Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Một đề thi kiểm tra hay và thiết thực docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.84 KB, 3 trang )

Một đề thi kiểm tra hay và
thiết thực

Câu 1 (2 điểm): Đoạn trích truyện Ông già và biển cả của Hê-minh-uê
kể lại sự việc gì? Nhân vật Xan-ti-a-go là một người như thế nào qua sự
việc ấy?
Đây là câu hỏi tái hiện kiến thức về tác phẩm văn học nước ngoài
trong chương trình học. Câu hỏi sát với bài học và phù hợp với khả
năng, trình độ của học sinh, và phần hướng dẫn chấm cũng rất thoáng,
gồm hai phần: Sự việc ông lão đánh cá Xan-ti-a-go vất vả săn bắt con cá
kiếm. Đặc điểm tính cách nhân vật Xan-ti-a-go: là một ngư phủ lành
nghề, là người dũng cảm, mưu trí, kiên trì, giàu ý chí, nghị lực, giàu khát
vọng… Học sinh có thể có nhiều cách đánh giá khác nhau. Để làm
tốt được câu hỏi này thì học sinh phải nắm vững tác phẩm, nhất là tóm
tắt được đoạn trích và trình bày sự hiểu biết của mình về nhân vật Xan-
ti-a-gonhư: tóm tắt đoạn trích kể lại sự việc ông lão Xan-ti-a-gô đuổi
theo và bắt được con cá kiếm: Sáng ngày thứ ba từ lúc ông lão ra
khơi, ông câu được một con cá kiếm. Nó kéo dây thành những vòng
tròn quanh thuyền. Việc giữ và thu lại dây câu cần khéo léo, kiên nhẫn
và mất nhiều sức lực, kéo dài nhiều tiếng đồng hồ, làm cho ông lão
chóng mặt, choáng váng. Vòng tròn thu hẹp dần. Còn khoảng 25 mét,
con cá trồi lên, ông lão không thể tin nổi nó lớn như vậy. Con cá rất
khỏe, ông lão càng lúc càng đuối sức, có lúc gần như ngất đi nhưng vẫn
cố chịu đựng đau đớn để tiếp tục kéo nó vào gần thuyền. Cuối cùng ông
ném mũi lao vào con cá, nó phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm
vóc, vẻ đẹp và sức lực. Con cá như treo lơ lửng một lúc trước khi rơi
xuống. Chiếc thuyền không thể chứa nổi con cá quá lớn, ông lão cột
nó vào thuyền rồi quay thuyền theo hướng tây nam vào bờ. Ông biết
rằng chuyện bắt được con cá không còn là trong mơ. Một tiếng đồng hồ
sau, con cá mập đầu tiên bắt đầu tấn công và ông lão tiếp tục chiến đấu
Nhân vật Xan-ti-a-gohiện lên như một dũng sĩ ngoan cường, người có


quyết tâm theo đuổi khát vọng lớn lao là bắt cho được con cá lớn xứng
đáng với tài nghệ của mình. Ông lão đã thể hiện được điều lão tôn thờ:
“Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”. Lão đã
khẳng định niềm tin vào sức mạnh và khả năng tồn tại của con người.
Câu 2 (3 điểm): Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa
mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình
(Đời thừa - Nam Cao). Từ quan niệm trên, anh/chị hãy viết một bài văn
ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ về “kẻ mạnh” trong mối quan
hệ giữa người và người.
Đây là bài nghị luận xã hội ngắn yêu cầu học sinh phải nắm phương
pháp làm bài nghị luận xã hội, biết vận dụng các thao tác nghị luận và có
sự hiểu biết về các mối quan hệ của con người trong thực tế cuộc sống.
Đề bài và hướng dẫn chấm rất rõ ràng, học sinh không lúng túng, khó
hiểu như: Giới thiệu được vấn đề nghị luận: suy nghĩ về “kẻ mạnh”
trong mối quan hệ giữa người và người. Giải thích: Kẻ mạnh không phải
là kẻ chứng tỏ sức mạnh bằng những hành động độc ác, chà đạp người
khác. Người mạnh là người dùng sức mạnh, khả năng của mình để giúp
đỡ, yêu thương người khác. Biểu hiện cụ thể: Người mạnh là người có
tài năng và biết dùng khả năng, tài năng ấy để gánh vác trách nhiệm, hi
sinh, giúp đỡ (bảo bọc, yêu thương, quan tâm, chia sẻ khó khăn…)
người khác (dẫn chứng cụ thể mà học sinh tự chọn). Lên án, phê phán
những kẻ sống bất nhân, lấy sức mạnh, tài năng của mình chà đạp người
khác. Rèn luyện lối sống: dùng tài năng, khả năng của mình để làm
những việc tốt đẹp.
II. Phần riêng (5 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b)
Câu 3a (5 điểm): Theo chương trình chuẩn
Hãy phân tích nhân vật Việt trong đoạn trích Những đứa con trong gia
đình của Nguyễn Thi để làm nổi bật nguồn gốc sức mạnh tinh thần dân
tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Câu hỏi về nghị luận văn học là phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự
- phân tích nhân vật Việt (Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi)
để làm nổi bật nguồn gốc sức mạnh tinh thần dân tộc Việt Nam trong
kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Học sinh cần hiểu và trình bày được:
Việt là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Đó là một chiến sĩ giải phóng
quân trẻ tuổi nhưng có nhiều phẩm chất tốt đẹp, đáng yêu, tiêu biểu cho
thanh niên miền Nam trong thời kì chống Mỹ. Việt xuất thân trong một
gia đình có truyền thống cách mạng, chịu nhiều mất mát đau thương.
Anh là một thanh niên mới lớn, hồn nhiên, còn khá “trẻ con”. Việt có
lòng căm thù giặc sâu sắc, khao khát được chiến đấu giết giặc và có tình
yêu thương gia đình, quê hương sâu đậm. Là một chiến sĩ gan góc, dũng
cảm, kiên cường, sẵn sàng hi sinh cho quê hương. Lòng căm thù giặc,
lòng yêu nước, yêu cách mạng, sự gắn bó sâu nặng giữa truyền thống gia
đình và truyền thống dân tộc… chính là cội nguồn của sức mạnh dân tộc
trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Khái quát, đánh giá được những
vấn đề đã bàn luận.
Câu 3b (5 điểm): Theo chương trình nâng cao
Khép lại tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa,Nguyễn Minh Châu viết:
Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp
của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành
nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn
thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn
thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy
người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà
vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch
có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo
lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt
đất, hòa lẫn trong đám đông.


×