Nghị luận về văn hoá giao tiếp của học sinh
1.Trong xa hỗ ̣i ngày nay, học sinh là những người tiến bước cho thế hệ tương lai thì
cần phải có cách ứng xử tốt lịch sử với mọi người. Bên cạnh đó còn có vài người đi
ngược với điều đó. Vậy ứng xử là gì ?
Ứng xử là quá trình giao tiếp, xử lí, giải quyết vấn đề trước mắt mình và nói năng với
người khác trong cộng đồng. Ứng xử phải có lòng tự trọng , lịch sự và khiểm tốn để
vừa lòng người nghe vừa dễ chịu lời mình nói.
Trong hoc sinh hiệ ̣n nay, có một số học sinh ứng xứ rất tốt. Thầy cô đến là các học sinh
khoanh tay chào và nói chuyện rất lễ phép. Bạn bè trong trường noi năng hó ̀a đồng, cởi
mở lẫn nhau. Thế nhưng trong trường lại có những bạn nói năng, ứng xử khiến chúng
ta không hài lòng. Một số bạn dùng những từ nói tục chửi thề, nói như đánh vào tai, ăn
nói vô cùng bất lịch sự, gây mất đoàn kết với mọi người xung quanh.
Ứng xử chính là thước đo của người học sinh. Người học sinh ứng xử tốt luôn được
bạn bè thương yêu, thầy cô trân trọng và mọi người quý trọng. Người không ứng xử
tốt sau này sẽ không co ai bên cá ̣nh, trở thành người không có ích cho xã hội.
Vi vầ ̣y, chúng ta phải biết cách dùng từ ngữ và xử lí cho tốt và tránh xa những lời nói
bất lịch sự, hành động không thể chấp nhận để mọi người có thể gần nhau hơn
Ứng xử của học sinh rất cần cho chúng ta ngay bây giờ. Chúng ta phải ra sức rèn
luyện cách ứng xử với mọi người, ăn nói dễ nghe, cùng nhau học tập để trở thành
những người công dân có ích cho xã hội.
2. Văn hóa giao tiếp là cách thức mà con người ta cư xử với
những người khac trong xã hội.
"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".
Thứ nhất là về cách ăn nói, giao tiếp giữa người với người: là
người mang trong mình cái gọi là "có văn hóa" thì luôn luôn cư
xử đúng mực, và kèm theo đó là cách ăn nói đúng đắn, nói là
để cho người khác nghe, nên việc ứng xử có văn hóa cũng là
khi con người ta biết nói dễ dàng đưa vào tai người khác.
Những kiểu lời nói thô tục thì chẳng thể nào gọi là văn hóa.
Thứ hai là về những điều mà con người ta làm: những việc như
chửi tục, đánh bậy với người khác không vì bất cứ lí do gì hay là
tại bực quá mà ko biết kìm chế bản thân, buông nên những lời
khiến người khác phải hoảng sợ, khi đó cái gọi là văn hóa đang
chìm khuất ở đâu.
Đau lòng hơn là hiện nay, giới trẻ phần nhiều đã mất đi "văn
hóa giao tiếp" cho riêng mình. Điều mà mỗi trường học đều đặt
lên hàng đầu khi giáo dục học sinh. Là những kẻ được hưởng
nền văn hóa toàn diện, nhưng khi thử so sánh với những con
người khác, mặc dù ít học nhưng lại biết cách cư xử với người
khác. Thử hỏi, văn hóa đã mất dần khi con người ta học nhiều
mà thấm vào người thì chẳng đc bao nhiêu.
Việc "ứng xử có văn hóa" không chỉ làm đẹp mặt cho bản thân
mà còn cho người khác cái cảm giác vui. Và tự ban cho mình
một niềm tin tưởng với người khác khi ta tiếp xúc.
Người với người phải biết làm mọi cách để hiểu được nhau, điều
mà con người cần để làm được là "văn hóa giao tiếp".
Đề 4: "Bước vào thế kỉ mới, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại
quá mức cản trở sự phát triển của đất nước" (Vũ Khoan, Chuẩn bị
hành trang vào thế kỉ mới). Suy nghĩ của em về vấn đề trên.
1. Giải thích câu nói:
- Thế kỉ mới: đặt trong bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của tác
giả Vũ Khoan, đây là nhóm từ chỉ thế kỉ XXI, thế kỉ của khoa học công
nghệ, của sự hội nhập toàn cầu
- Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại: chỉ thái độ coi trọng, tôn trọng quá
mức (sùng), bác bỏ, tẩy chay, chê bai (bài) các yếu tố bên ngoài (ngoại).
Đặt trong văn cảnh, có thể hiểu "ngoại" là các yếu tố nước ngoài.
- Nội dung câu nói: khẳng định cả hai thái độ (sùng ngoại, bài ngoại) đều
không thể chấp nhận được, vì cản trở sự phát triển của đất nước trong
thời kì mới.
2. Chứng minh:
- Thế kỉ mới (thế kỉ XXI) là thời kì đất nước ta đi vào công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, hơn thế nữa "hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế
giới" (Vũ Khoan, chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới). Bước chân vào thế
kỉ mới, đất nước Việt Nam, con người Việt Nam có rất nhiều cơ hội (hòa
nhập, mở rộng giao lưu về kinh tế, văn hóa, khoa học, công
nghệ )nhưng cũng đứng trước không ít khó khăn, thử thách (trong đó
có thử thách làm sao giữ được bản sắc, truyền thông dân tộc). Vấn đề
làm sao tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội
nhập đem lại là vấn đề hết sức to lớn, là mối quan tâm của tất cả mọi
người.
- Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức tất yếu sẽ nảy sinh trong
quá trình hội nhập, gây nên rất nhiều hậu quả, có thể kể ra:
+ Nếp nghĩ sùng ngoại tạo ra nếp sống, cách nghĩ xa lạ với con người,
dân tộc Việt Nam, dẫn đến một điều nguy hại: làm mất đi bản sắc, thui
chột truyền thống dân tộc, không có ý thức phát huy lòng tự tôn dân tộc.
+ Nếp nghĩ bài ngoại: ngược lại với sùng ngoại, lại tạo ra cách sống,
cách nghĩ bảo thủ, trì trệ, lạc hậu
(Lưu ý: học sinh phải lấy dẫn chứng trong thực tế đời sống để chứng
minh).
3. Khẳng định vấn đề, nêu suy nghĩ và phương hướng cho bản thân:
- Cả hai nếp nghĩ (sùng ngoại, bài ngoại) đều cực đoan, làm cản trở sự
phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
-Trong thời kì hội nhập, trong "mái nhà chung " thế giới, mỗi người Việt
Nam (trong đó có học sinh, thế hệ tương lai của đất nước) phải có ý
thức phấn đấu học tập, hòa nhập một cách sâu rộng vào "mái nhà
chung" ấy, đồng thời phải có ý thức phát huy truyền thống tốt đẹp, giữ
gìn bản sắc riêng của dân tộc mình. Đó chính làm một trong những hành
trang bước vào thế kỉ mới.
Lớp trẻ Việt Nam thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng khả
năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt
nặng nề. (Theo Vũ Khoan)
Từ nhận định trên, em suy nghĩ gì về tình trạng học chay, học vẹt
của học sinh hiện nay. (Viết đoạn văn khoảng 300 từ)
``Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới`` là một bài văn nghị luận sâu sắc.
Trong tác phẩm đó tác giả đã nêu bật lên quan điểm của mình về con
người Việt Nam. Trong đó có hai ý kiến như sau: Mặt mạnh ``thông
minh, nhạy bén với cái mới`` mặt yếu là ``khả năng thực hành và sáng
tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề``. Chúng ta hãy cùng
nhau bàn luận vấn đề trên.
Vũ Khoan đã rất đúng đắn khi nhận xét về con người Việt Nam. Đúng
vậy mặt mạnh của con người Việt Nam là ``thông minh, nhạy bén với cái
mới`` vì con người Việt Nam rất mau quen với những thứ mới mẻ cho dù
chúng có là những thứ xa xỉ và khó sử dụng đến mấy, đó chính nhờ vào
bộ óc thông của mình nhưng bên cạnh đó có yếu điểm của người Việt
Nam là ``khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế``. Vậy nguyên nhân
từ đâu? Đó chính là lối học chay, học vẹt nặng nề. Vậy học chay, học vẹt
do đâu mà ra? Xin thưa rằng do từ nhỏ khả năng học của đa số lớp trẻ
rất kém, thường thì họ thiên về lí thuyết hơn là thực hành, hơn nữa
người Việt Nam luôn thụ động nên đầu óc sáng tạo hầu như không có.
Để đưa đất nước đi lên, chúng ta cần phát huy những điều mạnh, khắc
phục những điểm yếu, hình thành những thói quen tốt ngay từ bây gìơ.
Hãy là người Việt sống theo phong cách Việt.
Học đi đôi với hành
1.Trước tiên ta cần hiểu rõ thế nào là "học đi đôi với hành" ? "Học" ở đây
là học lý thuyết - những kiến thức ta tiếp thu từ thầy cô mỗi ngày. "Hành"
là thực hành, ứng dụng ~ lý thuyết trên vào cuộc sống hằng ngày. Ta dễ
dàng nhận ra mối wan hệ mật thiết jữa "học" & "hành" : "học" mà ko
"hành" thì lý thuyết sẽ mãi là lý thuyết - ~ lý thuyết suông ko hữu dụng.
