Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỰA CHỌN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY VÀO TRUNG QUỐC, ẤN ĐỘ, NGA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.66 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH
-------o0o-------

BÀI THUYẾT
TRÌNH
Mơn học: Đầu tư quốc tế
Đề tài: Bạn là chủ một doanh nghiệp có khả năng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài,
đang cân nhắc các quốc gia: Trung Quốc, Ấn Độ, Nga. Bằng những thông tin thu
thập được, phân tích các yếu tố liên quan đến từng quốc gia. Đánh giá rủi ro
chính trị khi cơng ty hoạt động tại các quốc gia và đưa ra lựa chọn đầu tư
Sinh viên thực hiện: Nhóm 7
Nguyễn Thị Nga

11163584

Nguyễn Thị Hương Quỳnh

11164400

Đặng Minh Hảo

11161657

Trần Quang Thái

11164579

Nguyễn Thị Huyền

11162449



Hà Nội – 10/2019
MỤC LỤ
1


MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................4
I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỰA CHỌN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY VÀO TRUNG
QUỐC, ẤN ĐỘ, NGA...............................................................................................................................4
A. TRUNG QUỐC.....................................................................................................................................4
1. Chiến lược thu hút FDI của Trung Quốc.............................................................................................4
2. Độ mở cửa kinh tế, chính sách, pháp luật............................................................................................4
3. Rủi ro chính trị......................................................................................................................................5
3.1. Rủi ro chuyển đổi.................................................................................................................................6
3.2. Rủi ro vận hành....................................................................................................................................7
3.3. Rủi ro kiểm soát....................................................................................................................................7
3.4. Vấn đề an ninh khu vực........................................................................................................................8
4. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh.......................................................................9
4.1. Thực trạng phát triển ngành công nghệ cao ở Trung Quốc...................................................................9
4.2. Lợi thế so sánh......................................................................................................................................9
B. ẤN ĐỘ.................................................................................................................................................10
1. Chiến lược thu hút FDI của Ấn Độ....................................................................................................10
2. Độ mở cửa kinh tế, chính sách, pháp luật..........................................................................................11
3.

Rủi ro chính trị.................................................................................................................................11

3.1. Rủi ro chuyển đổi...............................................................................................................................11
3.2. Rủi ro vận hành..................................................................................................................................12
3.3. Rủi ro kiểm soát.................................................................................................................................13

3.4. Vấn đề an ninh khu vực.....................................................................................................................13
4.

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh..................................................................13

4.1. Thực trạng phát triển ngành công nghệ cao ở Ấn Độ.........................................................................13
4.2. Lợi thế so sánh...................................................................................................................................14
C. NGA.....................................................................................................................................................15
1. Chiến lược thu hút FDI của Nga.........................................................................................................15
2. Độ mở cửa kinh tế, chính sách, pháp luật..........................................................................................16
3. Rủi ro chính trị....................................................................................................................................18
3.1. Rủi ro chuyển đổi...............................................................................................................................18
3.2. Rủi ro vận hành..................................................................................................................................18
3.3. Rủi ro kiểm soát..................................................................................................................................19
2


3.4. Vấn đề an ninh khu vực......................................................................................................................19
4. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh.....................................................................19
4.1. Thực trạng phát triển ngành công nghệ cao ở Nga..............................................................................19
4.2. Lợi thế so sánh...................................................................................................................................20
II. TỔNG KẾT VÀ LỰA CHỌN............................................................................................................21
1. Một vài chỉ số đánh giá độ mở kinh tế và rủi ro khi đầu tư vào Trung Quốc, Ấn Độ, Nga.........21
1.1. Tự do đầu tư.......................................................................................................................................21
1.2. Tự do kinh tế (chỉ số tổng hợp)..........................................................................................................22
1.3. Rủi ro chuyển nhượng........................................................................................................................22
1.4. Rủi ro chính trị trung và dài hạn........................................................................................................23
2. Thuận lợi, khó khăn khi đầu tư vào Trung Quốc, Ấn Độ, Nga.....................................................24
3. Kết luận..............................................................................................................................................26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................28


3


MỞ ĐẦU
Công ty Phương Đông đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao. Cụ thể là chuyên
sản xuất và cung cấp linh kiện cho các công ty sản xuất thiết bị điện tử công nghệ cao.
Với tiềm lực tài chính hùng mạnh, cơng ty đang có ý định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
(FDI) để phát triển thêm thị trường và hạn chế các rào cản. Hiện công ty đang cân nhắc
với 3 lựa chọn: Trung Quốc, Ấn Độ, Nga. Bằng khả năng và kinh nghiệm của mình, cơng
ty sẽ tiến hành phân tích các yếu tố liên quan đến từng quốc gia để đưa ra lựa chọn đầu tư
hợp lý nhất
I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỰA CHỌN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY VÀO
TRUNG QUỐC, ẤN ĐỘ, NGA
A. TRUNG QUỐC
1. Chiến lược thu hút FDI của Trung Quốc
Để tăng cường chất lượng dòng vốn FDI, Trung Quốc đang có biện pháp đẩy mạnh thu
hút đầu tư vào các lĩnh vực: khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, hạ tầng và dịch vụ
tài chính, … từ đó thúc đẩy đầu tư vào nguyên vật liệu cơ bản cùng với vật liệu composit
và các loại khí chuyên dụng. Có thể kể đến: Dự án nâng cấp nhà máy Thẩm Dương của
BMW; Dây chuyền lắp ráp mới của Airbus ở Thiên Tân; Trung tâm nghiên cứu thứ hai
của Shell hợp tác với Đại học Thanh Hoa; …
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng cho phép các nhà đầu tư nước ngồi linh động chuyển đổi
hình thức đầu tư, điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI có cơ hội tìm kiếm và
sửa đổi hình thức đầu tư phù hợp nhất. Trung Quốc còn cho phép các dự án FDI được
quyền thế chấp quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn. Việc thế chấp này phải đăng ký
với sở địa chính là cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, Bắc Kinh mới gỡ bỏ mức trần giới hạn đầu tư 300 tỷ USD/năm vào đầu tháng 9
năm 2019. Vì thế, các nhà đầu tư ngoại không cần nhận được sự chấp thuận từ các cơ
quan quản lý để rót vốn vào thị trường cổ phiếu và trái phiếu nước này. Động thái này sẽ

giúp thu hút hơn nữa vốn đầu tư nước ngồi vào Trung Quốc
2. Độ mở cửa kinh tế, chính sách, pháp luật
Trong bối cảnh đầu tư trực tiếp xuyên biên giới tồn cầu năm ngối đã giảm 19% so với
cùng kỳ, tổng lượng đầu tư nước ngoài mà Trung Quốc thu hút đã tăng 3% so với xu
hướng. Trung Quốc đang đẩy mạnh việc mở cửa thị trường với các khu thương mại tự do

