Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.23 KB, 2 trang )
Các kĩ năng vẽ biểu đồ trong
môn địa lý
môn địa lý, phần vẽ biểu đồ thường chiếm khoảng 40-50% số điểm
bài thi. Tuy nhiên, nhiều thí sinh (TS) thường bị mất điểm hoặc
không đạt được điểm tối đa trong phần này do chủ quan, vẽ không
chính xác theo yêu cầu của bài. Dưới đây là những kĩ năng về vẽ
biểu đồ.
Lựa chọn biểu đồ thích hợp
Các câu hỏi về kĩ năng vẽ biểu đồ thường có ba phần: lời dẫn (đặt vấn
đề), bảng số liệu thống kê, lời kết (yêu cầu cần làm). Dựa vào những
phần trên, TS xác định vẽ biểu đồ nào thích hợp nhất.
- Phần lời dẫn (đặt vấn đề): Câu hỏi thường có những dạng sau: Dạng
lời dẫn có chỉ định: Từ bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện
cơ cấu sử dụng… năm… Từ thông tin này, TS có thể xác định được dạng
biểu đồ cần thể hiện; Dạng lời dẫn kín: Cho bảng số liệu sau… hãy vẽ
biểu đồ thích hợp nhất… thể hiện… và cho nhận xét. Ở dạng này, muốn
xác định được biểu đồ cần vẽ, TS cần nghiên cứu kĩ các thành phần của
câu hỏi, phần cuối trong câu kết thường hàm chứa những gợi ý nên vẽ
biểu đồ gì; Dạng lời dẫn mở: Cho bảng số liệu sau… Hãy vẽ biểu đồ
sản lượng công nghiệp nước ta phân theo các vùng kinh tế năm… Như
vậy, câu hỏi đã ngầm gợi ý là vẽ một loại biểu đồ nhất định, với dạng
“lời dẫn mở” này, TS cần chú ý vào một số từ gợi mở trong câu hỏi như
biểu đồ đường biểu diễn: Thường có những từ gợi mở đi kèm như
“tăng trưởng”, “biến động”, “phát triển”, “qua các năm từ… đến…”.
VD: Tốc độ tăng dân số của nước ta qua các năm…; Tình hình biến
động về sản lượng lương thực…; tốc độ phát triển của nền kinh tế…;
Biểu đồ hình cột: Thường có các từ gợi mở như “khối lượng”, “sản
lượng”, “diện tích”, “từ năm… đến năm…” hay “qua các thời kì…”.
VD: Khối lượng hàng hóa vận chuyển…, Sản lượng lương thực của…;
Diện tích trồng cây công nghiệp…; Biểu đồ cơ cấu: Thường có các từ