Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Skkn một số phương pháp ôn tập môn lịch sử cho hình thức thi trắc nghiệm ở trường thpt cẩm thủy 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.94 KB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ÔN THI TỐT NGHIỆP CÓ HIỆU QUẢ TẠI
TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3

Người thực hiện: Nguyễn Quốc Tuấn
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Lịch Sử

THANH HỐ NĂM 2022

1

skkn


PHẦN

MỤC LỤC

TRANG

MỞ ĐẦU
1

1.1. Lí do chọn đề tài


1.2. Mục đích nghiên cứu………………………………...
1

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………...
1.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………….

2

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm…………….

2

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến……...
2.3. Những biện pháp giải quyết vấn
đề………………….
2

3

2.3.1. Các biện pháp chung……………………………….
2.3.2. Các biện pháp cụ thể ……………..

3

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm............................. 8
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3
4


3.1. Kết luận.......................................................................

8

3.2. Kiến nghị.......................................................................

9

TÀI LIỆU THAM KHẢO

10

2

skkn


1.MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài .
Lịch sử là khoa học nghiên cứu, tái hiện lại một cách chân thực quá khứ của
xã hội loài người . Trong phạm vi nhà trường , lịch sử là mơn học có tác dụng tốt
nhất trong việc giáo dục đạo đức, truyền thống yêu nước của dân tộc cho học sinh ,
hơn thế nữa là sự biết ơn , kính trọng khơng chỉ đối với cha ông, các vị anh hùng
dân tộc mà cịn là sự biết ơn , kính trọng đối với những người có cống hiến lớn cho
nhân loại. Việc nâng cao chất lượng môn lịch sử là một việc làm khẩn thiết chung
của các nhà trường trong bối cảnh hiện nay .
Như vậy tầm quan trọng của môn lịch sử trong nhà trường phổ thông là điều
không thể phủ nhận, tuy nhiên trong nhiều năm gần đây kết quả học tập và thi tốt
nghiệp môn lịch sử của trường THPT Cẩm Thủy 3 không được như mong đợi,
thường xếp gần cuối bên cạnh mơn tiếng anh. Vì vậy nhiệm vụ to lớn mà Ban

Giám hiệu nhà trường đặt ra cho môn lịch sử là phải từng bước cải thiện chất lượng
mơn lịch sử, nâng mức điểm bình qn của mơn sử để dần tiệm cận với các môn
khác trong kỳ thi tốt nghiệp.
Việc nâng cao chất lượng môn sử không chỉ cải thiện hình ảnh mơn sử ở nhà
trường mà cịn giúp các em học sinh của nhà trường có cơ hội đậu vào các trường
đại học, nhất là những trường thuộc lực lượng vũ trang như công an, quân đội,
niềm mơ ước của học sinh nghèo miền núi.
Từ năm học 2016-2017 Bộ GD&ĐT đã thực hiện hình thức thi trắc nghiệm
trong kỳ thi THPTQG. Sự thay đổi này có những thuận lợi và khó khăn nhất định
với cơng tác ôn tập và thi của học sinh.
Xuất phát từ những lý do trên, bản thân tôi một người cũng từng là học sinh,
sinh viên nghành lịch sử, u thích mơn lịch sử và bây giờ là giáo viên môn lịch sử
trường trung học phổ thông trăn trở với chất lượng môn sử, từ kinh nghiệm của bản
thân và học hỏi ở các đồng nghiệp đã xây dựng và thực hiện một số phương pháp
ơn tập mơn lịch sử cho hình thức thi trắc nghiệm ở trường THPT Cẩm Thủy 3.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Nâng cao chất lượng mơn lịch sử trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT ở
trường THPT Cẩm Thủy 3.
- Nghiên cứu để có những biện pháp ôn tập tối ưu, phù hợp với đặc điểm,
năng lực của học sinh trường THPT Cẩm Thủy 3.
- Xây dựng kế hoạch và giáo án ơn tập hợp lí.
3

skkn


1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Tiến hành nghiên cứu ở học sinh khối 12 của trường THPT Cẩm Thủy 3
trong các năm học: 2019-2020, 2020-2021
- Nghiên cứu, vận dụng một số biện pháp ôn thi tốt nghiệp THPT có hiệu quả

