Tải bản đầy đủ (.pdf) (251 trang)

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỈNH THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 251 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯỢNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG
LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI - 2023


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯỢNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG
LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC TỈNH THÁI NGUN

Ngành: Chính sách cơng
Mã số: 9.34.04.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


GS.TS. NGUYỄN HỮU MINH

HÀ NỘI - 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu nêu và trích trong Luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu của Luận
án chưa cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Tác giả Luận án

Nguyễn Thị Ngọc Phượng

i


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI ........................................................................................................... 13
1.1. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................... 13
1.1.1. Các nghiên cứu lý luận về thực hiện chính sách cơng và chính sách
bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước .... 13
1.1.2. Các nghiên cứu về tình hình và các yếu tố tác động đến thực hiện chính
sách bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước ...19
1.1.3. Các nghiên cứu về giải pháp thực hiện chính sách bình đẳng giới trong
cơ quan hành chính nhà nước...................................................................... 27
1.2. Đánh giá chung các cơng trình đã tổng quan và những vấn đề luận
án tiếp tục nghiên cứu ............................................................................... 29
1.2.1. Đánh giá chung các cơng trình đã tổng quan .................................... 29

1.2.2. Những nội dung có liên quan đến đề tài nhưng chưa được làm rõ ... 30
1.2.3. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu ....................................... 31
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................... 33
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ĐỊA PHƯƠNG.....................................................34
2.1. Bình đẳng giới và chính sách bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý
ở cơ quan hành chính nhà nước .............................................................. 34
2.1.1. Bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước 34
2.1.2. Chính sách bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở cơ quan hành
chính nhà nước địa phương ......................................................................... 41
2.2. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách bình đẳng giới trong lãnh đạo,
quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước địa phương ............................ 43
2.2.1. Khái niệm và mô hình thực hiện chính sách bình đẳng giới trong lãnh
ii


đạo, quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước địa phương .......................... 43
2.2.2. Vai trị thực hiện chính sách bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở
cơ quan hành chính nhà nước địa phương .................................................. 48
2.2.3. Chủ thể thực hiện chính sách bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở
cơ quan hành chính nhà nước địa phương .................................................. 50
2.2.4. Quy trình thực hiện chính sách bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý
ở cơ quan hành chính nhà nước địa phương ............................................... 52
2.3. Tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách bình đẳng giới trong lãnh
đạo, quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước địa phương.................... 56
2.4. Các yếu tố tác động đến thực hiện chính sách bình đẳng giới trong
lãnh đạo, quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước địa phương ........... 59
2.5. Cơ sở thực tiễn thực hiện chính sách bình đẳng giới trong lãnh đạo,
quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước địa phương tại Việt Nam ..... 66

2.5.1. Đặc điểm của chính sách bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở cơ
quan hành chính nhà nước địa phương tại Việt Nam ................................. 66
2.5.2. Nội dung chính sách bình đẳng giới trong lãnh đạo quản lý ở cơ quan
hành chính nhà nước địa phương tại Việt Nam .......................................... 67
2.5.3. Chủ thể thực hiện chính sách bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở
cơ quan hành chính nhà nước địa phương tại Việt Nam ............................ 69
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................... 74
Chương 3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BÌNH ĐẲNG GIỚI
TRONG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG .................................75
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và chính sách bình
đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước tỉnh
Thái Nguyên ............................................................................................... 75
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội .................................................... 75
3.1.2. Cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái Ngun ............................. 76
3.1.3. Chính sách bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở cơ quan hành
iii


chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên ............................................................... 78
3.2. Phân tích thực trạng thực hiện chính sách bình đẳng giới trong lãnh
đạo, quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên ......... 86
3.2.1. Về quy trình thực hiện chính sách .................................................... 86
3.2.2. Về kết quả thực hiện chính sách từ năm 2016 đến năm 2022 ........ 104
3.3. Các yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách bình đẳng giới trong
lãnh đạo, quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên .. 121
3.3.1. Chất lượng chính sách ..................................................................... 121
3.3.2. Năng lực của chủ thể thực hiện chính sách ..................................... 123
3.3.3. Đối tượng thụ hưởng chính sách ..................................................... 127
3.3.4. Mơi trường thực hiện chính sách .................................................... 130

