Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Skkn giải pháp nâng cao năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 11b1, trường thpt nông cống 4 qua giờ đọc hiểu tác phẩm đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.47 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU .............................................................................................................2
1.1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................3
1.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................3
1.5. Đóng góp mới của sáng kiến kinh nghiệm.........................................................3
2. NỘI DUNG ............................................... .........................................................4
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm...........................................................4
2.1.1. Một số khái niệm liên quan ............................................................................4
2.2.Thực trạng vấn đề dạy học phát triển năng lực phẩm chất trong đọc hiểu môn
Ngữ văn ở trường phổ thông ....................................................................................5
2.3. Giải pháp nâng cao năng lực phẩm chất cho học sinh qua giờ đọc hiểu tác
phẩm Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử....................................................................5
2.3.1. Giải pháp1: Xác định rõ những năng lực, phẩm chất cần hình thành cho học
sinh trong giờ đọc hiểu tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử....................5
2.3.2. Giải pháp 2: Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp để
phát triển năng lực, phẩm chất học sinh...................................................................6
2.3.3. Giải pháp 3: Xây dựng cách thức tổ chức và thiết kế giờ dạy đọc hiểu nhằm
phát triển năng lực phẩm chất học sinh.....................................................................9
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường......................................................................................14
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................16
3.1. Kết luận............................................................................................................16
3.2. Kiến nghị .........................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................17

1

skkn



1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong cơng cuộc đổi mới toàn diện ngành giáo dục hiện nay, đổi mới
phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp
cận nội dung sang tiếp cận năng lực và phẩm chất của người học, từ chỗ quan tâm
học sinh học được kiến thức gì đến việc học sinh vận dụng những kiến thức vào
thực tiễn như thế nào. Để làm tốt điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp
dạy học theo lối truyền thụ kiến thức một chiều sang dạy cách học, cách vận dụng
kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất.
Ngữ văn là mơn học có những khả năng đặc biệt, có ưu thế trong việc hình
thành phẩm chất, năng lực cho học sinh.Việc khai thác hiệu quả giờ học Ngữ văn
là yếu tố quan trọng góp phần đổi mới toàn diện nền giáo dục đào tạo gắn với bốn
mục tiêu quan trọng của giáo dục: “học để biết, học để làm, học để chung sống,
học để khẳng định mình”. Nắm bắt được tinh thần đổi mới, tiếp thu bồi dưỡng
chuyên môn từ các Mô đun được tập huấn qua mạng của Bộ GDĐT, mỗi giáo viên
đã thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của đơn vị cho thấy sự sáng tạo trong việc đổi mới
phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh chưa nhiều. Dạy học vẫn
nặng truyền thụ kiến thức. Việc rèn luyện kỹ năng, hình thành phẩm chất, năng lực
được quan tâm nhưng hiệu quả chưa cao, điều đó dẫn tới việc học sinh thụ động,
lúng túng khi giải quyết những vấn đề trong thực tiễn.
Bản thân là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, tôi luôn ý thức rằng: việc
nâng cao phẩm chất, năng lực cho học sinh thông qua giờ học Ngữ văn là vô cùng
cần thiết, nhằm rèn luyện nhân cách cho học sinh. Đây thôn Vĩ Dạ là một trong
những bài thơ hay của Hàn Mặc Tử trong chương trình ngữ văn 11. Hàn Mặc Tử là
nhà thơ trẻ tài hoa, có sức sáng tạo dồi dào, tình yêu thiết tha với con người cuộc
đời, quê hương đất nước. Xuất phát từ những lí do trên, tơi đã thực hiện:“Giải
pháp nâng cao năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 11B1, Trường THPT Nông
Cống 4 qua giờ đọc hiểu tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.