Ngược lại, "hành" mà ko "học" thì sẽ chẳng mấy khi đem lại hiệu wả - ko
khéo còn trở thành ~ kẻ fá họai ngu dốt. Giữa "học" & "hành" là mũi tên
2 chiều mà khi mất đi 1 chiều, cuộc sống, công việc của ta sẽ trở nên
khó khăn, fức tạp hơn rất nhiều.
Hiện nay nước ta có tỷ lệ giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ khá cao, không thua
kém các nước trong khu vực. Song thực tế cho thấy khả năng và trình
độ của không ít người chưa thực sự ngang tầm với học vị mà họ có
được. Đấy là do thói wen học vẹt, wa loa như "cưỡi ngựa xem hoa", học
chỉ để có = cấp về khoe xóm làng. Học fải đúng cách thì mới có thể kết
hợp với "hành" để đạt hiệu wả cao nhất. Học tập trong trường cũng thế.
Điểm số là fương tiện giúp ta đánh giá thực lực bản thân, chứ ko fải là
thước đo chỉ số IQ, wuyết định sự thông minh của mỗi người. "Thành
công là nhờ 9 fần chăm chỉ, 1 fần thông minh" 1 người dù thông minh
cách mấy mà ko chịu trau dồi kiến thức thì cũng như ~ kẻ vô học ko có
ích. Ko có gì đáng xấu hổ khi giơ tay hỏi bài trong lớp, "muốn biết fải hỏi,
muốn giỏi fải học". Thật nực cười cho ~ kẻ giấu dốt, ôm cái ngu về nhà
mà cứ tỏ vẻ ta đây thấu hiểu hết. Việc học là mênh mông trời biển, ko
fân biệt giai cấp, giàu nghèo, tuổi tác, giới tính. Ai cũng có thể học, từ
bất cứ nơi nào : học từ thiên nhiên cách đàn ong xây tổ, học từ thầy cô
kiến thức fổ thông Xấu hổ thay cho ~ kẻ "thùng rỗng kêu to", vỗ ngực
tự hào rằng ta đã học hết mọi thứ !
Giỏi lý thuyết ko vẫn chưa đủ. Nếu ko ứng dụng ~ gì đã học vào cuộc
sống thì chẳng fải ta đã học 1 cách vô ích ? Ko fải tự nhiên mà 1 chiếc
máy bay có thể bay dc. Đó là kết wả của hàng vạn cuộc nghiên cứu, thí
nghiệm của hàng nghìn nhà khoa học suốt nhiều thế kỉ, thành công có,
thất bại có. Nhưng cốt lõi là họ ko nhục chí, "thất bại là mẹ thành công".
Sau khi thất bại, ko nên khóc lóc, than vãn mà nên tự hỏi "tại sao mình
thất bại ?" để rút kinh nghiệm cho lần sau. Giữ vững niềm tin, sáng tạo
ứng dụng lý thuyết vào thực nghiệm, thành công sẽ mỉm cười ! Tuy
nhiên, từ lý thuyết đến thực hành là cả 1 đọan đường dài, ko fải cứ giỏi
lý thuyết là làm dc tất cả. Cuộc sống là con đường trải đầy hoa hồng,
nhìn thì rất êm nhưng muốn đi dc trên đó, ta fải trả = máu. Đôi khi wa
thực hành mà ta kiểm định lại các kiến thức đã học, bằng thực nghiệm
mà người ta tìm ra lỗ hỏng của những giả thiết tưởng chừng là đúng.
Đối với HS chúng ta, bài tập về nhà là 1 cách kiểm tra lại kiến thức đã
học trên lớp. Vì thế, hãy vui vẻ hòan tất bài tập. Đó là cơ sở để xây dựng
1 tương lai tươi sáng cho riêng mình.
1.“ Trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan
niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy
người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học
thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ
kĩ. Ngày nay với đà phát triển của xã hội, quan niệm lí thuyết và thức
hành được hiểu khác hơn. học và hành lúc nào cũng đi đôi, không thể
tách rưòi nhau. điều đó cũng đã được chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định.
“Học với hành phải đi đôi. học mà không hành thì vô ích. Hành mà
không học thì hành không trôi chảy.”
Lời dạy của Bác có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc học cuả chúng ta
ngày nay.
Vậy học và hành có quan hệ như thế nào ? trước hết ta cân hiểu :học là
tiếp thu kiến thức đã được tích lủytong sách vở, la nắm vững lí luận đã
được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tếp nhận những
kinh nghiệm của cha anh đi trước . học là trau dồi kiến thức, mở mang
trí tuệ , từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của mình, không để tụt lùi, lạc
hậu. học là tìm hiểu , khám phá những tri thức cuả loài người nhằm
chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ. học thuộc khía cạnh của lí
thuyết , lí luận . còn hành nghĩa là làm, là thực hành , là ứng dụng kiến
thức , lí thuyết cho thực tiễn đời sống . cho nên học và hành có mối
quan hệ rất chặt chẽ với nhau. học và hành là hai mặt của một qua trình
thống nhất, nó không thể tách rời mà phỉa luôn găn schặt với nhau làm
một . hiểu được mối quan hệ đó là do Bác đã rút ra kinh nghiệm trong
việc học tập và vận dụng lí luận cách mạng .
Ta cần hiểu rõ “hành” vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập. một
khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu lí thuyết mà ta không vận dụng
vào thực tiễn, thì học chẳng để làm gì cả. “học mà không hành thì vô ích
“. học mà không hành được là do học không thấu đáo hoặc thiếu môi
trường hoạt động. trong cuộc sống không thiếu những kẻ lúc đi học
không chuyên chú nên lúc ra đời không làm gì được , bị mọi người khinh
chê . ngược lại nếu hành mà không có lí luận chie đạo, lí thuyết soi sáng
và kinh nghiệm đã được đúc kết dẫn dắt thì việc ứng dụng vào thực tiễn
sẽ lúng túng khi gặp khó khăn trở ngiạ , thậm chí có khi sai lầm nữa .
“hành” mà không như thế rõ ràng là “không trôi chảy” . đã có không ít
trường hợp vô tình trở thành người phá hoại chie vì người đó “ hành “
mà không “học”.
Xác định được tầm quan trọng của việc học cũng chưa đủ , ta cần phải
hiểu học cái gì và học như thế nào? học ở đây không chỉ bó hẹp trong
phạm vi nhà trường , không phải chỉ có kiến thức do thầy cô truyền thụ.
Còn có rất nhiều điều hay mới lạ trong cuộc sống ma fta cần phải học ,
sự học rất mênh mông bao la , không có giới hạn cho nên ta phải học
tập không ngừng. ở lứa tuổi nao cũng phải học - học ở nhảtường gia
đình, xã hội , học thầy , học bạn , học ở mọi nơi mọi chốn “ đi một ngày
đàng học một sàng khôn”.
Hơn thế là học sinh ta cần phải có ý thức đứng đắn trong việc học, phải
có thái độ học tập nghiêm túc , không học qua loa chiếu lệ, vừ học vừa
chưoi. Vào lớp phải chú ý nghe thầy cô giảng bài, ghi chép bài đầy đủ,
về nhf phải học bài cũ, phải nghiên cứu bài mới , làm bài tập đầy đủ,
không học theo kiều học vẹt, học lí thuyết suông mà phải kết hợp lí
thuyết thực hành. phải biết vận dụng sáng atọ những kiến thức thầy cô
truyền thụ vào bài tập thực hành . có như vậy hiệu quả học tập mới
được nâng cao.
Ngày nay, lời dạy của Hồ Chủ tịch ngày càng được khẳng định tác dụng
của nó trong thực tế . học đi đoi với hành đã trở thành nguyên lí phương
châm giáo dục của nhà nước đồng thời cũng là phương pháp học tập
của mỗi chúng ta. thấm thía lời dạy của Người , em càng có ý thức học
trong việc học tập của mình . em sẽ cố gắng thực hiện phương pháp
“học” phải “hành” để việc học tập của em ngày càng tiến bộ hơn.
Trong sự nghiệp xậy dựng đất nước công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
ngày nay, xã hội ngày một phát triển. Sự hiểu biết, trình độ khả năng
chuyên môn là đòi hỏi không thể thiếu của mỗi người. Tuy nhiên nhiều
bạn trẻ hiện nay quá chú trọng vào việc học lý thuyết ở trường mà đôi
khi quên mất phải thực hành - một điều hết sức quan trọng. Mối quan hệ
giữa học và hành một lần nữa được nhấn mạnh qua câu: “Học đi đôi với
hành”.
Học là sự hiểu biết, là vốn kiến thức của mỗi con người. Con người có học là
con người biết suy nghĩ, có nhận thức, có sự hiểu biết. Hành là thực
hành, thực hiện, vận dụng những lý thuyết đã học bằng việc làm thực tế.
Học kết hợp với hành không phải là vừa học vừa làm. Cho giả dụ, nếu
bạn vừa ngồi ăn cơm hay rữa chén vừa học bài thì thử hỏi bạn có thuộc
nỗi không? Sự kết hợp ta nói đến ở đây là việc thực hiện những lý thuyết
đã học nhầm hiểu rõ, nắm vững những vấn đề mà phần lý thuyết đó đề
cặp đến để có thể vận dụng chúng một nhanh chóng, chính xác trong
thực tế sau này. Như khi ta học lý thuyết môn toán Lượng giác ở trường,
ta thực hành những lý thuyết đó bằng cách làm thật nhiều bài tập để có
thể nắm vững những lý thuyết ấy.
Nói chung phương châm “học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác.
Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao
trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, quan tâm
hàng đầu là sản phẩm-thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết
trên lý thuyết, một khi không đạt được chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành
tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải,
trỡ thành một kẻ thất bại đáng thương hại. Một kiến trúc sư đã tốt
nghiệp ở truờng đại học danh tiếng với thành tích học tập rất xuầt sắc,
vậy mà căn nhà do anh ta thiết kế ra lại không có chút thẳm mĩ, chất
lượng ngôi nhà thì chỉ thuộc loại soàn soàn mà thôi. Một học sinh học tập
rất tốt, điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trong thấy
một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà
ngược lại còn tỏ thái độ coi thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về
mặt học vấn thì còn bù đấp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì
thật không thể chấp nhận. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì còn có thể
tạm sử dụng hoặc xây dựng lại, còn một con người có đạo đức suy thoái
thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã nấu thành cơm, dù có chỉnh sửa
nữa thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được chỉ có
nước đầu thai kiếp khác mới có thể sống tốt được, nếu không thì chỉ có
thể làm hại người, xấu hổ đất nước mà thôi. Những ví dụ trên đã cho ta
thấy phần nào tác hại của việc học không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu
bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhìêu thành tựu.
Không phải chỉ trong thời đại ngày nay mới cần phải kết hợp học với hành. Từ
ngàn xưa, phương châm học kết hợp với hành đã được áp dụng không ít.
Tuy nhiên, Kiến thức của nhân loại vô cùng phong phú, khoa học kĩ thuật
ngày càng cao, nếu không học tập sẽ bị lạc hậu, không phù hợp với
những cái mới lạ của thế giới. Mà muốn đạt kết quả cao nhất trong việc
học, sự kết giữa hợp học với hành là điều không thể thiếu. Trong thời đại
ngày nay, xã hội ngày một phát triển, đất nước ngày một hội nhập với
thế giới, phương châm kết hợp học với hành trở nên cấp thiết hơn bao
giờ hết.
Là người học sinh, trong thời gian học tập ở nhà trường,chúng ta cần phải
chăm chỉ học tập kết hợp đi đôi với hành. Học bao gồm cả văn hoá, chữ
nghĩa và khinh nghiệm của cuộc sống để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp
thu công KH và CN hiện đại nâng cao về nhận thức, về chính trị xạ hội.
Tích cực lao động cần cù sáng tạo. Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo
vệ tổ quốc. Và sau này, khi bước vào đời thì phải tiếp tục nâng cao trình
độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn.
Tóm lại, câu phương châm trên nêu rõ tầm quan trọng của sự kết hợp giữa
học và hành. Thực hiện phương châm này đúng cách ta sẽ đạt hiệu quả
cao trong học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp sao này, đồng
thời góp phần tích cực vào việc xây dựng một đất nước phồn vinh tiến
bộ.
Nghị luận xã hội: Tinh thần tự học
1. Thế nào là tự học ?
Tự học là không ai bắt buộc mà tự mình tìm tòi, học hỏi để hiểu biết thêm.
2.Lợi ích và hứng thú của công việc tự học ?
-Ở bất cứ bộ môn nào, lĩnh vực nào, kiến thức cũng liên tục thay đổi theo
những kết quả nghiên cứu mới, đáp ứng yêu cầu do cuộc sống đặt ra.
Trong khi đó, kiến thức ở trường học phải theo một khung chương trình
nhất định, phù hợp với nhiều đối tượng, nên có khi không bắt kịp sự thay
đổi đó, không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người học.
- Tự học giúp chúng ta bổ khuyết nền giáo dục ở trường, bắt kịp những kiến
thức phong phú, mới mẻ, đáp ứng được nhu cầu của thời đại. Dù làm
ngành gì, nghề gì cũng cần tự học thường xuyên. Nếu không chúng ta sẽ
trở nên lạc hậu, cũ mòn.
- Đồng thời, bên cạnh việc đem lại những kiến thức, việc tự học cũng đem lại
sự hứng thú, yêu thích lĩnh vực mà mình theo đuổi.
3. Tự học như thế nào để đạt hiệu quả ?
- Có hai kiểu tự học chính: tự học có người chỉ dẫn và tự học không có người
chỉ dẫn. Tuy nhiên, dù học theo kiểu nào, hình thức tự học quan trọng
nhất vẫn là đọc sách. (Gần đây có thêm hình thức truy cập thông tin trên
mạng Internet, tuy nhiên đó cũng chỉ là nguồn thông tin khác nhau. Điều
quan trọng nhất vẫn là cách đọc và xử lý thông tin của người tự học)
- Đọc sách là một việc quen thuộc của người tự học và mỗi người có thói
quen đọc sách khác nhau. Tuy nhiên, cần phải rèn luyện những kỹ năng,
thói quen tốt để việc đọc sách thực sự có hiệu quả .
- Quan sát, tìm hiểu trong thực tế cuộc sống ở lĩnh vực bộ môn mình nghiên
cứu. .
- Lịch sử khoa học-nghệ thuật thế giới đã có những tấm gương tự học vĩ
đại: nhà bác học Ê-đi-xơn, tác giả của hàng ngàn phát minh khoa học có
ích cho nhân lọai, đại văn hào Nga Mácxim Gorki, người coi cuộc sống là
"những trường đại học của tôi" Việt Nam cũng có những tấm gương
như thế :Chủ tịch Hồ Chí Minh, người luôn tự học không ngừng ở nhiều
lĩnh vực, biết nhiều ngọai ngữ; học giả Đào Duy Anh, tác giả nhiều từ
điển, nhiều công trình nổi tiếng vv
Đức tính trung thực trong cuộc sống
Ai cũng biết rằng, người Việt Nam ta có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp được lưu
truyền qua nhiều thế hệ như: tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm, đức tính
trung thực và lòng tự trọng Chúng ta rất tự hào về những phẩm chất tốt
đẹp mà chúng ta đang có. Trong cuộc sống hàng ngày, đức tính trung thực
được thể hiện rõ nhất qua từng hành động của con người Việt Nam như câu
tục ngữ: “Ăn ngay nói thẳng”.
Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “đức tính trung thực”. Trung là hết
lòng với đất nước, Thực là thật, sự thật. Trung thực có thể hiểu là ngay thẳng,
thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Người có đức tính trung
thực là luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật.
Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng,
thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, đức tính
trung thực được thể hiện rõ ràng nhất đó là thật thà, thẳng thắn nhận lỗi khi
mình mắc lỗi, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối lấy của
người khác làm của mình. Trong học tập, thi cử, những biểu hiện của tính
trung thực của mỗi học sinh huy cần được phát huy như không quay cóp,
chép bài của bạn, không mang theo tài liệu và lật tài liệu trong lúc thi hoặc
kiểm tra, không chạy điểm, không dùng bằng giả,
Có thể thấy, trung thực là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi người. Nếu có
tính trung thực, nhân cách của mỗi người sẽ dần được hoàn thiện. Bản thân
mỗi người sẽ được người khác kính trọng, yêu mến. Điều quan trọng hơn cả là
bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh,
một chữ “tín” trong lòng mỗi người bạn và mọi người trong xã hội. Nhờ có tính
trung thực trong học tập, chúng ta sẽ có được những kiến thức thực do chính
ta học tập chứ không do học vẹt, học máy móc hoặc qua loa, đối phó. Tính
trung thực còn giúp cho chúng ta có cái nhìn, đánh giá đúng năng lực của mỗi
người. Học sinh có tính trung thực thì thầy cô giáo mới đánh giá đúng năng
lực của mỗi học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng, và nâng cao kiến thức. Nếu
học sinh có những việc làm không thể hiện tính trung thực của mình, đừng vội
nản lòng, các bạn vẫn có thể sửa những lỗi sai của mình để trở thành người
tốt, góp phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển.
Không chỉ trong học tập, mà trong kinh doanh, nếu có tính trung thực, doanh
nghiệp sẽ có được uy tín và lòng tin ở khách hàng, kinh doanh đạt hiệu quả
cao. phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển.
Có nhiều người sẽ cho rằng: Trung thực là đức tính tốt nhưng có làm được
hay không thì tuỳ và cũng chẳng có hậu quả gì đáng kể. Nhưng thật ra sự
thiếu trung thực sẽ gây ra những hậu quả xấu. Bởi trong cuộc sống, điều
quan trọng nhất của mỗi người là chữ “tín”. Nếu đánh mất nó đồng nghĩa với
đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình. Nếu trong kinh
doanh làm ăn sẽ mất đi những người đối tác làm ăn. Nếu trong học tập mà
không trung thực thì thầy cô, bạn bè không còn tin ở mình nữa. Trong làm
việc, nếu số liệu báo cáo thiếu trung thực sẽ gây thiệt hại rất lớn đến nền kinh
tế đất nước. Trong kinh doanh, chất lượng sản phẩm không trung thực sẽ ảnh
hưởng không tốt đến người tiêu dùng, thậm chí gây hậu quả đặc biệt nghiêm
trọng đe doạ tính mạng con người. Trong học tập, đặc biệt là trong các kì thi
sự thiếu trung thực luôn xảy ra. Sự gian lận trong thi cử vẫn còn phổ biến.
Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất của dạy của thầy
cô giáo và học của học sinh, gây dư luận xấu trong xã hội. Do đó, thiếu trung
thực trở thành căn bệnh lây lan nhanh, làm xuống cấp đạo đức xã hội.
Mỗi người cần phải có những hành động, việc làm cụ thể của riêng mình
nhằm giúp đất nước ta không còn những hành vi thể hiện sự thiếu trung thực
nữa. Đối với mỗi người, cần xây dựng ý thức trung thực trong từng việc nhỏ,
việc lớn. Đặc biệt, đối với mỗi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường việc tu
dưỡng, rèn luyện đức tính thật thà là rất cần thiết. Để động viên những tấm
gương người tốt, việc tốt nhà trường cần biểu dương một số tấm gương tiêu
biểu về đức tính trung thực để học sinh noi theo đồng thời khuyến khích,
động viên học sinh tham gia vào gìn giữ và phát huy những đức tính tốt đẹp
của người Việt Nam.
