhà
thơ mặc áo lính hôm nay, có một phần không nhỏ cho những hồi ức về chiến
tranh. Với họ, viết thơ như là việc trả lại nghĩa tình đồng đội, làm thơ chính
là sự tưởng nhớ và tri ân những người đã khuất. Chúng ta trân trọng những
tiếng lòng thơ ấy” [85, tr.26]. Nguyễn Thanh Mai tập trung ý kiến vào đề tài,
cảm hứng thơ và khẳng định “Lịch sử đã trao cho mảnh đất này một sứ mệnh
thiêng liêng, cùng với sự nghiệp cách mạng sống mãi với non sông, hình ảnh

Việt Bắc - Thái Nguyên qua thơ cách mạng và kháng chiến chống thực dân
Pháp sẽ còn mãi mãi với dân tộc.” [51, tr.48]. Hội thảo đã làm sáng tỏ nhiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vấn đề có tính hệ thống và tính thời sự về cảm hứng Cội nguồn - Cách mạng
trong thơ Thái Nguyên.
Các cuộc hội thảo là dịp để thơ Thái Nguyên nhận rõ mình hơn và có
thêm niềm khởi hứng trên một chặng đường phát triển mới.
* Các chuyên luận:
Đời sống tươi mới của thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI cũng
đã thu hút các cây bút nghiên cứu phê bình văn học.
Tác giả Vũ Đình Toàn trong cuốn phê bình văn học “Đọc & suy
ngẫm” (Nxb Hội Nhà văn, 2011) có bài “Thơ Thái Nguyên không phải
không hay”. Ông rất chú ý đến diện mạo mới của thơ Thái Nguyên: “Cho
đến trước cách mạng tháng Tám, đất Thái Nguyên chưa có chỗ đứng trong
văn học và thơ ca, nhưng hiện nay, Thái Nguyên là một mảnh đất phì nhiêu
cho thơ ca sinh sôi nảy nở… Nhìn tổng thể, thơ của các hội viên hội Văn
nghệ tỉnh (cả một số cây bút ngoài hội) khá là đa dạng và phần lớn là thơ
hay” [91, tr.45]. Nhận xét này còn giúp người ta thấy rõ tiềm lực phát triển
của thơ Thái Nguyên hôm nay.
Nhà nghiên cứu Lâm Tiến trong cuốn “Tiếp cận văn học dân tộc thiểu
số” (Nxb Văn hóa thông tin, 2011) có bài “Mới, cũ trong thơ Thái Nguyên”.
Tác giả chỉ ra “cái cũ” trong thơ Thái Nguyên là: “ý tưởng mới nhưng việc
thể hiện lại không kịp, và việc đó thể hiện rõ nhất ở chất liệu ngôn từ” [89, tr.142];
tuy nhiên, cái mới đã giúp thơ Thái Nguyên khởi sắc: “Nếu như trước đây,
thơ Thái Nguyên còn bình lặng, dàn đều, không có nổi trội bứt phá thì hiện
nay qua thơ một số tác giả không còn tình trạng thế nữa. Thơ Thái Nguyên đã
thực sự khởi sắc. Đó là cái mới trong thơ Thái Nguyên. Cái mới đó trước hết
được thể hiện ở cái nhìn mới về thế giới, về con người, về cuộc sống” [89,

tr.139]. Vốn là người theo sát và hiểu rõ hành trình thơ Thái Nguyên, những
nhận xét của nhà nghiên cứu có giá trị định hướng quan trọng đối với những
người muốn đi sâu tìm hiểu vấn đề.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Với mục đích phục vụ cho việc giảng dạy và học tập văn học địa
phương trong các trường THCS trên địa bàn tỉnh, năm 2008, Sở Giáo dục và
Đào tạo Thái Nguyên tổ chức biên soạn và ấn hành cuốn “Văn học Thái
Nguyên”. Cuốn sách đã dành một phần để giới thiệu khái quát về văn học
Thái Nguyên từ cội nguồn đến nay. Trong phần này, chúng tôi đặc biệt quan
tâm đến ý kiến nhận xét, đánh giá về thơ Thái Nguyên: “Vào đầu thế kỷ XXI,
thơ Thái Nguyên mới thực sự nổi bật khi một số tác giả có ý thức tìm tòi đổi
mới về thơ. Có thể nhận định, thơ Thái Nguyên thế kỷ XXI đã có sự thay đổi
về chất. Võ Sa Hà từ lối viết truyền thống cùng sự tiếp cận thi pháp hiện đại
đã tạo ra những hình tượng, những ngôn từ thơ đầy ám ảnh” [73, tr.19].
* Ngoài hệ thống tư liệu có tính tập trung đã trình bày ở phần trên,
chúng tôi còn có được những bài viết về thơ Thái Nguyên đăng tải trên các
báo, tạp chí trung ương và địa phương như:
- “Người thổi hồn vào những địa danh”, bài viết của Hồ Thủy Giang
về nhà thơ Nguyễn Long đăng trên Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam
(2007), số 147.
- “Thơ Thái Nguyên - Sông cầu đã ra biển cả” của tác giả Nguyễn
Đức Hạnh đăng trên báo Văn nghệ Thái Nguyên (2007 - số báo Tết); bài viết
khẳng định sự phát triển của thơ Thái Nguyên trong những năm đầu thế kỷ
XXI: “Những cái tên quen thuộc của “làng thơ” Thái Nguyên đã xuất hiện
khá nhiều trên các trang báo và tạp chí Trung ương, trên các diễn đàn uy tín
và sang trọng của Thơ Việt Nam. ( ). Con Sông Cầu – Thơ mộng, nhỏ bé
không còn chỉ uốn lượn quanh thành phố “thép” mà đã hăm hở về xuôi, hòa
vào đại dương thơ Việt Nam ” .