2

skkn


1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng
cao phẩm chất, năng lực học sinh trong việc giảng dạy bộ mơn Ngữ Văn 11. Nâng
cao trình độ chun mơn, khả năng nghiên cứu khoa học; thực hiện đổi mới
phương pháp giảng dạy, phát huy năng lực của học sinh trong giờ đọc - hiểu văn
bản văn học từ đó bồi dưỡng phẩm chất, năng lực góp phần hồn thiện nhân cách
bản thân.
1. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Sáng kiến Giải pháp nâng cao năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 11B1
Trường THPT Nông Cống 4 qua giờ đọc hiểu tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” của
Hàn Mặc Tử tập trung nghiên cứu:
- Về lý luận, chúng tôi chỉ nghiên cứu các vấn đề năng lực, phẩm chất và nâng cao
năng lực phẩm chất trong môn Ngữ văn ở trường THP Nông Cống 4
- Về khảo sát thực tế và thực nghiệm, chúng tôi tiến hành ở học sinh lớp 11B1
Trường THPT Nông Cống 4.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu.
- Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu,
suy luận...
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp
thực nghiệm sư phạm, phương pháp thống kê.
1. 5. Đóng góp mới của sáng kiến kinh nghiệm
Thơng qua nội dung bài viết này tơi muốn đóng góp thêm với các bạn đồng
nghiệp dạy bộ môn Ngữ văn lớp 11 nói riêng và bộ mơn Ngữ văn cấp THPT nói
chung về thực trạng vấn đề phát huy năng lực, phẩm chất học sinh trong tình trạng
hiện nay, đồng thời đưa ra một số giải pháp mà bản thân tôi đã thực hiện trong quá

trình giảng dạy tại trường THPT Nơng Cống 4 với mong muốn đóng góp một phần
nhỏ bé của mình vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục: đào tạo các em học sinh trở
thành con người toàn diện.

3

skkn


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1. 1. Năng lực
Theo Từ điển tiếng Việt (do Hoàng Phê chủ biên)“Năng lực là khả năng,
điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hành động nào đó. Năng
lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại
hoạt động nào đó với chất lượng cao”.
Theo Chương trình giáo dục phổ thơng, năng lực được quan niệm là thuộc
tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập,
rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các
thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành cơng một
loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.
Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn, năng lực là khả năng vận dụng tất
cả những yếu tố chủ quan (mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua học tập)
để giải quyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống.
2.1.1.2. Phẩm chất
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Phẩm chất là cái làm nên giá trị của người hay
vật”. Phẩm chất là những yếu tố đạo đức, hành vi ứng xử, niềm tin, tình cảm, giá
trị cuộc sống; ý thức pháp luật của con người được hình thành sau một quá trình
giáo dục.

Chương trình giáo dục phổ thông cũng đã nêu rõ: “Phẩm chất là những tính
tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với năng lực tạo nên
nhân cách con người”.
2.1.1.3. Dạy học phát triển năng lực phẩm chất trong đọc hiểu văn bản môn
Ngữ văn ở trường phổ thông.
Dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực nghĩa là thơng qua bộ mơn,
học sinh có khả năng kết hợp một cách linh hoạt kiến thức, kỹ năng với thái độ,
tình cảm, động cơ cá nhân, nhằm đáp ứng hiệu quả một số yêu cầu phức hợp của
4

skkn


hoạt động trong một số hoàn cảnh nhất định. Biện pháp dạy học này được xem như
một nội dung giáo dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu
vấn đề, phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề dạy học phát triển phẩm chất, năng lực trong đọc hiểu
văn bản môn Ngữ văn ở Trường THPT Nông Cống 4.
1. Thuận lợi.
- Thực tế giảng dạy của bản thân và dự giờ đồng nghiệp qua nhiều năm tôi
thấy, việc dạy học các tác phẩm thơ trữ tình trong chương trình THPT, đặc biệt là
tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử có khả năng khơi dậy và phát huy tối
đa các năng lực phẩm chất của học sinh.
- Lớp 11B1 do tôi được phân công giảng dạy là lớp chọn khối A, chất lượng
đầu vào và khả năng tiếp thu kiến thức tốt.
2. Khó khăn.
- Dạy học đọc hiểu cịn mang tính truyền thụ một chiều những cảm nhận của
giáo viên, chú trọng dạy kiến thức hơn là hình thành kỹ năng. Dạy học tích hợp
được cịn mang tính khiên cưỡng, nội dung tích hợp cịn cứng nhắc. Vận dụng các
phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực cịn mang tính hình thức.