Cùng với việc biểu dương những tấm gương tốt về tính trung thực chúng ta
cũng cần lên án sự thiếu trung thực và từng bước đẩy lùi những tiêu cực do
thiếu trung thực gây nên tuỳ theo khả năng của mỗi người.
Trung thực là đức tính rất cần thiết trong cuộc sống. Trong thời đại hiện nay,
nhất là khi chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế tri thức toàn
cầu thì đức tính trung thực lại càng cần thiết hơn bao giờ hết vì sống trung
thực giúp chúng ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội
và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng. Vì vậy, mỗi người cần xác định đúng
tư tưởng để có một tương lai tốt đẹp. Là một học sinh, em sẽ cố gắng phát
huy đức tính trung thực của học sinh để góp phần hoàn thiện nhân cách bản
thân và nhận được sự tin yêu của thầy cô, bạn bè. Không ngừng học tập tốt 5
điều Bác Hồ Dạy “ Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.
Cuộc sống chúng ta như chiếc bình nứt, không ai là hoàn
hảo.
Con người sinh ra vốn không ai hoàn hảo cả , và mỗi người chính ta cũng đã
tự chất vấn về bản thân mình không biết bao nhiêu lần trong đời? Khi chúng
ta nhìn lại mình, hẳn ai cũng thấy mình còn thật nhiều thiếu sót, những chỗ
khuyết, những vết xước Và như thế, câu chuyện về chiếc bình nứt mà chúng
ta sắp bàn chính là câu chuyện dành cho những ai chưa bao giờ thấy mình
hoàn hảo:
" Một người có 2 chiếc bình lớn để chuyển nước. Một trong hai chiếc bình bị
nứt nên khi gánh nước từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc
bình lành rất hãnh diện về sự hoàn hảo của mình , còn chiếc bình nứt luôn
dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ. Một hôm chiếc bình nứt nói
với người chủ: "Tôi thực sự xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông, chỉ vì tôi
nứt mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức mà
ông bỏ ra" . "Không đâu - ông chủ trả lời- khi đi về ngươi có chú ý tới những
luống hoa bên đường không? Ngươi không thấy hoa chủ mọc bên này đường
của phía nhà ngươi sao? Ta đã biết được vết nứt của nhà ngươi nên đã gieo
hạt giống hoa phía bên ấy. Trong những năm qua, ta đã vun xới cho chúng và
hái chúng về trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi, nhà ta có được ấm
cúng và duyên dáng như thế này không?" Cuộc sống của mỗi chúng ta đều
như cái bình nứt.
Chiếc bình nứt trong câu chuyên vì bản thân mình không được hoàn hảo mà
luôn dằn vặt. "Vết nứt" ấy tượng trưng cho những khiếm khuyết, cho những gì
không trọn vẹn trong bản thân mỗi con người. Nhưng cũng như chiếc bình -
dù nứt mà vẫn có ích cho đời - gieo nguồn nước cho những luống hoa mọc
lên. Mỗi người chúng ta - dù không hoàn hảo như chiếc bình lành, nhưng ai
cũng có những giá trị riêng, những đóng góp riêng cho xã hội. Chính điều ấy
làm nên những chỗ đứng khác nhau cho mỗi con người trong cuộc đời.
Con người vẫn thường hay băn khoăn về bản thân, vì theo cách tự nhiên, tất
cả mọi người trong cuộc đời này đều yêu thích và hướng về cái đẹp, ưa
chuộng sự hoàn thiện, toàn mĩ. Vì thế nên khi chúng ta nhận thấy mình không
hoàn hảo, mình có những khuyết điểm, những mặt hạn chế, thấy mình không
bằng được người ta, không được tốt đẹp hay may mắn như người khác, mình
sẽ thấy khó chịu, bứt rứt- cũng như chiếc bình nứt luôn mang trong người
mặc cảm khi so sánh nó với chiếc bình lành. Thật vậy, có biết bao khuyết
điểm khiến chúng ta mặc cảm về bản thân mình. Một đôi tay không lành lặn,
một giọng hát không hay, lùn, béo, khả năng Toán học kém, hay gia cảnh
kém đầy đủ tất cả đối với chúng ta thật đáng buồn giống như vết nứt khó
xóa bỏ. Và như thế, chúng ta cứ mãi dằn vặt về bản thân mình.
Thế nhưng , chúng ta quên mất rằng, đàng sau những khuyết điểm ấy, mỗi
người vẫn luôn có giá trị riêng. Nước chảy ra từ khe nứt của chiếc bình không
lành lặn kia đã gieo mầm sự sống cho những luống hoa đẹp đẽ bên đường.
Chúng ta cũng từng biết một Nguyễn Ngọc Ký dù liệt hai tay nhưng vẫn đi học
và học giỏi, viết ra những nét chữ , những con số từ đôi chân . Ông trở thành
tấm gương chiến đấu với nghịch cảnh không mệt mỏi. Từ một đôi tay không
trọn vẹn, từ nỗi bất hạnh của số phận, từ những "vết nét" , Nguyễn Ngọc Ký
đã làm được nhiều hơn những gì mà số phận đã định cho ông.
Mỗi người chúng ta cũng thế, chúng ta có thể thiếu sót, khiếm khuyết ở điểm
này nhưng ta vẫn còn những giá trị tốt đẹp ở điểm khác. Có thể bạn hát
không hay nhưng bạn có thể chơi trống. Có thể bạn không biết đánh đàn
nhưng bạn lại là một vận động viên marathon rất cừ. Có thể bạn sinh ra trong
một gia đình không hạnh phúc nhưng nhờ đó bạn biết nâng noi những niềm
vui dù nhỏ nhặt nhất ở cuộc đời, biết quý trọng và bảo vệ tình yêu thương
giữa mình với mọi người xung quanh . Bởi vì mọi thứ trong cuộc sống chỉ có
tính tương đối, bởi vì không có gì là bất hạnh hoàn toàn, khiếm khuyết hoàn
toàn - nếu bạn biết mở rộng đôi mắt lạc quan để nhìn nhận và yêu thương
cuộc sống, để quý trọng chính bản thân mình .
Mỗi con người, đối diện với khuyết điểm của mình nên học cách chấp nhận sự
không hoàn hảo ấy, đồng thời cần biết vươn đến những điều tốt đẹp. Hay nói
cách khác , chúng ta cần học cách hiểu về bản thân , biết điểm mạnh điểm
yếu của chính mình để tự hoàn thiện , để làm nên một "ta" ngày càng tốt đẹp
hơn. Chúng ta sống giữa xã hội, sống với mọi người nên việc ta nhìn người
khác để học hỏi, để lấy đó làm tấm gương làm động lực hoàn thiện bản thân
mình hơn là nhìn người khác rồi chỉ thấy mình kém, mình xấu xí và cứ mãi dằn
vặt bản thân mình . Một người khôn ngoan là người luôn "biết người biết ta",
biết về người khác và hiểu về hính mình sẽ giúp mỗi người có thái độ nhìn
nhận xác đáng về những ưu - khuyết của cuộc đời.
Và chúng ta hãy học cách nhớ rằng: cuộc sống này không ai là hoàn hảo,
không có gì là tuyệt đối. Chiếc bình lành tưởng chừng rất hoàn hảo nhưng hóa
ra nó "khuyết" ở chỗ không thể làm cho những luống hoa ven đường mọc lên.
Như vậy, một cách nào đó, chiếc bình lành và chiếc bình nứt đã bổ khuyết cho
nhau cùng nhyau giúp ông chủ vừa có nước đầy bừa có những luống hoa xinh
đẹp . Cuộc sống cũng vậy, vì con người không ai là hoàn hảo nên con người
phải tìm đến nhau, bổ khuyết cho nhau - ấy chính là một trong những điều kì
diệu của cuộc sống . Và nếu có một ngày nào đó tất cả mọi người trong vũ trụ
này đều hoàn hảo thì có lẽ con người cũng sẽ không còn khao khát vươn tới
cái đẹp như con người đã và đang khát khao. Khi ấy, có lẽ con người sẽ không
còn cần tìm đến nhau bởi bản thân mỗi người đã đủ để hoàn hảo rồi.
Và , chính những vết xước, những mảnh khuyết, chính sự không hoàn hảo đã
và đang duy trì vẻ đẹp của cuộc sống này.
Câu chuyện "Chiếc bình nứt" khép lại , để lại cho chúng ta thật nhiều suy tư.
Đối diện với những khiếm khuyết của chính mình, mỗi người cần học cách
chấp nhận, đồng thời hướng đến những điều tốt đẹp của bản thân. Bởi vì cuộc
sống của mỗi chúng ta đều có thể như chiếc bình nứt, dù nứt nhưng vẫn gieo
nguồn nước cho hoa tươi mọc lên đẹp và có ích cho đời.
Suy nghĩ của anh (chị) về vấn nạn bạo lực học đường.