đối với học sinh lớp 12 trường THPT Cẩm Thủy 3.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
- Phương pháp khảo sát thực tế
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá hiệu quả học tập của học sinh
- Phương pháp so sánh đối chiếu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận.
Có thể nói kết quả học tập mơn lịch sử của học sinh cao hay thấp phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố: Thầy có nhiệt tình, tâm huyết hay khơng, trị có hứng thú, tích
cực hay khơng và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường có đảm bảo hay
khơng...Tuy nhiên ngồi các yếu tố trên thì phương pháp, cách thức học tập bộ môn
là rất quan trọng. Khơng có cách thức phương pháp phù hợp thì trị có thể thấy học
sử như lạc trong “mê cung” khơng lối ra vì sử có q nhiều sự kiện, ngày
tháng ...Vì vậy phương pháp học tập là một yếu tố hết sức quan trọng. Có được
phương pháp học tập phù hợp sẽ làm cho kết quả học tập cao hơn, từ đó học sinh sẽ
có cái nhìn khác về bộ mơn, khơng cịn “sợ sử” nữa mà sẽ u thích và hứng thú
hơn với lịch sử. Như vậy kết quả của mơn sử sẽ khơng cịn đáng lo nữa.
2.2. Cơ sở thực tiễn.
Chất lượng môn lịch sử trong các kỳ thi trung học phổ thông quốc gia
(THPTQG) và tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia (TNTHPTQG) nhiều năm
nay khá thấp so với các mơn khác, trong đó có trường THPT Cẩm Thủy 3. Đặc thù
của trường miền núi là phần lớn học sinh lựa chọn tổ hợp xã hội để thi tốt nghiệp
và xét đại học, chỉ khoảng 1/5 học sinh lựa chọn tổ hợp tự nhiên. Có thể nói học
sinh theo tổ hợp xã hội là “thượng vàng hạ cám”, bên cạnh số ít học sinh có khả
năng học các mơn xã hội thực sự thì phần lớn các em lựa chọn vì đó là lựa chọn
hữu hiệu nhất ( vì khơng thể theo được các mơn học tự nhiên). Vì vậy số điểm yếu
kém trong các kỳ thi THPTQG và TNTHPTQG thường rơi vào những học sinh
này. Ngồi ngun nhân mang tính tổng thể trên trong q trình trực tiếp giảng dạy
chúng tơi nhận thấy có những nguyên nhân cụ thể :

Về phía học sinh
4

skkn


Nhiều học sinh lười học, có tâm lý trơng chờ, ỷ lại, được chăng hay chớ.
Trong quá trình học và ôn tập thì lơ đãng, không chú ý, không theo dõi tiến trình ơn
tập, chỉ đơn giản là chép lại những chữ thầy cô giáo ghi trên bảng, về nhà không
học, khong xem lại. Do chưa chăm học nên nhiều các em khơng nắm chắc kiến
thức cơ bản; do đó, với câu hỏi nhận biết, tái hiện kiến thức cũng không làm được.
Khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề của một bộ phận học sinh
chăm chỉ chưa tốt, chưa có khả năng phân tích, loại trừ, các em chỉ đơn thuần học
vẹt, nhớ máy móc.
Về phía giáo viên.
Kĩ năng và phương pháp ôn tập của giáo viên cịn hạn chế, cịn ơm đồm kiến
thức, chưa phân biệt được đối tượng học sinh trong q trình ơn, vì vậy dạy tràn lan
và cào bằng các đối tượng học sinh, chưa sâu chuỗi được kiến thức cơ bản cho học
sinh, kiến thức ơn cịn rời rạc, việc liên hệ và khai thác kiến thức theo câu trúc đề
mới cịn non...
Thực trạng trên dẫn đến việc ơn thi chưa hiệu quả, kết quả thi chưa cao.
2.3. Những biện pháp giải quyết vấn đề
2.3.1. Các biện pháp chung
2.3.1.1.Đánh giá phân loại học sinh.
Đây là việc làm mang tính tổng thể và quan trọng đầu tiên trước khi bước
vào quá trình ôn tập. Việc kiểm tra đánh giá phân loại giúp giáo viên phân loại học
sinh theo các nhóm từ 0 điểm đến dưới 3 điểm, từ 3 điểm đến dưới 5 điểm, từ 5
điểm đến dưới 7 và từ trên 7. Trên cơ sở đó có kế hoạch ơn tập phù hợp với từng
đối tượng.
2.3.1.2. Xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng cụ thể.