3.4. Đánh giá chung về thực hiện chính sách bình đẳng giới trong lãnh
đạo, quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên ....... 138
3.4.1. Thành tựu ........................................................................................ 138
3.4.2. Hạn chế............................................................................................ 142
3.4.3. Nguyên nhân của các hạn chế khi thực hiện chính sách bình đẳng giới
trong lãnh đạo, quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên . 150
Tiểu kết chương 3 .................................................................................... 161
Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỈNH THÁI NGUYÊN ....................................162
4.1. Bối cảnh mới và những yêu cầu đặt ra đối với thực hiện chính sách
bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước
tỉnh Thái Nguyên ..................................................................................... 162
4.2. Quan điểm thúc đẩy thực hiện chính sách bình đẳng giới trong lãnh
đạo, quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên ....... 163
4.3. Các giải pháp thúc đẩy thực hiện chính sách bình đẳng giới trong
lãnh đạo, quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên 167

iv


4.3.1. Nâng cao nhận thức đối với đội ngũ cán bộ cơng chức, gia đình và
cộng đồng về vai trị, tầm quan trọng của bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản
lý ở cơ quan hành chính nhà nước ............................................................ 167
4.3.2. Hồn thiện chính sách bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở cơ
quan hành chính nhà nước từ Trung ương ................................................ 172
4.3.3. Hồn thiện quy trình thực hiện chính sách bình đẳng giới trong lãnh
đạo, quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái nguyên ............... 177
4.3.4. Phát huy vai trị của đội ngũ cán bộ cơng chức vừa là chủ thể thực
hiện, vừa là đối tượng thụ hưởng chính sách bình đẳng giới trong lãnh đạo,

quản lý ....................................................................................................... 185
4.3.5. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý nhà nước về bình đẳng
giới ở địa phương ...................................................................................... 187
4.3.6. Tăng cường đầu tư nguồn lực thực hiện chính sách bình đẳng giới
trong lãnh đạo, quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước .......................... 189
Tiểu kết chương 4 ........................................................................................191
KẾT LUẬN ...............................................................................................................192
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ I
PHỤ LỤC ............................................................................................................. XXIV

v


DANH MỤC VIẾT TẮT
Lãnh đạo, quản lý

LĐ, QL

Cơ quan hành chính nhà nước

CQHCNN

Cán bộ, cơng chức

CB, CC

Lao động - Thương binh và Xã hội

LĐTBXH


Uỷ ban nhân dân

UBND

Hội đồng nhân dân

HĐND

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các tiêu chí đánh giá nội dung thực hiện chính sách bình đẳng giới
trong lãnh đạo, quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước....................................56
Bảng 3.1. Số lượng UBND các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ năm 2021 ......78
Bảng 3.2. Tỷ lệ công chức chủ động tìm hiểu khi thắc mắc về chính sách đối với
cán bộ, công chức nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ..............................................98
Bảng 3.3. Tỷ lệ công chức nữ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng phân theo
giới tính trong cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái Ngun .....................106
Bảng 3.4. Khó khăn của cơng chức khi tham gia các lớp đào tạo –bồi dưỡng cán bộ,
công chức lãnh đạo, quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái Ngun ..107
Bảng 3.5. Sự trì hỗn hoặc không muốn tham gia các lớp đào tạo - bồi dưỡng để giữ
chức vụ lãnh đạo, quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên ......108
Bảng 3.6. Lý do khiến bản thân cơng chức phải trì hỗn hoặc không muốn tham
gia các lớp đào tạo - bồi dưỡng để giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ở cơ quan hành
chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên .....................................................................109
Bảng 3.7. Tỷ lệ cán bộ, công chức được quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản
lý theo giới tính ở cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên ...............110
Bảng 3.8. Những vấn đề công chức quan tâm khi bỏ phiếu để quy hoạch cán bộ,
công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý .........................................................112

Bảng 3.9. Kết quả luân chuyển cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản
lý trong hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2020 .......... 114
Bảng 3.10. Tỷ lệ luân chuyển công tác của cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh
đạo, quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên .....................115
Bảng 3.11. Những khó khăn của cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản
lý khi tham gia luân chuyển công tác................................................................116