*MB: Trước đây, chúng ta thường có tâm lý chủ quan nghĩ rằng bạo lực học
đường là một vấn đề hết sức xa xôi, không xảy ra phổ biến,chỉ tồn tại ở
những nước phương Tây hay ở những nước lân cận(Trung Quốc). Đồng thời
cũng vì thế mà không ý thức được sâu sắc về tầm ảnh hưởng, tác động, hậu
quả nghiêm trọng của nó tới thế hệ trẻ nói riêng, con người nói chung. Song
thời gian gần đây, bạo lực học đường đã có những chiều hướng gia tăng, phát
triển phức tạp và trở thành một vấn đề nóng bỏng, một vấn nạn nhức nhối
khiến mọi người không khỏi bàng hoàng, kinh ngạc. Phải chăng đó chính là
một dự báo “sóng ngầm đang thành bão”. Đứng trước thực trạng đó mỗi
chúng ta cần có nhận thức và hành động như thế nào?
*TB:
1. Giải thích.
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công
lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh
thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
- Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở
nhiều nơi trên thế giới,hiện đang xâm nhập và lan rộng ở VN.Do đó đang trở
thành một vấn nạn nghiêm trọng của toàn xã hội.
2. Hiện trạng.
a. Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hinh
thức như:
+ Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn
thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.
+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con
người thông qua những hành vi bạo lực.
b. Chứng minh:
- Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các
clip bạo lực không chỉ đơn giản chỉ là các nam sinh mà nay hot nhất chính là
clip của các nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà
Nội,(nữ sinh hà nội bị đánh hội đồng gây xôn xao)được dư luận đề cập nhiều
nhất gần đây với đoạn clip dài chưa quá 2phút; Ở TPHCM, Nghệ An…
- Học sinh có thái độ không đúng mực vs thầy cô giáo, dùng dao đâm chết
bạn bè, thầy cô…(Tại TP.HCM,2 nam hs (1 em lớp 7,1 em lớp 9)trường THCS
Nguyễn Huệ,Q.4,xích mích khi chát zớii nhau trên mạng dẫn đến đâm nhau
trong ngày tổng kết trường,khiến 1 em bị thương nặng)(1 nữ học sinh lớp 9
trường THCS Nguyễn Công Trứ dùng dao lam"xả" lên mặt nữ sinh trường
khác)
- Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.
- Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…(cách đây nhiều
năm trc đây là vấn đề được dư luận chú trọng nhất,nhưng sau này đây chỉ là
hiện tượng hi hữu,ít được chú ý)
3. Nguyên nhân
- Xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành
người yêu, không cùng đẳng cấp
- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm
soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong
quan điểm sống.
- Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi
mang tính bạo lực (kiếm, súng )=>nguyên nhân sâu xa:bạo lực học đường
xuất phát từ xã hội: Nhiều ý kiến của các chuyên gia tâm lý cho rằng bạo lực
học đường ngày càng manh động, gia tăng là do xã hội nhìn đâu, lĩnh vực nào
cũng có bạo lực. Một số thầy cô cho rằng nguyên nhân của bạo lực học đường
là do học sinh bị ảnh hưởng của game online đầy bạo lực. Các game bạo lực
này đang dần phá hủy tâm hồn và nhân cách các em, biến các em thành
những con người dữ tợn.
- Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực
trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi
bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ
gia tăng( : Những năm gần đây, cảnh bạo lực diễn ra khắp nơi, khắp các lĩnh
vực, bạo lực sân cỏ, cầu thủ đánh nhau, huấn luyện viên chửi trọng tài, cổ
động viên choảng nhau; bạo lực kinh doanh đâm chém để tranh giành thị
phần. Ngoài đường phố xe taxi húc vào xe cảnh sát, đánh trả lại cảnh sát. Rồi
bạo lực gia đình, con cái hù dọa cha mẹ, mẹ đánh đập con gây thương tích,
con hành hạ cha đến ngất xỉu… và rất nhiều hình thức bạo lực khác, không
riêng gì bạo lực học đường. ). (Ở đây để vấn đề thêm sâu sắc có thể liên hệ
với hình ảnh cậu bé Phác trong “chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu
để vấn đề thêm sâu sắc.)
- Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng
quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.
- Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức,
những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.( Đa số học sinh cho rằng bạo
lực học đường là sai trái nhưng không dám lên tiếng vì sợ liên lụy, sợ mình sẽ
là nạn nhân tiếp theo, vì thế mà không dám báo với thầy cô hay chính quyền
địa phương. Một bộ phận học sinh khác thì thờ ơ, dửng dưng, im lặng, hoặc
thậm chí cổ vũ, đồng tình với bạo lực )
4. Hậu quả
- Với nạn nhân:
• Tổn thương về thể xác và tinh thần
• Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại
• Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà
trường, đến xã hội.
- Người gây ra bạo lực:
• Con người phát triển không toàn diện: phát triển ngược trở lại phía “con”, đi
ngược lại tính “ người” mất dần nhân tính.
• Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.
• Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội.
• Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.
5. Giải pháp.
- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao
nhận thức:
• Giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương.
• Địa ngục do ta mà có, thiên đường cũng do chính ta tạo nên ý thức rõ ràng
về hành động và hậu quả hành động do bản thân thực hiện.
• Nơi lạnh nhất ko phải là bắc cực mà là nơi không có tình thương Nhận thức
rõ vai trò sức mạnh của tình người.
- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong
gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới
những điều chân thiện mỹ.
- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt
kiên quyết làm gương cho người khác.
Bốn giải pháp cấp thiết xóa bạo lực học đường:
+ Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn
minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những
hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game
bạo lực.
+ Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải
làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra
khỏi đời sống gia đình.
+ Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà
trường - xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực
văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.
+ Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy,
quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người
thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học
sinh.
Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc
kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.
Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo
lực học đường.
6. Mở rộng: (phản đề)
- “Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu
một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì
thế mà trở thành dơ bẩn được.” (Mahatma Gandhi).
>Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế
mà chúng ta mất đi niềm tin vào con người vào thế hệ trẻ. Cần nhân rộng
những tấm lòng cao cả, nêu gương người tốt việc tốt điển hình > Hình thành
thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói chung, thế hệ trẻ
nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân cách Chân thiện mĩ, phát huy những
truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải đối phó
với căn bệnh vô cảm.
7. Đưa ra bài học cho bản thân:
Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm
sống tốt đẹp
*KB:Khẳng định lại luận điểm
Một nhà tâm lí học đã từng phát biểu : “ Tự ái là liều thuốc độc giết
chết tình bạn".
Anh ( chị ) hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ ) trình bày
suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
DÀN BÀI GỢI Ý:
Mở bài:
Giới thiệu vấn đề: Tự ái là liều thuốc độc giết chết tình bạn.
Thân bài:
1. Giải thích
- “ Tự ái ” được hiểu như thế nào ?
+ Đặt “ cái tôi ” của bản thân mình lên trên hết.
+ Thường hay giận hờn người khác, bạn bè khi họ góp ý chân thành về bản
thân mình .
- Thế nào là “ liều thuốc độc ”? Đó là hậu quả do “ tự ái ” gây ra :
+ Không nhìn mặt bạn, không giao tiếp với bạn ( Ví dụ minh họa )
+ Làm ảnh hưởng xấu, làm tan vỡ tình bạn
- “ Tình bạn ” là gì ?
+ Là tình cảm đẹp đẽ, trong sáng giữa mình và bạn cùng lớp, cùng trang lứa
+ Là tình cảm thân thiết giữa mình và bạn ( bạn thân )
+ Đặc điểm của tình bạn : chân thành, cao đẹp …
2.Bình luận: Phân tích các mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch:
- Mặt đúng của câu nói :
+ Trong tình bạn, lòng tự ái không được phép tồn tại
+ “ Tự ái ” càng cao thì tình bạn càng dễ bị tổn thương, dễ bị đánh mất ( Ví dụ
minh họa )
+ Tình bạn chỉ tồn tại khi biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau một cách chân
thành
- Phê phán những biểu hiện “ tự ái ” trong tình bạn :
-
+ Xem thường bạn bè, xem bạn là người xấu khi bạn đóng góp ý kiến xây
dựng cho mình
+ Bao giờ bạn cũng sai, chỉ có bản thân mình đúng
+ Giận hờn, không chơi và cắt đứt mọi quan hệ với bạn,…
3. Bàn bạc mở rộng:
- Xây dựng phương hướng, biện pháp khắc phục để giữ gìn tình bạn :
+ Thân ái, cởi mở với bạn bè.
+ Sẵn sàng đón nhận những ý kiến đóng góp xây dựng của bạn, của những
người xung quanh .
Kết bài:
- Khẳng định mức độ nghiêm trọng của tự ái.
- Liên hệ bản thân
LÒNG DŨNG CẢM
Từ xưa đến nay dân tộc Việt Nam ta đã có truyền thống về lòng dũng
cảm. Trong tất cả các đức tính của con người thì lòng dũng cảm là đức
tính tốt đẹp nhất.
Muốn có được lòng dũng cảm trước hết chúng ta phải biết lòng dũng
cảm là gì? Lòng dũng cảm là không hèn nhát, đối mặt với sự việc trong
cuộc sống, không trốn tránh chối bỏ trách nhiệm. trong thời đại như hiện
nay lòng dũng cảm là một đức tính tốt đẹp cần có trong mỗi công dân.