Để kế hoạch có tính thực tiễn và khả thi cần lấy kết quả thi của năm trước
của trường và kết quả khảo sát làm cơ sở xây dựng kế hoạch. Kế hoạch ôn tập cần
bám sát cấu trúc đề thi theo đề minh họa. Kế hoạch nêu rõ mục tiêu cụ thể cho
từng đối tượng, kiến thức cần đạt, kiến thức nâng cao, kĩ năng, tài liệu tham khảo,
kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm… và mục tiêu tổng thể ( điểm bình quân phải
theo chiều hướng cao hơn năm trước). Kế hoạch phải được xây dựng trên cơ sở
thống nhất chung của nhóm chun mơn.
2.3.1.3. Đẩy mạnh cơng tác việc phối kết hợp.
Trong q trình ơn tập cơng tác phối kết hợp là rất quan trọng. Giữa các giáo
viên trong nhóm chun mơn thường xun có sự phối hợp với nhau để chia sẻ
kinh nghiệm về phương pháp cũng như xây dựng các chuyên đề ôn tập hợp lý
5

skkn


thơng qua sinh hoạt nhóm chun mơn. Giữa giáo viên bộ môn với giáo viên chủ
nhiệm và tổ chức trong nhà trường như đoàn Thanh niên, Ban nền nếp để quản lý
học sinh. Giữa giáo viên với phụ huynh để nắm bắt tình hình học sinh khi ở nhà.
2.3.2. Những phương pháp cụ thể trong q trình ơn tập trên lớp.
2.3.2.1. Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản.
- Hướng dẫn học sinh học tập bám sát sách giáo khoa, nắm chắc kiến thức
cơ bản. Vì trên thực tế nắm chắc kiến thức cơ bản đã có thể làm được 7 -8 điểm. Vì
là thi trắc nghiệm nên nội dung thi rộng do đó khơng được dạy tủ và học tủ. Việc
làm đầu tiên để nắm vững kiến thức cơ bản là hệ thống hố lại tồn bộ kiến thức
trong sách giáo khoa theo theo từng nội dung, từng phần gồm lịch sử thế giới, lịch
sử Việt Nam. Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hoá kiến thức theo trình tự từ cái
khái quát đến cái chi tiết, từ cây đến cành đến nhánh kiến thức. Đối với những học
sinh lười nhác giáo viên cần có sự quyết liệt, sau khi đã hướng dẫn, yêu cầu học
sinh phải có sản phẩm để giáo viên kiểm tra. Việc học sinh bắt tay vào hệ thống

hoá kiến thức dù muốn hay không cũng giúp học sinh lưu lại những thơng tin nhất
định về nội dung kiến thức đó.
- Giáo viên có thể soạn hoặc hướng dẫn học sinh soạn bộ nội dung tái hiện
các sự kiện, các kiến thức cơ bản theo hai cột theo kiểu hỏi đáp theo bài, theo
chương…
VD1: Phần lịch sử thế giới
Hỏi
Đáp
Hội nghị Ian ta phân chia phạm vi ảnh Châu Âu, châu Á
hưởng giữa các cường quốc ở đâu?
Sự kiện mang tính đột phá đầu tiên Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra
làm xói mịn trật tự hai cực Ian ta?
đời.
Theo quyết định của Hội nghị Ian ta, Các nước phương Tây
Đông nam á thuộc ảnh hưởng của
Theo quyết định của Hội nghị Anh và Trung Hoa Dân Quốc
Pôtxđam quân đội nước nào sẽ vào
giải giáp quân Nhật ở Đông Dương?
Bốn “con rồng châu Á”
Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan,
Singapo
“Lục địa bùng cháy”
Mĩ la tinh
Lá cờ đầu ở Mĩ la tinh
Cu Ba
Lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập Đảng Quốc Đại của giai cấp tư sản dân
6