- “Người làm thơ không chỉ vì đam mê” viết về thơ Nguyễn Thúy
Quỳnh của tác giả Nguyễn Hòa đăng trên báo Văn nghệ số 29 (18 -7- 2011).
V.v
Qua hệ thống tư liệu nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy, các Hội thảo,
chuyên luận và các bài báo đã thống nhất đánh giá về thơ Thái Nguyên trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

thập niên đầu thế kỷ XXI đều khẳng định sự phát triển của thơ Thái Nguyên
trong giai đoạn này với nhiều tác phẩm có chất lượng; hội tụ các khuynh hướng
(trữ tình, thế sự.v.v ), các dòng thơ (truyền thống, đổi mới .v.v ).
Tuy nhiên những bài đã viết về thơ Thái Nguyên chỉ mới dừng lại ở
việc đánh giá một số phương diện chung hoặc đi vào tìm hiểu từng tập thơ,
từng tác giả chứ chưa đề cập đến những vấn đề mang tính khái quát, toàn diện
về thơ Thái Nguyên trong giai đoạn này.
Qua nguồn tài liệu trên, chúng tôi đã tìm được những gợi ý quý giá để
triển khai đề tài nghiên cứu của mình. Từ những ý kiến có tính chất mở đường
của người đi trước, chúng tôi triển khai nghiên cứu đối tượng ở mức độ sâu
sắc, toàn diện và cụ thể hơn.
3. Nhiệm vụ và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu thơ Thái Nguyên trong thập niên đầu thế kỷ XXI trên
phương diện: đội ngũ sáng tác; tư tưởng, cảm hứng; bút pháp nghệ thuật.
- Xác định những đóng góp của thơ Thái Nguyên trong giai đoạn này đối
với sự phát triển của văn học địa phương và với nền thơ cả nước nói chung .
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thơ Thái Nguyên thập niên đầu thê kỷ XXI, chúng tôi tập
trung vào sáng tác của tác giả sống và làm việc tại Thái Nguyên trong thời
gian trên; đối tượng khảo sát là các tập thơ của họ in trong khoảng thời gian này.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thống kê phân loại
Sử dụng để xác định tần số xuất hiện của các tín hiệu, dấu hiệu nghệ
thuật trong các tác phẩm văn học, làm căn cứ để phân tích, đánh giá đồng thời
cơ sở xây dựng những luận điểm, luận cứ của đề tài.
4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Tìm hiểu thơ Thái Nguyên trong thập niên đầu thế kỷ XXI, trong sự so
sánh, đối chiếu với giai đoạn trước đó để thấy rõ những đặc điểm cơ bản của đối tượng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4.3. Phương pháp phân tích
Đây là phương pháp quan trọng để làm sáng tỏ các luận điểm, luận cứ,
các dẫn chứng, số liệu đã thống kê.
4.4. Phương pháp hệ thống
Bất kỳ một luận điểm, luận cứ nào cũng phải đặt trong một hệ thống
nhất định. Sử dụng phương pháp này sẽ giúp luận văn có tính thống nhất và
đảm bảo tính khoa học.
Ngoài những phương pháp nghiên cứu trên, trong quá trình thực hiện,
đề tài có thể sử dụng thêm một số phương pháp khác hỗ trợ.
5. Đóng góp luận văn
Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu về thơ Thái Nguyên trong thập
niên đầu thế kỷ XXI một cách có hệ thống. Kết quả của luận văn sẽ góp phần
khẳng định thành tựu và giá trị của thơ Thái Nguyên trong thập niên đầu thế
kỷ XXI. Đồng thời nó cũng là nguồn tư liệu hữu ích phục vụ công tác giảng
dạy, nghiên cứu văn học địa phương và văn học miền núi. Hơn nữa, việc tìm
hiểu thơ Thái Nguyên sẽ trở thành nguồn tư liệu bổ sung cho việc dạy và học
phần văn học địa phương trong nhà trường hiện nay. Những vấn đề trên cho
thấy, tìm hiểu thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI là một việc thiết
thực, giàu ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
được chia làm ba chương
Chương 1:
Thái Nguyên- mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn
hóa và thơ ca