Lòng dũng cảm của dân tộc ta được thể hiện rõ nhất qua những cuộc kháng
chiến chống giặc ngoại xâm. Cụ thể hơn là qua hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đối mặt với kẻ thù , được
trang bị vũ khí hiện đại, tối tân hơn nhưng với lòng dũng cảm và sự đoàn
kết nhân dân ta đã dành chiến thắng. Trong thời đại như hiện nay, lòng
dũng cảm được thể hiện lên rất rõ. Chúng ta không thể phủ nhận công
lao của những con người sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước như
những anh lính cứu hỏa, các chú công an giao thong, những anh bộ đội
ở biên giới hay hải đảo xa xôi. Ngoài ra ta có thể nhận thấy được mỗi
công dân đều có lòng dũng cảm. Mấy ai lại làm ngơ khi hàng xóm của
mình bị cháy nhà hoặc trộm cướp, ….vì lẽ đó lòng dũng cảm của mỗi
người đức tình vẫn được duy trì và phát huy. Người có lòng dũng cảm sẽ
được mọi người kính trọng , yêu quí. Và nhờ lòng dũng cảm mà ta đạt
được nhiều thành công trong cuộc sống
Hiểu được điều đó, tuy chỉ là học sinh nhưng ta cũng sẽ rèn luyện được lòng
dũng cảm ngay từ hôm nay. Chúng ta phải cố gắng vượt qua các thử
thách khó khăn trong học tập, cùng nhau xây dựng mục tiêu học tập
đúng đắn. Dũng cảm nói không với tiêu cực trong học tập, mạnh dạng
phát biểu ý kiến cới các bạn có thói quen xấu trong học tập như gian lận
trong kt… Đó là những hành động cần phải phê phán.
Tóm lại, lòng dũng cảm là một truyền thống qúy báu của dân tộc ta. Nó còn
được thế hệ trẻ chúng ta bảo tồn và phát huy .Vì ngưới có lòng dũng cảm
không chỉ có ích cho xã hội mà còn mang lại sự yêu mến kính trọng của
mọi người.
================================
Mỗi ai trong chúng ta đều có những ước mơ, lí tưởng sống khác nhau.
Dù khác nhau nhưng chúng đều có những nét đẹp khó có từ nào có thể
diễn tả nổi. Ước mơ, lí tưởng sống là đẹp như thế nhưng con đường đi
đến ước mơ, thực hiện lí tưởng có dễ dàng không. Thật sự là không và
hành trang đầu tiên để bắt tay vào thực hiện ước mơ chính là lòng dũng
cảm.
Vậy lòng dũng cảm là gì và tại sao nó lại quan trọng đến như vậy? Lòng dũng
cảm là dám đối mặt với sự thật dù nó có khó khăn và rất gian nan, là
không trốn tránh, là tinh thần luôn lạc quan để vượt qua bao sống gió của
cuộc sống. Bao năm tháng ở đất nước Việt Nam có bao tấm gương về
lòng dũng cảm nhưng lòng dũng cảm chúng ta đang và sẽ đề cập đến là
lòng dũng cảm trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Cuộc sống vốn có
những khó khăn, thử thách cả thất vọng, nỗi buồn. Vậy nên trong chúng
ta rất cần có lòng dũng cảm để vượt qua, để luôn là chính mình và để
không có bất cứ điều gì có thể che khuất ước mơ, lí tưởng, hoài bão của
chúng ta. Người ta thường nói hạnh phúc là thực hiện được những ước
mơ, mong muốn, khát vọng. Vậy hạnh phúc chỉ đến với những người có
lòng dũng cảm. Dũng cảm làm theo tiếng gọi thực hiện ước mơ của trái
tim, dũng cảm nhìn nhận những lỗi lầm để rút kinh nghiệm và còn phải
dũng cảm để tiếp bước trên con đường đi đến ước mơ, hoài bão. Nói
như vậy thì cuộc sống hạnh phúc mới phức tạp, gian nan và nhiều chông
gai làm sao.
Tôi cũng đã có lần nghĩ như vậy nhưng lại tự hỏi mình có thật sự mong muốn
có một cuộc sống bình yên, không bao giờ gặp chông gai, sống gió trong
cuộc sống. Và cuối cùng câu trả lời của tôi lại là không, thật lạ kỳ làm
sao! Vì tôi biết nếu cuộc sống của tôi là một con đường dài, luôn được
trãi đầy hoa hồng thì cuộc sống sẽ nhạt nhẽo và tôi có thể trở thành một
người ngu dốt nhất thế giới. Lí do là vì tôi chẳng bao giờ bị va chạm để
lớn khôn. Tôi không bao giờ cho rằng mình đã ở trên đỉnh của sự thành
công, tôi luôn muốn tiếp tục dũng cảm tiếp bước mỗi ngày để có thể thực
hiện hết ước mơ này đến hoài bão kia. Dù ít hay nhiều ,chắc chắn là ai
cũng vấp ngã. Trong cuộc sống hang ngày chúng ta là những con người
dũng cảm đấy thôi nhưng chúng ta chưa nhận thấy. Ví dụ như khi bé,
chúng ta tập đi những bước đầu tiên và thường ngã lên ngã xuống, khi
ngã rồi thì chúng ta đã không ngồi luôn một chỗ mà lại dũng cảm đứng
lên đi tiếp. Vậy chúng ta mới có thể đi được chứ. Vậy lòng dũng cảm đã
được ông trời ban sẵn trong lòng tất cả chúng ta. Tại sao chúng ta không
làm nó bùng cháy dậy, làm cho ngọn lửa của lòng dũng cảm luôn cháy
trong mỗi trái tim chúng ta để không có thử thách, chông gai nào có thể
làm chúng ta gục ngã. Con đường đi đến ước mơ của mọi người không
bao giờ giống nhau nhưng chúng đều có một điểm chung là không con
đường nào bằng phẳng cả. Chính lòng dũng cảm sẽ giúp chúng ta dám
đối mặt với những thăng trầm trên con đường theo đuổi ước mơ, chính
lòng dũng cảm cho ta biết những sai phạm của chính bản thân, chính
lòng dũng cảm giúp ta vươn lên, khẳng định mình, …
Lòng dũng cảm rất cần trong mỗi con người. Tự đáy lòng mỗi người đều tồn
tại một khát vọng. Trên đường thực hiện khát vọng ai ai cũng gặp chông
gai và những người không có lòng dũng cảm sẽ không thể thực hiện
được khát vọng tự đáy lòng mình, hoài bão bị chon vùi vì trước những
khó khăn ấy, họ đã chọn một quyết định sai. Đó là không dũng cảm vượt
lên, phó tác cho số phận, trốn tránh khó khăn, tự than thân trách phận để
rồi gục ngã trong cơn dông tố của cuộc đời. Tóm lại, chúng ta phải dám
nghĩ dám làm, không để ước mơ, khát vọng, hoài bão bị chôn vùi. Dũng
cảm vượt lên bao chông gai để ước mơ trở thành hiện thực.
Nếu chưa biết mục đích và ước mơ thì dũng cảm, mạnh dạng vẽ ra con
đường đi đến ước mơ. Nếu đã có mục đích, ước mơ thì dũng cảm thực
hiện và dũng cảm đứng dậy, không thất bại trên con đường mà mình đã
chọn.
Nghị luận Trang phục và văn hoá
Mở đầu
Người xưa có câu:
" Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân".
Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng
không chỉ để che chở sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi
cá nhân.
Do đó việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết. là
quan trọng hơn hết.
Ý nghĩa việc lựa chọn trang phục
- Có thể nhận biết được nghề nghiệp, thị hiếu thẩm mĩ của mỗi người.
- Góp phần thể hiện nhân cách con người.
- Giúp ta tự tin và thành công hơn trong các cuộc giao tiếp.
Nhận định về trang phục đẹp
-Việc lựa chọn trang phục hết sức quan trọng.
- Trang phục đẹp là trang phục không cầu kì, tuy đơn giản nhưng màu sắc
hài hoà, phù hợp với đối tượng, khung cảnh và tuỳ trường hợp giao tiếp .
- Trang phục thể hiện tính cách:
+ Trang phục đơn giản ? Người giản dị, không cầu kì.
+ Trang phục hợp thời trang, có sự chăm chút ? Người thích làm đẹp, quan
tâm đến hình thức bên ngoài.
Quan điểm về đồng phục học sinh
- Tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được kiểu
ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi ở trường học.
- Xoá bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các học sinh trong
cùng trường, cùng lớp .
- H?c sinh xây dựng ý thức giữ gìn truyền thống, lòng tự hào về truyền
thống nhà trg.
Về đồng phục áo dài của nữ sinh
-Thể hiện nét duyên dáng của nữ sinh.
- Không j` đẹp mắt choa bằng khi mỗi sáng từng nhóm nữ sinh tung tăng
với chiếc áo dài thước tha đến trường.
- Đem lại nét đẹp cho nữ sinh nhưng cũng tạo nên một số khó khăn trong
các sinh hoạt tập thể.
Khẳng định về trang phục đẹp
-Trang phục đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp với lứa
tuổi, tính cách của mỗi người.
- Tránh ăn mặc hở hang, chưng diện không phù hợp.
- Chọn trang phục hài hòa, lịch sự, thể hiện tính cách riêng của mỗi người.
-Trang phục trẻ trung, dễ thương có thể giúp bạn chống stress, giải tỏa
căng thẳng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi.
Nói tóm lại, việc lựa chọn trang phục cho phù hợp lứa tuổi là điều mà mỗi
học sinh chúng ta cần quan tâm đúng mức để làm nên cái đẹp cho cuộc
sống.
Lời kết
Nói tóm lại việc lựa chọn trang phục phù hợp , đẹp là điều mà chúng ta
cần quan tâm để tô them nét đẹp văn hóa.
ĐỀ BÀI: Anh chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 400 từ)
với chủ đề : “Cuộc sống cũng cần những giọt nươc mắt.”
Thế là đợt thi học kì II, đã kết thúc. Bài vở giờ đây đã trả nó về với chính
mình: luôn dành những phút suy nghĩ về cuộc sống. Đạp xe giữa phố xá
đông vui, tấp nập,nó lại nhớ tới câu nói sáng nay của cô giáo: “Cuộc sống
cũng cần những giọt nước mắt” .