- Việc học và tiếp nhận của học sinh còn thụ động, hoạt động theo yêu cầu
của giáo viên, ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, mục đích học tập khơng cao,
học chủ yếu là để thi tốt nghiệp, các em không mấy mặn mà với môn văn nên việc
phát triển và nâng cao năng lực phẩm chất học sinh cịn gặp nhiều khó khăn.
2.3. Giải pháp nâng cao năng lực, phẩm chất của học sinh lớp 11B1 Trường
THPT Nông Cống 4 qua giờ đọc hiểu tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn
Mặc Tử.
2.3.1. Giải pháp 1: Xác định rõ những năng lực, phẩm chất cần hình thành
cho học sinh trong giờ đọc hiểu tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.
a. Các năng lực cần hình thành cho học sinh.
- Chương trình giáo dục phổ thơng mới hướng đến hình thành 10 năng lực
cho học sinh. Trong đó các năng lực mà môn Ngữ văn hướng đến là: Năng lực giải
5

skkn


quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực tự quản bản thân; năng
lực giao tiếp Tiếng Việt; năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mỹ.
- Khi dạy đọc hiểu tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, tôi xác định
được các năng lực cần hình thành bao gồm:
+ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tự
quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe/đọc hiểu, năng lực hiểu được ý
nghĩa của văn bản trữ tình, năng lực tạo lập được văn bản.
b. Các phẩm chất cần hình thành cho học sinh.
Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể nêu lên 5 phẩm chất chủ yếu cần
hình thành, phát triển ở học sinh là: Yêu nước; nhân ái; chăm chỉ; trung thực; trách
nhiệm. Khi dạy tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, thông qua việc khơi
gợi phân tích tác phẩm giáo viên hình thành cho học sinh cả 5 phẩm chất trên.


2.3.2. Giải pháp 2: Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù
hợp để phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
2.3.2.1. Phương pháp tổ chức.
6

skkn


Để nâng cao phẩm chất, năng lực cho học sinh thông qua giờ đọc hiểu tác
phẩm Đây thôn Vĩ Dạ tôi lựa chọn các phương pháp tổ chức dạy học sau:
a. Phương pháp đọc diễn cảm
Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ hay nhất của Hàn Mặc Tử là một
bức tranh đẹp về cảnh và người của miền đất nước qua tâm hồn giàu tưởng tượng
và đầy yêu thương của nhà thơ. Với nghệ thuật gợi liên tưởng, hồ quyện thiên
nhiên với lịng người, lời thơ mượt mà, âm điệu sâu lắng vì thế tơi hướng dẫn đọc
diễn cảm đúng theo giọng điệu, ngữ điệu hoặc ngâm bài thơ, để gợi hứng thú nhập
cuộc cho học sinh dựa trên việc xác định đúng giọng điệu âm hưởng của tác phẩm
b. Phương pháp Dạy học giải quyết vấn đề.
Đặc trưng cơ bản của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là “tình huống
gợi vấn đề” vì “tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề”(Rubinstein),
từ đó giúp học sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh
hội tri thức đó vừa phát triển tư duy tích cực, sáng tạo, phát hiện kịp thời và giải
quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh. Cụ thể như sau:
Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề trong hoạt động khởi động khi dạy tác
phẩm Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tôi đưa ra vấn đề qua câu hỏi, từ đó học
sinh nhận diện và trả lời câu hỏi để hướng tới dẫn dắt về tác giả. Chẳng hạn câu
hỏi: Tác giả của bài thơ “Em lấy chồng” là ai? Ngày mai tôi bỏ làm thi sĩ /Em lấy
chồng rồi hết ước mơ /Tơi sẽ đi tìm mỏm đá trắng /Ngồi lên để thả cái hồn thơ
(Trích “Gái quê”). Từ nhận thức và giải quyết vấn đề qua câu hỏi, giáo viên cho