Chương 2:
Thơ Thái Nguyên trong thập niên đầu thế kỷ XXI

Chương 3:
Một số cây bút tiêu biểu





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


B. NỘI DUNG
Chƣơng 1
THÁI NGUYÊN - MẢNH ĐẤT GIÀU TRUYỀN THỐNG
LỊCH SỬ, VĂN HOÁ VÀ THƠ CA

1.1. Thái Nguyên – mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và thơ ca
1.1.1. Thái Nguyên - “Căn cứ địa cách mạng”, “Thủ đô kháng chiến”,
“Thủ đô gió ngàn”
Thái Nguyên - một vùng đất quen thuộc trên dáng hình đất nước - một
địa danh đã khắc sâu vào tâm trí của mỗi người dân đất Việt bởi nó gắn liền
với truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc.

Cách Thủ đô Hà Nội 80 km về phía Bắc, Thái Nguyên là mảnh đất nối
giữa núi rừng Việt Bắc với đồng bằng châu thổ sông Hồng, là cửa ngõ bảo vệ
kinh đô Thăng Long, Đông Đô xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay. Từ Thế kỷ
XV, Nguyễn Trãi đã viết trong sách Dư địa chí: “Đấy (TN) là nơi phên dậu
thứ hai về phương Bắc này” [95, tr.238]. Trong quá trình lịch sử, có biết bao
sự kiện đã ghi dấu ấn trên vùng đất này.
Từ trước Công nguyên, người Thái Nguyên đã tham gia đánh giặc Ân.
Năm 40, Hai Bà Trưng khởi nghĩa đánh đổ bộ máy cai trị của nhà Hán ở Giao
Chỉ, nhân dân Thái Nguyên đã tích cực tham gia khởi nghĩa. Trong cuộc
kháng chiến chống quân Tống (1076-1077), phần đất phía nam Thái Nguyên
từng là địa đầu của “phòng tuyến sông Cầu”. Năm 1145, dưới sự chỉ huy của
Phò mã Dương Tự Minh, quan quân Thái Nguyên đã đánh thắng giặc Tống
sang xâm chiếm châu Tư Lang, Quảng Nguyên (Cao Bằng); miền biên ải phía
bắc quốc gia Đại Việt nhờ đó mà yên ổn lâu bền.
Đến thế kỷ XV, Lưu Nhân Chú - người Đại Từ - là vị tướng tài ba, thao
lược của nghĩa quân Lam Sơn, từng chỉ huy trận phục kích tại ải Chi Lăng và
trận chiến tiêu diệt toàn bộ viện binh nhà Minh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Thái Nguyên trở thành một trong những địa bàn hoạt động chính của
nghĩa quân Nguyễn Danh Phương (thế kỷ XVII). Thời nhà Nguyễn, Thái
Nguyên là nơi nổ ra nhiều phong trào khởi nghĩa nông dân chống quan lại
phong kiến áp bức như cuộc khởi nghĩa của Dương Đình Cúc (năm 1816),
Nông Văn Vân (năm 1833).v.v…
Trong những năm đầu của thế kỷ XX, đất Thái Nguyên là địa bàn hoạt
động thường xuyên, hậu cứ của cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Đề Thám lãnh
đạo. Một sự kiện vang dội cả nước, làm chấn động nước Pháp, lan tỏa ảnh
hưởng tới tận xứ thuộc địa đã nổ ra tại thị xã Thái Nguyên vào năm 1917,
khởi nghĩa Thái Nguyên do Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến lãnh đạo. Lần