skkn



ở Ấn Độ
VD2: Phần lịch Việt Nam
Hỏi
Sự kiện đánh dấu Bác Hồ tìm thấy con
đường cứu nước cho dân tộc Việt
Nam.
Tổ chức cách mạng có khuynh hướng
cộng sản.
Báo Búa Liềm.
Số nhà 5D phố Hàm Long, Hà Nội

tộc Ấn Độ.
Đáp
Bác Hồ đọc được luận cương Lê Nin

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

Đông Dương Cộng sản Đảng.
Thành lập chi bộ Cộng sản đầu tiên ở
Bắc kỳ.
Cơ quan ngôn luận của Hội liên hiệp Báo Người cùng khổ
thuộc địa.
Chiến dịch làm phá sản kế hoạch đánh Chiến dịch Việt Bắc 1947
nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp.
Sự kiện mở ra kỷ nguyên giải phóng Cách mạng Tháng Tám 1945
dân tộc gắn liền giải phóng xã hội.
Chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa “Chiến tranh đặc biệt”
vận”
Học sinh phô tô nội dung này và đóng thành quyển như quyển lịch để lật

được và nên treo ngay trước bàn học hoặc vị trí thuận lợi để nhìn thấy. Khi đã nắm
vững trang này thì chuyển qua trang khác. Học sinh có thể sử dụng như cẩm nang
học tập của mình. ( Biện pháp này có thể là yêu cầu bắt buộc với học sinh yếu
kém).
2.3.2.2. Giúp học sinh nắm vững một số thuật ngữ chuyên môn.
Việc làm này chủ yếu dành cho học sinh khá giỏi và những em có nguyện
vọng xét tuyển đại học.
Việc hiểu, biết các thuật ngữ chuyên môn chuyên sâu có thể giúp các em
làm tốt các câu hỏi vận dụng, vận dụng cao.
Ví dụ1: Thuật ngữ “ Khởi nghĩa từng phần”. Trước hết cần làm rõ từ khởi
nghĩa. “Khởi nghĩa là hình thức đấu tranh cao nhất của giai cấp hay dân tộc bị áp
bức đứng lên cầm vũ khí nhằm đánh đổ kẻ thù của mình để thiết lập một chế độ tốt
đẹp hơn” ( từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông). Như vậy khởi nghĩa chỉ xuất hiện
trong cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Mĩ ( trong chống Mĩ là nhân dân
miền nam khởi nghĩa lật đổ Mĩ –Diệm). Từ đó chỉ ra khởi nghĩa từng phần là cuộc
7

skkn


đấu tranh vũ trang cách mạng nổ ra ở từng vùng theo đường lối chung . Từ đó có
thể thấy khởi nghĩa từng phần ở nước ta từ sau hội nghị TW lần thứ 8, đặc biệt từ
tháng 3 cho đến giữa tháng 8 năm 1945. Trong kháng chiến chống Mĩ là phong trào
“Đồng Khởi”.
Ví dụ 2: Thuật ngữ “Chiến tranh cách mạng” trước hết cần làm rõ từ chiến
tranh. Chiến tranh là hiện tượng xã hội, chính chị được thể hiện ở cuộc đấu tranh vũ
trang giữa các nước hoặc liên minh các nước.. có chiến tranh chính nghĩa và phi
nghĩa” ( từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thơng). Chiến tranh cách mạng là cuộc chiến
tranh chính nghĩa bảo vệ độc lập tự do của đất nước. Như vậy trước cách mạng
tháng Tám chúng ta đang mất nước nên không thể dùng từ chiến tranh. Từ chiến