nghe bài hát với các ca từ “Ai mua trăng, tôi bán trăng cho, trăng nằm yên trên
cành liễu đợi chờ, ai mua trăng tôi bán trăng cho. Chẳng bán tình duyên ước hẹn
thề” đồng thời yêu cầu học sinh cho biết lời bài hát viết về nhà thơ nào? Từ nhận
thức về đặc điểm trong sáng tác của Hàn Mặc Tử, học sinh sẽ trả lời được lời bài
hát viết về Hàn Mặc Tử. Khi giáo viên tổ chức xong hoạt động này, học sinh sẽ
giải quyết được vấn đề ngay ở phần khởi động. Từ đó có tâm thế hứng thú khi
tham gia các hoạt động trong giờ học.
c. Phương pháp thảo luận nhóm.
7

skkn


Phương pháp thảo luận nhóm giúp cho mọi học sinh tham gia một cách chủ
động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh
nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học, tạo cơ
hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau hợp tác giải quyết
những nhiệm vụ chung. Phương pháp này không chỉ giúp học sinh thoải mái thảo
luận, trao đổi với nhau mà còn trao đổi đối thoại với cả giáo viên để làm rõ các
vấn đề chưa hiểu. Từ đó phát huy được tính tích cực, sự mạnh dạn và khả năng
sáng tạo cũng như những cảm nhận sâu sắc của các em đối với sáng tác của Hàn
Mặc Tử. Cụ thể như sau:
- Phần I. Giới thiệu chung. Khi tìm hiểu về tác giả Hàn Mặc Tử. Giáo viên cho học
sinh thảo luận cặp đôi về các nội dung:
+ Nêu những nét chính về cuộc đời Hàn Mặc Tử?
+ Nêu những nét chính về sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử?
+ Nêu xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
+ Giới thiệu những hiểu biết của em về thôn Vĩ Dạ và Huế.
- Phần II: Đọc hiểu văn bản theo bố cục từng khổ thơ, giáo viên tổ chức cho học
sinh thảo luận nhóm như sau:

+ Nhóm 1 thực hiện các yêu cầu ở khổ thơ 1.
Câu hỏi 1: Nhận xét về hình thức và thanh điệu của câu thơ?
Câu hỏi 2:Câu thơ là lời của ai, mang hàm nghĩa gì? Tâm trạng của nhà thơ?
+ Nhóm 2: thực hiện các yêu cầu ở khổ thơ 2.
Câu hỏi 1: Cảnh thôn Vĩ hiện lên có sự khác biệt gì so với khổ 1? Nhận xét
nghệ thuật miêu tả qua hình ảnh “gió”, “mây”, “sơng”, chỉ ra nét độc đáo của nó?
Câu hỏi 2: Huế và Hương giang hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhà
thơ? Hình ảnh bến sơng trăng gợi cho em cảm giác gì về vẻ đẹp của thiên nhiên?
Đằng sau phong cảnh ấy là tâm sự gì của nhà thơ ?
+ Nhóm 3 thực hiện các yêu cầu ở khổ 3
Sau khi hoàn thành xong phần thảo luận, đại diện từng nhóm trình bày kết
quả sản phẩm, các nhóm khác lắng nghe để nhận xét, đánh giá, bổ sung.
8

skkn


2.3.2.2. Hình thức tổ chức.
Dạy học mơn ngữ văn ở trường THPT thường được tổ chức dưới bốn hình
thức: dạy học trong lớp, dạy học ngoài lớp, tổ chức cho học ngoài thực địa và tổ
chức các hoạt động ngoại khóa: đóng kịch, sắm vai. Trong đó hai hình thức cơ bản
là: hình thức tổ chức dạy học trong lớp và ngồi lớp. Khi dạy tác phẩm “Đây thơn
Vĩ Dạ” tôi đã tổ chức dạy học trong lớp. Trong giờ học, cũng có thể kết hợp hình
thức diễn xướng ngâm thơ để củng cố kiến thức và phát huy năng lực cho học sinh.
2.3.3. Giải pháp 3: Xây dựng cách thức tổ chức và thiết kế giờ dạy đọc hiểu
hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
2.3.3.1. Cách thức tổ chức giờ đọc hiểu.
Thiết kế bài dạy được biên soạn theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị bài dạy.
Với bài Đây thôn Vĩ Dạ, tôi chuẩn bị những clip liên quan đến nội dung bài