đầu tiên trong lịch sử cận đại Việt Nam, một cuộc khởi nghĩa chống thực dân
Pháp đã chiếm được tỉnh lị, đặt Quốc hiệu Đại Hùng, thành lập quân đội cách
mạng Quang Phục quân, định ra tôn chỉ “đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập
dân tộc”. Mặc dù thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên và tên tuổi
người anh hùng Đội Cấn, Lương Ngọc Quyến mãi là những dấu son trong
trang sử của Thái Nguyên và cả nước.
Lịch sử Thái Nguyên càng trở nên đẹp đẽ, rạng rỡ, hào hùng trong
những năm tháng chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm
chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954), cùng với Bắc Kạn, Tuyên
Quang, Thái Nguyên được Trung ương Đảng, Bác Hồ chọn làm căn cứ địa
cách mạng, xây dựng an toàn khu (ATK). Trung tâm an toàn khu được đặt
tại huyện Định Hóa, một địa bàn quan trọng - “Thủ đô gió ngàn” của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Cũng tại nơi đây, Bác Hồ và Bộ
Chính trị đã lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng nhiều cuộc tiến công của địch;
quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Mảnh đất giàu truyền thống
yêu nước này xứng đáng với niềm tin yêu của cả dân tộc. Việt Bắc đã trở
thành điểm tựa của niềm tin:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

“Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền”
(Việt Bắc-Tố Hữu )
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Thái Nguyên - “Thành
phố gang thép” đã cùng nhân dân cả nước chiến đấu anh dũng, lập nhiều
chiến công xuất sắc, quyết bảo vệ vùng trời, bảo vệ khu gang thép Thái
Nguyên - khu công nghiệp non trẻ của cả nước.

Qua hai cuộc kháng chiến, Thái Nguyên đã có hàng vạn người con lên
đường đánh giặc, trong đó có nhiều người con ưu tú đã hy sinh anh dũng, hiến
trọn tuổi thanh xuân cho cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc; gần một vạn người đã
để lại một phần xương máu trên các chiến trường; 134 bà mẹ Việt Nam anh
hùng; 21 cá nhân được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân và Anh hùng lao động.
Điểm lại trang sử vẻ vang của Thái Nguyên có thể thấy đây là mảnh đất
giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Những di tích Tỉn Keo, Đồi Cọ,
Bảo Hiên, Nà Mòn gắn liền với những tên làng, tên núi, tên sông đã trở
thành huyền thoại, mãi là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc Thái Nguyên
và của nhân dân cả nước.
1.1.2. Thái Nguyên - mảnh đất giàu truyền thống văn hóa
Thái Nguyên phía bắc tiếp giáp với Bắc Kạn; phía tây giáp với các tỉnh
Vĩnh Phúc, Tuyên Quang; phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang
và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý này, Thái Nguyên
trở thành cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với
vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông và các
tuyến đường sắt quốc gia đi qua tỉnh là một lợi thế giúp Thái Nguyên đẩy
mạnh giao lưu, phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Địa hình Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao, nhiều hang động, thung
lũng nhỏ; núi rừng hùng vĩ phía bắc, miền trung du đồi gò “bát úp” ở phía
nam, những dải đồng bằng nhỏ hẹp vùng trung lưu sông Cầu, sông Công
Thiên nhiên ưu ái ban tặng cho Thái Nguyên nhiều cảnh quan kỳ thú, có
nhiều sông, hồ, hang động đẹp: hồ Núi Cốc, suối Mỏ Gà, hang Phượng
Hoàng Sông Cầu có hình dáng lông chim thổi gió mát vào thành phố, sông
Công tượng hình “nước mắt chảy thành sông” góp phần tạo nên vẻ đẹp nên
thơ, mềm mại của Thái Nguyên. Phong cảnh Thái Nguyên “non xanh nước