4


thử nghiệm. Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, số vốn FDI đổ vào 11 khu thương mại tự
do thử nghiệm tại nước này trong tháng 9/2018 đã tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2017
Ngày 18/3/2019, Bí thư Khu ủy Quảng Tây cũng đã chỉ rõ phương hướng để mở cửa hơn
nữa nền kinh tế Quảng Tây: là đẩy nhanh xây dựng các tuyến hành lang đường bộ và
đường biển mới khu vực miền Tây, kết nối và hội nhập phát triển tồn diện với các khu
vực Quảng Đơng, Hồng Kông, Ma Cao, nâng cao hơn nữa độ mở của nền kinh tế.
Trong lĩnh vực tài chính, Trung Quốc chưa bao giờ dừng lại việc mở ra với thế giới bên
ngoài. Vào tháng 10 năm 2016, Nhân dân tệ đã gia nhập rổ tiền tệ Quyền rút vốn đặc biệt
của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), đây là một cột mốc để cộng đồng quốc tế công nhận cải
cách của Trung Quốc và mở ra những thành tựu mới. Với việc triển khai Kết nối chứng
khốn Thượng Hải-Hồng Kơng và Kết nối chứng khốn Thâm Quyến-Hồng Kơng, mức
độ mở cửa thị trường vốn cũng đang tiến lên một mức cao hơn.
Theo Tân Hoa Xã, Bắc Kinh (13/3/2019), trong những năm gần đây, cơ quan thuế và các
cơ quan liên quan đã ban hành một loạt các chính sách thuế có lợi cho việc thúc đẩy tăng
trưởng đầu tư nước ngoài và thúc đẩy phát triển kinh tế chất lượng cao. Chính sách thực
tế hơn: giảm gánh nặng thuế đối với đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, Trung Quốc đã và đang nỗ lực để xóa bỏ thuế kép quốc tế. Cục Quản lý Thuế
Nhà nước đã tăng cường đàm phán các hiệp ước thuế và đẩy nhanh việc mở rộng, cải
thiện mạng lưới hiệp ước thuế. Đến nay, Trung Quốc đã ký thỏa thuận hiệp ước thuế với
111 quốc gia (khu vực), trong đó ký hiệp ước tránh đánh thuế 2 lần với Việt Nam vào
năm 2015.

Tại kỳ họp đầu tiên trong năm nay, Quốc hội Trung Quốc cũng đã thông qua bộ luật đầu
tư nước ngồi mới, có hiệu lực từ 1/1/2020. Cả việc soạn thảo và thông qua bộ luật này
đều rất chóng vánh, thậm chí cịn được coi là kỷ lục về thời gian trong lập pháp ở Trung
Quốc. Những nội dung quan trọng nhất của Bộ luật mới này của Trung Quốc là mở cửa
thị trường ở mức độ lớn hơn trước, theo đó huỷ bỏ mọi hình thức bắt buộc các doanh
nghiệp nước ngồi tại Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ, cũng như không can
thiệp một cách bất hợp pháp vào sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài ở
Trung Quốc.
3. Rủi ro chính trị
Thực chất, rủi ro chính trị có thể được xem là rủi ro mà theo đó hành động của các chính
phủ có thể làm thay đổi dịng tiền mà các nhà đầu tư kỳ vọng từ các khoản đầu tư. Một số
rủi ro có thể gặp phải khi đầu tư tại Trung Quốc
5


3.1. Rủi ro chuyển đổi
Kiểm sốt dịng tiền vào và ra khỏi quốc gia là một trong các công cụ “thô bạo” nhất
được giới chức Trung Quốc sử dụng để tác động tới giá trị của đồng nội tệ. Năm 2015,
khi nhân dân tệ mất giá mạnh, Đại lục đã tiến hành kiểm sốt dịng vốn, thiết lập quy
định giới hạn mọi dịng tiền chảy ra bên ngồi, kể các việc mua bảo hiểm quốc tế của
người dân.Ở chiều ngược lại, các dịng tiền chảy vào được khuyến khích hết mực.
Hiện tại, chính phủ Trung Quốc hiện đang sử dụng Khu vực thương mại tự do thí điểm
Thượng Hải để kiểm tra khả năng chuyển đổi tiền tệ đầy đủ và tự do hóa hơn nữa cho các
nhà đầu tư nước ngồi. Nếu thành cơng, các cơ quan quản lý có thể sẽ mở rộng tự do hóa
trên tồn quốc.
Bên cạnh đó, căng thẳng leo thang trong cuộc thương chiến với Mỹ đã làm Bắc Kinh thay
đổi chính sách tiền tệ. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) ngày 12/8/2019 tiếp
tục hạ tỷ giá tham chiếu đồng Nhân dân tệ sâu hơn dưới ngưỡng 7 tệ đổi 1 USD. Theo
hãng tin CNBC, đây là phiên thứ ba liên tục PBoC hạ tỷ giá tham chiếu dưới 7 - một
ngưỡng tâm lý quan trọng của tỷ giá Nhân dân tệ.

Trước đó, ngày 5/8/2019, PBoC hạ mạnh tỷ giá tham chiếu, khiến tỷ giá Nhân dân tệ trên
thị trường giao ngay lần đầu tiên kể từ khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008 trượt dưới
mốc 7 tệ đổi USD. Bộ Tài chính Mỹ ngay lập tức dán nhãn thao túng tỷ giá lên Trung
Quốc. Sau đó, PBoC ngày nào cũng hạ tỷ giá tham chiếu, tuy nhiên, tỷ giá tham chiếu mà
PBoC đưa ra mỗi ngày đều cao hơn so với dự báo.

6


3.2. Rủi ro vận hành
Trong năm 2019, Trùng Khánh, Thượng Hải, Thiểm Tây và một số tỉnh khác của Trung
Quốc đã tăng mức lương tối thiểu, và Bắc Kinh, Hà Bắc, Sơn Đông và những nơi khác
cũng sẽ tăng lương tối thiểu cho người lao động.
Cụ thể, Từ 1/5/2019, mức lương tối thiểu của Thiểm Tây đã điều chỉnh từ bốn loại vùng
lương thành ba loại, với mức tăng 120 nhân dân tệ. Ở khu vực lương hạng nhất: mức
lương tối thiểu cho việc làm toàn thời gian là 1800 NDT/ tháng và mức lương tối thiểu
cho việc làm bán thời gian là 18 NDT/ giờ, …Từ ngày 1/4/2019, mức lương tối thiểu
hàng tháng cho nhân viên tại Thượng Hải cũng đã được điều chỉnh từ 2420 NDT lên
2480 NDT, mức tăng là 60 NDT
Cũng theo quy định của Bộ Nhân lực và An sinh xã hội, tiêu chuẩn lương tối thiểu của
mỗi tỉnh và thành phố được điều chỉnh ít nhất hai đến ba năm một lần và phạm vi điều
chỉnh không vượt quá tốc độ tăng trưởng trung bình của xã hội.
Trong tuyên bố ngày 17/8/2019, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc thông báo sẽ thay
thế cơ chế lãi suất hiện tại bằng chế độ lãi suất ưu tiên, vốn được dựa trên cơ chế cho vay
của thế giới như cách tham chiếu cho ngân hàng khi tính toán lãi suất cho các khoản vay
mới. Bắc Kinh đã cố gắng cải tổ cơ chế lãi suất nhằm giảm lãi suất cho vay thực với
nhiều đối tượng đi vay tiền. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng đã bơm lượng lớn
tiền vào hệ thống ngân hàng trong năm nay nhằm giảm lãi suất cho vay
3.3. Rủi ro kiểm soát
Theo Điều 20, Luật đầu tư nước ngoài của Trung Quốc: Trong trường hợp đặc biệt, nhà