dạy như: bài hát về nhà thơ Hàn Mặc Tử; ngâm thơ, hình ảnh thiên nhiên mang
hồn thơ trong đặc điểm sáng tác của Hàn Mặc Tử: trăng, bến sông.
Bước 2: Chuyển giao nhiệm vụ.
Giáo viên đặt ra các vấn đề, các câu hỏi, giao nhiệm vụ cho học sinh từ đó sẽ
hình hành các phẩm chất năng lực mà người học hướng tới. Khi đọc hiểu bài thơ
Đây thôn Vĩ Dạ giới thiệu nhân vật Hoàng Thị Kim Cúc, người con gái đã để
thương để nhớ trong tâm hồn nhà thơ. Từ đó các em sẽ nhận biết được cảm hứng
sáng tác bài thơ, hình thành các năng lực: Năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và
hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngơn ngữ,..Từ đó hình thành phẩm
chất yêu nước, trung thực, trách nhiệm.
Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh làm bài tập, thực hiện nhiệm vụ đã được giao cho (Thực hiện ở
nhà qua việc soạn bài)
Bước 4: Báo cáo kết quả học tập.
Trên các nhiệm vụ được giao học sinh sẽ báo cáo kết quả trước lớp theo
nhóm, các bạn khác cho ý kiến.
9

skkn


Bước 5: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Trên cơ sở nội dung báo cáo của các nhóm, giáo nhận xét bổ sung và chốt ý.
2.3.3.2. Thiết kế bài dạy đọc hiểu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
nhằm phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh
a. Hoạt động khởi động.
Mục đích của hoạt động khởi động giúp học sinh huy động vốn kiến thức và
kỹ năng để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kỹ năng mới; giúp học sinh tạo hứng
thú để bước vào bài học mới; giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết
như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học.

Tôi sử dụng một đoạn thơ do Hàn Hặc Tử viết, và cho học sinh nghe một bài
hát về Hàn Mặc Tử để đặt câu hỏi để khởi động bài học. Những hình ảnh, thước
phim sống động trong video bài hát đã lôi cuốn học sinh bước vào khung cảnh thôn
Vĩ Dạ huyền ảo với ánh trăng, bến sông hư thực, mờ ảo đầy thơ mộng.
b. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
Hoạt động này giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua hệ thống
các bài tập/nhiệm vụ. Các tri thức ở hoạt động này thuộc các phân môn Văn học,
Tiếng Việt và Tập làm văn trong sách giáo khoa được vận dụng kết hợp với bài thơ
Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
Khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu, tơi lựa chọn các hình thức tổ chức dạy
học phù hợp với đặc trưng thể loại thơ trữ tình. Khi tổ chức hoạt động hình thành
kiến thức, tơi chia nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể như sau:
Phần I. Giới thiệu chung. Khi tìm hiểu về tác giả Hàn Mặc Tử, tôi cho học
sinh thảo luận bằng cách chia lớp ra thành 4 nhóm:
+ Nhóm 1: Nêu những nét chính về cuộc đời Hàn Mặc Tử?
+ Nhóm 2: Nêu những nét chính về sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử?
+Nhóm 3: Nêu xuất xứ và hồn cảnh ra đời của bài thơ?
+ Nhóm 4: Giới thiệu những hiểu biết của em về Vĩ Dạ?