viii


Bảng 3.12. Số lượng cán bộ, công chức nữ lãnh đạo, quản lý ở cơ quan hành
chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên cuối nhiệm kỳ 2016 - 2021 .......................117
Bảng 3.13. Số lượng công chức lãnh đạo, quản lý là người dân tộc thiểu số cuối
nhiệm kỳ 2016 – 2021 .......................................................................................119
Bảng 3.14. Những khó khăn cơng chức gặp phải trong q trình tham gia lãnh
đạo, quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên .....................120
Bảng 3.15. Các trường hợp cán bộ, cơng chức quan tâm tìm hiểu về chính sách
bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước .........128
Bảng 3.16. Lý do một số cán bộ, công chức nữ không muốn tham gia đội ngũ
lãnh đạo, quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên .............129
Bảng 3.17. Số lượng lãnh đạo, quản lý là nữ ở Ủy ban nhân dân cấp huyện (chủ
tịch, phó chủ tịch) của tỉnh Thái Nguyên trong nhiệm kỳ 2021 - 2026...........145
Bảng 3.18. Thống kê số lượng lãnh đạo, quản lý là nữ của tỉnh Thái Nguyên
năm 2023 ...........................................................................................................148

ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH
SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách bình đẳng giới ở cơ quan
hành chính nhà nước địa phương của Việt Nam ............................................. 71
Sơ đồ 2.2. Khung phân tích về thực hiện chính sách bình đẳng giới trong lãnh
đạo, quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước địa phương .............................. 72
Sơ đồ 3.1. Cơ chế hoạt động của các chủ thể khi thực hiện chính sách bình đẳng
giới ở cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên .................................. 85
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Công chức biết về các chính sách bình đẳng giới trong lãnh đạo,
quản lý theo các kênh thông tin khác nhau ..................................................... 91
Biểu đồ 3.2. Đánh giá của công chức về sự thay đổi theo hướng tích cực lên bình
đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở cơ quan trong vòng 10 năm qua .............. 101
Biểu đồ 3.3. Sự ủng hộ hay phản đối đối với công chức khi được quy hoạch các
chức vụ lãnh đạo, quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên . 111
Biểu đồ 3.4. Các yếu tố cản trở nữ giới tham gia vào các chức vụ lãnh đạo quản
lý ở cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái Ngun ................................... 136
HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên năm 2023 ............................ 77

x


MỞ ĐẦU
1.

Lý do lựa chọn đề tài

Bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý (LĐ, QL) là một tiêu chí quan
trọng để đánh giá bình đẳng giới trong chính trị và bình đẳng giới nói chung.
Nguyễn Đăng Dung [43, tr. 13] cho rằng “hầu hết các quốc gia trên thế giới
đều coi việc thực hiện quyền chính trị là thước đo quan trọng nhất của bình

đẳng giới”. Tại điều 25, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
năm 1966 của Đại Hội đồng Liên Hợp quốc (có hiệu lực ngày 23/3/1976 và
Việt Nam chính thức tham gia vào 24/9/1982) đã ghi nhận “Mọi cơng dân,
khơng có bất kỳ sự phân biệt nào như đã nêu ở Điều 2 và khơng có sự hạn chế
bất hợp lý nào, đều có quyền và cơ hội để tham gia vào việc điều hành các công
việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua những đại diện được họ lựa
chọn”. Công ước này là cơ sở quan trọng để các quốc gia cụ thể hóa thành
quyền tham chính của phụ nữ trên tồn thế giới. Mục tiêu bình đẳng giới trong
LĐ, QL đã trở thành tiếng nói chung của cộng đồng quốc tế vì một thế giới phát
triển và tiến bộ.
Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ những ngày đầu thành lập
Đảng, trong Chánh cương vắn tắt, Người đã dành mối quan tâm đến “nam nữ
bình quyền”. Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã
khẳng định “Đàn bà ngang quyền với đàn ông trên mọi phương diện” (điều 9).
Trong Di chúc (1969) [10, tr. 47] để lại cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh
ln trăn trở về vai trị và vị trí của người phụ nữ: “Đảng và Chính phủ cần
phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng có
thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân
phụ nữ phải cố gắng vươn lên. Đó là cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng
thực sự cho phụ nữ”.
Sau này, những quan điểm, tư tưởng đó được chuyển tải nhất quán thành
định hướng, chỉ đạo của Đảng ta về bình đẳng giới trong cơng tác cán bộ, nhất
là cán bộ cấp chiến lược và người đứng đầu qua các thời kỳ. Nghị quyết số 111


NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị khóa X về cơng tác phụ nữ thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Kết luận số 55-KL/TW ngày
18/01/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 11NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X; Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/1/2018 của
Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới đã chỉ ra
những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ nữ và nhấn mạnh cần phải tiếp

tục thúc đẩy cơng tác này.
Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XIII một lần nữa đã khẳng định “Tập
trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất,
năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” [47, tr. 187] và “Hồn thiện và thực
hiện tốt luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới”
[47, tr. 169].
Cơ quan hành chính nhà nước (CQHCNN) là cơ quan thực hiện quyền
hành pháp, trực tiếp thực hiện, áp dụng quyền lực nhà nước vào thực tế đời
sống. Do đó, quyền lực cơng trong thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà
nước được thực hiện rất rõ ràng từ quy định luật đến thực tiễn quản lý. Bên
cạnh những thành tựu đã đạt được, cơng tác thực hiện chính sách bình đẳng
giới trong LĐ, QL ở CQHCNN vẫn cịn nhiều hạn chế, tỷ lệ phụ nữ giữ vị trí
LĐ, QL chủ chốt ở CQHCNN các cấp chưa đạt mục tiêu đề ra [30], [31]. Tính
đến tháng 7/2022, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có lãnh
đạo chủ chốt là nữ chỉ chiếm 14/30, đạt 46,6% [36] và tỷ lệ Ủy ban nhân dân
(UBND) các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ cấp tỉnh là 37,7%, cấp huyện là
31,77%, cấp xã là 24,94% [33]. Bên cạnh đó, phụ nữ đảm nhận chức vụ “cấp
phó” hay tham gia ở “lĩnh vực xã hội” trong công tác LĐ, QL đã trở thành phổ
biến, có tính chất như hiệu ứng xã hội từ cấp vi mô đến cấp vĩ mơ [168].
Tìm hiểu ngun nhân dẫn đến tỷ lệ tham gia LĐ, QL của đội ngũ cán
bộ, công chức (CB, CC) nữ cịn thấp có ý nghĩa rất quan trọng đối với cơng tác
nghiên cứu chính sách bình đẳng giới trong LĐ, QL và thực tiễn quản lý. Nhà
nghiên cứu Nguyễn Hữu Minh (2020) đặt vấn đề “Một trong những câu hỏi lớn
2


đặt ra là, vì sao trong hơn thập kỷ qua, chúng ta đã áp dụng nhiều biện pháp,
sự quan tâm của lãnh đạo đối với vấn đề bình đẳng giới cao hơn, nhận thức
của cán bộ và nhân dân với vai trò của phụ nữ tăng lên, sự hỗ trợ của xã hội,
các tổ chức quốc tế nhiều hơn, trong khi đó, tiến bộ về sự tham gia vào chính

trị của phụ nữ vẫn rất chậm chạp…” [104, tr. 42]
Thái Nguyên là một tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, trung tâm chính
trị, kinh tế, giáo dục của khu vực Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền
núi phía Bắc nói chung. Trong những năm qua, Thái Nguyên là một trong
những địa phương thực hiện tương đối tốt chính sách bình đẳng giới trong LĐ,
QL với tỷ lệ nữ giới tham gia đội ngũ này không ngừng tăng lên về số lượng,
nâng cao hơn về chất lượng khi trình độ không ngừng nâng lên. Tuy nhiên,
nhiều CQHCNN chưa đạt được chỉ tiêu bình đẳng giới trong LĐ, QL, như
khơng có nữ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, 12 sở, ngành, 04 UBND cấp huyện
khơng có nữ lãnh đạo chủ chốt (xem Phụ lục 2.12), tỷ lệ cán bộ, công chức nữ
đảm nhận các chức vụ từ trưởng phòng trở lên và tương đương cịn thấp.
Như vậy, dưới góc độ khoa học chính sách cơng và thực tiễn thực hiện
chính sách bình đẳng giới trong LĐ, QL ở CQHCNN địa phương như Thái
Nguyên còn nhiều vấn đề cần phải đi sâu nghiên cứu, phân tích. Do đó, nghiên
cứu sinh lựa chọn nội dung: “Thực hiện chính sách bình đẳng giới trong lãnh
đạo, quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài
nghiên cứu luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về bình đẳng giới trong LĐ,
QL, chính sách và thực hiện chính sách bình đẳng giới trong LĐ, QL ở
CQHCNN ở địa phương, luận án đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bình
đẳng giới trong LĐ, QL ở CQHCNN tỉnh Thái Nguyên. Từ đó, đề xuất một số
giải pháp nhằm thúc đẩy thực hiện chính sách bình đẳng giới trong LĐ, QL ở
CQHCNN tỉnh Thái Nguyên trong những giai đoạn tiếp theo.
3