nước có thể thu tiền hoặc chiếm dụng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài theo quy định
của pháp luật cho các nhu cầu của lợi ích cơng cộng. Việc chiếm đoạt và trưng dụng được
tiến hành theo thủ tục pháp lý và sẽ được bồi thường kịp thời và hợp lý.
Bên cạnh đó, khơng phải tất cả lợi nhuận có thể được chuyển về nước sau khi thơng quan
thuế. Ví dụ, một doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu nước ngoài (WFOE) phải đặt 10%
lợi nhuận sau thuế hàng năm của mình vào quỹ dự phòng thặng dư bắt buộc cho đến khi
đạt 50% vốn đăng ký của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FIEs).
Nikkei Asian Review cho rằng các áp lực kinh tế đã buộc Bắc Kinh phải thỏa hiệp với
yêu cầu của Mỹ, mở cửa thị trường rộng hơn nhằm giảm bớt thiệt hại.
Theo thủ tướng Lý Khắc Cường, giới hạn đối với quyền sở hữu cổ phiếu, bảo hiểm nhân
thọ và hợp đồng tương lai của doanh nghiệp ngoại cũng sẽ được gỡ bỏ vào năm sau.
Trung Quốc đã bắt đầu cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ đa số cổ phần trong
7


doanh nghiệp tại đây từ năm 2018 và, theo dự tính trước đó, sẽ mở hồn tồn quyền sở
hữu vào năm 2021.
Ngồi lĩnh vực tài chính, nhà đầu tư ngoại cũng được cho phép tiếp cận ngành viễn
thông, Internet và giao thơng vận tải với ít rào cản hơn. Theo quy định hiện tại, các tổ
chức và cá nhân tại Trung Quốc phải nắm giữ đa số cổ phần trong các hãng hàng không.
Bộ máy lãnh đạo đại diện của những hãng này cũng phải là người có quốc tịch Trung
Quốc. Các nhà mạng điện thoại, doanh nghiệp viễn thông và Internet nội địa cũng bắt
buộc phải có 50% số vốn đầu tư của Trung Quốc.
3.4. Vấn đề an ninh khu vực
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã gây ra rất nhiều áp lực cho nền kinh tế Trung
Quốc. Tháng 5/2019, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra tun bố khơng có chuyện
các nhà đầu tư nước ngồi đang chạy khỏi Trung Quốc và họ vẫn đang rất lạc quan. Tuy
nhiên, khảo sát mới nhất của Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Trung Quốc và
Amcham Thượng Hải lại cho thấy, khoảng 40% doanh nghiệp Mỹ đã di dời, hoặc đang
xem xét chuyển các cơ sở sản xuất ra bên ngồi Trung Quốc vì thuế quan. Trong lĩnh vực

cơng nghệ phần cứng, 40% doanh nghiệp được khảo sát cho biết vẫn chưa có kế hoạch
mở rộng đầu tư tại Trung Quốc trong năm 2019.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 23/8 vừa qua đã đáp trả loạt thuế mới của Trung
Quốc bằng cách tăng 5% thuế đối với 550 tỉ đơ la hàng hố nước này. Quyết định của
ơng Trump được thông báo trên Twitter, vài giờ sau khi Trung Quốc thông báo sẽ áp thuế
mới đối với 75 tỉ USD hàng Mỹ. Trước đó trong ngày, người đứng đầu Nhà Trắng đã tỏ
ra giận giữ bằng việc cơng kích Bắc Kinh, "ra lệnh" cho các công ty Mỹ di dời công việc
làm ăn ra khỏi Trung Quốc: “Chúng ta khơng cần Trung Quốc và, nói thật là, sẽ tốt hơn
rất nhiều nếu khơng có họ. Số tiền khổng lồ mà Trung Quốc đã kiếm được từ Mỹ, năm
này qua năm khác, qua nhiều thập kỷ, phải dừng lại và sẽ dừng lại”
Khơng những thế, chính quyền Washington cịn đang nỗ lực tập hợp một liên minh khu
vực gồm Australia, Ấn Độ và Nhật Bản - những đối tác đang nằm trong tầm ngắm thuế
quan của Mỹ để đối trọng với sự mở rộng của Trung Quốc.
Có thể thấy, khơng chỉ là cuộc chiến thương mại đơn thuần, chiến tranh thương mại Mỹ
Trung cịn là cuộc đối đầu địa chính trị giữa 2 nước. Và thế giới đang phải chấp nhận
sống với những bất định và rối loạn khi cuộc đối đầu chiến lược Mỹ - Trung tiếp tục căng
thẳng. Mỹ sẵn sàng chấp nhận một số tổn thất kinh tế để đạt được mục tiêu chiến lược lớn
hơn là kiềm chế Trung Quốc, khiến cho rủi ro chính trị ở Trung Quốc ngày càng gia tăng.

8


4. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh
4.1. Thực trạng phát triển ngành công nghệ cao ở Trung Quốc
Dịng vốn đầu tư nước ngồi đổ vào các lĩnh vực cao cấp tiếp tục tăng trong giai đoạn từ
tháng 1-6/2017, với lĩnh vực sản xuất công nghệ cao ghi nhận số vốn FDI tăng 11,1% lên
34,97 tỷ Nhân dân tệ (NDT). Còn lượng FDI đổ vào các dịch vụ công nghệ cao cũng tăng
20,4% lên 64,72 tỷ NDT trong cùng giai đoạn trên (theo BNEWS).
Đánh giá từ dữ liệu trong nửa đầu năm 2018, ngành công nghiệp sản xuất cơng nghệ cao
của Trung Quốc đã duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh trong việc sử dụng vốn