biếc” thơ mộng, trữ tình, khơi gợi niềm thi hứng.
Thái Nguyên có các huyền tích và lễ hội cổ xưa như: Lễ hội Đền Đuổm
(Phú Lương), huyền tích và lễ hội Cơm hòm (Phổ Yên). Cùng với các huyền
tích và lễ hội trên, người Nùng ở Thái Nguyên còn có kho tàng văn hóa dân
gian lâu đời là làn điệu dân ca: hát sli, hát then; người Tày với các làn điệu
phổ biến hát Then, hát lượn, hát ru con, hát đám cưới.V.v… Các loại nhạc cụ
của các dân tộc Thái Nguyên như thanh la, não bạt, trống, chiêng, kèn, tù và
sáo.V.v… cũng đã được gìn giữ. Thái Nguyên cũng lưu giữ được di chỉ khảo
cổ có giá trị văn hóa cao như khu di tích khảo cổ học Thần Sa (Võ Nhai).
Văn hóa Thái Nguyên lưu giữ các lễ hội đặc sắc của đồng bào các dân
tộc: Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày - Nùng - Dao, Lễ hội cầu mùa của
người Sán Chay, Lễ hội Chùa Hang, lễ hội Hích… đặc biệt là Lễ hội văn hóa
trà - một lễ hội tạo đặc sắc riêng cho mảnh đất này thời kỳ hiện đại. Các hình
thức sinh hoạt văn hóa của các dân tộc cũng rất đa dạng như: hát then, hát sli,
hát lượn của người Tày; hát trống quân, hát quan họ của người Kinh; hát ví
dao duyên của người Sán Chay.V.v…Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể
của Thái Nguyên đều đa dạng, phong phú.
Với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên là nơi hội tụ nền văn
hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc, là đầu mối các hoạt động văn hóa,
giáo dục của cả vùng núi phía Bắc rộng lớn. Là một tỉnh giàu tài nguyên, từ
thời xa xưa, Thái Nguyên đã thu hút dân cư các vùng lân cận đến khai khẩn,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

làm ăn sinh sống. Vùng đất này hội nhập cả dân cư từ vùng núi phía Bắc
xuống, dân cư từ vùng đồng bằng phía Nam lên, sinh cơ lập nghiệp cùng
người Tày, người Nùng địa phương và tất cả đều trở thành cộng đồng chủ thể
của vùng đất này. Vì thế, Thái Nguyên là ngôi nhà chung của 8 dân tộc Kinh,
Tày, Nùng, Hoa, Mông, Sán Dìu, Sán Chay, Dao. Mỗi dân tộc trong tỉnh đều
có bản sắc văn hóa của riêng mình đồng thời cũng tiếp nhận các giá trị văn

hóa của nhau, góp phần tạo nên tính cộng đồng cao. Trên mảnh đất Thái
Nguyên, sự giao lưu văn hóa diễn ra không lẻ tẻ, rời rạc mà là một quá trình
tiếp thu, bồi đắp lâu dài. Thái Nguyên lại nằm ở vị trí tiếp giáp giữa nhiều
vùng văn hoá khác nhau. Trong quá trình cộng cư, nhân dân lao động đã sáng
tạo ra nền văn hóa đặc sắc, đa dạng và phong phú. Điều này đã tạo nên hiện
tượng “giao thoa” văn hóa: “ Hội tụ và tiếp xúc văn hóa là đặc điểm của Thái
Nguyên” (Trần Quốc Vượng).
1.1.3 Thái Nguyên - mảnh đất giàu truyền thống thơ ca
Văn học dân gian Thái Nguyên là kho trí tuệ, tâm hồn, tình cảm thẩm
mỹ cao đẹp và phong phú của nhân dân các dân tộc Thái Nguyên. Trước hết
nó thể hiện sự tích tụ văn minh Thái Nguyên ngàn năm trên các vùng đất cổ,
trong khu vực lan tỏa của nền văn hóa Thần Sa. Màu sắc tiếp xúc và hội tụ
của văn học dân gian Thái Nguyên rất đậm nổi.
Văn học dân gian Thái Nguyên vừa chứa đựng cái nguồn sống chảy
trong mạch văn hóa cộng đồng, vừa không ngừng tích tụ những nét bản sắc
Thái Nguyên trong lịch sử. Do Thái Nguyên là mái nhà hội tụ nhiều dân tộc
anh em nên văn học dân gian Thái Nguyên là tổng giá trị văn học dân gian
của các thành phần dân tộc anh em. Nói đến văn học dân gian Thái Nguyên,
ta không thể không nhắc tới thể loại trữ tình dân gian: ca dao, dân ca.
Ca dao của các dân tộc Thái Nguyên gồm: gầu plềnh (hát giao duyên),
gầu xống (hát cưới xin), gầu tú dua (hát mồ côi), gầu tuờ (hát cúng ma)… của
người Hmông ở Đồng Hỷ; phong slư (thư tình dân gian), sli, lượn (hát trữ
tình) của người Tày -Nùng ở Võ Nhai. Hàng loạt bài sli, lượn Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

cho thấy sự giao thoa mạnh mẽ giữa hai nền văn hóa Kinh - Tày nhất là vùng
phía Nam của tỉnh (từ địa danh, ngôn ngữ đến cung cách phô diễn tình cảm).
Đặc điểm này nổi đậm trong thể tài ca dao sinh hoạt.
“Gái xuống tắm tinh thông canh cửi

