Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Skkn phát triển năng lực vận dụng kiến thức sinh học 8 vào đời sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRIỆU SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC
SINH HỌC 8 VÀO ĐỜI SỐNG

Người thực hiện: Nguyễn Thị Huệ
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Minh Sơn
SKKN thuộc lĩnh vực(môn): Sinh học

THANH HÓA NĂM 2022

skkn


MỤC LỤC
TT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2

Tên mục


Trang
Mở đầu
1
Lí do chọn đề tài.
1
Mục đích nghiên cứu.
1
Đối tượng nghiên cứu.
1
Phương pháp nghiên cứu.
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2
Thực trạng nhận thức của học sinh trường Tiểu học và trung
3
học cơ sở Minh Sơn
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
2.3.1 Năng lực vận dụng được đưa vào khơi gợi ở phần khởi động
4
2.3.2 Năng lực vận dụng, liên hệ thực tế được đưa vào xen kẽ các
5
hoạt động, nội dung, tính chất bài học.
2.3.3 Năng lực vận dụng, liên hệ thực tế được đưa vào phần củng
cố bài.

7


2.3.4 Rèn tốt kĩ năng về kiến thức và thao tác chuẩn trong các bài
thực hành có thể áp dụng tốt khi gặp tình huống cần sơ cứu
trong đời sống.

10

2.4

15

3
3.1
3.2

Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Kết luận, kiến nghị.
Kết luận.
Kiến nghị.

skkn

16
16
16


1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài

Mơn Sinh học – Môn khoa học thực nghiệm, một khoa học mở, luôn luôn
mới và rất trừu tượng. Mỗi một tiết học, một kiểu bài lên lớp địi hỏi phải có
những phương pháp khác nhau, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của bài. Làm sao
để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Môn Sinh học 8 nghiên cứu về Cơ thể người và vệ sinh. Qua các bài học
ở chương trình này học sinh được tìm hiểu, nghiên cứu chính cấu tạo, chức năng
của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường và những cơ chế điều hịa
q trình sống. Từ đó đề ra các biện pháp rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe,
giúp ta hiểu biết khoa học để có ý thức hành vi bảo vệ cơ thể, bảo vệ môi
trường. Sự vận dụng kiến thức sinh học vào đời sống có ý nghĩa quan trọng
trong việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và những người xung quanh
các em. Dù vậy, đa số các em vẫn có tâm lí học đối phó nên năng lực vận dụng
kiến thức vào đời sống cịn hạn chế, cịn mơ hồ, khó khăn. Điều này ảnh hưởng
khơng nhỏ đến thái độ chăm sóc sức khỏe của bản thân các em và lớn hơn là
chăm sóc sức khỏe cho xã hội.. Mặt khác, kiến thức trong phát triển năng lực
vận dụng kiến thức Sinh học 8 vào đời sống là kiến thức nâng cao thường được
sử dụng nhiều trong các kì thi học sinh giỏi các cấp, vậy việc chú trọng vận
dụng ngay trong các bài học sẽ giúp tất cả học sinh sẽ được tiếp cận và mở rộng
khả năng của mình. Điều này cũng hỗ trợ rất nhiều trong công tác phát hiện và
bồi dưỡng học sinh giỏi mơn học. Đích cuối cùng của chúng ta là làm thế nào để
học sinh nhận thức và vận dụng tốt kiến thức vào thực hành và thực tế cuộc
sống. Từ lý thuyết có sẵn trong mỗi bài học làm thế nào để các em có thể phát
huy tốt năng lực vận dụng kiến thức đó vào đời sống, tơi trăn trở nghiên cứu đề
tài: “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức Sinh học 8 vào đời sống”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu, áp dụng đề tài: “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức
Sinh học 8 vào đời sống”, học sinh không những nắm được các kiến thức về đặc
điểm cấu tạo, chức năng của cơ thể người trong mối quan hệ với mơi trường,
những hiểu biết về phịng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể; các em cịn có
thể có năng lực vận dụng những hiểu biết đó vào thực tiễn đời sống, giải thích

những hiện tượng cơ thể khi có những thay đổi của mơi trường. Mặt khác,
những năng lực đó phần lớn là những kiến thức vận dụng, nâng cao, nên khi áp
dụng được sẽ nâng cao hiệu quả trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn
Sinh học 8, tạo tiền đề kiến thức tốt cho các em phát triển tư duy ở các lớp trên
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển năng lực vận dụng kiến thức Sinh học 8 vào đời sống cho học
sinh trong chương trình Sinh học 8 ở trường TH& THCS Minh Sơn
Những bài học trong chương trình Sinh học, đối tượng tơi nghiên cứu học
sinh khối 8 trường TH&THCS Minh Sơn.

skkn


2

Từ thực tế giảng dạy lâu năm của tôi và khảo sát cuộc sống đời thường,
dựa vào những tài liệu như: sách giáo khoa, sách giáo viên Sinh học 8-NXB
Giáo dục; Giải phẫu sinh lí người-NXB Giáo dục-2000; thơng tin trên mạng...để
hoàn thành nội dung đề tài này.
Nội dung trên, đã được nghiên cứu trên đối tượng học sinh khối 8 ở ở
trường TH&THCS Minh Sơn năm học 2019- 2020 và vẫn được tiếp tục áp dụng
ở những năm học tiếp theo tai trường TH&THCS Minh Sơn
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đối với đề tài này, tôi nghiên cứu theo phương pháp sau:
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế thu thập thơng tin.
+ Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Sách giáo khoa Sinh học 8 của NXB Giáo dục Việt Nam gồm XI chương