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện chính

sách cơng, bình đẳng giới trong LĐ, QL và thực hiện chính sách bình đẳng giới
ở CQHCNN.
- Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận thực hiện chính sách bình đẳng giới
trong LĐ, QL ở CQHCNN.
- Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bình đẳng giới trong LĐ, QL
ở CQHCNN tỉnh Thái Nguyên trong công tác đào tạo - bồi dưỡng, quy hoạch,
luân chuyển, bổ nhiệm CB, CC.
- Phân tích các yếu tố tác động đến thực hiện chính sách bình đẳng giới
trong LĐ, QL ở CQHCNN tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất giải pháp thúc đẩy thực hiện chính sách bình đẳng giới trong
LĐ, QL ở CQHCNN tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động thực hiện chính sách bình đẳng giới
trong LĐ, QL ở CQHCNN tỉnh Thái Nguyên trong công tác đào tạo - bồi
dưỡng, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm CB, CC.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là đội ngũ CB, CC cấp tỉnh (20 CQHCNN cấp Sở)
và huyện (09 UBND cấp huyện) ở tỉnh Thái Nguyên.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
3.3.1. Phạm vi thời gian
Nghiên cứu hoạt động thực hiện chính sách bình đẳng giới trong LĐ,
QL ở CQHCNN tỉnh Thái Nguyên từ năm 2016 (sau khi Chiến lược Quốc
gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 thực hiện được 05 năm) đến
năm 2023 (sau khi Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 2030 thực hiện được 02 năm).
Thời gian tiến hành điều tra khảo sát chính thức: từ tháng 11/2021 đến
4


tháng 5/2022.

3.3.2. Phạm vi không gian
Nghiên cứu tại các CQHCNN cấp tỉnh và cấp huyện thuộc tỉnh Thái
Nguyên (không nghiên cứu trường hợp là đơn vị sự nghiệp trực thuộc). Luận
án khơng nghiên cứu thực hiện chính sách bình đẳng giới trong LĐ, QL ở
CQHCNN cấp xã.
3.3.3. Phạm vi nội dung
Hoạt động thực hiện chính sách bình đẳng giới trong LĐ, QL ở
CQHCNN tỉnh Thái Nguyên được phân tích và đánh giá kết quả theo quy trình
5 bước đối với 04 chính sách thành phần, cụ thể: (1) Thực hiện chính sách bình
đẳng giới trong đào tạo - bồi dưỡng CB, CC; (2) Thực hiện chính sách bình
đẳng giới trong quy hoạch CB, CC; (3) Thực hiện chính sách bình đẳng giới
trong luân chuyển CB, CC; (4) Thực hiện chính sách bình đẳng giới trong bổ
nhiệm CB, CC. Lý do lựa chọn 04 chính sách thành phần: đào tạo - bồi dưỡng,
quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, do các chính sách này tác động trực tiếp đến
quá trình thăng tiến của CB, CC trong con đường chức nghiệp: (1) Đào tạo, bồi
dưỡng là q trình cơng chức cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ; (2) Quy
hoạch là quá trình chuẩn bị nhân sự để bổ nhiệm các chức danh LĐ, QL và đây
là yêu cầu bắt buộc để được bổ nhiệm; (3) Luân chuyển gắn với quá trình thử
thách, tạo cơ hội cho cơng chức ở những vị trí chức danh mới; (4) Bổ nhiệm là
sự khẳng định CB, CC có đủ năng lực, phẩm chất để đảm nhận các chức danh
LĐ, QL.
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực hiện chính sách bình đẳng giới trong LĐ, QL (đào tạo - bồi
dưỡng, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm CB, CC) ở CQHCNN tỉnh Thái
Nguyên được triển khai như thế nào?
- Thực hiện chính sách bình đẳng giới trong LĐ, QL ở CQHCNN tỉnh
Thái Nguyên chịu tác động của những yếu tố nào?
5



