Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Ngoại lệ về bảo vệ đạo đức công cộng theo quy định tại điều xx hiệp định gatt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

ĐỒN MINH TRỌNG

NGOẠI LỆ VỀ BẢO VỆ ĐẠO ĐỨC
CÔNG CỘNG THEO QUY ĐỊNH TẠI
ĐIỀU XX HIỆP ĐỊNH GATT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ

TP HỒ CHÍ MINH - THÁNG 03 NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGOẠI LỆ VỀ BẢO VỆ ĐẠO ĐỨC
CƠNG CỘNG THEO QUY ĐỊNH TẠI
ĐIỀU XX HIỆP ĐỊNH GATT
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60380108

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Thị Thùy Dương
Học viên: Đoàn Minh Trọng.

Lớp Cao học Luật Quốc tế Khóa 21

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu,
kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác. Tác giả cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận
văn này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của
luận văn.
Học viên thực hiện luận văn

Đoàn Minh Trọng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHT

Ban hội thẩm

CQGQTC

Cơ quan giải quyết tranh chấp

CQPT

Cơ quan phúc thẩm

EC

Cộng đồng châu Âu (European Communities)


EU

Liên minh châu Âu (European Union)

GATS

Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (General Agreement
on Trade in Services)

GATT

Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (General
Agreement on Tariffs and Trade)

IC

Cộng đồng Inuit (Inuit Comunities)

MRM

Quản lý tài nguyên biển (Marine Resource Management)


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG NGOẠI LỆ LIÊN
QUAN ĐẾN BẢO VỆ ĐẠO ĐỨC CÔNG CỘNG THEO QUY ĐỊNH TẠI
ĐIỀU XX HIỆP ĐỊNH GATT ................................................................................. 9
1.1. Xác định nội hàm của “đạo đức công cộng” trong khuôn khổ WTO ...... 9
1.2. Lịch sử đàm phán và tình hình áp dụng điều khoản về ngoại lệ liên quan

đến bảo vệ đạo đức công cộng............................................................................. 14
1.2.1. Lịch sử đàm phán điều khoản về ngoại lệ liên quan đến bảo vệ đạo đức
công cộng........................................................................................................... 14
1.2.2. Tình hình áp dụng điều khoản về ngoại lệ liên quan đến bảo vệ đạo đức
công cộng........................................................................................................... 15
1.3. Một số vấn đề pháp lý liên quan đến việc áp dụng ngoại lệ liên quan đến
bảo vệ đạo đức công cộng theo quy định tại điều XX Hiệp định GATT ........... 19
1.3.1.

Tính ‗cần thiết‘ để bảo vệ đạo đức công cộng ..................................... 20

1.3.2.

Điều kiện theo quy định tại đoạn mở đầu của điều XX GATT ........... 26

KẾT LUẬN CHƢƠNG ........................................................................................ 29
CHƢƠNG 2. MỘT SỐ TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN NGOẠI LỆ VỀ
BẢO VỆ ĐẠO ĐỨC CÔNG CỘNG THEO ĐIỀU XX HIỆP ĐỊNH GATT..... 31
2.1. Tranh chấp Trung Quốc – Ấn phẩm và sản phẩm nghe nhìn ................ 31
2.1.1.

Bối cảnh tranh chấp ............................................................................. 31

2.1.2. Các vấn đề pháp lý liên quan đến ngoại lệ về bảo vệ đạo đức công cộng
tại tranh chấp ..................................................................................................... 33
2.2.

Tranh chấp Cộng đồng châu Âu – Sản phẩm hải cẩu ............................ 40

2.2.1.


Bối cảnh tranh chấp ............................................................................. 40

2.2.2. Các vấn đề pháp lý liên quan đến ngoại lệ về bảo vệ đạo đức công cộng
tại tranh chấp ..................................................................................................... 43
2.3. So sánh giải pháp đƣa ra của Cơ quan giải quyết tranh chấp trong hai
tranh chấp trên và kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................. 57
2.3.1. So sánh giải pháp được đưa ra của Cơ quan giải quyết tranh chấp trong
vụ Trung Quốc - Ấn phẩm và sản phẩm nghe nhìn và vụ Cộng đồng châu Âu –
Sản phẩm hải cẩu ............................................................................................... 57


2.3.2. Kinh nghiệm cho Việt Nam khi cân nhắc áp dụng ngoại lệ liên quan
đến bảo vệ đạo đức công cộng .......................................................................... 58
KẾT LUẬN CHƢƠNG ........................................................................................ 63
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 65


DANH SÁCH CÁC VỤ KIỆN ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
1. Hoa Kỳ - Biện pháp ảnh hưởng đến cung cấp xuyên biên giới dịch vụ cờ bạc
và cá cược (sau đây gọi tắt là Hoa Kỳ - Cờ bạc), United States — Measures
Affecting the Cross-Border Supply of Gambling and Betting Services,
DS285.
2. Hàn Quốc – Biện pháp ảnh hưởng đến nhập khẩu thịt bị tươi, ướp lạnh và
đơng lạnh (sau đây gọi tắt là Hàn Quốc – Thịt bò), Korea – Measures
Affecting Imports Of Fresh, Chilled and Frozen Beef, DS161.
3. Brazil – Biện pháp ảnh hưởng đến nhập khẩu lốp tái chế (sau đây gọi tắt là
Brazil – Lốp tái chế), Brazil – Measures Affecting Imports of Retreaded
Tyres, DS332.
4. Cộng đồng châu Âu – Biện pháp ảnh hưởng đến nhập khẩu amiăng và sản

phẩm có chứa amiăng (sau đây gọi tắt là EC – Amiăng), European
Communities – Measures Affecting Asbestos and Asbestos Containing
Products, DS135.
5. Hoa Kỳ - Tiêu chuẩn cho xăng công thức và xăng thông thường (sau đây gọi
tắt là Hoa Kỳ - Xăng dầu), United States - Standards for Reformulated and
Conventional Gasoline, DS2.
6. Hoa Kỳ - Cấm nhập khẩu đối với một số tôm và các sản phẩm từ tôm (sau
đây gọi tắt là Hoa Kỳ - Tôm), United States - Import Prohibition of Certain
Shrimp and Shrimp Products, DS58.
7. Trung Quốc – Biện pháp ảnh hưởng đến quyền kinh doanh và dịch vụ phân
phối một số ấn phẩm và sản phẩm giải trí nghe nhìn (sau đây gọi tắt là Trung
Quốc – Ấn phẩm và sản phẩm nghe nhìn), China — Measures Affecting
Trading Rights and Distribution Services for Certain Publications and
Audiovisual Entertainment Products, DS363.
8. Cộng đồng châu Âu – Biện pháp cấm nhập khẩu và tiếp thị sản phẩm hải cẩu
(sau đây gọi tắt là EC – Sản phẩm hải cẩu), European Communities —
Measures Prohibiting the Importation and Marketing of Seal Products,
DS400.
9. Trung Quốc – Biện pháp liên quan đến nhập khẩu đất hiếm, wolfram, và
Molyđem (sau đây gọi tắt là Trung Quốc – Đất hiếm), China – Measures
Related To The Exportation of Rare Earths, Tungsten, And Molybdenum,
DS431.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các quốc gia khi tham gia sân chơi thương mại toàn cầu thường chú trọng
phát triển kinh tế quốc gia thông qua tăng cường trao đổi thương mại. Bên cạnh đó,