Tiếng lượn ngọt hơn mật với đường
Hình dong sáng hơn gương thần diệu.
Ăn mặc những yểu điệu thướt tha
Xinh gái bằng Ngọc Hoa công chúa”
(“Lượn mừng” trong mục Lượn mừng mỏ nước - theo Vi Hồng)
Nhưng những vùng phía bắc tỉnh vẫn đậm đã hơn chất dân gian dân tộc
Tày - Nùng những làn điệu dân ca Lượn cọi, Lượn nàng ới, Lượn slương,
Lượn nàng hai. Ở đó còn chứa đựng nguyên vẹn không gian văn hóa truyền
thống. Chẳng hạn như dân ca Sán Chay:
“Trông gió về rừng quế ngát hương
Anh nhớ người yêu thương cách núi
Trông suối buồn tung tăng cá lội
Anh nhớ người hát gọi cùng anh
Tháng năm đi ở lại một mình
Chiều bóng lẻ soi hình lặng lẽ
Gió ơi gió gửi về rừng quế
Nhớ người xa trẻ đẹp anh thương”
Ở các vùng Đại Từ, Phú Bình, Phổ Yên cho thấy sự phong phú của ca
dao sinh hoạt bằng tiếng phổ thông. Đó là những bài ca cầm tay, những bài
hát mừng quê hương mới, cuộc sống mới trên vùng “đất lành chim đậu”:
“Quê Ngâu thì ở Hà Đông
Ngâu đi lấy chồng ở đất Hà Tây
Gặp mình ta lại cầm tay”
(Ca dao cầm tay - Phú Bình)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Đó là khúc hát ngắn, trữ tình duyên dáng thường được diễn xướng trong
hình thức đối đáp trên ruộng đồng, gò bãi khắp các vùng bán sơn địa xứ Thái Nguyên.
Ca dao tình yêu cũng xuất hiện nhiều ở Đại Từ, Phú Lương, Phú Bình,

Định Hóa. Chúng ta không thể không nhớ những câu ca dao như:
“- Đại Từ em thiếu gì giang
Sao anh lại hỏi đan sàng bằng tre?”
Hay:
“ Xin chàng bỏ áo em ra
Rồi mai em lại đi qua chốn này
Chốn này Nhã Lộng, Cầu Mây
Rồi mai em biết chốn này là đâu”
Ca dao lao động với chức năng tổ chức lao động giản đơn ở Thái
Nguyên không nhiều, và chỉ còn dấu ấn trong các bài hát vui chơi của trẻ em
các dân tộc. Ca dao nghi lễ ở các huyện vùng cao giáp Bắc Kạn, Lạng Sơn từ
lâu đã được coi như các đặc sản văn hóa, có nội dung huyền bí, phức tạp.
Tiếp nối văn học dân gian là sự hình thành của văn học Thái Nguyên
thời kỳ trung - cận đại. Văn học viết hay văn học thành văn của Thái Nguyên
xuất hiện với các tác giả người Kinh vào thế kỷ XV. Thơ ca Thái Nguyên thời
kỳ này có thể kể đến các tác gia tiêu biểu như: Trình Hiển, Đỗ Cận….Đỗ Cận
cũng có bài thơ “Thái Thạch văn bạc” (Buổi chiều đậu thuyền ở ghềnh Thái
Thạch ). Ngoài ra còn có khá nhiều tác giả có bài thơ viết về Thái nguyên ở
thời kỳ này: Vũ Quỳnh với bài “Du Tiên Lữ động các” (Thơ làm khi chơi động Tiên Lữ):
“Động lý hữu thiên giai hóa nhật
Hồ Trung vô địa bất xuân phong
Tiên gia thế giới hân kỳ ngộ
Chân ngã đạo tâm nhàn Bảo Xung”
(Trong động như có trời, chan hòa ánh sáng,
Hang động khôn cùng, chẳng ngăn gió xuân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Thế giới lạ nhà tiên, mừng nay được gặp
Thật vững đạo tâm ta được nhàn