tranh cách mạng chỉ có thể sử dụng cho cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954,
chống Mĩ 1954- 1975.
Từ hai ví dụ về thuật ngữ trên có thể khẳng định sự phát triển từ khởi nghĩa
từng phần lên chiến tranh cách mạng hay sự kêt hợp khởi nghĩa từng phần với
chiến tranh cách mạng chỉ có trong kháng chiến chống Mĩ 1954-1975.
2.3.2.3. Thực hành luyện đề và chữa đề
- Việc làm bài tập, làm đề ôn tập, khảo sát là một khâu không thể thiếu trong
q trình ơn tập. Việc làm này giúp học sinh khơng chỉ duy trì, củng cố mạch kiến
thức, thấy được những hạn chế của mình mà cịn giúp các em rèn luyện kỹ năng
làm bài trắc nghiệm, rèn luyện tâm lý thi. Giúp giáo viên thấy được năng lực của
từng học sinh, từ đó có sự điều chỉnh hợp lý trong q trình ơn tập. Việc làm bài
tập cần diễn ra thường xuyên gắn liền với nội dung ôn tập ( theo bài, theo chương,
chủ đề). Giáo viên cần xây dựng bộ câu hỏi khoa học, chất lượng theo bốn mức độ
cho từng bài, từng chủ đề và đề tổng hợp, có thể tham khảo từ các đồng nghiệp,
các diễn đàn ơn tập nhưng cần thiết phải có sự tinh chỉnh cho phù hợp và thực sự
chất lượng. Không nên lạm dụng, sử dụng bừa bãi những bộ câu hỏi, những đề sưu
tầm được vì trên thực tế có nhiều đề khơng chất lượng, khơng chuẩn xác về khoa
học. Nếu sử dụng sẽ gây nhiễu, gây rối cho học sinh.
Ví dụ1:
Câu hỏi: Những giai cấp cũ trong xã hội Việt Nam có từ trước cuộc khai thác
thuộc địa của Pháp, đó là giai cấp nào? ( trang )
A. Nông dân, địa chủ phong kiến.
B. Nông dân, địa chủ phong kiến, thợ thủ công.
C. Nông dân, địa chủ phong kiến, tư sản dân tộc.
D. Nông dân, địa chủ phong kiến, công nhân.
8

skkn



Với câu hỏi này học sinh sẽ không thể xác định được phương án đúng vì cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thực dân pháp thực hiện hai cuộc khai thác thuộc địa
trên đất nước ta ( cách nhau bởi chiến tranh thế giới thứ nhất). Nhưng trong câu hỏi
lại không xác định là cuộc khai thác lần thứ mấy.
Ví dụ1:
Câu hỏi; ( Câu hỏi trên một diễn đàn ôn thi)
Nhận xét nào dưới đây không đúng về cách mạng tháng Tám năm 1945?
A.Có sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
B. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên chiến tranh cách mạng.
C. Diễn ra nhanh chóng ít đổ máu, sử dụng bạo lực cách mạng.
D. Thắng lợi quân sự quyết định kết thúc chiến tranh.
Có thể thấy trong câu hỏi này có tới hai nhận xét đúng về cách mạng tháng
Tám và nhận xét sai về cách mạng tháng Tám. Hai nhận xét đúng là phương án A
và C, hai nhận xét sai là B và D. Thứ nhất với phương án B đối với cách mạng
tháng Tám dùng từ chiến tranh cách mạng là khơng chính xác, mà phải là đi từ khởi
nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. Thứ hai với phương án D Cách mạng
tháng Tám là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền, có sự kết hợp lực lượng chính trị
với lực lượng vũ trang, trong đó lực lượng chính trị đóng vai trị quyết định. Hơn
nữa lực lượng vũ trang trong cách mạng tháng Tám chưa phải là qn đội chính
quy của một đất nước có chủ quyền, có chính quyền ( cách mạng tháng Tám là
giành chính quyền) nên sử dụng thuật ngữ Thắng lợi quân sự quyết định kết thúc
chiến tranh là hồn tồn khơng chính xác ( nhận xét này chỉ đúng với kháng chiến
chống Mĩ).
Như vậy nếu như khơng có động tác kiểm tra thẩm định lại các đề sưu tầm
được trên các diễn đàn trước khi cho học sinh làm thì sẽ gây rối, gây khó khăn cho
học sinh, thậm chí dẫn đến việc học sinh hoang mang, chán nản vì vấn đề quá rối
và giáo viên dễ lâm vào tình trạng bị động.
- Công tác chữa đề : Đối với việc luyện đề trong các buổi ôn việc chữa đề là
khâu không thể thiếu. Thông thường sau khi ôn tập xong chủ đề nào sẽ làm đề về
chủ đề đó, sau vài chủ đề thì sẽ làm đề tổng hợp về các chủ đề và khi hồn thành ơn