nước ngoài. Việc sử dụng vốn nước ngoài thực tế trong ngành sản xuất công nghệ cao là
43,37 tỷ nhân dân tệ, tăng 25,3% so với năm trước
Theo báo cáo của MoC, dòng vốn đầu tư đổ vào các ngành công nghệ cao trong 2 tháng
đầu năm 2019 tăng 48,4% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 27,6% tổng lượng FDI
trong thời gian trên (tính theo đồng NDT). Trong đó lĩnh vực chế tạo cơng nghệ cao thu
hút 15,91 tỷ NDT và tăng 9,3%.
4.2. Lợi thế so sánh
Trung Quốc hiện ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng và đô thị, đồng thờ cho phép các địa
phương sử dụng các biện pháp phù hợp để thu hút FDI. Tại các đặc khu kinh tế, Trung
Quốc tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, nhà ở, bệnh viện, trường
học, trung tâm công cộng. Cho phép các địa phương khai thác mọi khả năng để có vốn
đầu tư cơ sở hạ tầng.
Trung Quốc có nguồn tài nguyên khá phong phú, nhiều về số lượng phong phú về chủng
loại. Nhiều sản phẩm sơ chế của Trung Quốc dẫn đầu thế giới về sản lượng. Diện tích đất
đai của Trung Quốc có thể sử dụng vào mục đích cơng nghiệp và dịch vụ rất lớn, vì vậy
đất đai công nghiệp rẻ hơn nhiều so với các nước, đặc biệt so với các nước trong khu vực.
Lực lượng lao động của Trung Quốc hiện nay khoảng hơn 730 triệu người và có thể bổ
sung thêm 150 triệu người trong vịng 10 năm nữa. Trung Quốc có 7 triệu sinh viên đại
học mỗi năm, bao gồm 2,8 triệu sinh viên khoa học và kỹ thuật, đứng đầu thế giới. Điều
này tạo cơ sở cho việc cung cấp một số lượng lớn công nhân lành nghề, đặc biệt là nhân
viên R & D. Lục lượng lao động hùng hậu này là một thế mạnh lớn của Trung Quốc .
Ngoài những lợi thế về nguồn nhân lực, Trung Quốc cũng có lợi thế thị trường. Theo báo
cáo trích dẫn dữ liệu của Ngân hàng Thế giới cho biết từ năm 2010 đến 2017, Trung
Quốc đóng góp 31% tăng trưởng tiêu dùng hộ gia đình tồn cầu. Khảo sát niềm tin người
tiêu dùng toàn cầu năm 2018 của McKinsey cho thấy 26% số người được hỏi ở Trung
9


Quốc đang nâng cấp tiêu dùng tổng thể, trong khi trung bình của 10 nền kinh tế hàng đầu
tồn cầu là 17%.

Nhìn vào mối quan hệ kinh tế của Trung Quốc với thế giới, có thể thấy cơng nghệ là mối
quan tâm cốt lõi. Trong thời đại công nghệ kỹ thuật số, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo, sự
đổi mới liên tục đã trở thành động lực cốt lõi cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.
Dây chuyền công nghệ là một trong những chuỗi giá trị phức tạp nhất, đặc biệt là yêu cầu
tất cả các bên tham gia hợp tác, trong khi Trung Quốc đã đi sâu vào chúng, và chiếm một
tỷ trọng khá lớn trong chuỗi xuất nhập khẩu toàn cầu.

B. ẤN ĐỘ
1. Chiến lược thu hút FDI của Ấn Độ
Chính phủ Ấn Độ rất coi trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là trong các lĩnh vực cơ sở
hạ tầng, công nghiệp cao, công nghệ chế tạo, dịch vụ và bán lẻ. FDI góp phần đáng kể cho
tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, giải quyết công ăn việc làm, chuyển giao
công nghệ cho quốc gia này.
Ở Ấn độ các yếu tố được nghiên cứu giúp thu hút vốn FDI như: Tốc độ tăng trưởng của
tổng sản phẩm trong nước, Tỷ lệ lạm phát ở mức thấp, Tư do hóa thương mại, dự trữ ngoại
hối ổn định, Chỉ số sản xuất cơng nghệp (IPP) cao, … đều được chính phủ đặc biệt chú
trọng.
Để tăng cường dòng vốn FDI, Ấn Độ đang có biện pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các
lĩnh vực: hàng không nội địa, thương mại điện tử, khoa học, cơng nghệ và dịch vụ tài
chính,… trong đó chính phủ chấp nhận tỷ lệ đầu tư nước ngồi vào dịch vụ vận tải hàng
khơng nội địavà thương mại điện tử là 100% và tỷ lệ tương tự cho các Kiều Ấn ở nước
ngoài. Đối với lĩnh vực ngân hàng, FDI có thể chiếm tỷ lệ tới 74% trong các ngân hàng tư
nhân và 20% với ngân hàng cơng. Sau nhiều lần điều chỉnh chính sách, Ấn Độ đã cho phép
FDI 100% vốn nước ngoài và theo cơ chế tự động vào hầu hết các lĩnh vực: ô tô, sân bay,
hạ tầng đường sắt, bán lẻ, dược phẩm, khai khống, dầu mỏ và khí đốt, nơng nghiệp...
Riêng lĩnh vực quốc phòng 49%, ngân hàng tư nhân 74%, ngân hàng cơng 20%, lọc dầu
49% và có phê duyệt của các bộ ngành liên quan.
Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng cho phép các nhà đầu tư nước ngoài linh động chuyển đổi hình
thức đầu tư, điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI có cơ hội tìm kiếm và sửa
đổi hình thức đầu tư phù hợp nhất.


10


2. Độ mở cửa kinh tế, chính sách, pháp luật
Từ năm 1994 đến nay, Ấn Độ đã ký 83 hiệp định xúc tiến và bảo hộ đầu tư song phương
và đang đàm phán một số hiệp định khác. Chính phủ trung ương và các bang có nhiều
chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm thúc đẩy tăng
trưởng và phát triển. Nhìn chung Ấn Độ được đánh giá là một thị trường có độ mở cao
cho các nhà đầu tư nước ngồi có mong muốn đầu tư trực tiếp tại Ấn Độ. Mạng lưới
thương mại được hỗ trợ bởi các hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương với
nhiều đối tác thương mại giúp thúc đẩy vai trò của nhà đầu tư.
Kể từ 1/4/2010, FDI được điều tiết bởi Chính sách đầu tư hợp nhất do Tổng cục chính
sách và xúc tiến công nghiệp (DIPP) thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ ban
hành. Chính sách này phản ánh việc thực hiện khung quản lý hiện hành thông qua hợp
nhất các quy định trước đó về FDI trong Luật quản lý ngoại hối (FEMA) năm 1999, Quy
chế quản lý ngoại hối năm 2000 và các thông tư, quy định của Ngân hàng dự trữ Ấn Độ
(RBI). Việc hợp nhất này nhằm mục đích cụ thể hóa chính sách FDI của Ấn Độ và làm
cho việc hiểu và thực hiện chính sách FDI được tốt hơn. Mọi sự thay đổi, điều chỉnh
chính sách FDI do các bộ đề nghị sẽ được liên bộ thảo luận, nội các thông qua và được
DIPP công bố. Những thay đổi này được phản ánh trong chính sách FDI hợp nhất cơng
bố 6 tháng một lần. Các ngành nêu trong chính sách là mở 100% cho FDI thông qua việc
cấp phép tự động trên cơ sở luật, quy chế áp dụng và điều kiện an ninh.
FDI được phép đầu tư vào các công ty Ấn Độ (bao gồm các công ty siêu nhỏ và nhỏ),
công ty liên danh, quỹ vốn liên doanh và công ty trách nhiệm hữu hạn.

