Luyện vẽ biểu đồ trong môn thi Địa lý
Môn Địa lý thường có câu hỏi yêu cầu phân tích bảng số liệu thống kê. Từ
những thông tin số hóa trong bảng thống kê, bài tập yêu cầu học sinh vẽ biểu
đồ, rút ra nhận xét đánh giá khả năng phát trển hiện tại hay tương lai về kiến
thức kinh tế, xã hội…
Đây là một yêu cầu tương đối cao gây lúng túng đối với các học sinh còn yếu hay
trung bình.Tập làm quen và khắc phục yếu điểm trên các em cần chú ý:
- Trước hết đọc kỹ bảng số liệu từ tên bảng đến các trường thuộc tính để nắm
mục đích thể hiện của bảng thống kê muốn nói gì. Phát hiện chính xác các tiêu chí
cần so sánh, quan sát số liệu chi tiết theo dòng, theo cột một cách đầy đủ để quy
kết, định hướng cho nhận xét.
- Dựa trên các số liệu, đơn vị tính, biến thời gian theo tháng năm, mùa hay giai
đoạn nhiều năm.
- Trình tự so sánh lần lược thứ tự hợp lý các tiêu chí để dễ viết đúng, đủ không
thiếu sót. (Chẳng hạn đối với tình hình sản xuất cây trồng cần chú ý nhận xét cơ
cấu, diện tích, sản lượng, năng suất; nhận xét về đô thị chú ý phân bố, quy mô,
chức năng, phân cấp; về tỉ trọng phát triể kinh tế ngành công nghiệp, nông nghiệp
dịch vụ du lịch chú ý đến tốc độ, quy mô, giải quyết lao động, hiệu quả GDP…)
- Theo thời gian cần chú ý các mốc: mốc khởi đầu, thời điểm liền kề, thời điểm
cuối, các mốc có sự thay đổi đột biến.
- Những so sánh các khu vực lãnh thổ, so sánh phải có sự tương ứng và tương
phản như lãnh thổ lơn với lớn, nhỏ với nhỏ và cuối cùng lớn với nhỏ.
- Nhận xét đánh giá, thường học sinh hay lúng túng điểm này. Không có gì e
ngại, vì các bảng số liệu thống kê là những con số biết nói, kiểu báo cáo số liệu
này là điểm mạnh trong báo cáo, phát biểu hiện nay. Các em cứ dựa trên phân tích
so sánh ở trên mà rút ra nhận xét trung thực logic đáp ứng theo yêu cầu của câu
hỏi. (Vd: tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm dần, tỉ trọng công nghiệp tăng chậm,
thương mại tăng nhanh, đặc biệc dịch vụ và lịch tăng đột biến…
Những nhận xét trên vừa căn cứ trên số liệu vừa hợp lý với thực tiễn đất nước, vì
quy mô sản xuất nông nghiệp thu hẹp dần, công nghiệp tăng nhưng bảo hoà, còn
dịch và du lịch tăng nhanh do tốc độ tăng dân số, đô thị hoá đồng thời chất lượng
cuộc sống ngày một nâng lên…)
Cuối cùng nhằm tránh sự hụt hẫng và thiếu sót, học sinh nên vạch ý trước có thứ
tự. Ngoài ra có thể xử lý số liệu thô thành số liệu biểu đồ hoặc chuyển từ số liệu
tuyệt đối cụ thể thành số liệu tương đối trung bình. Để chắc chắn các em có thể vẽ
nháp đơn giản đường biến thiên và ghi ngay vì sao? Để có được sự chuẩn bị tốt
cho kỳ thi, ngay bây giờ các em tham khảo các đề và đáp án cũ, kiểm nghiệm lại
nguyên tắc để có tự tin hơn!
VD: Tham khảo: BẢNG DÂN SỐ CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1921- 2007(tính
theo triệu người)
1. Vẽ biểu
đồ đường thể
hiện tình hình
tăng dân số ở
nước ta giai đoạn (1921-2007).
2. Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét tình hình tăng dân số ở nước ta và giải thích.
3. Nêu hậu quả của việc gia tăng dân số nhanh ở nước ta.
Năm Dân số
Năm
Dân số
1921 15.5 1979 52.7
1936 18.8 1989 64.4
1956 27.5 1999 76.3
1960 30.2 2007 85.2
Vận dụng làm sườn bài gần với đáp án:
- Đây là bảng số liệu tuyệt đối, thời gian mốc nhiều năm cách quãng không đều
nhau. Phải xử lý số liệu! Với số liệu khá lớn, dài nên tính đơn vị thời gian trên đồ
thị là 10 năm.
- Nối các điểm lại bằng đường gấp khúc, chú ý độ dốc tăng nhanh chậm ở những
mốc nào?
Bản đồ:
Nhận xét:
- Giai đoạn 1921 đến 1936 tốc độ tăng châm, thời gian này đang ở pha tìm phát,
hơn nữa trình độ y học còn kém, khả năng sinh cao nhưng tuổi khai sinh mẫu giáo
thấp.
- Từ những năm 1936 đến 1956,1960 tốc độ tăng nhanh, ngược với giao đoạn
trước, lúc này dân số đã cao hơn tuổi sinh sản nhiều hơn, tiến bộ y học có cao hơn,
yêu cầu con người cho chiến tranh vệ quốc, xây dựng đất nước kích thích sự tăng
dân số .
- Từ những năm 1960 đến 1980, tốc độ tăng đột biến, lý do hoà bình lập lại ở
Miền Bắc, Miền Nam sống chế độ Mỹ Thiệu, một phần cơ số đang sinh sản tăng,
một phần nỗi lo chiến tranh, ám ảnh sự mất con mất chồng rình rập, đời sống kinh
tế, văn hoá, y tế khá hơn nhiều.
- Từ sau năm 1980 về sau, tốc độ tăng chậm lai, lý do rõ nhất là chính sách dân
số của nhà nước, pháp lệnh dân số ra đời, mặt khác tiến bộ văn hoá, y học, đặc biệt
nhu cầu chất lượng cuộc sống đã giải toả tâm lý “giàu con hơn giàu của” ở phụ nữ
tuổi sinh sản.
Một lưu ý, sự gia tăng dân số của nước ta từ 1921-1979 đều bị chi phối của chiến
tranh nhưng không đáng ngại trong tương lai.
Hậu quả:
- Sức khẻo bà mẹ trẻ em…
- Gánh nặng về kinh tế …
- Gánh nặng về văn hoá, giáo dục, y tế…
- Gia tăng tệ nạn xã hội, bệnh tật, đại dịch HIV/AIDS…
- Ô nhiễm môi trường…
- Thiếu việc làm và mất cân bằng giới…
Chúc các em thành công!