lại kiến thức sẽ làm đề hoàn chỉnh bám sát cấu trúc đề minh hoạ. Sau khi các em
làm xong đề chúng tôi thường đổi chéo bài để các em chấm bài của nhau từ việc
chữa đề của giáo viên. Việc chữa đề không đơn giản chỉ là nêu ra các phương án
đúng a,b,c,d mà nhất thiết phải giảng giải, phân từng phương án ở từng câu từ đó
kết luận phương án đúng việc phân tích này có thể u cầu học sinh đứng dậy tại
9

skkn


chỗ để trình bày. Phân tích kỹ các phương án ở các câu hỏi cũng là cách mở rộng,
củng cố vững chắc kiến thức cho các em.
2.3.2.4. Hướng dẫn học sinh kĩ năng làm bài thi.
Đây là khâu quan trọng góp phần làm lên thành cơng của bài thi: Đọc thật kĩ
câu hỏi, tìm “từ khóa” trong các câu hỏi, dùng phương pháp loại trừ… để lựa chọn
phương án trả lời đúng nhất mà khơng cần phải nhớ máy móc kiến thức.. Đây là
cách giúp các em giải quyết câu hỏi nhanh nhất và không bị lạc đề hay nhầm kiến
thức.
Ví dụ1: Câu hỏi: Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, di chứng của chiến tranh
lạnh là
A. nguy cơ bùng nổ các cuộc xung đột do mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo.
B. quan hệ căng thẳng giữa các cường quốc Mĩ – Nga, Mỹ - Trung, Ấn – Trung.
C. tình trạng đối đầu căng thẳng trong trật tự đa cực nhiều trung tâm.
D. xuất hiện nhiều mâu thuẫn mới đe dọa trật tự đa cực nhiều trung tâm.
Ở đây từ khoá là “ di chứng” tức là những hậu quả cịn lại của chiến tranh
lạnh sau khi nó đã kết thúc. Vậy “di chứng” của chiến tranh lạnh chính là nguy cơ
bùng nổ các cuộc xung đột do mâu thuẫn về sắc tộc, tơn giáo.
Ví dụ2: Câu hỏi: Về chính trị, trong những năm 1951-1953, ở Việt Nam
diễn ra sự kiện nào sau đây?
A. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. Chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng.
C. Quân giải phóng miền Nam ra đời.
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân.
Đối với câu hỏi này từ khóa là “chính trị”. Khi học sinh đã xác định được từ
khóa là chính trị thì sẽ dễ dàng chọn phương án đúng là A vì các phương án B,C,D
đều nói về hoạt động quân sự.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua thời gian nghiên cứu và học hỏi, áp dụng các kinh nghiệm ôn thi tốt
nghiệp THPT quốc gia cho học sinh khối 12 trường THPT Cẩm Thuỷ 3 tôi đã thu
được kết quả khá khả quan: các em ôn tập nghiêm túc hơn, trách nhiệm hơn, khơng
khí ơn tập đã hào hứng hơn, khơng cịn nhiều tâm lý ngại học sử, ơn sử, từ đó kết
quả ở các kỳ thi tốt nghiệp của nhà trường những năm gần đây dần được cải thiện.
Đã đạt chỉ tiêu Sở giao và cao hơn điểm bình qn mơn sử tồn tỉnh ( năm 2021
điểm bình qn của tồn tỉnh là 4,89, điểm bình trường THPT Cẩm Thủy 3 đạt
5,27). Có nhiều em tiệm cận điểm 10.
10