như tiên sinh Bảo Xung)
Thơ ca Thái Nguyên thời kỳ này đã góp phần tạo ra sự đa dạng, phong
phú của nền văn học viết Thái Nguyên.
Thời kì hiện đại, thơ ca Thái Nguyên đạt được những thành tựu đáng
ghi nhận. Cách mạng tháng Tám thành công, tiếp đó là cuộc kháng chiến
chống Pháp, đã mở ra cho Việt Bắc một thời kỳ văn học mới (giai đọan lịch
sử này, Thái Nguyên là một thành tố không thể tách rời vùng Việt Bắc).
Trong kháng chiến chín năm, Thái Nguyên cũng như nhiều tỉnh thuộc An
toàn khu trở thành cái nôi của văn chương cách mạng, văn học kháng chiến.
Những năm kháng chiến, cơ quan Hội văn nghệ Việt Nam đóng tại Thái
Nguyên. Các nhà thơ như: Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận…
đều có thời gian sinh sống và hoạt động tại đây. Trong cảm xúc của các nhà
thơ, đất và người Thái Nguyên thật sinh động.
Cùng với các nhà văn từ khắp mọi miền đất nước tụ về là sự xuất hiện
của các cây bút là người dân tộc ít người, quê gốc tại Việt Bắc đã tạo nên một
lực lượng sáng tác đông đảo. Thái Nguyên đã có một đội ngũ các nhà thơ
thuộc nhiều dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao… tạo nên một nền văn học đa sắc
thái với nhiều tiếng nói, nhiều phong cách. Đây là nét đặc sắc của Thái
Nguyên, cũng như đối với các tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống khác trong khu
vực Việt Bắc. Các nhà thơ có thể viết bằng tiếng dân tộc mình hoặc viết bằng
tiếng phổ thông để diễn tả những đề tài do mình chọn. Mỗi bài thơ không chỉ
mang nét riêng của mỗi tác giả mà còn hướng đến những vấn đề chung. Trong
đội ngũ nhà thơ Thái Nguyên, những tác giả người Kinh cũng như tác giả dân
tộc thiểu số đều có một tinh thần đồng đội, đồng chí; tinh thần, thái độ bình
đẳng tôn trọng lẫn nhau để cùng xây dựng lên một đội ngũ các cây bút Thái
Nguyên vững mạnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Những gương mặt văn học hiện đại đầu tiên liên quan tới Thái Nguyên