Đúng vậy, sau những lần thất bại nó đều đóng cửa phòng khóc một trận
cho nước mắt trôi đi mang theo tất cả những nỗi buồn, những thất vọng…
Sau đó lại mở cửa ra nhìn tới những điệu tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng
cho con người bởi nó biết rằng “Đời phải trải qua giông tố nhưng không
được cúi đầu trước giông tố” (Đặng Thùy Trâm). Vì thế những giọt nước
mắt trong cuộc sống giúp nó mạnh mẽ hơn để bước tới thành công.
Đang đạp xe giữa phố, bỗng màn hình tivi của một nhà bên đường đập
vào mắt nó, đó là cảnh một em bé mới chào đời đang khóc trong vòng tay
ấm áp của mẹ. Ba mẹ của em đang nở trên môi những nụ cười hạnh phúc.
Có lẽ họ vui vì có một thiên thần nhỏ để ôm ấp, chăm sóc.Và kìa, một bác
quét rác mắt đỏ hoe đang rưng rưng, trên tay là kết quả thi Tốt nghiệp
của cậu con trai. À ra bác mừng quá phát khóc khi con đỗ tốt nghiệp loại
giỏi.
Gương mặt gầy xương và những giọt nước mắt của bác bỗng khiến lòng
tôi xao xuyến, khóe mắt bỗng cay cay và hình như đang muốn rơi xuống,
nó mừng thay cho bác khi cậu con trai đã không phụ công mười tám năm
trời bác nuôi nấng. Và chợt nó nhận ra trong cuộc sống, những giọt nước
mắt đâu chỉ rơi khi ta buồn mà còn cả những lúc sung sướng đấy
chứ.Vâng! đã có lúc nó khóc vì bị điểm kém, bị mẹ mắng. Cũng có khi nó
thấy giọt nươc mắt chia li với tiếng khóc nấc nghẹn ngào lưu luyến của
những tà áo trắng mỗi mùa phượng nở, ve kêu; hay những gọt nước mắt
thất bai của những tuyển thủ trong mùa WorldCup. Nhưng đó chỉ là những
giọt nươc mắt buồn, và hiểu rằng nước mắt chỉ rơi khi ta buồn thì chưa đủ.
Khóc đâu chỉ biểu hiện trang thái cảm xúc buồn mà còn cho thấy niềm vui,
hạnh phúc của con người. Bởi thế, trong cuộc sống rất cần những giọt
nước mắt để thay lời bao điều không thể nói ra thành lời hay bao điều
không thể nói hết bằng lời, và từ đó khiến người gần người hơn. Tiếng
khóc như chiếc cầu nối nhịp yêu thương của muôn triệu trái tim: khi đứa
bé chào đời mang hạnh phúc cho ba mẹ em, khi bác quét rác khóc cũng
khiến những người xung quanh nhận được niềm sung sướng ấy nên niềm
vui được nhân lên, khi ta khóc vì những chuyện buồn thì sẽ có giọt nước
mắt đồng cảm của bao người xung quanh khiến bạn ấm lòng hơn…
Vậy nên tiếng khóc rất cần trong cuộc sống để sưởi ấm trai tim và để kết
nối trái tim!.
Nghị luận xã hội "Lời nói chẳng mất tiền mua , lựa lời mà nói
cho vừa lòng nhau "
Trong cuộc sống, chúng ta thường dùng lời nói để trao đổi thông tin, để
diễn đạt ý tưởng hoặc để bày tỏ, biểu lộ tâm tư tình cảm của mình… Nói
chung, nhờ lời nói mà con người có thể hiểu nhau và dễ đến gần nhau
hơn. Nói thì dễ nhưng nói như thế nào để không mất lòng người nghe, nói
như thế nào để “lọt” đến xương, nói làm sao để “mật ngọt chết ruồi” thì
không dễ chút nào, nhất là những lúc ta đang “nổi khùng” thì ta càng dễ
nói tầm bậy. Vì thế cha ông ta có khuyên: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”,
vì lời nói bay đi thì không thể lấy lại được, nên ta hãy cẩn thận trước khi
nói.
Tâm lý chung của con người là thích nghe ngọt. Những lời nói tốt đẹp
không làm chúng ta tốn kém tiền bạc hay hao tổn sức lực, nhưng nó đem
lại nhiều ích lợi và làm cho người nghe được an ủi, khích lệ và làm cho tình
thân giữa ta với người khác được thêm thắm thiết đậm đà. Dĩ nhiên, chúng
ta không nên vì “lựa lời” mà nói với nhau những lời giả dối. Trái lại, chúng
ta cần nói thật với nhau bằng tấm lòng yêu thương.
Lại có một câu chuyện kể lại rằng:
Ngày xưa có một ông vua nước Ai-cập gửi cho nhà hiền triết Bias một con vật
vừa quý lại vừa hiếm để tế lễ các thần minh. Thế nhưng, ông vua này muốn
chơi khăm nhà hiền triết một vố, bèn phán:
- Sau khi cúng kiếng xong, ngươi phải trả lại cho ta cái gì vừa tốt nhất lại vừa
xấu nhất nơi con vật quý hiếm ấy.
- Nhà hiền triết cũng không phải là tay vừa, bèn xẻo ngay cái lưỡi trao cho
ông vua. Cử chỉ đó gián tiếp nói lên rằng:
- Cái lưỡi là phần tốt nhất nếu biết sử dụng, nhưng đồng thời cũng là phần
xấu nhất nếu không biết sử dụng.
Đúng thế, cái lưỡi là một bộ phận quan trọng để phát ra tiếng nói. Tiếng nói là
một phương tiện hữu hiệu để chuyển đạt cho người khác biết những tư tưởng,
những ý nghĩ, những ước muốn thầm kín; nhờ đó bắc lấy một nhịp cầu cảm
thông. Lưỡi đóng một vai trò quan trọng như vậy, song cái lưỡi cộng với lời
nói lại chính là nguyên cớ làm cho chúng ta dễ vấp phạm hơn cả, bởi vì chúng
ta có thể vấp phạm ở bất kỳ đâu, trong bất cứ lúc nào và với bất kỳ ai.
Tục ngữ cũng đã có câu: “Không nọc nào độc cho bằng cái lưỡi”. Hay:“Lưỡi
không xương nhiều đường lắt léo”.
Một lời nói thiếu suy nghĩ được sánh ví như đổ thêm dầu vào lửa, làm bừng
lên sự tức giận, thiêu huỷ hết tình ruột thịt cũng như tình nghĩa anh em. Hơn
nữa, trong cộng đoàn tu trì gồm những con người từ “khắp tứ phương thiên
hạ”, mỗi người mỗi tính ***, mỗi người một kiểu sống khác nhau, nên không
thể tránh được hết những va chạm, những bực bội, những buồn phiền…
Nhiều khi chính chúng ta lại là những người gây ra những đau khổ, buồn
phiền cho người khác chỉ bằng những lời nói thiếu cân nhắc trước sau.
Cụ thể ngay trong cuộc sống hàng ngày, nhiều khi có thể vô tình thôi, chúng
ta chọc ghẹo anh chị em mình bằng những lời nói nghe hơi… “rát tai”, nghe
mà “đau nhói cả tim”. Nhiều khi chúng ta chỉ muốn nói cho sướng cái miệng
của mình, nhưng lại không để ý đến nỗi đau của người anh chị em mình khi
phải nghe những lời chọc ghẹo đó.
Do vậy, trong cộng đoàn tiếng cười là cần thiết, nó đem lại niềm vui cho cộng
đoàn là điều cần làm và nên làm. Nhưng chúng ta cũng cần phải ý tứ hơn nữa
trong những lời chọc vui để những lời chọc vui đó không những đem lại niềm
vui cho mình mà còn làm cho người bị chọc cũng được vui cười thoải mái. Dựa
vào lời nói, người khác có thể biết được phần nào tâm hồn của chúng ta.
Được yêu mến và kính trọng hay bị khinh bỉ và ghét bỏ, một phần lớn là do
cái lưỡi và lời nói của chúng ta. Như thế, cái lưỡi đã đóng một vai trò quan
trọng trong việc hình thành uy tín và thế giá của mỗi người, như một câu
danh ngôn đã dạy: “Lưỡi người khôn ngoan tạo nên danh dự, còn mồm kẻ
ngu dại gây đổ vỡ tan hoang”. Bởi đó, ta cần phải biết đắn đo cân nhắc trong
cách ăn nói của mình để tránh đi những hiểu lầm, đau khổ cho người khác.
Phải sử dụng lời nói như một phương tiện, giúp chúng ta cảm thông và xích lại
gần nhau hơn “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi” là vậy. Ý thức được tầm
quan trọng của ngôn từ, chúng ta hãy chú ý những ngôn từ chúng ta dùng
trong ngày. Phải có trách nhiệm khi sử dụng ngôn từ, bởi vì qua những lời
chúng ta nói, chúng ta có thể đem lại niềm vui Phục sinh nhưng cũng có thể
đem lại đau khổ thập giá cho những anh em trong cộng đoàn và chúng ta
cũng nên lắp đặt một… “Cái thắng” vào miệng, để những lúc ngứa mồm,
muốn phát ngôn bừa bãi, thì biết “stop” lại đúng nơi và đúng lúc. Để kết thúc,
xin mượn câu nói của cha ông ta nói về ngôn từ: Hãy uốn lưỡi bảy lần trước
khi nói. Hoặc Lựa lời mà nói khó thay ! Tiếng chì, tiếng bấc thường hay “chàng
ràng” Khi ai mở miệng nói ngang Thì ta chắc chẳng ngại “phang”…. “mỹ từ”
Một tia lửa nhỏ sơ sơ Khu rừng lớn mấy mặc dù, cháy tiêu Giữa ngàn thế sự
đảo điên Có ai áp dụng lời khuyên bao giờ Lời nói không mất tiền mua Lựa lời
mà nói cho vừa lòng nhau !.