skkn


Thống kê và so sánh kết quả thi tốt nghiệp cụ thể qua các năm .
Năm học 2017 - 2018 và 2018 – 2019: khi chưa áp dụng các biện pháp ôn
tập trên.
Năm học 2019-2020 và 2020-2021: khi đã nghiên cứu, áp dụng các biện
pháp ơn tập đã trình bày trong đề tài.
Năm
2017-2018
2018-2019
2019-2020
2020-2021

Số HS
130
178
168
191
Điểm bình quân
4,14
4,17
5,11
5,27
Điểm >= 9
0
3
6
10
Như vậy so với năm 2018 và 2019 điểm thi tốt nghiệp của năm 2020 và
2021 đã thay đổi theo chiều hướng tăng dần sau khi đã áp dụng đại trà các biện
pháp ôn tập nêu trên ở các lớp. Đặc biệt trong kỳ thi tốt nghiệp năm 2021 ở tổ hợp
khối C00 nhà trường đã có 01 học sinh đạt ngơi vị đồng Thủ khoa của tỉnh Thanh
Hoá với tổng điểm là 28,75, trong đó điểm mơn sử đạt 9,75.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Tóm lại các phương pháp ơn tập trên có thể khơng cịn là vấn đề mới mẻ
song rõ ràng với việc hướng dẫn học sinh các phương pháp ôn tập lịch sử phục vụ
thi TNTHPTQG như đã nêu trên đã và sẽ thực sự mang lại hiệu quả cao trong
trong q trình học tập, ơn luyện và thi cử của các em. Việc môn sử đạt kết quả
cao trong kỳ thi khơng chỉ giúp các em có lựa chọn tốt các trường đại học mà còn
làm cho dư luận xã hội có cái nhìn thiện cảm hơn đối với môn sử, đồng thời cũng
tạo ra động lực học tập mơn sử một cách tích cực đối với các thế hệ học sinh khố
sau từ đó giúp giáo viên bớt được áp lực công việc và “nhàn” hơn trong quá trình

lên lớp.
3.2. Kiến nghị
Qua quá trình thực hiện đề tài và xuất phát từ thực trạng của việc ôn thi và
học tập môn lịch sử, chúng tôi xin có một số đề xuất sau đây.
Về phía nhà trường: bố trí thời gian, thời lượng hợp lí để các em được tập
trung ôn tập các môn thi tốt nghiệp ngay từ đầu năm học. Tổ chức thi khảo sát chất
lượng ôn thi tốt nghiệp bài bản, đúng quy chế.
Về phía nhóm chun mơn cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch, bám sát kế
hoạch ôn tập của nhà trường. Tăng cường sinh hoạt chuyên môn với nội dung xây
dựng ngân hàng đề bám sát đề thi tốt nghiệp của Bộ Giáo dục năm trước và đề
11

skkn


tham khảo trong năm học. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, khảo sát để kịp thời
nắm bắt tình hình ơn tập của học sinh, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp.
Đối với Sở Giáo dục: xây dựng ngân hàng đề chung cho từng bộ môn để
làm phong phú nguồn tài nguyên ôn tập cho các trường. Là cầu nối để các nhà
trường có thể chia sẻ tài nguyên và kinh nghiệm ơn thi.
Thanh Hóa, ngày, 14 tháng 05 năm 2022
XÁC NHẬN CỦA BGH NHÀ
TRƯỜNG

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Nguyễn Quốc Tuấn


12

skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang />2. Diễn đàn ôn thi 24h
3. Đề thi tốt nghiệp năm 2020.

13

skkn



×