10

skkn


Khi giới thiệu khái quát về bài thơ, tôi nêu vấn đề thông qua các câu hỏi.?
Theo em nên đọc bài thơ với giọng điệu như thế nào?; Xác định bố cục và nội
dung chính của từng đoạn?; Nêu cảm nhận ban đầu của em về mạch thơ?.
Khi giải quyết được các câu hỏi nêu vấn đề này, học sinh sẽ có những nhận
biết ban đầu về tác phẩm. Từ đó hướng đến thao tác đọc hiểu chi tiết về tác phẩm
Đây thôn Vĩ Dạ một các hiệu quả.

Phần II: Đọc hiểu văn bản. Giáo viên tổ chức hoạt động nhóm bằng cách
giao nhiệm vụ cụ thể với các gợi ý thơng qua q trình tự nhận thức, tìm hiểu về
hình ảnh, ngơn ngữ, nhịp điệu trong thơ. Cụ thể như sau:
- Ở khổ thơ 1, tôi tiến hành hai câu hỏi gợi mở:
Câu hỏi 1: Nhận xét về hình thức và thanh điệu của câu thơ?
Câu hỏi 2: Theo em câu thơ là lời của ai, mang hàm nghĩa gì?
- Khổ thơ 2: tơi tiến hành hai câu hỏi gợi mở:
Câu hỏi 1: Cảnh thôn Vĩ hiện lên như thế nào ở khổ 2, có sự khác biệt gì so với
khổ 1? Nhận xét nghệ thuật miêu tả qua hình ảnh “gió”, “mây”, “sơng”, chỉ ra nét
độc đáo của nó ?
Câu hỏi 2: Huế và Hương giang hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhà thơ?
Hình ảnh bến sơng trăng gợi cho em cảm giác gì về vẻ đẹp của thiên nhiên?
- Khổ 3: Giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu học sinh suy nghĩ và giải quyết
Câu hỏi 1: Câu thơ “Áo em trắng q nhìn khơng ra” em hiểu thế nào về câu này ?
Câu hỏi 2: Câu hỏi cuối cùng bộc lộ tâm trạng gì của tác giả, có liên quan như thế
nào với câu hỏi mở đầu?
Câu hỏi 3: Mối tình của tác giả có liên quan như thế nào đến những tâm sự trong
bài thơ này?
Các nhóm thảo luận 10 phút, cử đại diện trình bày. Các nhóm chuẩn bị câu
hỏi phản biện cho nhóm bạn. Khi học sinh giải quyết được các nhiệm vụ tơi giao
cho, các em sẽ hình thành các năng lực: Năng lực hợp tác; Năng lực tự học, Năng
lực sáng tạo; Năng lực giải quyết vấn đề. Từ cảm nhận về nhân vật trữ tình trong
bài thơ, học sinh sẽ nhận thức và giải quyết được vấn đề trong thực tiễn: Nhận thức
11

skkn


về tình yêu với những khao khát và trăn trở lo âu ; cách thức bộc bạch tình cảm;
vẻ đẹp của con người trong tình yêu; ý thức trách nhiệm với người mình u, từ đó

rèn luyện phẩm chất đạo đức trong quan điểm về tình bạn, tình yêu.
c. Hoạt động luyện tập.
Yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức vừa học được ở hoạt động hình
thành kiến thức mới để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể. Thông qua đó sẽ biết
được học sinh đã nắm được kiến thức hay chưa và nắm được ở mức độ nào. Các
bài tập/nhiệm vụ trong phần thực hành cũng theo trình tự; Đọc hiểu văn bản, Tiếng
Việt và Tập làm văn. Với thực tiễn giảng dạy tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ, tôi thiết kế
bài tập dưới dạng đọc hiểu qua phiếu học tập. (Phụ lục 1)
d. Hoạt động vận dụng.
Hoạt động vận dụng giúp học sinh sử dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải
quyết các vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế ở trường học, gia đình, cuộc sống của học
sinh. Hoạt động này khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo, tìm ra cái mới
theo sự hiểu biết của mình; tìm phương pháp giải quyết vấn đề và đưa ra những các
giải quyết vấn đề khác nhau; góp phần hình thành năng lực, phẩm chất.
Các bài tập ứng dụng gồm: Vận dụng kiến thức đọc hiểu để giải thích, phân
tích một hiện tượng văn học, văn hóa khác tương ứng. Vận dụng kiến thức, kỹ
năng Tiếng Việt để giải quyết một số vấn đề như: giải nghĩa, từ loại, xác định cấu
tạo từ trong các hiện tượng ngôn ngữ của cuộc sống. Tiếp tục rèn luyện kỹ năng
làm văn.
Sau khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, tôi nêu câu
hỏi: Bài học tâm đắc được rút ra từ đoạn thơ cuối bài thơ Đây thơn Vĩ Dạ là gì?.
Học sinh sẽ có nhiều phương án trả lời nhưng giáo viên cần phải có sự định hướng
cuối cùng để các em có những suy nghĩ tích cực, đúng đắn, từ đó thấy được tình
cảm cao đẹp của nhân vật văn học, nhằm bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức,
phát triển nhân cách của học sinh.
e. Hoạt động mở rộng.