họ cịn đặt ra các mục tiêu quan trọng khác về chính trị, xã hội và nhiều lĩnh vực
khác. Điều này vừa nhằm phát triển đất nước bền vững vừa nhằm cân bằng giữa các
lợi ích kinh tế, thương mại và các lợi ích căn bản khác của xã hội.
Có thể nói, ngồi lợi ích thương mại, các thành viên WTO ln quan tâm đến
các lợi ích về mơi trường sống, an ninh trật tự, lợi ích cơng cộng, đạo đức cơng
cộng, các giá trị thuộc về truyền thống văn hóa dân tộc. Các lợi ích này đã được các
nhà soạn thảo hiệp định đưa ra trong dự thảo về cuộc đàm phán một hiệp định
thương mại đa phương đầu tiên trong lịch sử1 - Hiệp định chung về Thuế quan và
Thương mại (General Agreement on Tariffs and Trade – GATT 1947). Chúng tiếp
tục được ghi nhận trong các hiệp định đa biên của WTO sau này, khi vòng đàm
phán Uruguay kết thúc. Các lợi ích chung này được quy định thành các ngoại lệ của
các hiệp định, bao gồm ngoại lệ chung và ngoại lệ an ninh. Cụ thể các ngoại lệ được
quy định tại các điều khoản sau: điều XX, XXI của Hiệp định chung về Thuế quan
và Thương mại 1994 (GATT); điều XIV, XIV bis của Hiệp định chung về Thương
mại Dịch vụ (GATS) và điều 73 của Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến
Thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs). Theo đó, thành viên được phép sử
dụng ngoại lệ quy định tại các điều khoản trên để bảo vệ các lợi ích được quy định.
Và việc áp dụng các ngoại lệ này phải tuân thủ theo những điều kiện chặt chẽ được
quy định nhằm đạt được các mục tiêu tối thượng mà WTO đặt ra đó là tạo ra sân
chơi bình đẳng giữa các quốc gia.
Trong các mối quan tâm của thành viên WTO, việc bảo vệ các giá trị đạo đức
của cộng đồng nhằm hướng tới việc giữ gìn các giá trị đạo đức, tinh thần truyền
thống tốt đẹp của quốc gia, dân tộc là một vấn đề đang dần được họ quan tâm. Việc
bảo vệ các giá trị đạo đức cũng được quy định tại hệ thống các văn bản của WTO
tại quy định về ngoại lệ chung và trong thực tiễn thương mại thế giới. Một số quốc
gia đã thực hiện các biện pháp hạn chế thương mại đối với một số loại hàng hóa,
1

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Luật thương mại quốc tế - Phần I, Trần


Việt Dũng (Chủ biên), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 53.


2

dịch vụ với lý do nhằm bảo vệ các giá trị đạo đức cơng cộng của quốc gia mình2.
Qua đó có thể thấy, bên cạnh thúc đẩy tự do hóa thương mại nhằm phát triển kinh
tế, các quốc gia cũng mong muốn sẽ tiếp tục gìn giữ, bảo vệ các giá trị đạo đức tốt
đẹp, giá trị văn hóa lâu đời đã được hình thành trong cộng đồng dân tộc, quốc gia
mình.
Mặc dù đã có những quy định tại các hiệp định đa biên trong WTO cho phép
các quốc gia thành viên được quyền áp dụng ngoại lệ đạo đức công cộng để biện
minh cho các biện pháp hạn chế thương mại của mình, nhưng khi áp dụng các điều
khoản viện dẫn ngoại lệ này, các các quốc gia cần phải đáp ứng được yêu cầu tại
Chapeau (―Đoạn mở đầu‖) của điều XX Hiệp định GATT. Trong khi đó, ―đạo đức
công cộng‖ lại là một khái niệm tương đối rộng và mơ hồ. Hiện khơng có một điều
ước quốc tế hay hướng dẫn của một tổ chức quốc tế có uy tín có định nghĩa cụ thể
cho khái niệm này. Cách tiếp cận xác định nội hàm của đạo đức công cộng cũng rất
khác nhau tại các quốc gia và khu vực trên thế giới. Thế nên, vấn đề đặt ra là, liệu
rằng các biện pháp mà quốc gia thành viên áp dụng có ln phù hợp với quy định
của WTO hay khơng?
Tìm hiểu thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa các thành viên WTO về việc áp
dụng các quy định của WTO là rất cần thiết đối với các thành viên là những quốc
gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Do đó, việc nghiên cứu các
vấn đề lý luận về bảo vệ đạo đức công cộng theo quy định tại điều XX Hiệp định
GATT và tìm hiểu thực tiễn áp dụng ngoại lệ này thơng qua việc giải quyết tranh
chấp tại cơ quan giải quyết tranh chấp WTO là cần thiết. Thêm vào đó, có thể ghi
nhận, tại nước ta chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu cụ thể về ngoại lệ liên quan
đến bảo vệ đạo đức cơng cộng.
Bên cạnh đó, tác giả cũng mong muốn thông qua việc nghiên cứu các vấn đề

lý luận và thực tiễn áp dụng ngoại lệ về bảo vệ đạo đức công cộng để đưa ra một số
kinh nghiệm cho Việt Nam khi cân nhắc thực thi biện pháp hạn chế thương mại vì
lý do bảo vệ đạo đức công cộng.
Sau 10 năm gia nhập WTO, nước ta vẫn đang nỗ lực để hội nhập sâu rộng
hơn vào ―sân chơi quốc tế‖ của WTO. Do vậy việc nghiên cứu đề tài “Ngoại lệ về

2

Trong thực tiễn tranh chấp tại WTO, đã có 03 vụ tranh chấp được các quốc gia bị đơn viện dẫn ngoại lệ về
bảo vệ đạo đức công cộng, bao gồm: (i) Hoa Kỳ - Cờ bạc; (ii) Trung Quốc – Ấn phẩm và sản phẩm nghe
nhìn; (iii) Cộng đồng châu Âu – Sản phẩm hải cẩu.


3

bảo vệ đạo đức công cộng theo quy định tại điều XX Hiệp định GATT” là một nhu
cầu thực tế, phù hợp với tình hình nước ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay ở nước ta chưa có một cơng trình nghiên cứu nào về ngoại lệ bảo
vệ đạo đức công cộng theo quy định tại điều XX (a) Hiệp định GATT. Tuy nhiên,
đối với các ngoại lệ chung tại điều XX GATT cũng như yêu cầu tại đoạn mở đầu
của điều XX GATT đã có một số giáo trình, bài viết, cơng trình nghiên cứu về các
vấn đề này có thể kể đến như sau:
+ Tại chương 2 giáo trình Luật thương mại quốc tế của Trường Đại học Luật
Hà Nội đã giới thiệu về các ngoại lệ chung của Hiệp định GATT và GATS. Giáo
trình cũng đã giới thiệu một cách sơ lược các yêu cầu của một biện pháp khi viện
dẫn đến ngoại lệ chung theo quy định tại điều XX GATT và điều XIV GATS. Đối
với ngoại lệ về bảo vệ đạo đức cơng cộng, giáo trình đã đề cập đến hai vụ tranh
chấp Hoa Kỳ - Cờ bạc và Trung Quốc - Ấn phẩm và sản phẩm nghe nhìn là hai
tranh chấp viện dẫn đến ngoại lệ này. Mặc dù vậy, ngoại lệ đạo đức công cộng cũng

như một số ngoại lệ khác khơng được phân tích cụ thể mà chỉ được đề cập đến một
cách khá ngắn gọn.
+ Bài viết “Vấn đề bảo vệ môi trường và Hiệp định TBT trong khuôn khổ
WTO qua vụ tranh chấp Hoa Kỳ - Cá ngừ II” của tác giả Trần Việt Dũng, Nguyễn
Thị Lan Hương đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 3/2013.
+ Bài viết “Giải thích và áp dụng đoạn mở đầu Điều XX GATT trong thực
tiễn giải quyết tranh chấp của WTO” của tác giả Trần Trọng Thắng, Tào Thị Tuệ
đăng trên Tạp chí Luật học Trường Đại học Luật Hà Nội, số Đặc biệt tháng Thanh
niên năm 2016.
+ Đối với tranh chấp liên quan đến ngoại lệ bảo vệ môi trường quy định tại
điều XX (b) GATT – ngoại lệ có cấu trúc tương đương với ngoại lệ bảo vệ đạo đức
công cộng, tác giả Nguyễn Thị Lan Hương đã có bài viết “Một số tranh chấp trong
khn khổ WTO liên quan đến mơi trường” đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý số
4/2012. Bài viết đã phân tích các tranh chấp liên quan đến ngoại lệ về bảo vệ môi
trường theo quy định tại điều XX (b) GATT. Qua việc phân tích các tranh chấp này,
tác giả Nguyễn Thị Lan Hương đã giới thiệu, phân tích các phán quyết của Cơ quan
giải quyết tranh chấp WTO liên quan đến việc xem xét các yêu cầu của một biện
pháp khi viện dẫn đến ngoại lệ về bảo vệ môi trường. Việc tìm hiểu các tranh chấp
tại bài viết này giúp hiểu rõ hơn về các bước kiểm tra khi một Cơ quan giải quyết


4

tranh chấp WTO xem xét các yêu cầu của một biện pháp viện dẫn ngoại lệ bảo vệ
đạo đức công cộng. Có thể nhận định như vậy vì cấu trúc tại điều XX (a) và (b) là
tương tự như nhau, đều là các biện pháp ‗cần thiết‘ để đạt được mục tiêu đặt ra.
Trên phạm vi quốc tế đối với vấn đề về ngoại lệ bảo vệ đạo đức công cộng đã
có một số tác phẩm nghiên cứu về chủ đề này. Một số tác phẩm nổi bật có thể được
kể đến như:
+ “Free Trade and the Protection of Public Morals: An Analysis of the

Newly Emerging Public Morals Clause Doctrine”3.Trong tác phẩm này, tác giả
Mark Wu đã nêu lên những nghiên cứu của mình về lịch sử liên quan đến điều
khoản ngoại lệ về bảo vệ đạo đức công cộng. Tác giả cũng tiến hành phân tích về
ngoại lệ này trong vụ tranh chấp Hoa Kỳ - Cờ bạc.
+ “Moral Exception in Trade Policy”4 của tác giả Steve Charnovitz. Trong
nghiên cứu của mình, Steve Charnovitz đã tìm cách để giải thích thuật ngữ ―đạo đức
cơng cộng‖ theo quy định tại Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 và
nghiên cứu việc áp dụng điều khoản này trong tương lai.
+ ―General and Security Exceptions under the GATT and GATS” của tác giả
Andrew Mitchell và Glyn Ayres (2012);
+ “The Dilemma of The Moral Exception in The WTO” của tác giả Katarina
Jakobsson (2013);
+ “The Chapeau of Article XX GATT: A New Interpretation” (2014) và
tác phẩm “The Chapeau of The General Exceptions in the WTO GATT and GATS
Agreements: A Reconstruction” (2015) của tác giả Lorand Bartels;
Trong các tác phẩm trên, chủ yếu các tác giả phân tích lý luận chung về ngoại
lệ chung theo điều XX GATT; sự cần thiết của biện pháp nhằm bảo vệ đạo đức
công cộng và về khía cạnh đảm bảo thỏa mãn điều kiện tại đoạn mở đầu của điều
XX Hiệp định GATT.

3

Mark Wu (2008), ―Free Trade and the Protection of Public Morals: An Analysis of the Newly Emerging
Public Morals Clause Doctrine‖, The Yale Yournal of International Law, (vol. 33:215), tr. 215 - 251.
/>13/12/2016.
4

ngày

truy


cập

Steve Charnovitz (1998), ―Moral Exception in Trade Policy‖, Virginia Journal of International Law, Vol.

38:689, tr.690-746.
ngày truy cập
17/3/2017.


5

Đối với tranh chấp về ngoại lệ bảo vệ đạo đức cơng cộng theo điều XX (a)
GATT, đã có một số bài viết phân tích, bình luận báo cáo của ban hội thẩm và cơ
quan phúc thẩm liên quan đến tranh chấp như sau:
+ Đối với tranh chấp Trung Quốc – Ấn phẩm và sản phẩm nghe nhìn: hiện
nay khơng có nhiều bài viết, tác phẩm nghiên cứu đi sâu phân tích các vấn đề pháp
lý liên quan đến tranh chấp này. Tuy nhiên cũng có một số bài viết, tác phẩm đã tìm
hiểu sơ lược phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp trong vụ kiện này, có thể
kể đến như: Tania Voon (2010), ―China and Culture Products at WTO‖, Legal
Issues of Economic Integration 37, vol 3: 253–2595; Elena A. Mangin (2010),
―Market Access in China – Publications and Audiovisual Marterial: A Moral
Victory with a Silver Lining‖, Berkeley Technology Law Journal, vol 25: 279 –
3106; Jingxia Shi, Weidong Chen (2010), ―The ‗Specificity‘ of Cultural Products
versus the ‗Generality‘ of Trade Obligations‖7.
+ Đối với tranh chấp EC – Sản phẩm hải cẩu: vụ tranh chấp này hiện tại đã
được một số tác giả nghiên cứu, phân tích. Có tác giả ủng hộ nhận định của WTO
mở rộng quan điểm ngoại lệ đạo đức công cộng liên quan tới phúc lợi động vật, cụ
thể ở đây là loài hải cẩu8. Một số tác giả đã tiến hành phân tích các lập luận, phán
quyết của ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm trong tranh chấp này đối với một số

vấn đề pháp lý riêng rẽ liên quan đến ngoại lệ về bảo vệ đạo đức công cộng9. Mặc
5

ngày truy cập 23/10/2016.

6

ngày truy cập
21/10/2016.
7

ngày truy
cập 18/10/2016.
8

Duane W. Layton, Kelsey M. Rule, Paulette Vander Schueren (2014), ―WTO Extends 'Public Morals'
Exception
To
Animal
Welfare‖. />ngày truy cập 19/12/2015.
9

Một số bài viết liên quan:
- Christinna Skinner (2015), ―Public Morals and Policy Space After The WTO‘s Seal Products Case‖.
ngày
truy cập 16/12/2015.
- Danie Desierto (2014), ―The Right To Regulate For Public Morals Upheld (Somewhat): The WTO Panel
Report in EC - Seal Products‖.
ngày truy cập 21/12/2015.



6

dù vậy, các bài viết chưa đi vào phân tích đầy đủ các vấn đề pháp lý về ngoại lệ đạo
đức công cộng liên quan trong tranh chấp này.
Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, tác giả mong muốn phát
triển, nghiên cứu cụ thể hơn các vấn đề này. Cụ thể, tác giả sẽ nỗ lực xác định nội
dung của đạo đức công cộng, phân tích các yêu cầu cụ thể của kiểm tra ngoại lệ về
bảo vệ đạo đức công cộng. Đồng thời, tác giả cố gắng nghiên cứu và giới thiệu đầy
đủ, kỹ lưỡng hơn các vấn đề pháp lý liên quan trong các tranh chấp về ngoại lệ bảo
vệ đạo đức công cộng được cơ quan giải quyết tranh chấp đưa ra.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm mục đích trả lời các câu hỏi pháp lý sau: nội hàm pháp lý của
ngoại lệ về bảo vệ đạo đức công cộng theo quy định tại điều XX Hiệp định GATT
là gì? Thực tiễn giải thích áp dụng ngoại lệ này trong WTO như thế nào, đâu là
khuynh hướng chung trong việc giải quyết tranh chấp về ngoại lệ liên quan đến bảo
vệ đạo đức công cộng? Qua việc tìm ra khuynh hướng này, tác giả rút ra một số
nhận định và đề xuất một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong trường hợp cân nhắc
viện dẫn ngoại lệ này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu trên, luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
- Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và nội dung của ngoại lệ về bảo
vệ đạo đức cơng cộng tại WTO.
- Nghiên cứu, phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn được đặt ra trong quá
trình giải quyết tranh chấp tại WTO về ngoại lệ bảo vệ đạo đức công cộng.
- Elizabeth Whitsitt (2014), ―A Comment On The Public Morals Exception In International Trade and The
EC – Seal Products Case: Moral Imperialism And Other Concerns‖, Cambridge Journal of International and
Comparative Law, (3) 4:1376 – 1391.
ngày truy cập 03/4/2016.

- Paola Conconi, Tania Voon (2015), ―EC – Seal Products: The Tension Between Public Morals and
International Agreements‖.
ngày truy cập
19/8/2016.
- Peter L. Fitzgerald (2011), ―‘Morality‘ May Not Be Enough to Justify the EU Seal Products Ban:
Animal Welfare Meets International Trade Law‖, Journal of International Wildlife Law and Policy, vol.
14:85–136.
/>ngày truy cập 01/4/2016.


7

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định về ngoại lệ đạo đức công cộng
tại điều XX Hiệp định GATT bao gồm các nội dung chủ yếu liên quan đến lý luận
về tính ‗cần thiết‘ để bảo vệ đạo đức công cộng, điều kiện áp dụng ngoại lệ theo
đoạn mở đầu của điều XX GATT.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn trong khuôn khổ quy định của Hiệp định
GATT liên quan đến ngoại lệ về bảo vệ đạo đức công cộng tại điều XX cũng như
thực tế giải quyết tranh chấp của WTO thông qua các vụ tranh chấp Trung Quốc –
Ấn phẩm và sản phẩm nghe nhìn và Cộng đồng châu Âu – Sản phẩm hải cẩu.
Trong luận văn, tác giả nghiên cứu tranh chấp Trung Quốc – Ấn phẩm và
sản phẩm nghe nhìn, vì đây là tranh chấp đầu tiên mà bị đơn viện dẫn đến ngoại lệ
về bảo vệ đạo đức công cộng theo quy định tại điều XX (a) Hiệp định GATT. Việc
tìm hiểu tranh chấp này sẽ giúp tác giả xác định được nội dung của đạo đức công
cộng theo điều XX Hiệp định GATT. Bên cạnh đó, tác giả sẽ tìm hiểu được về tính
‗cần thiết‘ để bảo vệ đạo đức công cộng được xác định trong tranh chấp. Tiếp theo,
tác giả tiến hành nghiên cứu tranh chấp Cộng đồng châu Âu – Sản phẩm hải cẩu, vì

đây là lần thứ hai ngoại lệ về bảo vệ đạo đức công cộng được viện dẫn cho biện
pháp hạn chế thương mại của bị đơn. Tranh chấp này gần đây cũng được các nhà
nghiên cứu pháp luật WTO quan tâm nhiều đối với phán quyết của cơ quan giải
quyết tranh chấp. Trong tranh chấp này, các vấn đề pháp lý liên quan đến ngoại lệ
về bảo vệ đạo đức công cộng được cơ quan giải quyết tranh chấp phân tích đầy đủ
hơn. Từ việc nghiên cứu hai tranh chấp này, tác giả sẽ cố gắng đạt được các mục
đích nghiên cứu đã đề ra trong luận văn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp phân tích quy
phạm và phân tích quan điểm khoa học; phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp;
phương pháp so sánh luật học. Các phương pháp nghiên cứu trên được dùng xuyên
suốt trong luận văn. Cụ thể, để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng những phương
pháp sau để thực hiện nghiên cứu đề tài:
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: thơng qua việc phân tích và tổng hợp
các quy định của WTO liên quan đến điều XX GATT, tác giả làm rõ các vấn đề lý


8

luận liên quan đến ngoại lệ chung và ngoại lệ về bảo vệ đạo đức công cộng theo quy
định của GATT. Phương pháp này được sử dụng ở cả 2 chương của luận văn;
+ Phương pháp nghiên cứu vụ việc: tác giả thực hiện nghiên cứu các báo cáo
của ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm trong các vụ việc liên quan được đề cập đến
trong đề tài này. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 2 của luận văn.
6. Những đóng góp và điểm mới của luận văn
Trong bối cảnh ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về ngoại lệ liên quan
đến bảo vệ đạo đức công cộng theo quy định tại điều XX Hiệp định GATT, luận
văn giải quyết vấn đề này một cách tồn diện và có hệ thống trên cơ sở lý luận và
thực tiễn giải thích, áp dụng ngoại lệ bảo vệ đạo đức công cộng tại WTO. Tác giả đề
tài hi vọng rằng, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đóng góp thêm các vấn đề

lý luận về ngoại lệ bảo vệ đạo đức công cộng theo điều XX Hiệp định GATT cũng
như đề xuất được cách xác định nội dung của đạo đức cơng cộng có thể phù hợp với
quan điểm chung của các thành viên WTO.


9

CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG NGOẠI LỆ LIÊN
QUAN ĐẾN BẢO VỆ ĐẠO ĐỨC CÔNG CỘNG THEO QUY ĐỊNH TẠI
ĐIỀU XX HIỆP ĐỊNH GATT
Điều XX của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) cho
phép các quốc gia thành viên được quyền áp dụng biện pháp hạn chế thương mại
hoặc ngưng thực hiện nghĩa vụ đối với một số hàng hóa từ (các) nước thành viên
khác khi cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng. Tuy nhiên, ―đạo đức công cộng‖ là
một khái niệm pháp lý trừu tượng và khá mơ hồ. Đến nay, khơng có bất kỳ một
điều ước quốc tế nào hay một văn bản hướng dẫn quốc tế nào định nghĩa rõ ràng về
khái niệm này. Việc nghiên cứu về cơ sở áp dụng ngoại lệ chung về bảo vệ đạo đức
cơng cộng trong khn khổ GATT vì vậy sẽ chỉ có thể dựa trên thực tiễn pháp lý
của WTO.
Trong chương này, thơng qua tìm hiểu quy định pháp luật Việt Nam liên
quan đến ―đạo đức công cộng‖ cũng như nghiên cứu quan điểm của một số tác giả
về việc xác định nội dung thuật ngữ ―đạo đức công cộng‖; qua việc tìm hiểu các
phân tích và cách tiếp cận của Ban hội thẩm (BHT) và Cơ quan phúc thẩm (CQPT)
đưa ra trong tranh chấp Hoa Kỳ - Cờ bạc10 về đạo đức công cộng (vụ kiện đầu tiên
của WTO liên quan tới việc áp dụng ngoại lệ này); và nghiên cứu lịch sử đàm phán
điều XX Hiệp định GATT và thực tiễn áp dụng ngoại lệ này, tác giả mong muốn vẽ
lên một bức tranh tổng quan về nội hàm cơ bản của đạo đức công cộng cũng như
tình hình áp dụng điều khoản về ngoại lệ liên quan đến bảo vệ đạo đức công cộng
tại WTO. Cũng trong chương này tác giả sẽ phân tích một số vấn đề pháp lý phải
được giải quyết khi quốc gia muốn vận dụng ngoại lệ liên quan đến bảo vệ đạo đức

công cộng theo quy định tại điều XX Hiệp định GATT để giải thích cho một biện
pháp, chính sách hạn chế thương mại cụ thể của mình.
1.1. Xác định nội hàm của “đạo đức công cộng” trong khuôn khổ WTO
Đạo đức công cộng là một khái niệm tương đối trừu tượng và có thể được
nhìn nhận khác nhau tại các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới. Tại Việt
10

Trong phần này, tác giả sử dụng khái niệm ―đạo đức công cộng‖ trong tranh chấp Hoa Kỳ - Cờ bạc vì tranh

chấp này viện dẫn đến ngoại lệ về bảo vệ đạo đức công cộng theo quy định tại điều XIV GATS. Đây là lần
đầu tiên tại WTO, khái niệm ―đạo đức cơng cộng‖ được giải thích. Mặc dù khái niệm này được giải thích
theo GATS nhưng nó vẫn được áp dụng cho GATT vì cấu trúc quy định ngoại lệ chung tại hiệp định GATT
và GATS là tương tự như nhau.


10

Nam, ―đạo đức công cộng‖ không được đề cập đến trong các văn bản quy phạm
pháp luật. Thuật ngữ tương đương duy nhất có thể được tìm thấy trong các văn bản
pháp luật và văn bản chính thức của nhà nước là ―đạo đức xã hội‖.
Theo pháp luật Việt Nam, hành vi trái với ―đạo đức xã hội‖ là hành vi bị
cấm. Quy định này có thể tìm thấy trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, ví dụ:
Khoản 3 điều 7 Luật Bưu chính 2010; khoản 1 điều 9 Luật Phổ biến, giáo dục pháp
luật 2012; khoản 4 điều 69 Luật Hơn nhân và gia đình 2010… Thuật ngữ ―đạo đức
xã hội‖ được nhắc đến tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, tuy
nhiên chỉ được định nghĩa khá ngắn gọn tại điều 123 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS).
Điều 123 BLDS quy định: ―Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung
trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng‖. Ngồi ra, tại mục 2
phần II Thơng tư 04/2010/TT-BKHCN ngày 21/6/2010 của Bộ Khoa học và Công
nghệ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2009/NĐ-CP ngày

21/5/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động
chuyển giao cơng nghệ đã giải thích về hành vi trái đạo đức là các hành vi: ―…có
thể làm sai lệch, ảnh hưởng xấu những chuẩn mực quan hệ giữa người với người,
giữa cá nhân với tập thể, xã hội hoặc những phong tục tốt đẹp, lành mạnh được xã
hội ghi nhận và tôn trọng‖.
Đạo đức xã hội (hay đạo đức công cộng) theo pháp luật Việt Nam chỉ được
quy định ngắn gọn và có ít giải thích như trên. Đối với quy định pháp luật về kinh
doanh hay thương mại quốc tế, hiện nay pháp luật nước ta chưa có giải thích hay
định nghĩa thêm về ―đạo đức xã hội‖.
Trong khuôn khổ WTO, khái niệm ―đạo đức công cộng‖ cũng không được
định nghĩa cụ thể trong bất cứ một hiệp định nào của tổ chức này. Tác giả Steve
Charnovitz, một trong những học giả quốc tế đầu tiên nghiên cứu về nội hàm của
―đạo đức công cộng‖ trong khuôn khổ hệ thống pháp luật WTO, đã áp dụng cách
giải thích điều ước quốc tế tại Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế 1969 (Cơng
ước Viên 1969) để giải thích điều khoản ngoại lệ đạo đức công cộng tại điều XX (a)
GATT. Steve Charnovitz đã nêu ra hai câu hỏi chính khi thực hiện giải thích điều
XX (a) GATT. Câu hỏi thứ nhất, loại hành vi nào bao hàm đạo đức công cộng? Câu
hỏi thứ hai, đạo đức của ai có thể được bảo vệ?11

11

Steve Charnovitz, tlđd 4, tr. 694.


11

Theo quy tắc giải thích điều ước quốc tế, Steve Charnovitz đã bắt đầu thực
hiện việc diễn giải này theo quy tắc thơng thường, đó là áp dụng điều 31 Công ước
Viên 1969. Theo ông, điều XX (a) GATT được soạn thảo bởi Hoa Kỳ năm 1946, do
đó là thích hợp để kiểm tra từ điển tiếng anh của thời kỳ này để xác định ‗ý nghĩa

thông thường‘ của thuật ngữ ‗đạo đức‘. ―The Universal Dictionary of English
Language định nghĩa ‗đạo đức‘ là có liên quan đến, có mối liên hệ với, sự khác
nhau giữa đúng và sai trong vấn đề hành vi. Webster's New International Dictionary
định nghĩa ‗đạo đức‘ là phù hợp với một tiêu chuẩn của những gì là tốt và
đúng…‖12 Mặc dù áp dụng quy tắc giải thích tại điều 31 Cơng ước Viên 1969 và sử
dụng định nghĩa tại hai từ điển này, Steve Charnovitz cho rằng việc sử dụng hai từ
điển này khơng giúp ích đươc nhiều trong việc trả lời câu hỏi về ý nghĩa của ―đạo
đức cơng cộng‖ như hai câu hỏi chính ban đầu ông đặt ra. Khi việc xác định ý nghĩa
thông thường của thuật ngữ ―đạo đức công cộng‖ không mang lại hiệu quả, tác giả
đã xem xét đến ―đối tượng và mục đích‖ của Hiệp định GATT. Sau những lập luận,
Steve Charnovitz đã quyết định rằng việc xem xét đến ―đối tượng và mục đích‖ của
GATT có thể khơng thể làm sáng tỏ được ý nghĩa của điều XX (a) GATT.13 Để tiếp
tục giải thích thuật ngữ ―đạo đức công cộng‖ và trả lời câu hỏi đặt ra, Steve
Charnovitz đã áp dụng cách giải thích điều ước bổ sung khi xem xét đến các công
việc chuẩn bị của việc soạn thảo GATT. Sau khi xem xét lịch sử đàm phán điều
khoản XX (a) GATT, tác giả nhận định rằng “thật không may, lịch sử đàm phán từ
năm 1945 đến năm 1948 không cung cấp một câu trả lời rõ ràng về đạo đức bao
gồm những gì và đạo đức của ai được bảo vệ”14 như câu hỏi ban đầu mà tác giả đặt
ra.
Như vậy, mặc dù đã áp dụng các quy tắc giải thích điều ước quốc tế tại Công
ước Viên 1969 nhưng tác giả Steve Charnovitz vẫn không đưa ra được giải thích
của riêng mình về thuật ngữ ―đạo đức công cộng‖.
Trong lịch sử giải quyết tranh chấp, ngoại lệ đạo đức công cộng chưa được
bất kỳ quốc gia thành viên WTO nào viện dẫn. Lần đầu tiên vào năm 2004, Hoa Kỳ
đã sử dụng ngoại lệ này để biện minh cho biện pháp hạn chế thương mại của mình
trong vụ kiện Hoa Kỳ - Cờ bạc. BHT sau khi tham khảo các từ điển, xem xét, đánh
giá các yếu tố đã đưa ra kết luận của mình về khái niệm đạo đức công cộng. Theo
12
13
14


Steve Charnovitz, tlđd 4, tr.700.
Steve Charnovitz, tlđd 4, tr.701.
Steve Charnovitz, tlđd 4, tr. 705.


12

đó, thuật ngữ ―đạo đức cơng cộng‖ là các tiêu chuẩn của các hành vi đúng và sai
được duy trì bởi hoặc thay mặt cho một cộng đồng hoặc quốc gia. Tiếp theo, nội
dung của đạo đức cơng cộng có thể thay đổi theo thời gian và không gian, tùy thuộc
vào nhiều yếu tố, bao gồm các giá trị phổ biến trong xã hội, văn hóa, đạo đức và tơn
giáo. Bên cạnh đó, các quốc gia thành viên được hưởng một số quyền tự do nhất
định để xác định và áp dụng cho mình khái niệm về ―đạo đức cơng cộng‖ phù hợp
với hệ thống và quy mô các giá trị của riêng mình15. CQPT cũng khơng phản đối về
nội dung khái niệm ―đạo đức công cộng‖ mà BHT đưa ra. BHT tại tranh chấp Trung
Quốc – Ấn phẩm và sản phẩm nghe nhìn cũng đưa ra kết luận tương tự về khái niệm
đạo đức công cộng như BHT tại vụ Hoa Kỳ - Cờ bạc16.
Sau khi phán quyết vụ Hoa Kỳ - Cờ bạc được đưa ra, tác giả Jeremy C.
Marwell đã thực hiện nghiên cứu của mình về ngoại lệ bảo vệ đạo đức cơng cộng.
Ơng cho rằng: “khó khăn trong việc định nghĩa „đạo đức cơng cộng‟ rõ ràng từ cả
quan điểm chính sách và văn bản. Trong số 148 quốc gia thành viên WTO, „đạo đức
công cộng‟ có thể có bất cứ ý nghĩa gì từ các quan điểm tôn giáo về việc uống rượu
hoặc việc ăn các thực phẩm nhất định đến thái độ văn hóa đối với sách báo khiêu
dâm, tự do ngơn luận, nhân quyền, các tiêu chuẩn lao động, quyền của phụ nữ hoặc
các phán đốn văn hóa chung về giáo dục hoặc phúc lợi xã hội.”17 Jeremy C.
Marwell cũng cho rằng ngoại lệ về tài nguyên thiên nhiên hoặc sức khỏe con người,
động vật có thể được chứng minh bằng các bằng chứng khoa học hoặc sự đồng
thuận rộng rãi trên thế giới. Điều này được chứng minh trong các tranh chấp tại
WTO như vụ Tôm – Rùa biển hoặc vụ EC – Amiăng, các bằng chứng khoa học đã

được viện dẫn. Nhưng ngược lại, theo ơng, rất khó để đưa ra ranh giới nội dung
xung quanh thuật ngữ ―đạo đức công cộng‖ dựa trên các bằng chứng khách quan
thông thường được chấp nhận. Tác giả nhận định rằng một quyết định để đánh giá
quy định đạo đức công cộng của một quốc gia đối với bằng chứng về thực tiễn của
quốc gia khác là không khả thi.18
15

Báo cáo Ban hội thẩm, vụ kiện Hoa Kỳ - Cờ bạc, WT/DS285/R, 10/11/2004, đoạn 6.461, 6.465.
ngày truy cập 02/01/2016.
16

Việc phân tích thêm về khái niệm đạo đức công cộng trong vụ Trung Quốc – Ấn phẩm và sản phẩm nghe
nhìn sẽ được tác giả thực hiện tại phần 2.1 của luận văn này.
17

Jeremy C. Marwell (2006), ―Trade and Morality: The WTO Public Morals Exception After Gambling‖,

New York University Law Review, Vol. 81:802, tr. 815.
ngày truy cập 17/03/2017.
18

Jeremy C. Marwell, tlđd 17, tr. 816.


13

Sau khi phân tích các hạn chế của các tiêu chuẩn thay thế có thể áp dụng mà
mình đưa ra, tác giả Jeremy C. Marwell đã đề xuất một giải pháp để xác định nội
dung của ―đạo đức công cộng‖. Theo đó, sẽ cho phép các quốc gia xác định đạo đức
cơng cộng cách đơn phương nhưng địi hỏi các bằng chứng từ chính quốc gia đó hỗ

trợ cho tun bố của họ rằng một vấn đề đặc biệt có sự quan trọng về mặt đạo đức.19
Theo quan điểm của tác giả luận văn, đề xuất này một phần nào đó phù hợp với
quan điểm của BHT tại vụ Hoa Kỳ - Cờ bạc. Cụ thể, BHT cho rằng các quốc gia
được hưởng quyền tự do nhất định để xác định và áp dụng cho mình khái niệm về
―đạo đức công cộng‖ phù hợp với hệ thống và quy mô các giá trị của riêng mình.
Thơng qua các phân tích của Cơ quan giải quyết tranh chấp (CQGQTC) của
WTO trong vụ Hoa Kỳ - Cờ bạc, có thể nhận thấy WTO khơng có ý định xác định
một định nghĩa cụ thể cho nội hàm của ―đạo đức công cộng‖. Như vậy, các quốc gia
thành viên có quyền tự xác định phạm vi của đạo đức công cộng phù hợp với các
giá trị hiện hành tại đất nước mình. Nói cách khác, 164 thành viên WTO20 đều có
thể có những giá trị riêng về bối cảnh xã hội, văn hóa, đạo đức, tơn giáo tại đất nước
mình. Những giá trị riêng biệt của mỗi quốc gia tạo thành những tiêu chuẩn riêng về
đạo đức của chính các quốc gia này. Ví dụ, một vấn đề tại một quốc gia châu Á
được xem là đạo đức nhưng tại châu Âu thì chưa chắc đã là ―đạo đức‖, và ngược lại.
Điều này thể hiện quan điểm của CQGQTC là pháp luật WTO không đóng khung
khái niệm đạo đức cơng cộng. Điều này giúp cho việc xác định nội hàm của đạo đức
công cộng có thể phù hợp với tất cả các quốc gia thành viên. Thêm nữa, việc này
tạo ra một trách nhiệm nhẹ hơn cho các CQGQTC khác sau này khi xét xử các tranh
chấp có viện dẫn ngoại lệ về bảo vệ đạo đức cơng cộng.
Có ý kiến cho rằng, khi CQGQTC đưa ra nội hàm đạo đức công cộng quá
rộng như vậy có thể dẫn đến nguy cơ lạm dụng ngoại lệ này21. Đạo đức cơng cộng
có thể trở thành ‗chiếc áo choàng‘ cho chủ nghĩa bảo hộ được các quốc gia viện dẫn
để áp dụng nhiều biện pháp hạn chế thương mại hơn. Tuy nhiên, theo tác giả, việc
lạm dụng nội hàm của đạo đức công cộng để áp dụng nhiều hơn các biện pháp hạn
19
20

Jeremy C. Marwell, tlđd 17, tr. 824.
WTO, Báo cáo của WTO về số lượng thành viên tính tới tháng 6/2016


ngày truy cập 01/11/2016.
21

Pelin Serpin (2016), ―The Public Morals Exception after The WTO Seal Products Dispute: Has The
Exception Swallowed The Rules?‖, Columbia Business Law Review, vol. 2016: 217-251, tr. 244.
ngày truy cập 03/11/2016.


14

chế thương mại sẽ khó thực hiện được. Bởi để viện dẫn ngoại lệ này, quốc gia thành
viên phải chứng minh biện pháp phù hợp theo quy định tại điều XX Hiệp định
GATT.22 Thực tế cho đến nay, không một quốc gia nào thành công trong việc chứng
minh biện pháp của mình là phù hợp với GATT khi viện dẫn ngoại lệ về bảo vệ đạo
đức công cộng.
Từ kết luận của BHT về khái niệm ―đạo đức công cộng‖ cũng như xem xét
quy định pháp luật Việt Nam, các quan điểm của các học giả nêu trên, theo quan
điểm và đề xuất của tác giả, đạo đức công cộng trong WTO có thể được hiểu như
sau:
Đạo đức cơng cộng là tiêu chuẩn của các hành vi đúng và sai được xác định
thơng qua các giá trị xã hội, văn hóa, đạo đức và tôn giáo phổ biến tại một quốc
gia, cộng đồng nhất định. Các tiêu chuẩn ấy, phù hợp với từng quốc gia, có thể thay
đổi theo khơng gian và thời gian bởi chúng lệ thuộc vào các giá trị phổ biến trong
xã hội, văn hóa, đạo đức, tơn giáo của quốc gia đó. Khi xác định đạo đức cơng
cộng cho mình, quốc gia thành viên phải chứng minh được đạo đức (được tuyên bố
bảo vệ) có ý nghĩa quan trọng trong đa số dân cư tại quốc gia mình.
1.2. Lịch sử đàm phán và tình hình áp dụng điều khoản về ngoại lệ liên
quan đến bảo vệ đạo đức công cộng
1.2.1. Lịch sử đàm phán điều khoản về ngoại lệ liên quan đến bảo vệ đạo
đức công cộng

Các ý tưởng về việc cân nhắc cho phép tồn tại các hạn chế thương mại trên
cơ sở đạo đức công cộng được Hoa Kỳ đề xuất lần đầu tiên vào tháng 11/194523.
Ngôn ngữ đầu tiên được sử dụng trong đề xuất là ―các biện pháp cần thiết để bảo vệ
đạo đức công cộng‖. Các dự thảo tiếp theo của thỏa thuận sáng lập GATT tiếp tục
sử dụng ngôn ngữ này. Đề xuất này được thực hiện vào giai đoạn đầu quá trình dự
thảo thỏa thuận sáng lập GATT 1947. “Steve Charnovitz cho rằng đề nghị của Hoa
Kỳ bao gồm một điều khoản ngoại lệ đạo đức công cộng được thiết kế một phần để
bảo vệ một loạt các hạn chế thương mại mà Hoa Kỳ và các nước khác đã có tại thời
điểm mà GATT 1947 được đàm phán. Các mặt hàng bị hạn chế bao gồm „rượu,
thuốc phiện và các chất ma túy, vé số, bài viết tục tĩu và vơ đạo đức, hàng giả, biểu
tượng hình ảnh của thách đấu giải thưởng, và bộ lơng một số lồi chim nhất định‟.
22

Các quy định tại điều XX Hiệp định GATT về ngoại lệ đạo đức công cộng sẽ được phân tích cụ thể tại
phần 1.3 chương I luận văn này.
23

Mark Wu, tlđd 3, tr. 218.


15

Phía đàm phán Hoa Kỳ sợ rằng nếu hiệp ước mới buộc Quốc hội sửa đổi quá nhiều
luật, Quốc hội có thể bỏ phiếu chống lại nó. Do đó, ngoại lệ đạo đức công cộng đã
cung cấp cơ chế pháp luật bao trùm cho việc duy trì pháp luật hiện tại trong nước
dưới chế độ thương mại quốc tế mới”24.
Có thể thấy, trong giai đoạn đầu của đề xuất về ngoại lệ bảo vệ đạo đức công
cộng, điều khoản này được đưa ra xuất phát từ mục tiêu chính là pháp luật trong
nước. Hiện tại, tác giả vẫn chưa tìm thấy được các tài liệu khác chứng minh được sự
tồn tại của các mục tiêu khác liên quan.

Trong cuộc họp trù bị tại Luân Đôn vào đầu năm 1946, người ta chỉ đơn giản
tuyên bố rằng các nhà đàm phán công nhận sự cần thiết cho ngoại lệ chung ‗để bảo
vệ sức khỏe, đạo đức công cộng…‘. Tại phiên soạn thảo tại New York năm 1947,
điều khoản này chỉ được thảo luận một chút khi đại biểu của Na Uy có ý kiến về
những hạn chế liên quan đến việc xuất nhập khẩu và bán rượu ngoại tại nước
mình25. Có thể thấy rằng trong lịch sử đàm phán GATT, không có bất cứ cuộc thảo
luận nào để xác định điều khoản ―đạo đức cơng cộng‖ sẽ bao gồm những gì. Ngoại
lệ này được đưa ra chỉ đơn thuần là việc xác định các hạn chế đối với một số loại
hàng hóa nhất định. Ngồi ra, q trình đàm phán chỉ tuyên bố một cách ngắn gọn
sự công nhận nhu cầu ‗bảo vệ sức khỏe, đạo đức công cộng‘.
Như vậy, qua quá trình soạn thảo và đàm phán kéo dài ba năm của GATT
1947, đề nghị của Hoa Kỳ về ngoại lệ đạo đức công cộng vẫn không thay đổi. Đã
không có bất cứ người soạn thảo hay các bên đàm phán nào có đề xuất thêm để sửa
đổi hoặc giải thích rõ hơn nội dung của phạm vi đạo đức cơng cộng.
1.2.2.
Tình hình áp dụng điều khoản về ngoại lệ liên quan đến bảo vệ đạo
đức công cộng
Trong suốt giai đoạn gần 60 năm26, điều khoản ngoại lệ đạo đức công cộng
đã không thực sự được áp dụng. Điều này có thể một phần là do khơng có sự làm
sáng tỏ nguyên văn của điều khoản khiến cho việc áp dụng gặp khó khăn hơn. Phần

24
25
26

Mark Wu, tlđd 3, tr. 218.
Mark Wu, tlđd 3, tr. 219.
60 năm được tính từ năm 1948 đến năm 2004, là thời điểm mà điều khoản ngoại lệ đạo đức công cộng

trong WTO được các quốc gia thành viên của WTO chính thức viện dẫn trong tranh chấp Hoa Kỳ - Cờ bạc

theo quy định tại điều XIV (a) Hiệp định GATS.


16

khác là do CQGQTC của WTO cũng khơng có diễn giải nào về ý nghĩa của điều
khoản này trong báo cáo, quyết định của mình.
1.2.2.1. Thiếu sự giải thích về văn bản của điều khoản
Khi các nhà đàm phán ban đầu của GATT 1947 soạn thảo hiệp định này, họ
dự định thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (International Trade Organisation –
ITO). Để phục vụ cho việc thành lập tổ chức này, họ đã soạn thảo hiến chương ITO,
trong đó có các nội dung làm rõ về điều khoản ngoại lệ đạo đức công cộng. Tuy
nhiên hiến chương ITO và việc thành lập tổ chức này đã không thành cơng. Vì vậy
điều khoản ngoại lệ đạo đức cơng cộng khơng được giải thích sáng tỏ hơn ở giai
đoạn này. Các nhà đàm phán tiếp tục mất thêm một khoảng thời gian khá dài với
bảy vòng đàm phán và 47 năm để thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm
1994.
Trong sáu vòng đầu tiên của các cuộc đàm phán thương mại toàn cầu – kéo
dài từ 1949 đến 1979 – các nhà đàm phán đã không thảo luận chi tiết về điều khoản
ngoại lệ đạo đức công cộng. Nó khơng được bàn đến cho đến khi vịng đàm phán
Uruguay bắt đầu vào năm 1986 khi các nhà đàm phán thương mại xem xét lại điều
khoản đạo đức công cộng. Khi soạn thảo một thỏa thuận thương mại mới về dịch vụ
tại Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), các nhà đàm phán quyết định
bao gồm một điều khoản ngoại lệ đạo đức công cộng27. Tuy nhiên, họ đã không làm
rõ hơn hoặc điều chỉnh quy định của điều khoản này tại điều XX (a) GATT. Thay
vào đó, họ tiếp tục xây dựng một điều khoản về ngoại lệ chung tại GATS tương tự
như điều khoản ngoại lệ chung tại điều XX GATT. Ngoại lệ tại tiểu đoạn a điều
XIV GATS bao gồm hai trường hợp, bảo vệ đạo đức cơng cộng và truy trì trật tự xã
hội. Đối với ngoại lệ nhằm duy trì trật tự xã hội, các nhà đàm phán đã có chú thích
cụ thể các trường hợp được viện dẫn ngoại lệ này28. Việc chú thích rõ ràng này đã

hạn chế cũng như làm rõ được các trường hợp được viện dẫn ngoại lệ về duy trì trật
tự cơng cộng. Ngồi ra, nó còn giải quyết sự tồn tại các mơ hồ xung quanh việc liệu
‗trật tự cơng cộng‘ có thuộc phạm vi của ―đạo đức công cộng‖ hay không. Câu trả
lời là: rõ ràng hai trường hợp này hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên việc quy định về
điều khoản ngoại lệ bảo vệ đạo đức công cộng này vẫn không làm sáng tỏ thêm nội
hàm của chính nó. Trong q trình đàm phán GATT 1994, các nhà đàm phán cũng
27
28

Mark Wu, tlđd 3, tr. 220.
Chú thích 6 tại Hiệp định GATS: ―Ngoại lệ về trật tự cơng cộng chỉ có thể được viện dẫn khi có những đe

dọa thực sự nghiêm trọng đối với một trong số các lợi ích cơ bản của cộng đồng.‖


17

không thực hiện bất kỳ một đàm phán nào liên quan đến việc sửa đổi điều khoản
ngoại lệ về bảo vệ đạo đức cơng cộng. Tại vịng đám phán Doha, liên tục kể từ năm
2001 đến nay, điều khoản bảo vệ đạo đức cơng cộng khơng nằm trong chương trình
đàm phán. Do vậy, việc thiếu đi sự giải thích về văn của điều khoản ngoại lệ về bảo
vệ đạo đức công cộng vẫn tiếp tục tồn tại khi điều khoản được soạn thảo vào năm
1947 tiếp tục được duy trì gần sáu thập kỷ sau đó.
1.2.2.2.
Thực tiễn áp dụng điều khoản ngoại lệ liên quan tới đạo đức công
cộng trong khuôn khổ hệ thống thương mại thế giới
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đóng một vai trị quan trọng, khi giải
quyết tranh chấp, các ‗thẩm phán‘ của WTO giúp giải thích và làm rõ luật của
WTO. Thơng thường, nếu chỉ đọc luật, khó có thể xác định được một hành vi có vi
phạm luật WTO hay khơng. Trong bối cảnh này, ‗án lệ‘ của WTO, đặc biệt là các

báo cáo của CQPT, là nguồn giải thích luật quan trọng29. Như vậy, có thể thấy rằng
một ngơn ngữ mơ hồ của hiệp định có thể được giải thích thơng qua cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO.
Trong suốt giai đoạn từ năm 1948 đến năm 2004, có hàng trăm tranh chấp đã
được giải quyết thông qua cơ chế của GATT 1947 và cơ chế của WTO. Tuy nhiên,
khơng có bất cứ tranh chấp nào tại GATT 1947 hoặc WTO viện dẫn đến ngoại lệ
bảo vệ đạo đức công cộng. Điều này đã dẫn đến kết quả là thiếu một sự giải thích tư
pháp chính thức đến từ CQGQTC của GATT 1947 và WTO về ngoại lệ này. Đến
năm 2004, Antigua và Barbuda đã khởi kiện Hoa Kỳ ra WTO trong vụ Hoa Kỳ - Cờ
bạc. Hoa Kỳ đã viện dẫn ngoại lệ đạo đức công cộng để biện minh cho hành vi hạn
chế thương mại của mình, khi đó ngoại lệ này mới chính thức được áp dụng. Trên
thực tế, một số quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Hàn Quốc, Nigeria, Israel… đã cấm
nhập khẩu văn hóa phẩm có nội dung khiêu dâm trên cơ sở đạo đức. Một số quốc
gia khác cũng đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu chất ma tuý30. Mặc dù vậy, các biện
pháp này đã không bị khởi kiện tại WTO và không được giải quyết theo cơ chế giải
quyết tranh chấp của tổ chức này.
Do đó, có thể tạm kết luận rằng, cho mãi tới trước năm 2004 điều khoản
ngoại lệ đạo đức công cộng đã không thực sự được áp dụng trong khuôn khổ hệ
thống thương mại thế giới.
29

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tlđd 1, tr. 405

30

Mark Wu, tlđd 3, tr. 223.


18


Điều khoản ngoại lệ liên quan đến bảo vệ đạo đức cơng cộng lần đầu tiên
chính thức được áp dụng trong vụ kiện Hoa Kỳ - Cờ bạc. Trong tranh chấp này, Hoa
Kỳ đã biện minh cho các biện pháp hạn chế thương mại đối với việc cung cấp
xuyên biên giới dịch vụ đánh bạc và cá cược với lý do để bảo vệ đạo đức công cộng
theo quy định tại điều XIV (a) GATS. Vụ kiện này đã đặt nền móng đầu tiên cho
những giải thích tư pháp về ngoại lệ về bảo vệ đạo đức công cộng trong khuôn khổ
hệ thống thương mại WTO.
Đến năm 2007, Hoa Kỳ yêu cầu tham vấn đối với Trung Quốc liên quan đến
các biện pháp ảnh hưởng đến quyền kinh doanh và dịch vụ phân phối một số ấn
phẩm và sản phẩm giải trí nghe nhìn. Các biện pháp này sau đó đã bị Hoa Kỳ khởi
kiện tại WTO trong tranh chấp Trung Quốc – Ấn phẩm và sản phẩm nghe nhìn.
Trung Quốc đã viện dẫn đến ngoại lệ về bảo vệ đạo đức công cộng theo quy định tại
điều XX (a) GATT để biện minh cho biện pháp của mình. Đây là tranh chấp đầu
tiên mà bị đơn viện dẫn đến ngoại lệ về bảo vệ đạo đức công cộng tại điều XX (a)
GATT. Tuy vậy, các vấn đề pháp lý liên quan đến ngoại lệ đạo đức công cộng trong
tranh chấp Trung Quốc - Ấn phẩm và sản phẩm nghe nhìn chưa hồn tồn được
phân tích đầy đủ như trong tranh chấp EC – Sản phẩm hải cẩu.
Canada đã khởi kiện Cộng đồng châu Âu ra WTO đối với các biện pháp cấm
nhập khẩu và tiếp thị sản phẩm hải cẩu vào năm 2011 thông qua yêu cầu thành lập
BHT trong tranh chấp EC – Sản phẩm hải cẩu. Tranh chấp này là lần thứ hai, ngoại
lệ về bảo vệ đạo đức công cộng được áp dụng theo quy định tại điều XX GATT.
Cộng đồng châu Âu đã viện dẫn ngoại lệ này để biện minh cho chế độ hải cẩu của
mình. Thơng qua tranh chấp này, các vấn đề pháp lý liên quan đến ngoại lệ về bảo
vệ đạo đức cơng cộng đã được CQGQTC phân tích đầy đủ.
Như vậy, từ năm 2004 đến nay, điều khoản về ngoại lệ liên quan đến bảo vệ
đạo đức công cộng chỉ được áp dụng tại ba tranh chấp bao gồm: Hoa Kỳ - Cờ bạc,
Trung Quốc - Ấn phẩm và sản phẩm nghe nhìn, EC – Sản phẩm hải cẩu. Tranh chấp
Hoa Kỳ - Cờ bạc viện dẫn ngoại lệ đạo đức công cộng quy định tại điều XIV (a)
GATS, hai tranh chấp còn lại viện dẫn ngoại lệ quy định tại điều XX (a) GATT.
Thông qua các phán quyết này, điều khoản ngoại lệ về bảo vệ đạo đức công cộng đã

được làm sáng tỏ hơn về mặt giải thích tư pháp. Các ―án lệ‖ này tạo ra một cột mốc
quan trong trọng cho việc giải thích áp dụng ngoại lệ chung về bảo vệ đạo đức công
cộng trong các vụ tranh chấp về vấn đề này trong tương lai.


×