- Cần có những giải pháp nào để thúc đẩy thực hiện chính sách bình
đẳng giới trong LĐ, QL ở CQHCNN tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Đã có nhiều hoạt động thực hiện chính sách bình đẳng giới trong đào
tạo - bồi dưỡng, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm CB, CC giữ vị trí LĐ, QL
ở CQHCNN tỉnh Thái Nguyên nhưng chưa đồng bộ và kết quả chưa cao.
- Thực hiện chính sách bình đẳng giới trong LĐ, QL ở CQHCNN tỉnh
Thái Nguyên chịu tác động đồng thời của các yếu tố như: (1) Chất lượng chính
sách; (2) Năng lực của chủ thể thực hiện chính sách; (3) Đối tượng thụ hưởng
chính sách; (4) Mơi trường thực hiện chính sách.
- Cần những giải pháp đồng bộ để thúc đẩy thực hiện chính sách bình
đẳng giới trong LĐ, QL ở CQHCNN tỉnh Thái Nguyên đem lại kết quả tốt hơn.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
5.1. Phương pháp luận
Luận án tiếp thu và sử dụng Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người, bình
đẳng giới, vai trò của LĐ, QL đối với sự phát triển chung của xã hội làm cơ sở
phương pháp luận để nghiên cứu luận án về thực hiện chính sách bình đẳng
giới trong các CQHCNN tỉnh Thái Nguyên.
Luận án sử dụng cách tiếp cận chuyên ngành và liên ngành để giải quyết
các vấn đề nghiên cứu đặt ra, cụ thể: sử dụng cách tiếp cận của chun ngành
chính sách cơng để phân tích tổng thể về quy trình thực hiện chính sách; sử
dụng cách tiếp cận liên ngành khoa học chính trị, khoa học tổ chức, khoa học
hành chính, quản lý nguồn nhân lực và xã hội học để phân tích, đánh giá về
hoạt động thực hiện chính sách của các chủ thể và những yếu tố tác động đến
hoạt động thực hiện chính sách bình đẳng giới trong LĐ, QL ở CQHCNN tỉnh
Thái Nguyên.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:

6


5.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là các văn bản, báo cáo, đề án… của
Đảng, cơ quan nhà nước về bình đẳng giới trong LĐ, QL, quản lý và sử dụng
CB, CC ở CQHCNN; các quy định ở Trung ương và tỉnh Thái Ngun; các
cơng trình nghiên cứu, giáo trình, sách chun khảo, sách tham khảo, luận án,
bài viết tạp chí… về chính sách, thực hiện chính sách bình đẳng giới trong
CQHCNN và các nội dung liên quan đến đề tài.
- Phương pháp khảo sát xã hội học: nghiên cứu định lượng (thông qua
điều tra bảng hỏi) và nghiên cứu định tính (thơng qua phỏng vấn sâu) đối với
chủ thể thực hiện và đối tượng thụ hưởng chính sách bình đẳng giới trong LĐ,
QL ở CQHCNN tỉnh Thái Nguyên gồm CB, CC giữ vị trí LĐ, QL (từ phó
trưởng phịng trở lên); CB, CC khơng giữ vị trí LĐ, QL đang làm việc trong
các CQHCNN cấp tỉnh và cấp huyện.
Điều tra bằng bảng hỏi
Trước khi khảo sát chính thức, nghiên cứu sinh đã thực hiện điều tra thử
mẫu với 50 học viên đang theo học chương trình đào tạo cao cấp lý luận chính
trị năm 2021 tại Học viện Chính trị Khu vực I. Mục đích của việc điều tra thử
mẫu là nhằm xem xét mức độ phù hợp của các câu hỏi trong bảng hỏi, bởi nhóm
học viên được điều tra thử mẫu là những CB, CC được quy hoạch hoặc giữ các
chức vụ LĐ, QL từ phó phịng trở lên trong các cơ quan nhà nước các tỉnh phía
Bắc, tương đồng với mẫu dự định chọn trên thực tế.
Trên cơ sở điều tra thử, bảng hỏi đã được chỉnh sửa, hoàn thiện để áp
dụng trong khảo sát chính thức (xem Phụ lục 1). Bảng hỏi bao gồm các nội
dung chủ yếu về đặc điểm cá nhân người được phỏng vấn, những trải nghiệm
của người đó, thuận lợi và khó khăn trong việc đào tạo - bồi dưỡng, quy hoạch,
luân chuyển, và được bổ nhiệm.
Tiếp đó, nghiên cứu sinh đã triển khai sử dụng bảng hỏi để phỏng vấn

CB, CC được chọn vào danh sách mẫu. Đề tài lựa chọn thực hiện khảo sát ngẫu
nhiên theo cụm ở một số CQHCNN cấp tỉnh và cấp huyện của tỉnh Thái
7