3. Rủi ro chính trị
3.1. Rủi ro chuyển đổi
Về vấn đề thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài, Ấn Độ đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai
lần đối với hơn 30 quốc gia, trong đó có Việt Nam, các quy định về thuế, phí , lệ phí của

Ấn Độ cũng rất rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài.
Ngày 03 tháng 9 năm 2016 tại trụ sở Văn phịng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Ơng
Đỗ Hồng Anh Tuấn và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà Ấn Độ tại Việt Nam,
Ơng Parvathaneni Harish đã chính thức ký kết Nghị định thư sửa đổi Hiệp định tránh đánh
thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hồ Ấn
Độ (Nghị định thư).
11


Theo nội dung của Nghị định thư, cả hai nước (Ấn Độ và Việt Nam) đều nhất trí điều
chỉnh Điều 27 về “Trao đổi thông tin” của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Ấn Độ
và Việt Nam để đáp ứng những quy chuẩn quốc tế về minh bạch và trao đổi thông tin theo
quy định mới của tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), bổ sung một điều khoản
Điều 27A mới về “Hỗ trợ thu thuế” để tăng cường sự hỗ trợ lẫn nhau trong cơng tác quản
lý thuế nói chung, cơng tác thu thuế nói riêng.
Về vấn đề quản lý vốn và chuyển lợi nhuận thu được về công ty mẹ tại Ấn Độ phụ thuộc
vào hình thức của cơng ty con, đối với văn phịng liên lạc các chi phí sẽ phải được đáp ứng
hồn tồn thơng qua chuyển khoản ngoại hối từ trụ sở chính bên ngồi Ấn Độ và khơng
được chuyển tiền về cơng ty mẹ, đối với văn phịng dự án chỉ được chuyển lợi nhuận về
khi kết thúc dự án và một số trường hợp đặc biệt thì cịn lại tất cả các khoản đầu tư và lợi
nhuận từ cơng ty con có thể hồi hương trở về cơng ty mẹ sau khi đóng thuế.
3.2. Rủi ro vận hành
Vấn đề về nội địa hóa tại Ấn Độ là một trong các thách thức lớn đối với các công ty nước
ngoài muốn đầu tư vào đây đặc biệt là nội điạ hóa dữ liệu. Một trong những tiếng nói nổi
bật hơn địi hỏi nội địa hóa tại Ấn thuộc về người giàu nhất Ấn Độ, Chủ tịch Reliance
Mukesh Ambani, người đã tuyên bố gần đây rằng dữ liệu Ấn Độ nên được sở hữu độc
quyền bởi công dân Ấn Độ. Nhận xét của ông đã thúc đẩy cuộc tranh luận về việc nội địa
hóa dữ liệu trên thị trường internet phát triển nhanh nhất thế giới.
Trước đây, khi chưa có luật quy định rõ ràng về nội địa hóa, việc này đã cho phép hàng

trăm công ty, bao gồm cả những người khổng lồ như Google, Twitter và MasterCard, thiết
lập các hoạt động sinh lợi ở nước này. Ấn Độ là nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thế
giới cũng như quốc gia tiêu thụ dữ liệu di động lớn nhất thế giới. Do đó, các cơng ty này
đã háo hức tận dụng cơ hội lớn mà Ấn Độ mang lại, đặc biệt sau khi bị từ chối tiếp cận thị
trường tương tự ở Trung Quốc. Tuy nhiên mới đây nhất chính phủ Ấn Độ đã thơng qua
quy định mới về nội địa hóa dự liệu đối với các cơng ty nước ngồi, điều này được xem là
là một can thiệp của chính phủ nhằm áp đặt kiểm sốt giá cả và cung cấp một sự thúc đẩy
không công bằng cho ngành công nghiệp trong nước, bao gồm nhà điều hành mạng di
động Reliance Jio.
Ngoài ra theo dự luật mới mức lương tối thiểu của Ấn Độ là 178 INR (tương đương 2.51
USD) một ngày, đây vẫn là con số khá thấp trong khu vực. Các DN đầu tư vào Ấn Độ vẫn
được hưởng nguồn lao động dồi dào với chi phí thấp, làm việc chuyên nghiệp và sẵn sàng
học hỏi.

12


Hệ thống thuế cạnh tranh: Chế độ thuế cạnh tranh và mạng lưới các Hiệp ước thuế toàn
diện, được sửa đổi thêm bằng việc áp dụng Bộ luật thuế trực tiếp và Thuế hàng hóa và dịch
vụ - thuế duy nhất cho cả quốc gia.
Hệ thống tài chính phát triển tốt: Hệ thống tài chính được điều tiết tốt với khả năng tiếp
cận thị trường vốn phát triển như một nguồn tài chính thay thế.
3.3. Rủi ro kiểm sốt
Ấn Độ được xem là một trong số các quốc gia có độ mở cao. Các quy định với vốn FDI có
sự ổn định. Chính phủ chấp nhận tỷ lệ đầu tư nước ngồi vào dịch vụ vận tải hàng khơng
nội địa và thương mại điện tử là 100% và tỷ lệ tương tự cho các Kiều Ấn ở nước ngoài.
Đối với lĩnh vực ngân hàng, FDI có thể chiếm tỷ lệ tới 74% trong các ngân hàng tư nhân
và 20% với ngân hàng cơng. Sau nhiều lần điều chỉnh chính sách, Ấn Độ đã cho phép FDI
100% vốn nước ngoài và theo cơ chế tự động vào hầu hết các lĩnh vực: cộng nghệ, ô tô,
sân bay, hạ tầng đường sắt, bán lẻ, dược phẩm, khai khống, dầu mỏ và khí đốt, nơng