Đề bài . Lòng tự trọng (L11)
Trong tác phẩm “Một người Hà Nội” (Nguyễn Khải), nhân vật bà Hiền từng bày tỏ
quan niệm dạy dỗ con cái, chỉ chú ý dạy con “biết tự trọng , biết xấu hổ, còn sau này
muốn sống ra sao thì tùy” .
Từ quan niệm của nhân vật trên, anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về vấn đề : lòng tự
trọng của con người.
Gợi ý làm bài
1, Giải thích và chứng minh nội dung ý kiến mà đề bài đã nêu ra
- Thế nào là tự trọng? Theo từ điển Tiếng Việt thì tự trọng là coi trọng và giữ gìn
phẩm cách , danh dự của mình.
- Phân biệt tự trọng với tự ti và tự cao:
+Tự cao: Tự cho mình là nhất, là hơn người mà coi thường người khác.
+ Tự ti: Tự cho mình là thua kém người.
Cả 2 tính cách này đều khác với tự trọng và đều là tính cách không nên có , cần sửa
chữa, xóa bỏ.
- Lòng tự trọng có từ đâu?
Lòng tự tọng hình thành và phát triền trong suốt cuộc đời chúng ta. Những trải
nghiệm trong thời thơ ấu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên lòng tự
trọng. Khi lớn lên, thành công hay thất bại, cách đối xử của gia đình, bạn bè, thầy
cô…đều tác động trực tiếp và góp phần hình thành nên lòng tự trọng của mỗi người.
- Vai trò của lòng tự trọng:
+ Lòng tự trọng là nhân tố tất yếu trong cuộc sống của bạn. một khi biết tôn trọng
bản thân bạn sẽ cảm thấy tự tin, hạnh phúc và vững tin vào chính mình. Không
những thế , đó còn là động lực mạnh mẽ cho bạn tiến bước và gặt hái thành công.
Chính vì thế lòng tự trọng là 1 nhân tố quan trọng và là nền tảng định hình thái độ lạc
quan của bạn về cuộc sống.
+ Những trải nghiệm trong thời thơ ấu có thể dẫn dến sự thiếu lòng tự trọng của trẻ
như: bị chỉ trích gay gắt thậm tệ, bị la mắng, đánh đập; hoặc ko được quan tâm
chăm sóc; bị người khác nhạo báng, chế giễu, đàu cợt…gia đình đòi hỏi trẻ phải luôn
tốt về mọi mặt. Sự thất bại trong học tập , thể thao… cũng là những yếu tố dẫn đến
thái độ tiêu cực của trẻ đến bản thân. Những người thiếu tự trọng , một khi đã gặp
những thất bại trọng cuộc sống sẽ rất dễ bi quan, chán nản, bất cần… những hậu
quả này khiến họ trở nên mặc cảm với bản thân mình, tinh thần ngày càng sa sút…
2. Bình luận
- Lời của bà Hiền hoàn toàn đúng – đây là 1 ý nghĩ dạy con hợp tình, hợp lí, giúp cho
tuổi trẻ hình thành nhân cách bước vào đời.
- Bài học rút ra cho bản thân : rèn giũa, tôi luyện lòng tự trọng trong những tình
huống phức tập diễn ra trong cuộc sống, trong học tập, công tác
- Tránh những biểu hiện tự ti, thiếu lòng tự trọng của bản thân, đồng thời cố gắng
tìm hiểu giúp đỡ bạn bè chung quan ta cùng vượt qua khó khăn để vững tin bước về
phía trước…
Bài làm
Đọc truyện “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải ta nhận thấy được những vấn đề
nhân sinh thiết thực mà nhà văn đặt ra. Trong tác phẩm, nhân vật bà Hiền từng bày
tỏ quan điểm dạy dỗ con cái , chú ý cách dạy con: “biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau
này muốn sống ra sao thì tùy” . Vấn đề “lòng tự trọng” mà nhà văn đề cập đến trong
câu nói của nhân vật , là 1 trong những quan niệm nhân sinh thiết thực ấy.
Là 1 người Hà Nội, bà Hiền rất quan tâm đến việc dạy dỗ, chỉ bảo con cái. Bà dạy
con học lối sống của người Hà Nội , “học cách nói năng, đi đứng phải có chuẩn , ko
được sống tùy tiện, buông tuồng”. Bên cạnh đó, bà còn dạy con phải biết tự trọng.
Dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ là dạy một nhân cách sống có văn hóa. Điều đó
chứng tỏ rằng bà là if có ý thức rất cao về lòng tự trọng. Điều đó thể hiện khi người
con trai đầu lòng xin đi lính, bà Hiền “đau đớn mà bằng lòng” bởi bà “không muốn nó
sống bám vào sự hi sinh của bạn bè”. Trong mắt bà, người con trai “dám đi cũng là
biết tự trọng”. Đến khi, sau 3 năm đằng đẵng, tin tức người con trai đầu vẫn biệt vô
âm tín, người con thứ xin đi tòng quân , bà đã “không khuyến khích cũng ko ngăn
cản con” , bởi “ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó chết cũng là 1
cách giết chết nó!”. Qua những suy nghĩ từ tận sâu thẳm đáy lòng ấy, ta đọc được ở
bà Hiền - một người coi lòng tự trọng là nguyên tắc hành xử cao nhất của con người.
Bà ghét sự ăn bám, sống bám, ghét sự dựa dẫm vào người khác. Với bà, để có thể
mưu sinh, mỗi người cần tự thân vận động, tự đóng góp công sức của mình vào
công việc chung của đất nước. Dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ thì chính bà là
người ý thức sâu sắc nhất về điều đó. Bà đã tâm sự những lời gan ruột rằng : “Tao
cũng muốn sống bình đằng vs các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ thì
có hay hớm gì?”. Ở bà Hiền lòng tự trọng gắn liền với ý thức và trách nhiệm của 1
công dân yêu nước, 1 bản lĩnh cá nhân mạnh mẽ. Những lời bộc bạch chân thành
chứng tỏ bà có khả năng vượt lên trên cái nhất thời , cái thòi thường để đạt tới cái
bền vững theo niềm tin riêng của chính mình. Việc bà đặt quyền lợi đất nước lên trên
quyền lợi cá nhân cũng chính là biểu hiện của lòng yêu nước, lòng tự trọng, của 1
cốt cách văn hóa người Việt lắng sâu tấm lòng yêu nước.
Vậy, thế nào là lòng tự trọng? Lòng tự trọng là ý thức coi trọng giá trị bản thân mình,
Và sự thật, trong mỗi con người luôn tồn tại những giá trị sẵn có vì con người là “tinh
hoa của tạo hóa”. Việc coi mình có giá trị, biết giữ gìn danh dự, phẩm cách của mình
là thái độ sống đúng đắn.
Trong cuộc sống, lòng tự trọng đơn giản là sự tự nhận thức giá trị cảu bản thân mình
để phát huy sức mạnh vốn có. Bạn không phải là người thật sự mạnh dạn, thế
nhưng bạn đã đủ dũng khí để đại diện cho tổ mình trình bày bài thuyết trình trước
lớp. trước giờ phút ấy, bao ý nghĩ đan xen: Mình có thể hay không thể làm được? Và
cuối cùng, chính niềm tin vào năng lực của mình đã giúp bạn vượt qua thachs thức ,
thành công mĩ mạn. Tôi từng nở nụ cười như vậy bởi tràng pháo tay của cô giáo và
các bạn khi chấm dứt câu nói cuối cùng: “Cảm ơn các bạn đã lắng nghe”. Lòng tự
trọng còn là ý thức giữ gìn nhân phẩm, phẩm chất, danh dự của mình. Đọc “Truyện
Kiều” (Nguyễn Du), ta biết đến 1 nàng Thúy Kiều đã từng đau khổ, quằn quại, trăn
trở thế nào khi ở chốn thanh lâu:
“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa”
Cao đẹp thay, cái “giật mình” ấy của Thúy Kiều , đó chính là sự ý thức giữ gìn phẩm
cách. Với Kiều, sự thức tỉnh nỗi đau tinh thân chính là biểu hiện của lòng tự trọng .
Lòng tự trọng ko chỉ là coi trọng giá trị của mình để tỏa sáng những giá trị ấy bất cứ
lúc nào, cũng ko chỉ là sự nhận thức về danh dự, nhân phẩm của mình để giữ gìn nó
mà còn là sự ý thức về sự hạn chế, thiếu sót của mình để có sự chỉnh sửa đúng đắn,
thích hợp. Một vị tổng thống của đất nước nọ khi nhận ra mình ko đủ khả năng để
đưa đất nước đi lên đã đệ đơn xin từ chức. Lòng tự trọng của vị thổng thống ấy
chính là biết nhìn thẳng vào sự thực, đối mặt vs những hạn chế của mình để có
những hành động đúng đắn. Đến đây, ta càng thấm thía lời tâm sự của nhân vật cô
Hiền : “Tao chỉ dạy cho chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muốn sống
ra sao thì tùy”.
Lòng tự trọng là điều kiện cần trong cuộc sống của bạn. Một khi biết tôn trọng bản
thân, bạn sẽ vững tin hơn vào những việc bạn làm. Một khi biết giữ gìn phẩm cách,