Nguyên, sau đó chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống ở mỗi đơn vị. Số lượng CB, CC
cấp tỉnh là 1.031 người và CB, CC cấp huyện là 776 người. Căn cứ vào nguyên
tắc chọn mẫu, với 1807 CB, CC cả tỉnh và huyện như nêu trên, để bảo đảm độ
tin cậy 90% và sai số ước lượng 0,05 cần chọn khoảng 238 người để phỏng vấn.
NCS đã tính số mẫu 260 người để dự phịng các trường hợp khuyết thơng tin.
Thái Nguyên có 20 CQHCNN cấp sở và 09 UBND cấp huyện. Ở cấp
tỉnh các CB, CC ở UBND tỉnh, văn phòng UBND tỉnh và các Sở; ở cấp huyện
các CB, CC ở UBND huyện và các phịng chun mơn của UBND cấp huyện
được nghiên cứu khảo sát. Trước hết, nghiên cứu sinh chia các đơn vị cấp sở
thành 2 cụm, với tỷ lệ CB, CC nam và nữ khác nhau (nữ ít hơn và nữ nhiều
hơn) và chia các UBND huyện, thành phố thành 02 cụm theo trình độ phát triển
kinh tế - xã hội khác nhau (3 thành phố và 06 huyện). Tiếp theo, với mỗi cụm
đơn vị cấp sở chọn 03 đơn vị có số lượng cơng chức nam nhiều hơn và 05 đơn
vị có số lượng công chức nữ nhiều hơn; mỗi cụm cấp huyện chọn 02 thành phố
và 04 huyện. Tổng cộng có 08 đơn vị cấp sở và 06 UBND cấp huyện.
Ở mỗi đơn vị nghiên cứu (Sở, UBND huyện), nghiên cứu sinh lập danh
sách mẫu gồm toàn thể CB, CC ở đơn vị và thực hiện phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên hệ thống theo khoảng cách 4 -5 người chọn một, để có danh sách
mẫu gồm 260 công chức. Tổng số phiếu thu được đầy đủ thông tin là 253 ở
cả cấp tỉnh và huyện, gồm 145 công chức nữ và 108 công chức nam (145
chun viên, 76 phó trưởng phịng, 24 trưởng phịng, 08 phó giám đốc, giám
đốc sở và tương đương); về độ tuổi từ 20 – 44 tuổi chiếm 78,4%. Cơ cấu mẫu
cụ thể như sau:

8



Tên cơ quan

STT

Số lượng

Tỷ lệ (%)

phiếu khảo
sát
1

Sở Công Thương

11

4,2

2

Sở Giao thông vận tải

16

6,2

3


Sở LĐTBXH

24

9,2

Sở Ngoại vụ

9

3,5

5

Sở Nội vụ

20

7,7

6

Sở Nông nghiệp & PTNN

11

4,2

7


Sở Tài Nguyên và Môi trường

17

6,5

8

UBND tỉnh

15

5,8

Số phiếu khảo sát ở CQHCNN cấp tỉnh

123

47,3

9

UBND huyện Đại Từ

13

5,0

10


UBND huyện Đồng Hỷ

30

11,5

UBND huyện Phú Bình

14

5,4

12

UBND huyện Phú Lương

17

6,5

13

UBND thành phố Thái Nguyên

43

16,5

14


UBND thành phố Phổ Yên

14

7,7

Số phiếu khảo sát ở CQHCNN cấp huyện

130

52,7

253

100

4

11

Cấp
tỉnh

Cấp
huyện

Tổng số

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ xác định phạm vi khảo sát bảng hỏi


Phỏng vấn sâu
Nghiên cứu sinh tiến hành phỏng vấn sâu để làm rõ hơn những nội dung
bảng hỏi chưa thể hiện được cụ thể như những định kiến, quan niệm, những
khó khăn trong triển khai thực hiện chính sách bình đẳng giới trong LĐ, QL ở
9


CQHCNN tỉnh Thái Nguyên.
Số mẫu phỏng vấn sâu là 16 trường hợp, bao gồm: 01 trường hợp là cán
bộ cấp huyện, 10 trường hợp giữ chức vụ LĐ, QL cấp phòng, sở, huyện và 05
chuyên viên làm việc ở các đơn vị: Ban Tổ chức tỉnh ủy, Sở Nội vụ, Sở Lao động
– Thương binh – Xã hội (LĐTBXH), Sở Ngoại vụ, UBND thành phố Thái
Nguyên, thành phố Phổ Yên, huyện Võ Nhai, huyện Phú Bình, huyện Đồng Hỷ.
5.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Đối với thông tin từ tài liệu: thực hiện đọc, nghiên cứu, ghi chép và chọn
lọc thông tin phù hợp với luận án.
Đối với thông tin từ bảng hỏi: tính tốn thống kê qua các tần suất và phân
tích tương quan hai biến số.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận án
6.1. Về khoa học
- Luận án làm rõ hơn khái niệm về thực hiện chính sách bình đẳng giới
trong LĐ, QL ở CQHCNN gắn với các bước thực hiện chính sách và từng chính
sách thành phần như đào tạo - bồi dưỡng, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm
CB, CC.
- Luận án hoàn thiện khung phân tích về thực hiện chính sách bình đẳng
giới trong LĐ, QL ở CQHCNN địa phương với các yếu tố tác động gồm chất
lượng chính sách, chủ thể, đối tượng và mơi trường thực hiện chính sách.
- Luận án làm phong phú thêm cách tiếp cận về quy trình thực hiện chính
sách cơng khơng chỉ nhìn nhận tổng thể, mà cịn ở từng chính sách thành phần
gắn với các bước trong quy trình chính sách.