12

skkn



Sau khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, giáo viên phát
triển năng lực tư duy, sáng tạo cho học sinh qua việc yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư
duy của bài học.
Sơ đồ tư duy bài Đây thôn Vĩ Dạ:

13

skkn


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Kết quả về mức độ nhận thức của học sinh.
Sau giờ dạy đọc - hiểu tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử chúng
tơi có đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng cách cho 2 lớp (lớp thực nghiệm
và lớp đối chứng) làm bài kiểm tra, thời gian làm bài là 15 phút. Tiêu chí bài kiểm
tra dựa trên yêu cầu, mục tiêu bài học cần đạt mà giáo án xây dựng theo chương
trình chuẩn do Bộ Giáo dục và đào tạo đề ra. Đề kiểm tra dưới dạng đọc hiểu,
thang điểm 10. Cách đánh giá bài kiểm tra: trình bày đúng theo yêu cầu đề ra,
chấm điểm theo thang điểm 10. Kết quả cụ thể như sau:
Kết quả

Kết quả thực nghiệm

Số học sinh
Lớp thực Số lượng
nghiệm
11B1


%

Lớp đối Số lượng
chứng
11B2

%

Điểm giỏi

Điểm khá

Điểm TB

Điểm yếu

(9 - 10đ)

(7 - 8đ)

(5 - 6đ)

(<5)

44

12

21


11

100

27,2

47,8

25,0

41

7

14

16

4

100

17,1

34,3

39,1

9,5


Bảng 1. Kết quả kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh sau thực nghiệm.
14

skkn


Kết quả thống kê trên được thể hiện dưới dạng biểu đồ như sau:

Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả kiểm tra sau khi dạy thực nghiệm.

Biểu đồ kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh sau thực nghiệm.
Biểu đồ đã biểu thị sự so sánh kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng sau khi dạy thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm đã cho thấy sự khác biệt giữa
kết quả học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Mức độ đạt được kiến thức
ở 2 lớp có sự chệnh lệch nhau rõ ràng. Ở lớp đối chứng, tỉ lệ học sinh đạt điểm khá
và giỏi chiếm 51,4 %; trong khi đó, ở lớp thực nghiệm tỉ lệ học sinh điểm khá và
giỏi chiếm 75 %, hơn 24.6 % so với lớp đối chứng. Điểm trung bình ở lớp đối
chứng chiếm tỉ lệ cao lên tới 39,1 % và có 9,5% học sinh đạt điểm yếu.
2.4.2. Kết quả về mức độ hứng thú của học sinh sau khi thực nghiệm
Để khẳng định giờ học thực sự khơng gây nhàm chán, khó khăn cho học
sinh, chúng tôi đã khảo sát thông qua 3 câu hỏi. Câu hỏi đầu tiên chúng tôi khảo
sát các mức độ: rất thích; thích học; khơng thích học. Kết quả như sau:
Đối tượng Số