nghiệp... Riêng lĩnh vực quốc phịng 49%, ngân hàng tư nhân 74%, ngân hàng công 20%,
lọc dầu 49% và có phê duyệt của các bộ ngành liên quan.
Về vấn đề quốc hữu hóa các các cơng ty nước ngồi tại Ấn Độ đã xuất hiện trong một số
ngành như: hàng khơng, dầu khí, ngân hàng, …
3.4. Vấn đề an ninh khu vực
Ở Ấn Độ có 6 tơn giáo chính, bao gồm: Ấn Độ giáo (còn gọi là đạo Hindu, chiếm 80,5%
dân số), Hồi giáo (chiếm 13,4%), Thiên chúa giáo (chiếm 2,3% ), Đạo Sikh ( chiếm
1,9%); các tôn giáo khác chiếm khoảng 1,8%... xung đột giữa các tôn giáo ở Ấn Độ luôn là
một vấn đề đáng lưu tâm và tiềm ẩn nhiều rủi ro chính trị.
Hiện nay, Ấn Độ và Pakistan đang xảy ra mẫu thuân chính trị lớn, 2 bên liên tục có các
cuộc giao chiến, đấu súng dữ dội ở biên giới, tình hình vơ cùng căng thẳng, theo phân tích
của các chuyên gia trên thế giới có thể dẫn đến chiến tranh hạt nhân giữa 2 nước
4. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh
4.1. Thực trạng phát triển ngành công nghệ cao ở Ấn Độ
Ngày nay, Ấn Độ đã trở thành một thị trường chiến lược cho tất cả các cơ sở sản xuất cho
các doanh nghiệp và là điểm nóng đổi mới cho các nhà lãnh đạo công nghệ. Các cơng nghệ
tiên tiến và mới nổi như Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), robot, học máy (ML),
v.v., đang dần xúc tác sự chuyển đổi giữa các phân khúc cơng nghiệp như chăm sóc sức
khỏe, sản xuất, vận chuyển và bán lẻ. Điều này đã mở ra con đường mới cho các công ty
sản xuất Ấn Độ thiết kế sản phẩm và đưa ra các giải pháp đột phá có tiềm năng tồn cầu.
13


Báo cáo của Everest Group và Nasscom cho thấy hơn 7.200 công ty khởi nghiệp công
nghệ đã được thành lập ở Ấn Độ trong năm năm qua. Trong số này, tám cơng ty đã tiến
hóa để trở thành kỳ lân vào năm 2018 và gần một nửa trong số họ đang hoạt động trong
các lĩnh vực công nghệ sâu. Sức mạnh công nghệ đã được chứng minh của Ấn Độ và một
cộng đồng khởi nghiệp đang phát triển tạo ra môi trường phù hợp để thúc đẩy sự đổi mới
trong ngành công nghệ cao, điều này sẽ tiếp tục tăng trưởng của ngành sản xuất công nghệ.
Thị trường điện tử Ấn Độ cũng là một trong những nước phát triển nhanh nhất trên thế

giới.
Ở Ấn Độ, đang có một khoảng cách cung-cầu đáng kể trong thị trường điện tử dẫn đến sự
phụ thuộc vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu.
Các lĩnh vực cơng nghệ cao của Ấn Độ có khả năng thu hút khoản đầu tư khổng lồ 21 tỷ
USD và tạo ra hàng triệu việc làm trong năm năm tới, theo một nhóm vận động kinh doanh
hàng đầu của Mỹ. Diễn đàn đối tác và chiến lược Mỹ-Ấn Độ (USISPF) trong một báo cáo
gần đây "Sản xuất công nghệ cao ở Ấn Độ", đã đệ trình lên chính phủ Ấn Độ, tuyên bố
rằng các ngành công nghệ cao của Ấn Độ có thể tạo ra 550.000 việc làm trực tiếp và
1.400.000 việc làm gián tiếp trong năm năm tới năm
4.2. Lợi thế so sánh
Để bắt kịp với số hóa và áp dụng các cơng nghệ mới nổi, một số ngành cơng nghiệp đã trải
qua sự thay đổi. Ví dụ, một số nhà sản xuất công nghệ Ấn Độ đã tạo ra một phân khúc
riêng cho mình bằng cách tận dụng robot. Thông qua các giải pháp sáng tạo, họ khơng chỉ
chuyển đổi kho mà cịn sẵn sàng thay đổi các phân khúc công nghiệp khác như vận chuyển
và hậu cần, ô tô và các đơn vị sản xuất, v.v. Tương tự như vậy, việc tích hợp AI và xử lý
ngôn ngữ tự nhiên trong các sản phẩm tiêu dùng mang đến nhiều cơ hội cho ngành công
nghiệp điện tử để đưa ra các giải pháp sáng tạo nhằm giải quyết việc sử dụng hộ gia đình
và doanh nghiệp. Chẳng hạn, các camera giám sát do AI điều khiển có thể được các cơ
quan dân sự sử dụng để kiềm chế tội phạm.
Ngồi ra ngành cơng nghệ Ấn Độ cam kết trong việc nuôi dưỡng tài năng địa phương và
hỗ trợ các sáng kiến thông qua sự hợp tác tích cực. Có một số chương trình đã được thực
hiện bởi các nhà lãnh đạo ngành hợp tác với chính phủ đang cung cấp môi trường phù hợp
để thúc đẩy đổi mới, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và cố vấn để giúp chuyển đổi
ý tưởng kinh doanh tiềm năng thành một đề xuất kinh doanh có lợi nhuận.
Một số thách thức lớn được xác định bao gồm nhu cầu về một hệ sinh thái nhà cung cấp
mạnh mẽ, giảm chi phí hậu cần, tăng cường lực lượng lao động lành nghề, tận dụng tiềm
năng về thuế và cho phép các chính sách điều tiết

14



Ấn Độ là quốc gia có nhiều lợi thế: chính sách thuận lợi; đặc quyền đầu tư đặc biệt như
miến thuế, thị trường rộng lớn, phát triển minh bạch và đáng tin cậy; đội ngũ quản lý và có
kỹ thuật; chi phí thấp và lực lượng lao động được đào tạo tốt; tài nguyên thiên nhiên phong
phú, dân chúng sử dụng tiếng Anh như một ngơn ngữ chính, hệ thống pháp lý tương thích
với hệ thống pháp lý hiện đại của nhiều nước trên thế giới. Nhiều nhà đầu tư nước ngồi đã
đánh giá cao lợi thế, mơi trường đầu tư tại Ấn Độ và sẵn sàng đầu tư các dự án lớn tại
nước này.
C. NGA
1. Chiến lược thu hút FDI của Nga
Chính phủ Nga đánh giá cao tầm quan trọng của đầu tư nước ngoài trong sự phát triển
kinh tế của mình. Luật đầu từ năm 1991 đảm bảo quyền cơng bằng của nhà đầu tư nước
ngồi như với các nhà đầu tư trong nước (Tuy nhiên một số ngành có những hạn chế đối
với quyền sở hữu nước ngoài). Luật đầu tư nước ngoài năm 1999 cũng phê chuẩn nguyên
tắc này.
Ở cấp khu vực, nhiều chính quyền địa phương đã phát triển các điều luật và chương trình
để thu hút vốn FDI, bao gồm cả các dự án thành lập các khu công nghệ gần các trường
đại học và các khu chế xuất gần với cảng và biên giới. Mấy năm gần đây Nga tìm kiếm
con đường cải cách phù hợp với kinh tế trong nước và nhanh chóng chuyển đổi mơ hình
kinh tế, tích cực tạo ra hệ thống kinh tế thị trường. Sau 15 năm cải cách, mơi trường kinh
tế Nga đã có sự cải thiện rõ rệt, vì thế càng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

15


2. Độ mở cửa kinh tế, chính sách, pháp luật

 Những quy định chủ yếu trong luật đầu tư nước ngồi của Nga
Chính phủ Liên bang Nga ln chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài, điều này được thể
hiện trong luật đầu tư nước ngoài ban hành vào tháng 7/1991 và được sửa đổi vào

9/7/1999 với một số nội dung đáng chú ý sau:
Cơ sở pháp lý của việc bảo lãnh đầu tư và quyền của chủ đầu tư: Chủ đầu tư Nga và
nước ngoài được đảm bảo của nhà nước về tài sản của họ và các quyền lợi khác theo hiến
pháp của Liên bang Nga, luật Dân sự và luật đầu tư nước ngoài của Liên bang Nga. Sự
bảo vệ đối với chủ đầu tư còn được bảo đảm bởi các hiệp định quốc tế ký kết giữa Liên
bang Nga và các nước khác.
Việc đối xử với các nhà đầu tư nước ngoài: Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Nga
được hưởng tuyệt đối và vô điều kiện mọi sự bảo vệ bởi pháp luật hiện hành và các văn
bản pháp luật khác của Liên bang Nga, các hiệp định quốc tế mà chính phủ Nga đã ký
kết.
Bảo lãnh của chính phủ khi luật pháp thay đổi: Chính phủ đảm bảo sẽ bảo vệ sự ổn định
về quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài và các điều kiện đầu tư. Bảo lãnh với các nhà đầu
16


tư nước ngoài trong trường hợp bị bắt buộc rút vốn đầu tư và những hành động phạm
pháp của các cơ quan nhà nước và công chức.
Bồi thường và bồi hoàn các tổn thất cho nhà đầu tư: Các khoản bồi thường trả cho nhà
đầu tư nước ngoài phải tương ứng với chi phí đáu từ thực tế của chủ đầu tư mà đã bị quá
hay trưng thu trước khi việc quốc hữu há hay trưu thu được thực hiện hay cơng bố chính
thức.
Khuyến khích đầu tư nước ngồi: Các biện pháp dưới đây được áp dụng đối với các chủ
đầu tư để khuyến khích đầu tư nước ngồi.
a)

Miễn hoặc giảm thuế (khấu trừ thuế suất)

b)

Các biện pháp tài chính (tín dụng, cho vay lãi suất thấp).


c)

Chuyển đổi các khoản nợ thành cổ phần trong các công ty.

d)
Các biện pháp phi tài chính khác (hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, hợp đồng kí kết
với các chính phủ trong đó nhà đầu tư được hưởng những khoản thuận lợi).
Quyền của nhà đầu tư nước ngoài về miễn thuế bổ sung và bảo lãnh: Đối với các dự án
đầu tư nước ngồi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế xã hội và thuộc diện mà chủ
đầu tư được quyền ưu tiên, lợi ích đặc biệt và bảo đảm của chính phủ miễn là những dự
án này được chính phủ phê duyệt.
Sự phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hoá khiến cho kinh tế Nga liên tục bị ảnh hưởng từ sự
biến động bất thường của giá cả toàn cầu. Giá dầu giảm, các biện pháp trừng phạt quốc tế
áp vào Nga và những hạn chế về cơ cấu đã đẩy Nga lâm vào suy thoái sâu vào năm 2015,
với GDP giảm gần 4%. Suy thoái kinh tế tiếp tục kéo dài đến năm 2016, với GDP giảm 0,
6%. Chính phủ nhằm đẩy mạnh các biện pháp nhằm đa dạng hóa nền kinh tế, thốt khỏi
tập trung khai khống. Mặc dù vậy, cho đến nay Nga đang phụ thuộc rất nhiều vào sự
biến động của giá cả hàng hóa thế giới
Ngành công nghiệp phổ biến ở Nga là: công nghiệp khai thác mỏ, khai thác sản xuất than
đá, dầu mỏ, khí đốt, hóa chất, kim loại; máy xây dựng; cơng nghiệp quốc phịng; thiết bị
vận tải đường sắt, đường bộ; thiết bị liên lạc; máy móc nơng nghiệ; dụng cụ y tế và khoa
học; hàng tiêu dùng; dệt may; thực phẩm và thủ công mỹ nghệ.
Các mặt hàng nhập khẩu: máy móc, phương tiện vận tải, dược phẩm, nhựa, bán thành sản
phẩm kim loại, thịt, trái cây và các loại hạt, dụng cụ quang học và y tế, sắt, thép

17


3. Rủi ro chính trị

3.1. Rủi ro chuyển đổi
Ở Nga, tỷ giá hối đoái trực tiếp phụ thuộc vào đồng đô la và giá dầu trên thị trường. Liên
Bang Nga là một ơng chủ lớn về dầu khí, nhưng đồng thời, trọng tâm của nó cũng chỉ là
vàng đen. Và điều gì sẽ xảy ra khi hết dầu? Làm thế nào các nhà đầu tư có thể ủy thác
tiền của họ cho một quốc gia mà công dân không tin tưởng vào hệ thống ngân hàng của
chính họ? Bởi hiện nay, đồng rúp chưa được đánh giá cao
Các động thái của Trung Quốc và Nga nhằm giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ sẽ
được tiếp tục vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới với việc Bộ Tài chính Nga tại Moscow
dự kiến ra mắt trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ đầu tiên. Ngân hàng trung ương Nga
cũng đã dần thay thế các tài sản bằng đô la Mỹ của mình bằng tài sản nhân dân tệ trong
danh mục dự trữ ngoại hối
3.2. Rủi ro vận hành
Nga là một đất nước rất rộng lớn nên mức lương tối thiểu tại từng vùng cũng có sự chênh
lệch và khác nhau, trung bình là 11.163 rúp/ tháng, tương đương 173.25 USD. Những
thay đổi trong lương tối thiểu chắc chắn sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến chính sách lao động
của công ty nếu đầu tư tại Nga. Bởi nếu mức lương tối thiểu cho năm 2019 tăng, chi phí
nhân cơng sẽ tăng.
Những vấn đề như hậu quả của thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986, sự khô cạn của
biển Aral, sự phụ thuộc của Nga vào khai thác dầu mỏ, khí đốt có ảnh hưởng lớn đến mơi
trường của quốc gia này. Nhận thức được những mối nguy hại đến mơi trường, Chính
phủ Nga đã ban hành một loạt các luật về môi trường từ năm 1991 cùng các quyền của cá
nhân đối với mơi trường an tồn đã được ghi nhận trong hiến pháp. Mối quan tâm về vấn
đề mơi trường thường xun được Chính phủ Nga nâng cao thông qua việc thực thi Luật
Bảo vệ môi trường và tính hiệu quả của hệ thống tư pháp. Nga cịn có những thay đổi về
mặt lập pháp. Những thay đổi này ảnh hưởng đến nguồn nước, lâm nghiệp và đất đai của
Nga. Đây chính là lý do tại sao năm 2017 được coi là năm cải cách môi trường của Nga
bởi điều này hàm ý việc tăng cường khung pháp lý trong lĩnh vực sinh thái.
Bên cạnh đó, mơi trường đầu tư của Nga được nhận xét là đặc trưng bởi mức độ tham
nhũng cao. Các rào cản hành chính làm tăng đáng kể chi phí kinh doanh cho doanh
nghiệp.


18


3.3. Rủi ro kiểm soát
Điều 4 luật đầu tư nước ngoài Liên bang Nga quy định: Nhà đầu tư nước ngồi, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thành lập trên lãnh thổ Liên bang Nga, trong đó nhà đầu
tư nước ngồi góp tối thiểu là 10 % vốn điều lệ, khi tái đầu tư được hưởng đầy đủ sự bảo
vệ của pháp luật cũng như bảo đảm về các ưu đãi được quy định theo luật này.
Cũng theo luật đầu tư, tài sản đầu tư vào Nga sẽ không bị quốc hữu hố trừ khi nhà đầu
tư có hành động gây hại tới quyền lợi của nhà nước Liên bang Nga. Vốn đầu tư nước
ngồi sẽ khơng bị trung thu trừ trường hợp thiên tai, bệnh dịch và các trường hợp khác
được coi là bất khả kháng. Trong trường hợp mà vốn đầu tư nước ngoài bị quốc hữu hoá
hoặc trung thu, nhà đầu tư sẽ được đền bù đầy đủ và nhanh chóng.
3.4. Vấn đề an ninh khu vực
Theo WB, nền kinh tế Nga cũng sẽ gặp phải rủi ro trước nguy cơ các lệnh trừng phạt
được mở rộng, gây lo ngại cho các nhà đầu tư vào thị trường tài chính cũng như việc giá
dầu giảm mạnh. Thêm vào đó, nguy cơ mất ổn định tài chính trong trường hợp tình hình
kinh tế vĩ mơ xấu đi có thể làm tăng gánh nặng nợ đối với người dân.
Tổng thống V. Putin đã nêu rõ, chính sách đối ngoại của Nga là rất linh hoạt và rõ ràng,
đó là tơn trọng niềm tin, xóa nhịa biên giới giữa con người và xây dựng một thế giới hịa
bình hơn.
Nga sẽ phối hợp chặt chẽ hơn về chính sách đối ngoại và kinh tế với Belarus; quyết tâm
phát triển hơn nữa đối thoại với Nhật Bản và hy vọng Liên minh châu Âu (EU) sẽ có
những bước đi thực tiễn để khơi phục quan hệ kinh tế và chính trị với Moscow.
Ông V. Putin khẳng định, Nga muốn quan hệ hữu nghị, bình đẳng, tồn diện với Mỹ và
mọi hành động của Nga chỉ mang tính phịng thủ. Tổng thống Nga thừa nhận INF đã lỗi
thời và sẵn sàng đàm phán với Mỹ. Moscow chủ trương không tham gia vào bất kỳ cuộc
chạy đua vũ trang hay đường lối bên miệng hố chiến tranh
4. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh

4.1. Thực trạng phát triển ngành công nghệ cao ở Nga
Phát triển kinh tế số là một trong những dự án then chốt của Chính phủ Liên bang (LB)
Nga giai đoạn 2018 -2024. Tính đến thời điểm hiện nay, Chính phủ LB Nga đã dành một
khoản ngân sách hơn 1 nghìn tỷ rúp (khoảng hơn 15 tỷ USD) để xây dựng các nền tảng
chính của kinh tế số như: cơ sở hạ tầng thông tin, công nghệ số, quản lý chính phủ điện
tử, nguồn nhân lực, an tồn thơng tin và nền tảng pháp lý của lĩnh vực số hóa.
19


Theo tài liệu, nền kinh tế số của LB Nga hiện nằm ở nhóm các nước phát triển với tỷ lệ
giá trị gia tăng của lĩnh vực ICT trong GDP là khoảng 2,6% (con số này ở Mỹ là 5,4%,
Hàn Quốc – 9,6%, Ấn Độ - 5,8%). Xét theo chỉ số phát triển trong lĩnh vực ICT, LB Nga
xếp thứ 45/176 quốc gia trên thế giới. Số lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực công
nghệ thông tin và truyền thông ở Nga chiếm khoảng 2,2% tổng lao động của nước này
(con số này ở Anh là 3,4%, Mỹ - 2,8%, Nhật -3%, Hàn Quốc – 3,5%). LB Nga cũng là 1
trong những nước có số lượng lao động dưới 35 tuổi hoạt động trong lĩnh vực ICT nhiều
nhất thế giới.
Tuy nhiên, tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông
tin và truyền thông của LB Nga chỉ chiếm 0,1% và 0,9% so với tổng giá trị xuất khẩu
hàng hóa và dịch vụ ICT trên toàn thế giới.
Bà Svetlana Zabelina, Đại diện Tập đoàn Zarubezh cho biết, tại kỳ Triển lãm quốc tế Việt
- Nga 2019 (Expo - Russia Vietnam) diễn ra vào trung tuần tháng 11/2019 tại Hà Nội,
nhiều tập đoàn, doanh nghiệp của Nga sẽ mang đến Việt Nam những công nghệ hiện đại
cùng phát minh mới nhất trong các lĩnh vực năng lượng, cơ khí, nơng nghiệp, vận tải,
truyền thơng và truyền dữ liệu, khai thác, cơng nghiệp hóa chất...
Liên bang Nga là thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU), chiếm 96% thương mại của Việt
Nam với cả khối EAEU.
4.2. Lợi thế so sánh
Nga rất giàu tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là kim loại nặng, kim loại quý, khí đốt, dầu

mỏ. Ngay cả lượng dầu và khí được sản xuất ở Nga cũng có thể gián tiếp dẫn đến sự phát
triển của công nghệ sản xuất và chế biến mới, tạo sức hút đối với các nhà đầu tư công
nghiệp lớn trên thế giới.
Bên cạnh đó, nước Nga là một thị trường nội địa khổng lồ. Ttrong tổng sản phẩm quốc
nội của tất cả các thị trường thế giới mới, thị phần của Nga chiếm hơn 25%. Hơn nữa,
trình độ giáo dục ở Nga cũng được đánh giá cao trên toàn thế giới. Vì vậy, nhân viên có
khả năng nhanh chóng tiếp nhận các công nghệ mới nhất trong sản xuất và quản lý

20



×