từ Khái quat về cơ thể người đến các hệ cơ quan trong cơ thể người. Khối lượng
kiến thức học sinh cần lĩnh hội tương đối nhiều; phần lớn các bài gồm những
khái niệm mới, trừu tượng và khó hiểu. Do đó, giáo viên cần tìm ra phương
pháp dạy học gây được hứng thú học tập bộ môn giúp các em chủ động lĩnh hội
kiến thức một cách nhẹ nhàng, không gượng ép là điều cần quan tâm. Khi học
sinh có hứng thú, niềm say mê với môn Sinh học 8 sẽ giúp các em phát huy
được năng lực tư duy, khả năng tự học và óc sáng tạo; để từ đó nâng cao chất
lượng bộ mơn nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung là
Phát huy tính tích cực, năng lực tư duy, óc sáng tạo và khả năng tự học của học
sinh trong quá trình học tập.Học tập phải gắn liền với vận dụng kiến thức vào
đới sống, học đi đôi với hành. Rèn luyện được kĩ năng sống và phát triển năng
lực học sinh. Để học sinh thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài hơn nếu trong quá
trình dạy và học giáo viên ln có định hướng liên hệ thực tế giữa các kiến thức
sách giáo khoa với thực tiễn đời sống hàng ngày, rất nhiều kiến thức sinh học có
thể liên hệ được với các hiện tượng cơ thể chúng ta phản ứng với những thay đổi
của mơi trường.
Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu
trúc của chúng. Có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và các
thành phần năng lực cũng khác nhau. Trong chương trình giáo dục phổ thông,
mục tiêu dạy học phân môn Sinh học định hướng phát triển các năng lực sau
đây:
*Các năng lực chung: là nhóm năng lực được hình thành và phát triển qua
nhiều môn học, gồm các năng lực sau:
- Năng lực tự chủ và tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự quản lý

skkn



3

- Năng lực  giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ
- Năng lực tính tốn
* Các năng lực chuyên biệt, chuyên ngành Sinh học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Sinh học
- Năng lực thực địa
- Năng lực tính tốn
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Sinh học
- Năng lực vận dụng kiến thức Sinh học vào cuộc sống
Trong khuôn khổ đề tài này, tơi chỉ trình bày vấn đề “Phát triển năng lực
vận dụng kiến thức Sinh học 8 vào đời sống” cho học sinh.
      

2.2. Thực trạng nhận thức của học sinh trường TH&THCS Minh Sơn

Với những năm thực nghiệm giảng dạy từ những lớp học sinh đã qua tôi
nhận thấy rằng học sinh dù khả năng tư duy tốt thì vẫn rất ngại những bài học
khơ khan mang tính lí thuyết, ngược lại các em tỏ ra hứng thú với những bài
giảng có tính thực tế, mỗi khi giáo viên đặt ra những hiện tượng thực tế trong
đời sống hàng ngày xung quanh mình các em tỏ ra tị mị, hiếu kì muốn tìm ngay
lời giải.
Trong suốt thời gian dạy thực nghiệm tơi nhận thấy rằng học sinh hoạt
động rất tích cực, về nhà làm bài tập nhiều hơn, tiết học sôi nổi hơn mỗi khi các
em thảo luận với nhau về các hiện tượng thực tế liên quan trong bài học để tìm
câu trả lời và đặc biệt hơn là học sinh đã chủ động lĩnh hội kiến thức, biết vận

dụng kiến thức vào đời sống.
Với đề tài này có thể thấy được cách vận dụng để giải thích các hiện
tượng thực tế có hệ thống qua một số bài, hỗ trợ giáo viên dạy học trong một số
tiết, qua đó cung cấp cho học sinh những kiến thức bổ ích, thiết thực, tạo niềm
tin vào khoa học, say mê học tập, vận dụng kiến thức vào đời sống.
Cuối năm học 2018- 2019, khi hồn thành chương trình, với suy nghĩ sẽ
khảo sát những kiến thức về giới tính của lớp 8, tôi cho học sinh hai lớp tham
gia trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Khi tiêm phòng bệnh lao người đó có khả năng miễn dịch với bệnh
lao. Sau khi mắc bệnh sởi người đó có khả năng miễn dịch với bệnh sởi . Đó là
những loại miễn dịch nào? Vì sao?
Câu 2. Giải thích vì sao để nhớ bài lâu, em cần có cách học: đọc nhiều,
viết lại nhiều lần liên tục vì khi đọc và viết lại nhiều lần?
Với hai câu hỏi trên, tôi yêu cầu các em làm vào giấy như một bài kiểm tra rồi
chấm và thống kê kết quả dựa vào đáp án dưới đây; đồng thời sau đó thảo luận
nội dung này tại lớp.
Đáp án:
Câu 1. Khi tiêm phịng bệnh lao người đó có khả năng mienx dịch với bệnh
lao; sau khi mắc bệnh sởi người đó có khả năng miễn dich với bệnh sởi. Đó là
những loại miễm dịch nào? Vì sao?

skkn


4

Khi tiêm phịng bệnh lao người đó có khả năng miễn dịch với bệnh lao.
Đó là miễn dịch nhân tạo thụ động ( thuộc miễn dịch nhân tạo).Vì: khi tiêm là
đưa vào cơ thể độc tố của vi khuẩn lao nhưng đã được làm yếu khơng có khả
năng gây hại. Nó kích thích cho tế bào bạch cầu tạo ra kháng thể ,kháng thể tạo

