Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Để làm tốt môn địa lý: Nên vận dụng kiến thức chứ không pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.48 KB, 3 trang )

Để làm tốt môn địa lý: Nên vận dụng kiến
thức chứ không

Việc HS học thuộc lòng hay học theo kiểu vận dụng kiến thức
đã học là do quá trình rèn luyện của HS trong nhà trường THPT
dưới sự tổ chức của giáo viên trong quá trình đổi mới dạy và
học. HS học theo “kiểu mới” là một yêu cầu bắt buộc trong quá
trình đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá
để thực hiện chương trình và sách giáo khoa lớp 12 mới, đến nay
là ba năm rồi (tính từ khi thay sách giáo khoa lớp 12 năm 2008).
Nếu tính từ thay sách giáo khoa lớp 6 thì đến nay đã là chín
năm, nên việc HS học thuộc bài là một điều đáng phê phán, nhất
là khi chỉ thị năm học năm nay Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã nhấn
mạnh các môn văn, sử, địa, GDCD… phải chú trọng việc vận
dụng kiến thức, kỹ năng cho HS, cấu trúc đề thi tốt nghiệp năm
nay đã qui định 50% là vận dụng kiến thức.
- Từ năm 2008-2009, các câu hỏi thi tốt nghiệp THPT không
phải là câu hỏi lớn (mỗi câu là một phần bài học như trước đây),
mà mỗi câu là một hệ thống câu hỏi nhỏ liên hoàn có mối quan
hệ với nhau và nằm ở nhiều phần khác nhau, thậm chí có phần
thuộc về kiến thức cuộc sống của HS. Nên vận dụng kiến thức
mới là khâu quan trọng chứ không phải chỉ thuộc lòng kiến thức.
Vẽ biểu đồ cũng là một vấn đề khi hiện nay với một bảng số liệu
có nhiều cách vẽ biểu đồ khác nhau. Tùy theo câu hỏi đi kèm
theo bảng số liệu, HS mới có thể vẽ đúng biểu đồ phù hợp. Cấu
trúc bảng số liệu hiện nay cũng thay đổi theo hướng có thể phân
tích nhiều hướng khác nhau, nên tùy theo câu hỏi đi kèm, HS
phải biết rút ra nhận xét và lựa chọn kiến thức giải thích nguyên
nhân cho phù hợp. Tuy nhiên, nếu HS không nắm vững kiến
thức rất dễ đi sa đà vào “mô tả văn học hoặc mô tả thời sự” vừa
mất thời gian, vừa tốn công sức mà kết quả vẫn thấp.


Cần lưu ý: mỗi câu chỉ cần mất 0,25 điểm thì việc đạt điểm 5 đối
với HS trở nên rất khó.
- Để đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2010-2011,
HS cần nắm vững các kiến thức trong sách giáo khoa, biết liên
hệ các kiến thức để trả lời chính xác yêu cầu các câu hỏi, không
trả lời thuộc lòng máy móc để tránh lạc đề. Kiến thức sách giáo
khoa khi trình bày một vấn đề thường lặp đi lặp lại ở nhiều bài
khác nhau, nhưng nội dung có sự khác nhau cho phù hợp với
yêu cầu mỗi bài học. Đây là một thuận lợi khi ôn tập vì HS mau
nắm vững kiến thức của bài, thấy mối quan hệ kiến thức giữa
các bài, nhưng cái khó chính là HS dễ trả lời lạc đề khi lấy kiến
thức bài này để trả lời câu hỏi đặt ra cho bài khác. Việc xem lại
thường xuyên sách giáo khoa, hướng dẫn ôn tập là cơ sở kiến
thức và kỹ năng để HS thi tốt nghiệp THPT, nhưng kết quả lại
được quyết định khi làm bài thi.
HS cần bình tĩnh coi lại đề thi để nắm vững yêu cầu kiến thức và
kỹ năng quy định trong từng câu. Sau đó, viết dàn ý rồi mới làm
bài. Diễn đạt ngắn gọn, súc tích và giải quyết đúng yêu cầu
trong câu hỏi của đề thi. Tránh suy diễn theo ý mình mà không
có cơ sở khoa học.
Quan trọng nhất không phải là viết đủ kiến thức mình đã thuộc,
mà chính là viết đúng yêu cầu kiến thức quy định trong hướng
dẫn chấm đề thi (do đó không lập dàn ý tóm tắt, HS sẽ không
làm đủ yêu cầu quy định trong đáp án).
Riêng phần kỹ năng, HS cần hiểu các cách phân tích các bảng số
liệu trong sách giáo khoa, để có thể làm tốt các câu hỏi kỹ năng.
Lưu ý, các bài tập số liệu trong sách giáo khoa, trong hướng dẫn
ôn tập chỉ là các bài tập mẫu để HS làm quen, tính đúng, phân
tích đúng, giải thích đúng và hình thành cho mình phương pháp
phân tích bảng số liệu thống kê, chứ không phải là các bài thi

mẫu mà HS phải học thuộc lòng.

×