Rất

Thích

Khơng


Khơng rõ Quan điểm

khảo sát

thích

học

thích học

quan điểm

23

15

5

1

52,3 %

34%

11,4 %

2,3%

Lớp11B1

THPT NC4

phiếu
44

khác
0

Bảng 2. Kết quả khảo sát sự yêu thích của học sinh sau giờ thực nghiệm
Bảng 2 đã tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ yêu thích khi học tác phẩm
của học sinh sau giờ thực nghiệm. Nhìn vào kết quả cho thấy, tỉ lệ số học sinh rất
thích và thích học khi học tác phẩm chiếm 86.3 %.
15

skkn


Như vậy, với kết quả trên, có thể khẳng định Giải pháp nâng cao năng lực,
phẩm chất học sinh lớp 11B1 qua giờ đọc hiểu tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” của
Hàn Mặc Tử đã đem lại hiệu quả và có tính khả thi

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Nâng cao phẩm chất, năng lực cho học sinh có vị trí quan trọng trong tồn
bộ q trình đào tạo nói chung và nâng cao phẩm chất, năng lực nói riêng ở trong
trường THPT. Đây là quá trình lâu dài, phức tạp, địi hỏi có sự quan tâm của Ban
Giám hiệu nhà trường đến từng cán bộ giáo viên và sự thấu hiểu của giáo viên với
học sinh. Trong phạm vi giải pháp này tôi chỉ muốn giúp cho giáo viên bộ môn xác
định đúng đắn tầm quan trọng của công tác nâng cao phẩm chất, năng lực học sinh
ở nhà trường để có kế hoạch, sự quan tâm đúng mực trong việc giáo dục học sinh,

giáo dục các em phát triển tồn diện cả tài lẫn đức, có cả tâm và tầm.
3.2. Kiến nghị.
- Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo các chuyên đề về nâng cao phẩm
chất, năng lực học sinh cho giáo viên của các trường THPT trong tỉnh.
- Các trường trung học phổ thông cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng
cao nhận thức cho giáo viên và cho học sinh về vấn đề nâng cao phẩm chất, năng
lực qua môn học. Phối kết hợp, lồng ghép giữa dạy học trên lớp với các hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp, giữa các hoạt động trong và ngồi nhà trường nhằm
hình thành nhân cách và phát huy tính chủ động tích cực tham gia của học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tơi được đúc rút từ q trình giảng dạy.
16

skkn


Chắc chắn những kinh nghiệm trên còn nhiều hạn chế. Vậy kính mong các đồng
nghiệp giúp đỡ tơi để tơi hồn thiện hơn nữa đề tài của mình.
Xin trân trọng cám ơn Hội đồng chấm và các bạn đồng nghiệp đã dành thời
gian để đọc bài viết của tôi!
Nông Cống, ngày 15 tháng 05 năm 2022
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.

.

Phạm Thị Hà


17

skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ
văn.
2. Phạm Khắc Chương, Nguyễn Thị Yến Phương (2007), Đạo đức học, NXB Đại
học sư phạm, Hà Nội
3. Phan Cự Đệ, Hàn Mặc Tử, tác phẩm phê bình và tưởng niệm, NXB Văn học,
Hà Nội, 2002
4. Phạm Minh Hạc (2002), Về phát triển tồn diện con người thời kỳ cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thùy, Nguyễn Quang Uẩn –
Tâm lý học 1995- NXB Giáo dục, Hà Nội
6. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2001), tâm lý lứa tuổi và tâm
lý học sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Trần Hậu Kiểm - Đoàn Đức Hiếu (2004), Hệ thống phạm trù đạo đức cho sinh
viên. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
8. Trần Đình Sử (Tổng chủ biên) (2007), Ngữ văn 11 (cơ bản)tập 2, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
9. Trần Đình Sử (Tổng chủ biên) (2007), Ngữ văn 11 Sách giáo viên (cơ bản)tập 2,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1998) Giáo dục học, Nhà xuất bản Giáo dục,
Hà Nội.
11. Hoàng Phê (Chủ biên)(2005) Từ điển Tiếng Việt,NXB Hồng Đức

18


skkn



×