- Luận án hồn thiện tiêu chí đánh giá và củng cố thêm vai trị của các
yếu tố tác động đến thực hiện chính sách bình đẳng giới trong LĐ, QL ở
CQHCNN cấp địa phương.
6.2. Về thực tiễn
- Luận án phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bình đẳng
giới trong LĐ, QL ở CQHCNN tỉnh Thái Nguyên và tác động của các yếu tố
10


chất lượng chính sách, chủ thể, đối tượng và mơi trường thực hiện chính sách
đến q trình thực hiện chính sách.
- Luận án đưa ra quan điểm và khuyến nghị giải pháp góp phần thúc đẩy
thực hiện chính sách bình đẳng giới trong LĐ, QL ở CQHCNN tỉnh Thái
Nguyên trong giai đoạn tiếp theo, đồng thời có giá trị tham khảo cho các địa
phương khác.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo đối với công tác nghiên
cứu, giảng dạy về chính sách cơng, thực hiện chính sách cơng, thực hiện chính
sách bình đẳng giới trong LĐ, QL ở CQHCNN tỉnh Thái Nguyên, giới trong
LĐ, QL. Là tài liệu tham khảo phục vụ công tác xây dựng, ban hành, tổ chức
thực hiện chính sách của các cơ quan Quốc Hội, Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ
Lao động, Thương binh và Xã hội, Uỷ Ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên và các
tỉnh khác.
7. Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn của luận án
Về lý luận: Luận án làm phong phú, đa dạng hơn cách tiếp cận về thực
hiện chính sách cơng, cụ thể là thực hiện chính sách bình đẳng giới trong LĐ,
QL ở CQHCNN ở địa phương với quy trình thực hiện chính sách BĐG trong
LĐ, QL đối với từng chính sách thành phần của cơng tác cán bộ như đào tạo bồi dưỡng, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm.
Về thực tiễn:
- Luận án phân tích thực trạng và đánh giá quy trình thực hiện chính sách
bình đẳng giới trong LĐ, QL ở CQHCNN tỉnh Thái Nguyên.

- Luận án đánh giá sự tác động của các yếu tố đến q trình thực hiện
chính sách bình đẳng giới trong LĐ, QL ở CQHCNN tỉnh Thái Nguyên, từ đó,
đề ra quan điểm và khuyến nghị giải pháp nhằm thúc đẩy thực hiện chính sách
đạt kết quả tốt hơn trên địa bàn tỉnh.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
11


luận án gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách bình đẳng
giới trong lãnh đạo, quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước địa phương.
Chương 3. Thực trạng thực hiện chính sách bình đẳng giới trong lãnh
đạo, quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên và các yếu tố
tác động.
Chương 4. Quan điểm và giải pháp thúc đẩy thực hiện chính sách bình đẳng
giới trong lãnh đạo, quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên.

12


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Các nghiên cứu lý luận về thực hiện chính sách cơng và chính
sách bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước
1.1.1.1. Về chính sách cơng
“Chính sách” hay “Chính sách cơng” là hai danh từ khó phân biệt rõ ràng
về chủ thể ban hành. Khi nói về chính sách hay chính sách cơng, người ta

thường nghĩ tới chủ thể ban hành là Nhà nước. Dưới nhiều góc độ tiếp cận khác
nhau, trong 7 thập kỷ kể từ năm 1951 với cơng trình khoa học đầu tiên về chính
sách The Policy Sciences của Daniel Lerner và Harold D.Lasswell, sau này là
Thomas R.Dye (1978) với Understanding Public Policy, đã có rất nhiều tác giả
bàn về quan niệm “chính sách” như Lasswell (1951), Anderson (1975,1984),
Wheelan (2001)… Chính sách khơng có từ “cơng” nhưng nêu đến chủ thể ban
hành là Chính phủ hoặc Nhà nước như Thomas Dye (1978), Marmor (2006),
Considine (1994). