Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Ngọai lệ đang trở thành thông lệ pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.02 KB, 6 trang )

Ngọai lệ đang trở
thành thông lệ


Xã hội hiện đại đang đã tạo
nên rất nhiều mô hình gia
đình mới khác xa với mô
hình truyền thống ban đầu.

Những tổ ấm hai ngọn nến
Sau ba năm sống chung với
một người chồng vô tâm, nhạt
nhẽo. Lan, một biên tập viên
truyền hình đã quyết tâm trở
thành bà mẹ nuôi con đơn thân
vì không muốn cô con gái mới


lên ba của mình có một tuổi thơ đầy bất an với những cuộc
cãi vã của cha mẹ mà cô biết là không thể tránh. Và thế là
từ đó trong căn hộ tập thể của bà ngoại, một tổ ấm mới
được hình thành với mô hình: bà-mẹ-con. Sáng mẹ đưa con
đi học, chiều bà đón con về rồi tối cả nhà lại quay quần bên
mâm cơm tối. Thỉnh thoảng cuối tuần bố đến thăm, chở
con gái đi chơi đâu đó. Trong những tấm ảnh chụp bao giờ
cũng chỉ có hai người. Mái ấm gia đình không trọn vẹn
nhưng với người vợ trẻ này “đấy là môi trường để con đư
ợc
sống tốt hơn”.
Cũng là thành viên của hội Vầng Trăng Khuyết trên các
forum, nhưng không giống với Lan, hai cu cậu sinh đôi của


Hương chưa một lần được biết mặt cha. Chúng thiệt thòi
khi là kết quả của một tình yêu không được người cha thừa
nhận. Bù lại, chúng có dũng khí của một người mẹ đầy can
đảm. Ba mẹ con sống trong một căn nhà thuê và hai bé vẫn
có một cuộc sống đầy đủ ngoại trừ một bàn tay chăm sóc
của người cha. Khi được hỏi về chuyện kết hôn, bà mẹ trẻ
mới 29 tuổi này thẳn thắn bộc bạch: “Trong trường hợp n
ày
lấy chồng chỉ để có chỗ dựa kinh tế mà hiện tại thì mình
chưa cần đến chuyện ấy nên chưa có ý định”. Những mái
ấm khuyết cha hoặc mẹ như thế này đang ngày một nhiều
hơn ở cái thời đại con người ta dễ bị xô đẩy vào những tình
cảnh chia rẽ. Khi tỉ lệ ly hôn cứ 4 năm lại tăng gấp đôi, dù
muốn hay không thì người ta cũng phải tăng dần và chấp
nhận những tổ ấm như thế này tồn tại giữa một xã hội hiện
đại.

Những ngôi nhà không có tiếng trẻ thơ
Ngoài những hoàn cảnh bất khả kháng như vô sinh, bệnh
tật, tuổi tác, ngày nay còn có một xu hướng đang phát triển
ở những cặp vợ chồng hiện đại ấy là ngại sinh con. Không
phải vì không có tiền, thậm chí còn có r
ất nhiều tiền; không
phải vì sống xa nhau; cũng không phải vì họ không yêu
nhau. Chuyện ngại sinh con của các đôi vợ chồng trẻ bắt
nguồn từ những vấn đề của cuộc sống hiện đại. Đó là cuộc
sống hối hả hút họ vào với guồng quay công việc, làm ăn
và tâm lý hưởng thụ, thích sung sướng, ngại vất vả. Vợ
chồng anh chị Oanh, Khanh là một ví dụ. Là trưởng phòng
thiết kế của một công ty liên doanh về kiến trúc xây dựng,

được hưởng mức lương gần 2000$, nhưng đổi lại anh
Khanh phải làm việc đến 12, 13 giờ mỗi ngày. Còn chị
Oanh là giám đốc marketing cho một công ty xuất nhập
khẩu tân dược có thu nhập khá cao, đi nước ngoài như đi
chợ, thời gian đi công tác, họp hành nhiều gấp mấy lần thời
gian ở nhà. Họ làm việc không phải chỉ để có nhiều tiền m
à
như đó là niềm đam mê không dứt ra được. Cả hai đều
không thể hình dung được nếu chửa đẻ một đứa con thì họ
sẽ sống như thế nào. Anh Khanh tâm sự: “Nếu sinh con mà
không dành được thời gian nuôi nấng, dạy dỗ thì chưa chắc
con đã là niềm vui mà có khi là “của nợ” làm khổ bố mẹ cả
đời và bản thân cuộc sống bọn nó cũng bất hạnh.”
Nhiều cặp vợ chồng khác thì lại lý giải cái sự không con
của mình một cách rất đơn giản đấy là họ thấy chỉ cần có
nhau là đủ. Nếu thêm một đứa con làm sao có thể đi du
lịch, đi nghỉ cuối tuần, đi nghe nhạc, xem phim cùng nhau.
H
ọ thỏa thuận không sinh con để có thời gian quan tâm đến
nhau và nuôi dưỡng được tình yêu đến trọn đời.
Hôn nhân ngoài giá thú
Quan niệm là vợ chồng thì phải có hôn thú đàng hoàng giờ
bị không ít đôi trẻ phá vỡ hoặc coi nhẹ. Nhiều cặp nhất
định không chịu tổ chức một đám cưới dù vẫn yêu nhau, có
đủ điều kiện và đã chung sống với nhau dưới một mái ấm.
Nhiều cặp con cái đề huề nhưng chưa hề có đăng ký kết
hôn. “Đây hoàn toàn không phải là lối sống thử,” Thành,
một nhà thiết kế thời trang 34 tuổi đã có 5 năm chung sống
với vợ mà chưa làm đăng ký kết hôn, nói. Giải thích về cái
sự lạ thường này Nga, vợ Thành, cho biết họ không muốn

“trói” nhau bằng một tờ giấy có dấu đỏ, mà cái duy nhất
ràng buộc họ là tình nghĩa. Theo chị, như vậy không có
nghĩa là hai vợ chồng không xác định sống với nhau lâu
dài:”Có thể một ngày nào đó chúng tôi sẽ đăng ký kết hôn,
nhân kỷ niệm 10 năm chung sống, hay đám cưới bạc chẳng
hạn. Lúc ấy chuyện đăng ký kết hôn sẽ không còn mang ý
nghĩa thủ tục hành chính nữa, mà nó đánh dấu một mối t
ình
bền vững.”
Không thể khẳng định rằng những mô hình gia đình truyền
thống tứ đại đồng đường (ông bà, cha mẹ, con cháu) hay
gia đình hai thế hệ (cha mẹ, con cái) đã trở thành lạc hậu
trong thế giới hiện đại. Cũng không thể nói chắc rằng
những mô hình gia đình mới, nảy sinh cùng những biến
chuyển của đời sống và quan niệm sống mới, sẽ lên ngôi.
Suy cho cùng, điều quan trọng không phải là gia đình được
cấu thành từ mô hình nào, mà là người ta có hạnh phúc hay
không dưới mái ấm của mình.

×