xuất hiện với tư cách là tác giả với tác phẩm mở đầu phải kể đến các nhà thơ
như: Bàn Tài Đoàn, Nông Quốc Chấn… với những tác phẩm viết bằng tiếng
dân tộc đã góp phần làm cho văn học Kháng chiến của đất nước trở nên đa
dạng, đa sắc và có thể nói họ cũng chính là những tên tuổi đầu tiên làm nên
nền văn học Việt Bắc và văn học Thái Nguyên sau này. Tiếng nói và phong
cách của các nhà thơ tên tuổi này mang đậm sắc thái dân tộc. Năm 1957, Hội
văn nghệ Việt Bắc được thành lập tại thị xã Thái Nguyên đã như một cuộc hội
tụ lớn của văn nghệ sĩ tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang,
Cao Bằng, Lạng Sơn. Từ đây, nền văn học thành văn của các dân tộc Việt
Bắc, trong đó có Thái Nguyên, có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Nhà thơ Bàn
Tài Đoàn đã góp vào nền văn học Việt Nam hàng nghìn bài thơ. Bài nào ông
cũng viết bằng tiếng Dao rồi tự dịch ra tiếng Việt. Nhà thơ đã kế thừa thể thơ
truyền thống 7 chữ gieo vần ở cuối câu, được xếp từng chùm bốn câu, có thể
viết ngắn một hai đoạn cho tới hàng trăm đoạn. Tiếng thơ của Bàn Tài Đoàn
cũng là tiếng nói tâm hồn của dân tộc Dao với niềm tin yêu, biết ơn Đảng,
biết ơn Cụ Hồ:
“Từ khi cán bộ cụ Hồ đến
Ngoài chợ có bán nhiều thứ hàng
Có hàng bán muối tha hồ lấy
Có hàng bán vải đỏ vải xanh
Cụ Hồ mang áo về cho mặc
Cụ Hồ đem muối về cho ăn”
(Muối của Cụ Hồ)
Nhà thơ Nông Quốc Chấn có những trang thơ viết hết sức cay độc và
mỉa mai về bọn xâm lược và bọn bán nước : “Tây cái, Tây con ngồi trên vai
chễm chệ/ Đi dẫn đầu quan tri châu bệ vệ/ Đi đuôi tuần phủ như lợn trăm
cân”- “Xem quan đi kinh lý”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt nhất, cũng
là lúc đội ngũ thơ Thái Nguyên phát triển theo hướng mới. Tiếng gọi thiêng
liêng của Tổ quốc thôi thúc các nhà thơ tìm đến mảng đề tài chiến tranh để
ghi lại những năm tháng hào hùng của dân tộc. Xin mượn lời một nhà thơ
Thái Nguyên để nhớ lại những năm tháng này:
“Có một thời trai gái xa nhau
Thời gian cách chia đo bằng thập kỷ
Nỗi khát khao tháng năm âm ỉ
Thành ngọn lửa hồng rực cháy tuổi xuân
Có một thời cả nước hành quân
Triệu triệu bàn chân vẹt mòn sỏi đá
Bom đạn Trường Sơn trơ cành trụi lá
Một hướng quân đi rợp mũ tai bèo “
(Có một thời như thế - Phan Thức)
Những tác giả là các nhà thơ dân tộc thiểu số như Bàn Tài Đoàn, Nông
Quốc Chấn, Nông Viết Toại đã có ảnh hưởng lớn tới các nhà thơ thuộc thế hệ
sau. Hiện thực cuộc sống trong những năm kháng chiến chống Mỹ nơi hậu
phương được tác giả Nông Viết Toại viết rất thực trong thơ:
“Bạn làm thơ ta cũng làm thơ
Nghiêng thùng vét gạo chẳng đầy bơ
Hết gạo hết luôn phần độn gạo
Bực mình thổi độn mấy vần thơ”
(Thời sơ tán- Nông Viết Toại)
Những nhà thơ đi bộ đội, vào chiến trường miền Nam (Hoàng Đình
Quang, Quang Chuyền, Thế Chính ) và cả những người hàng ngày bên bảng
đen, phấn trắng (Trần Văn Loa, Khánh Kiểm…) đều chung lòng ghi lại dấu
ấn một thời của dân tộc.
Từ khi đất nước thống nhất đến hết thế kỷ XX, đội ngũ nhà thơ Thái
Nguyên vẫn tiếp tục phát huy thế mạnh của mình. Nhiều nhà thơ đã hướng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ngòi bút của mình vào hiện thực mới của xã hội. Những chủ đề viết về cuộc
sống hòa bình thống nhất, tình cảm Bắc Nam cùng những biến cố thời cuộc
đã dần dần đi vào văn học. Năm 1987, sự ra đời của Hội văn học nghệ thuật
tỉnh đã như một bước ngoặt lớn đối với văn học Thái Nguyên nói chung và
thơ Thái nguyên nói riêng. Thơ Thái Nguyên “giàu có” lên một cách đáng
mừng. Những cây bút thuộc thế hệ trước như Ma Trường Nguyên, Thế Chính,
Hữu Tiệp… vẫn tiếp tục phát huy thế mạnh của mình. Những cây bút thơ trẻ
theo năm tháng phát triển không ngừng như: Hiền Mặc Chất, Vũ Đình Toàn,
Triệu Doanh, Minh Thắng, Lưu Thị Bạch Liễu, Trần Thị Vân Trung, Võ Sa
Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh, Nguyễn Đức Hạnh…
Tóm lại, thơ Thái Nguyên đã có một chặng đường dài phát triển và trở
thành một phần không thể thiếu trong đời sống của đồng bào các dân tộc Thái
Nguyên. Trước thềm thế kỷ XXI, thơ Thái Nguyên đã tích tụ được những
tiềm năng để tạo sức bật cho chặng đường mới:
Về đội ngũ sáng tác: Gồm ba thế hệ các nhà thơ đồng hành. Thế hệ thứ
nhất gồm các nhà thơ là người dân tộc ít người, góp phần làm đa dạng văn
học kháng chiến, đóng vai trò là người đặt nền móng cho thơ ca Thái Nguyên
gồm các nhà thơ: Bàn Tài Đoàn, Nông Quốc Chấn, Nông Viết Toại.V.v…
Thế hệ thứ hai gồm các nhà thơ xuất hiện và trưởng thành thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ gồm: Ma Trường Nguyên, Trần Văn Loa, Ba Luận, Hữu
Tiệp, Thế Chính.V.v… Thế hệ thứ ba bao gồm những cây bút xuất hiện và
trưởng thành thời kỳ hòa bình như: Trần Thị Vân Trung, Võ Sa Hà, Nguyễn
Thúy Quỳnh, Nguyễn Đức Hạnh, Hiền Mặc Chất, Vũ Đình Toàn, Triệu
Doanh, Mai Thắng.V.v…Họ là những cây bút trẻ trung, tràn đầy sức sống và
quan trọng là họ được sống trong không khí thời bình nên tư duy mới, có cái
nhìn toàn diện về cuộc sống, có điều kiện trang bị vốn tri thức, văn hóa. Tuy
nhiên, đội ngũ thơ Thái Nguyên thế kỷ XX khá đông đảo nhưng phần nhiều
mới đóng góp vào phong trào, chưa đạt đến tính chuyên nghiệp.

×