ra tiếp tục tồn tại trong máu giúp cơ thể miễm dịch với bệnh lao .
Sau khi mắc bệnh sởi người đó có khả năng miễn dịch với bệnh sởi .Đó
là loại miễn dịch tập nhiễm. ( thuộc miễn dịch tự nhiên).Vì: vi khuẩn gây bệnh
sởi khi vào cơ thể đã tiết ra độc tố . Độc tố là kháng nguyên kích thích tế bào
bạch cầu sản xuất kháng thể chống lại. Cơ thể sau khi khỏi bệnh thì kháng thể
đó có sẵn trong máu giúp cơ thể miển dịch với bệnh sởi.
Sự tương tác kháng ngun- kháng thể theo cơ chế chìa khóa- ổ khóa
được mơ phỏng ở hình dưới đây:
Câu 2. Giải thích vì sao để nhớ bài lâu, em cần có cách học: đọc nhiều,
viết lại nhiều lần liên tục vì khi đọc và viết lại nhiều lần?
Để nhớ bài lâu, em cần có cách học: đọc nhiều, viết lại nhiều lần liên tục
vì khi đọc và viết lại nhiều lần như thế sẽ hình thành đường liên hệ thần kinh
tạm thời giữa vùng thị giác, vùng hiểu tiếng nói và chữ viết, vùng thính giác.
Lúc đó, ta sẽ nhớ bài lâu hơn.
Kết quả khảo sát:

Kết quả các bài kiểm tra
Môn Lớp SL
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL % S % SL
%
SL % SL %
L
Sinh
8
40

0
0 5 12.5 22
55
10 25
3 7.5
Bài khảo sát này chỉ đề cập tới kiến thức vận dụng phần hệ Tuần hoàn, hệ
thần kinh. Kết quả nhận thấy, các em còn trả lời chung chung, chưa thể hiện
năng lực vận dụng tốt kiến thức. Từ đó tơi quyết định áp dụng các câu hỏi vận
dụng gắn vào các bài học cụ thể để nâng cao hiệu quả dạy học của giáo viên và
khả năng vận dụng kiến thức của học sinh.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Tùy vào đặc điểm kiến thức từng bài mà giáo viên linh hoạt áp dụng các
giải pháp phát triển năng lục vận dụng một cách linh hoạt.
2.3.1. Năng lực vận dụng được đưa vào khơi gợi ở phần khởi động.
Câu hỏi khơi gợi năng lực vận dụng có thể được đưa vào mục khởi động
vào bài. Đây là những dạng câu hỏi khó, học sinh có thể trả lời đúng hoặc sai,
nhưng đó là tinh huống khơi gợi, kích thích các em muốn trả lời được câu hỏi đó
thì phải tích cực tìm hiểu, xây dựng bài để có thể tìm ra câu trả lời ở cuối mục
hoặc cuối bài học.
Ví dụ 1: Dạy bài 25. “Tiêu hóa ở khoang miệng” khi vào bài giáo viên
đưa câu hỏi gợi mở:
Em hiểu gì về nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “ Nhai kĩ no
lâu”?

skkn


5

Vậy cơ quan nào đảm nhiệm chức năng “nhai” trong q trình tiêu hóa?đó là Khoang miệng. Để hiểu và giải thích được nghĩa đen của câu thành ngữ

này chúng ta cùng tìm hiểu q trình tiêu hóa diễn ra ở cơ quan này qua Bài 25:
Tiêu hóa ở khoang miệng.
Sau khi diễn ra các hoạt động tìm hiểu sự tiêu hóa ở khoang miệng, học sinh
đã hiểu được tại khoang miệng diễn ra hoạt động biến đổi lí học là chủ yếu như
tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn. Thức ăn càng được nhai
kĩ càng mềm, thấm đẫm nước bọt thì hiệu quả biến đổi hóa học ở phần tiếp theo
của ống tiêu hóa càng hiệu quả. Phần bài tập củng cố, giáo viên trở lại câu hỏi:
Vậy ta sẽ trả lời câu hỏi được nêu ở phần đầu bài học:
Em hiểu gì về nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “ Nhai kĩ no
lâu”?
Giải thích nghĩa câu : " Nhai kỹ no lâu ":
- Nhai kỹ thì thức ăn được biến đổi về mặt vật lí tại khoang miệng thành
các phần tử rất nhỏ. Sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự biến đổi thức ăn diễn ra tại
ruột non về mặt hóa học: thức ăn sẽ được biến đổi hoàn toàn, triệt để thành chất
dinh dưỡng.
- Cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng, nên no lâu.Nghĩa là cơ thể
nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn khi ta nhai kĩ.
Với cách đặt vấn đề này, giáo viên đã kích thích sự tị mị tìm hiểu của
học sinh là tại sao như vậy. Nhờ vậy học sinh hứng thú theo dõi, tích cực xây
dựng bài để tìm ra đáp án chính xác như vấn đề giáo viên đã đưa ra ở phần đầu
vào bài học. Nội dung chính của bài học là biến đổi lí hóa học ở khoang miệng
và thực quản, sự đẩy thức ăn xuống các phần tiếp theo của ống tiêu hóa. Học
sinh khơng những nắm được kiến thức cơ bản mà cịn có năng lực thôi thúc ứng
kiến thức vừa học được để áp dụng ở bữa ăn hằng ngày của chính bản thân
mình.
2.3.2. Năng lực vận dụng, liên hệ thực tế được đưa vào xen kẽ các
hoạt động, nội dung, tính chất bài học.
Với mỗi bài học tùy vào kiến thức mà có thể đưa câu hỏi rèn năng lực vận
dụng vào sau mỗi phần, mỗi mục trong bài học.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 10: “ Hoạt động của cơ”, sau khi diễn ra hoạt động

mục II. “Sự mỏi cơ”, học sinh đã nắm được nguyên nhân của sự mỏi cơ là do cơ
thể khơng được cung cấp đủ ơxi nên tích tụ axit lactic đầu độc cơ, giáo viên đưa
ra câu hỏi sau:
Khi lao động nặng, đá bóng thường có hiện tượng “ chuột rút”. Hãy giải
thích hiện tượng, nêu biện pháp khắc phục.
Giải thích hiện tượng:
- Hiện tượng “ chuột rút” là hiện tượng bắp cơ bị co cứng không hoạt
động được.
- Nguyên nhân do trong quá trình lao động nặng, đá bóng ra mồ hơi dẫn
đến mất nước, mất muối khống, thiếu oxi. Lượng oxi đem đến cơ khơng đủ cho

skkn


6

sự phân giải axit lactic, vì vậy xảy ra hiện tượng tích tụ axit lactic ảnh hưởng
đến sự co và duỗi của cơ  Hiện tượng cơ bị co cứng hay “ chuột rút”
Biện pháp khắc phục:
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
- Có kế hoạch làm việc, nghĩ ngơi hợp lí, khoa học
- Trong lao động cần vừa sức, công việc phù hợp với lứa tuổi
Với câu hỏi trên, vừa giải thích được hiện tượng thực tế là “ chuột rút” thường
gặp khi lao động nặng, đá bóng, vừa chỉ ra được các biện pháp phịng và khắc
phục hiện tượng trên vừa khắc sâu kiến thức bài học.
Ví dụ 3: Khi dạy bài 14: “ Bạch cầu- Miễn dịch”, sau hoạt động mục III.
“Miễn dịch”, học sinh đã hiểu được miễn dich là khả năng cơ thể khơng bị mắc
một bệnh nào đó, có hai loại miễn dịch là miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân
tạo;giáo viên đưa ra câu hỏi sau:
Khi tiêm phòng bệnh lao người đó có khả năng miễn dịch với bệnh lao.

Sau khi mắc bệnh sởi người đó có khả năng miễn dịch với bệnh sởi . Đó là
những loại miễm dịch nào? Vì sao?
Khi tiêm phịng bệnh lao người đó có khả năng miễn dịch với bệnh lao.
Đó là miễn dịch nhân tạo thụ động ( thuộc miễn dịch nhân tạo).Vì: khi tiêm là
đưa vào cơ thể độc tố của vi khuẩn lao nhưng đã được làm yếu khơng có khả
năng gây hại. Nó kích thích cho tế bào bạch cầu tạo ra kháng thể ,kháng thể tạo
ra tiếp tục tồn tại trong máu giúp cơ thể miễm dịch với bệnh lao .
Sau khi mắc bệnh sởi người đó có khả năng miễn dịch với bệnh sởi .Đó
là loại miễn dịch tập nhiễm. ( thuộc miễn dịch tự nhiên).Vì: vi khuẩn gây bệnh
sởi khi vào cơ thể đã tiết ra độc tố . Độc tố là kháng nguyên kích thích tế bào
bạch cầu sản xuất kháng thể chống lại. Cơ thể sau khi khỏi bệnh thì kháng thể
đó có sẵn trong máu giúp cơ thể miển dịch với bệnh sởi.
Sự tương tác kháng ngun- kháng thể theo cơ chế chìa khóa- ổ khóa
được mơ phỏng ở hình dưới đây:

Ví dụ 4: Khi dạy bài 52: “ Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều
kiện”, sau hoạt động mục II. Sự hình thành phản xạ có điều kiện, học sinh đã

skkn


7

biết được bản chất của sự hình thành phản xạ có điều kiện là sự hình thành
đường liên hệ tạm thời, giáo viên đưa câu hỏi rèn kĩ năng vận dụng:
Giải thích vì sao để nhớ bài lâu, em cần có cách học: đọc nhiều, viết lại
nhiều lần liên tục vì khi đọc và viết lại nhiều lần?
Để nhớ bài lâu, em cần có cách học: đọc nhiều, viết lại nhiều lần liên tục vì khi
đọc và viết lại nhiều lần như thế sẽ hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời
giữa vùng thị giác, vùng hiểu tiếng nói và chữ viết, vùng thính giác. Lúc đó, ta

sẽ nhớ bài lâu hơn.
Với câu hỏi trên, học sinh càng tin tưởng rằng để khắc sâu kiến thức và nhớ
bài lâu khơng cịn cách nào khác là các em phải chăm chỉ luyện tập. Từ cơ sở
đó, các em sẽ chăm học hơn không chỉ với bộ môn Sinh học mà với tất cả các
môn học khác, đúng như câu: “ Văn ôn, võ luyện”.Câu hỏi này, không chỉ vận
dụng kiến thức chương: “Hệ thần kinh”, mà còn chỉ cho các em biết kĩ năng học
tất cả các môn học để nhớ bài lâu
Cách làm trên học sinh sẽ được củng cố luôn kĩ năng vận dụng những kiến
thức cơ bản vừa học được vào đời sống.
2.3.3 Năng lực vận dụng, liên hệ thực tế được đưa vào khi củng cố bài
Cuối mỗi bài học, sau khi đã tìm hiểu các nội dung kiến thức, học sinh đã
hiểu các kiến thức cơ bản và các kiến thức trọng tâm, giáo viên đưa câu hỏi rèn
khả năng vận dụng. Nội dung câu hỏi có thể liên quan đến một mục hoặc liên
quan đến cả bài học.
Ví dụ 5: Khi dạy bài 15: “ Đông máu và nguyên tắc truyền máu”, học sinh
đã hiểu được: Đông máu là một cơ chế bảo vệ cơ thể chống mất máu. Hiện
tượng này liên quan đến hoạt động của tiểu cầu và một số yếu tố khác để hình
thành khối máu đơng bịt kín vết thương. Ngồi ra học sinh cũng đã nắm được:
Các nhóm máu ở người, các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu. Ở phần
cũng cố bài, giáo viên đưa hai câu hỏi sau:
Câu 1. Cơ thể đã có cơ chế như thế nào để tự bảo vệ mình khi bị các vết
thương gây đứt vỡ mạch máu và làm chảy máu?
Khi bị các vết thương gây đứt vỡ mạch máu và làm chảy máu cơ thể đã có
cơ chế đơng máu để tự bảo vệ mình.
Cơ chế xảy ra như sau: Trong huyết tương có một chất protein hịa tan và
ion Ca2+ . Trong tiểu cầu có một loại enzim. Khi chạm vào vết thương, tiểu cầu
vỡ giải phóng enzim. Enzim của tiểu cầu cùng với Ca 2+ biến protein hòa tan
(chất sinh tơ máu)của huyết tương thành các sợi tơ máu. Các sợi tơ máu kết
thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu ( hồng cầu, bạch cầu) tạo thành khối
máu đông ngăn vết đứt mạch máu để máu khơng chảy ra ngồi nữa.

Vậy với các vết thương lớn, chảy nhiều máu, do máu chảy nhiều thì chúng ta
cần hỗ trợ cơ chế đơng máu bằng việc băng bó các vết thương khi chảy máu
chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài Thực hành: Sơ cứu cầm máu.
Từ sơ đồ cơ chế đông máu trên, giáo viên giúp học sinh hiểu được sự đơng
máu khi có vết thương được giải thích sơ lược theo sơ đồ sau:

skkn


8

Câu 2. Vì sao nói: Nhóm máu O là chun cho, nhóm máu AB là máu
chuyên nhận
Trong máu người có 2 yếu tố:
Kháng nguyên có trong hồng cầu gồm 2 loại được kí hiệu A và B
Kháng thể có trong huyết tương gồm 2 loại là  và  ( gây kết dính A,
 gây kết dính B).Hiện tượng kết dính hồng cầu của máu người cho xảy ra do
khi vào cơ thể người nhận gặp kháng thể trong huyết tương của máu người
nhận gây kết dính. Vì vậy khi truyền máu cần chú ý nguyên tắc là “Hồng cầu
của máu có bị huyết tương của máu nhận gây dính hay khơng”.
Nhóm máu O là chun cho bởi vì: Hồng cầu của nhóm máu O khơng có
kháng ngun A, B. Nên khi cho các nhóm máu khác dù nhóm máu đó có
huyết tương chứa kháng thể α hoặc β hoặc có cả hai thì khơng gây kết dính.
Máu AB là máu chuyên nhận: Máu AB có chứa cả kháng nguyên A và B
trong hồng cầu, nhưng trong huyết tương không có kháng thể, do vậy máu AB
khơng có khả năng gây kết dính hồng cầu lạ. Vì vậy máu AB có thể nhận bất kì
loại máu nào truyền cho nó.
Ví dụ 6: Bài 21: Hoạt động hô hấp”, với nội dung chính là Sự thơng khí
ở phổi; sự hít vào và thở ra được thực hiện nhờ lồng ngực và các cơ hơ hấp;
hiểu được dung tích phổi, dung tích sống; trao đổi khí ở phổi và tế bào;giáo

viên một lần nữa cũng cố bài và đưa câu hỏi vận dụng :
Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé
có thể có được dung tích sống lí tưởng?
Sau khi gọi một vài học sinh lên trả lời, giáo viên chốt lại kiến thức bằng
cách một lần nữa sử dụng kênh hình củng cố, giải thích và chốt đáp án. Giáo
viên sử dụng lại hình ảnh ở sách giáo khoa trong bài học là hình 21-1, 21-2
chiếu trên máy chiếu và giải thích. Giáo viên cho học sinh thấy được trên hình
thế nào là dung tích phổi, thế nào là dung tích sống,tại sao dung tích phổi lớn lại
liên quan đến dung tích sống lý tưởng, tại sao tập thể dục từ bé mới có tác dụng
nâng cao dung tích sống?

skkn


9

- Dung tích sống là thể tích khơng khí lớn nhất mà 1 cơ thể có thể hít vào
và thở ra
- Dung tích sơng phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn.
- Dung tích phổi phụ thuộc vào dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng
ngực phụ thuộc vào sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển,
sau độ tuổi phát triển sẽ ko phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả
năng có tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập từ bé.
- Cần luyện tập thể dục thể thao đúng cách, thường xuyên từ bé sẽ có
dung tích sống lí tưởng
Ví dụ 7: Sau khi dạy- học xong Bài 38. “Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết
nước tiểu” Học sinh hiểu được Hệ bài tiết nước tiểu gồm: Thân, ống dẫn nước

skkn



10

tiểu, bóng đái và ống đái; nắm được cấu tạo và chức năng các phần đó. Giáo
viên cho học sinh đọc mục: Em có biết? Sỏi thận, rồi đặt câu hỏi:
Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận và sỏi bóng đái ? Cách phịng tránh
các bệnh đó.
+ Ngun nhân dẫn đến bệnh sỏi thận và bóng đái:
- Khẩu phần ăn uống khơng hợp lí: ăn q nhiều chất tạo sỏi, ăn quá
chua,...
- Uống ít nước.
- Nhịn đi tiểu nhiều.
+ Cách phịng tránh:
- Hạn chế ăn các chất có khả năng tạo sỏi.
- Uống đủ nước để bù lượng nước thải ra.
- Không nên nhịn tiểu lâu.
2.3.4. Rèn tốt kĩ năng về kiến thức và thao tác chuẩn trong các bài
thực hành có thể áp dụng tốt khi gặp tình huống cần sơ cứu trong đời sống.
Trong chương trình, đơi khi chúng ta còn xem nhẹ các tiết thực hành.
Nhưng thực tế, các kĩ năng của học sinh được rèn luyện và cũng cố từ các tiết
thực hành giúp các em khơng chỉ nhớ được, hiểu được mà cịn làm được. Qua
các bài thực hành, học sinh không chỉ nhớ được lí thuyết trình bày được các
bước làm thực hành cụ thể mà còn thành thạo các kĩ năng làm việc tay chân. Vì
vậy tổ chức tốt các tiết thực hành là không thể thiếu giúp các em “Phát triển
năng lực vận dụng kiến thức Sinh học 8 vào đời sống” hiệu quả nhất.
Vận dụng tốt các kĩ năng trong các bài thực hành đảm bảo hầu hết các em
đều được làm thực hành, rèn kiến thức, kĩ năng làm thực hành.
Ví dụ 8: Bài 19: “ Thực hành: Sơ cứu cầm máu”, sau khi tìm hiểu và thực
hành trên lớp các nội dung:
1. Chảy máu mao mạch và tĩnh mạch

Học sinh nêu được các bước tiến hành và thao tác tập băng các vết thương ở
lòng bàn tay theo nội dung bài học ở sách giáo khoa.
2. Chảy máu động mạch
Học sinh phân biệt được các dạng chảy máu: mao mạch, tĩnh mạch và động mạch bằng
các nhận biết sau:

Các dạng chảy máu

Biểu hiện

Mao mạch

Chảy ít, từ từ, có thể đơng ngay khi ra khỏi mạch

Tỉnh mạch

Chậm, yếu

Động mạch

Nhanh, mạnh

Có thể xác định động mạch ở các vị trí sau, giáo viên yêu cầu học sinh chỉ
trên máy chiếu xác định vị trí các động mạch chủ yếu trên cơ thể người.
Các vị trí động mạch chủ yếu người dùng sơ cứu

skkn


11


Tập băng vết thương cổ tay theo nội dung,trình tự như sách giáo khoa

Giáo viên yêu cầu học sinh cũng cố lại kĩ năng :
Hãy trình bày các bước xử lý thích hợp khi gặp một người bị vết thương chảy
máu động mạch ở cổ tay?
Cách thực hiện: Các bước xử lý khi gặp một người bị vết thương chảy
máu động mạch ở cổ tay:
- Dùng ngón tay cái dị tìm động mạch cánh tay, khi thấy dấu hiệu mach
đập rồi thì bóp mạnh để làm ngừng chảy máu ở vết thương vài ba phút.
- Buộc ga rô: dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc chặt ở gần vị trí gần
sát nhưng cao hơn vết thương(về phía tim) với lực ép đủ cầm máu. Cứ sau 15
phút lại nới dây ra và buộc lại vì các mơ ở dưới vết buộc có thể chết do thiếu ơ
xi và chất dinh dưỡng.
- Sát trùng vết thương, đặt gạc lên miệng vết thương rồi băng lại.
- Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.
Giáo viên lưu ý: với chảy máu động mạch như chảy máu cổ tay vì ở vị trí
này máu chảy nhanh và nhiều nên việc sơ cứu kịp thời là rất quan trọng nếu
không nạn nhân sẽ gặp nguy hiểm vì mất nhiều máu. Vì vậy việc thuần thục kĩ
năng băng vết thương này là rất cần thiết.

skkn


12

Ví dụ 9: Bài 13: “ Thực hành: hơ hấp nhân tạo”, sau khi tìm hiểu và thực
hành trên lớp học sinh đã nắm được các nguyên nhân làm gián đoạn hơ hấp , có
thể áp dụng 2 phương pháp hô hấp nhân tạo là Hà hơi thổi ngạt và ấn lồng ngực.


1. Phương pháp ấn lồng ngực

Giáo viên yêu cầu học sinh cũng cố lại kĩ năng :
Khi nào cần phải thực hiện hô hấp nhân tạo? Ý nghĩa của việc hơ hấp nhân tạo
là gì?

skkn


13

Thực hiện hơ hấp nhân tạo khi q trình hơ hấp bị gián đoạn
- Trong các trường hợp: đuối nước, điện giật, lâm vào mơi trường thiếu
khí
- Ý nghĩa: giúp nạn nhân hơ hấp trở lại bình thường
Hãy kể các ngun nhân làm gián đoạn hơ hấp? Có mấy phương pháp hô hấp
nhân tạo thường áp dụng? Điểm giống nhau và khác nhau giữa các phương
pháp hô hấp nhân tạo
- Nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp: Cơ thể nạn nhân bị thiếu oxi , mặt
tím tái
+ Do phổi bị ngập nước( bị chết đuối)
+ Do cơ hô hấp hoặc cả cơ tim bị co cứng( bị điện giật)
+Do bị ngất hoặc ngạt thở( bị lâm vào môi trường ô nhiễm)
So sánh: Có 2 phương pháp hơ hấp nhân tạo: phương pháp hà hơi thổi ngạt,
phương pháp ấn lồng ngực
- Giống nhau:
+ Mục đích: phục hồi sự hơ hấp bình thường cho nạn nhân
+ Cách tiến hành: Thơng khí ở phổi nạn nhân với nhịp 12- 20 lần/phút.
Lượng khí lương thơng mỗi nhịp ít nhất là 200ml
- Khác nhau:

