Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.22 KB, 3 trang )
Môn Văn chú ý dạng đề tổng
hợp
Để đạt kết quả cao kỳ thi tốt nghiệp THPT, học sinh (HS)
cần chú ý trang bị cho mình không chỉ kiến thức mà còn kỹ
năng làm bài thi bao gồm cả kỹ năng trả lời câu hỏi tái hiện
kiến thức.
Hiện không ít HS chỉ “miệt mài” học bài mà không chú ý tới
việc rèn kỹ năng làm bài - vốn được coi là chìa khóa của thành
công.
Câu hỏi yêu cầu tái hiện kiến thức: HS cần lưu ý sự kết hợp giữa
yêu cầu tái hiện và vận dụng kiến thức trong đề thi, tránh quan
niệm cho rằng “chỉ cần học thuộc lòng” là có thể trả lời được
dạng câu hỏi này. Câu trả lời tái hiện kiến thức cần được trình
bày ngắn gọn, rõ ràng, có thể gạch đầu dòng chứ không nhất
thiết phải trình bày thành một đoạn văn hay bài văn.
Bài văn nghị luận xã hội: Cần phải xác định ngay là nếu làm bài
quá dài, các em sẽ không đủ thời gian để hoàn thành các câu
khác trong đề bài. Trước kỳ thi, HS cần tập viết bài nghị luận xã
hội ngắn, khúc chiết mà vẫn đảm bảo được nội dung kiến thức.
Việc phân biệt giữa “từ” và “chữ” cũng như xác định hệ thống
dẫn chứng thực tế phù hợp, tránh dài dòng lan man cũng là
những yếu tố cần được tính đến để đảm bảo dung lượng bài viết.
Hiện nay, HS chưa chú ý đúng mức đến dạng đề bài nghị luận
xã hội về hiện tượng đời sống mà chủ yếu tập trung vào dạng đề
về tư tưởng, đạo lý. Việc xác định mức độ, tính cân đối giữa hai
dạng đề này trong việc ôn tập thi cũng được coi là một lưu ý cần
thiết đối với các thầy cô giáo và HS.
Bài nghị luận văn học: Cũng giống như với kiểu bài nghị luận xã
hội, HS cần xác định tầm quan trọng của hệ thống lập luận trong
bài làm. Nhất thiết phải dành thời gian (khoảng 7 - 10 phút) lập