Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.28 KB, 2 trang )
Bạn không phải là dạng người hay quên nhưng luôn gặp khó khăn khi nhớ bài, nhất là phần lý thuyết. Bạn nghĩ rằng
mình có trí nhớ kém và sẽ luôn khó khăn trong học tập. Thật ra, chỉ là bạn chưa biết cách ghi nhớ hiệu quả mà thôi.
Trong cuộc sống bạn có trí nhớ rất tốt, nhớ ngay một số điện thoại dài lê thê, nhớ mọi chi tiết trong một buổi gặp mặt
cách đó mấy năm hay nhớ tất cả tên bạn bè thời tiểu học nhưng cứ cầm sách lên học là ngủ hoặc học mãi mà không
thuộc nổi một trang sách. Đó là do bạn chưa biết cách điều khiển bộ não của mình. Tạo hóa đã tạo ra con người với
bộ não siêu việt, dung lượng nhớ vô hạn và khả năng sáng tạo vô cùng nhưng bạn phải biết làm chủ nó.
Đặc điểm não
Não tuy ưu việt, nhưng đặc tính của nó là rất nhạy cảm với hình ảnh, màu sắc, âm thanh hơn là chữ nghĩa khô khan
từ sách vở. Não dễ dàng nhớ được những thông tin gắn liền với thực tế như khung cảnh, mùi vị, sự kết hợp giữa
các hình ảnh. Nhưng hầu hết thông tin từ bài học lại đến từ những chuyển tải lý luận phức tạp, gây cho ta rất nhiều
khó khăn trong việc tiếp thu và lĩnh hội chúng. Một đặc điểm quan trọng nữa là não luôn cần có thời gian để nạp
thông tin. Thông tin cần phải được lặp đi lặp lại nhiều lần, cần phải mất thời gian để trí nhớ ta lãnh hội được nó. Vì
vậy, bạn cần có những công cụ hỗ trợ và những phương pháp thích hợp giúp bạn dễ dàng đưa thông tin từ bài học
vào đầu.
Ghi nhớ như thế nào
Từ những đặc điểm rất cơ bản của não, ta có thể dễ dàng tìm được phương pháp ghi nhớ sao cho hiệu quả. Bí
quyết chung cho việc ghi nhớ tốt đó là hãy liên kết thông tin trên giấy với hoàn cảnh thực tế ngoài đời thực.
- Kích thích não bằng hình ảnh, âm thanh, mùi vị Khi đọc đến khái niệm nào, bạn hãy tập trung liên tưởng đến một
hình ảnh liên quan đến nó. Ví dụ như học về vòng đời của một con côn trùng nào đó, bạn phải nghĩ ngay đến nó,
tưởng tượng xem nó màu gì, bay như thế nào, săn mồi như thế nào. Cố gắng tạo cho bạn những hình ảnh ba chiều
với nhiều màu sắc. Hãy tưởng tượng những đối tượng trong đầu bạn đang kết hợp với nhau, va chạm với nhau hay
bao bọc lẫn nhau, từ đó các thông tin được mã hóa thành hình ảnh và dễ dàng đi vào trí nhớ. Vì vậy trong sách giáo
khoa của trẻ em luôn có nhiều hình ảnh và màu sắc để kích thích trí tưởng tượng của trẻ và trong chương trình học