Phương pháp hà hơi thổi ngạt
Phương pháp ấn lồng ngực
- - Dùng miệng thổi khơng khí- - Dùng tay tác động gián tiếp vào phổi
trực tiếp vào phổi qua đường qua lực ép vào lồng ngực.
dẫn khí
- - Lượng khí vào phổi nạn nhân không ổn
- - Đảm bảo số lượng và áp lực định.
của khơng khí đưa vào phổi - - Có thể gây tổn thương lồng ngực
- - Khơng làm tổn thương lồng
ngực
Thực tế đời sống hằng ngày cho thấy, các kĩ năng thực hành sơ cứu là vô
cùng cần thiết, trong nhiều trường hợp có thể cứu được tính mạng của rất nhiều
người. Trong dịp nghĩ lễ ngày Giỗ tổ Hùng Vương ngày 10- 3- 2022 gần đây tại
bãi tắm tỉnh Bà Rịa- Vũng tàu, chiến sĩ công an Thái Ngơ Hiếu thuộc đội Phịng
cháy chữa cháy cơng an tỉnh Đồng Nai đã kịp thời dũng cảm cứu 4 người đuối
nước. Qua theo dõi video thấy chiến sĩ sử dụng kết hợp hai phương pháp hà hơi
thổi ngạt và ấn lồng ngực. Với kĩ năng và hành đồng kịp thời đã cứu được 3
người thoát được cửa tử đuối nước.Tuy vẫn cịn đáng tiếc và đau lịng vì khơng
kịp cứu thêm người còn lại nhưng hành động kịp thời không quản nguy hiểm
cho bản thân cứu người là một hành động đẹp đáng được tuyên dương! Thiếu úy
Thái Ngô Hiếu đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương dũng cảm .
Vào ngày 11-4- 2022, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký quyết định thăng cấp hàm
vượt bậc Đại úy đối với Trung úy Thái Ngơ Hiếu vì có thành tích đặc biệt xuất
sắc.
Đây là những hình ảnh minh họa chân dung, hành động dũng cảm và kĩ năng
tuyệt vời của chiến sĩ Thái Ngô Hiếu

skkn



14

Trung úy Thái Ngô Hiếu đang sơ cứu nạn nhân bị đuối nước

Trung úy Thái Ngô Hiếu
Như vậy, tùy vào nội dung cụ thể từng bài mà năng lực vận dụng kiến
thức Sinh học vào đời sống có thể áp dụng một cách linh hoạt theo những cách

skkn


15

nêu trên. Nhưng trong khuôn khổ quy định của sáng kiến kinh nghiệm, khơng
thể trình bày cụ thể từng bài học của cả chương trình Sinh học 8. Trên đây tơi
chỉ nêu một số ví dụ có thể áp dụng vào một số bài cụ thể, từ đó có thể phát
triển, áp dụng linh hoạt vào giáo án giảng dạy của cả chương trình Sinh học 8
cho phù hợp. Mục đích chính là làm thế nào để sau khi học một đơn vị nội dung
kiến thức, một bài hoặc một chương, học sinh có thể giải thích được các hiện
tượng của cơ thể mình trong sự thích nghi với những thay đổi của mơi
trường.Từ đó có cách vệ sinh, bảo vệ và rèn luyện thân thể, phòng chống bệnh
tật cũng như biết sơ cứu kịp thời cho bản thân, cho những người xung quanh khi
gặp tình huống cần sơ cứu khẩn cấp.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Qua quá trình nghiên cứu, áp dụng sáng kiến kinh nghiêm trên, tôi nhận
thấy những giờ học mang những kiến thức khô khan trên trở nên sôi nổi, tạo cho
tiết học một khơng khí thoải mái. Các em tự tin khi phát biểu và sử dụng những
thuật ngữ Sinh học chính xác trong trình bày ý kiến mình trong giờ học, trong
các tiết thảo luận. Ứng dụng phương pháp trong đề tài nghiên cứu “Phát triển

năng lực vận dụng kiến thức Sinh học 8 vào đời sống” đã tạo thói quen cho học
sinh ở các tiết học tôi dạy học sinh luôn chờ câu hỏi: Kiến thức bài học hơm nay
giải thích những hiện tượng gì? Được áp dụng như thế nào vào cuộc sống ? Nhờ
vậy các phần, các mục trong bài học trở nên gắn kết, hiệu quả lĩnh hội kiến thức
của các em cao hơn rõ rệt.
Để chứng minh rõ nhận định đó, tơi đã khảo sát những kiến thức ứng
dụng phát triển năng lực vận dụng kiến thức Sinh học 8 vào đời sống cho học
sinh lớp 8 năm học 2020- 2021 cũng với câu hỏi năm học trước(để tiện đối
chiếu, tôi cũng khảo sát với số học sinh bằng với số học sinh khảo sát trước đó):
Câu 1. Khi tiêm phịng bệnh lao người đó có khả năng miễn dịch với bệnh
lao. Sau khi mắc bệnh sởi người đó có khả năng miễn dịch với bệnh sởi . Đó là
những loại miễm dịch nào? Vì sao?
Câu 2. Giải thích vì sao để nhớ bài lâu, em cần có cách học: đọc nhiều,
viết lại nhiều lần liên tục vì khi đọc và viết lại nhiều lần?
Kết quả khảo sát:

Môn

Lớp

SL

Sinh

8

40

Kết quả các bài kiểm tra
Giỏi

Khá
TB
Yếu
SL % S % SL
%
SL %
L
6 15 14 35 19 47.5 1
2.5

Kém
SL %
0

0

Qua kết quả khảo sát, tơi thấy ngồi nắm được kiến thức trọng tâm như yêu
cầu bài học ,học sinh còn nắm được những kiến thức mở rộng có liên quan mà
những khóa học trước đây hiệu quả này còn chưa cao. Kết quả này cho thấy
thành công bước đầu khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: “Phát triển năng lực
vận dụng kiến thức Sinh học 8 vào đời sống” đã được duy trì từ năm học 20182019 và còn được áp dụng và điều chỉnh ở những năm tiếp theo.

skkn


16

Về thực tế trường Tiểu học và trung học cơ sở Minh Sơn, nằm ở vùng ven
thị trấn Triệu Sơn, gần trung tâm, gần trường trung học cơ sở chất lượng cao của
huyện. Vì vậy những học sinh có điều kiện gia đình khá, tốt và những học sinh

có lực học tốt thường tập trung ra các trường trung tâm. Do đó cơng tác tìm và
bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường cũng gặp khó khăn. Tuy nhiên, bộ mơn Sinh
học và một trong những bộ môn khác tại trường nhiều năm liên tục có học sinh
giỏi và đạt giải cao trong các kì thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Để có
được thành cơng đó, địi hỏi giáo viên bộ mơn phải ln nỗ lực tìm tịi, học hỏi
cập nhật và áp dụng phương pháp dạy học hiệu quả nhất để đáp ứng yêu cầu của
phụ huynh, học sinh, của tồn xã hội. Có được những thành cơng đó cịn phải kể
tới sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời, hiệu quả mọi mặt về chuyên môn cũng như đời
sống tinh thần của ban lãnh đạo với đội ngũ cán bộ giáo viên trong trường.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
“Phát triển năng lực vận dụng kiến thức Sinh học 8 vào đời sống” là một
nội dung cần thiết. Để làm tốt được nội dung này, giáo viên cần phải nắm bắt
được nội dung và đặc điểm môn học; lựa chọn các phương pháp và kĩ thuật dạy
học phù hợp nhằm khai thác được hết kiến thức và hiểu biết thực tiễn của học
sinh; từ đó giúp các em vận dụng kiến thức vào cuộc sống góp phần nâng cao
sức khỏe của bản thân của cộng đồng và xã hội. Như vậy, địi hỏi giáo viên cần
có kiến thức sâu và thời gian nghiên cứu các bài học, các nội dung kiến thức phù
hợp, phối kết hợp một cách linh hoạt, sáng tạo nhằm gây hứng thú cho học sinh.
Từ đó, các em biết vận dụng linh hoạt các kiến thức đó để giải quyết các tình
huống trong thực tiễn đời sống, giúp các em phát triển toàn diện hơn về mọi
mặt, các em biết u chính cơ thể mình và bảo vệ chăm sóc cơ thể mình.
3.2. Kiến nghị
Trong thời gian gần đây, chúng ta chứng kiến những câu chuyện đau lòng,
các vụ tự làm đau bản thân, nhiều trường hợp, các em lấy chính cơ thể và tính
mạng mình để dọa bố mẹ thầy cơ, bạn bè... Thực tế đau lịng đó có thể từ nhiều
ngun nhân, một trong những nguyên nhân là kĩ năng nhiều mặt của các em
chưa được rèn luyện tốt. Các kĩ năng cần thiết đó trong chương trình giáo dục
phổ thơng đã được chỉ ra rất rõ...
Với đề tài “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức Sinh học 8 vào đời

sống” tôi cũng lồng ghép giáo dục để học sinh từ kiến thức cơ bản học được từ
môn Sinh học 8, các em có được các năng lực vận dụng vào đời sống. Năng lực
vận dụng đó một phần giúp các em sẽ u chính cơ thể mình hơn. Học sinh thấy
rằng cơ thể mình là vơ giá cần được bảo vệ và chăm sóc. Song để có một nhận
thức sâu rộng hơn nữa cho học sinh, các năng lực chung cần phối hợp đồng bộ ở
tất cả các bộ môn. Các năng lực đó cũng cần được rèn luyện từ các buổi sinh
hoạt chung từ các tổ chức như Đoàn- Đội, các buổi sinh hoạt tập thể ở trường.
Không những vậy, ở địa phương, tại gia đình, các tổ chức xã hội cũng đóng một
vai trị khơng thể thiếu trong việc hình thành, phát triển các năng lực, hành vi

skkn


17

tích cực cần thiết của học sinh. Như vậy tương lai con em chúng ta mới hồn
nhiên, khỏe mạnh và hạnh phúc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Minh Sơn, ngày 15 tháng 4 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Huệ

skkn



TÀI LIỆU THAM KHẢO:
STT
1

2

3

4

5

6

Tên tài liệu
Tác giả
Nhà xuất bản
Sách giáo khoa sinh học 8 Nguyễn Quang Vinh
NXB Giáo dục
Trần Đăng Cát
Đỗ Mạnh Hùng
Sách giáo viên sinh học 8 Nguyễn Quang Vinh
NXB Giáo dục
Trần Đăng Cát
Đỗ Mạnh Hùng
Giải phẫu sinh lí người
Nguyễn Quang Mai
NXB Giáo dục

Trần Thúy Nga
Quách Thị Tài
Hướng dẫn thực hiên
Ngô Văn Hưng- Nguyễn
NXB Giáo dục
chuẩn kiến thức, kĩ năng
Hải Châu- Đỗ Thị Hàmôn sinh học trung học cơ Dương Thu Hương- Phan
sở.
Hồng The.
Giáo dục kĩ năng sống
Lê Minh Châu- Dương
NXB Giáo dục
trong môn sinh học ở
Quang Ngọc- Trần Tố
trường Trung học cơ sở.
Oanh- Phạm Thị Thu
Phương- Lê Thị Tâm- Trần
Quý Thắng- Lưu Thu ThủyĐào Vân Vi.
Tham khảo tư liệu nguồn Internet

skkn


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP
LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Huệ
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên- Trường TH & THCS Minh Sơn


TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá xếp
loại

1.

Rèn kỹ năng làm thực hành- thí Cấp huyện
nghiệm, sử dụng đồ dùng trực
quan cho học sinh trong dạy học
sinh học lớp 8

Loại C

2014- 2015

2.

Kinh nghiệm tích hợp giáo dục Cấp huyện
giới tính cho học sinh trong

chương trình Sinh học 8 ở trường
THCS Minh Sơn

Loại A

2015- 2016

3.

Kinh nghiệm tích hợp giáo dục Cấp huyện
giới tính cho học sinh THCS qua
giảng dạy môn Sinh học 8

Loại B

2020- 2021

skkn



×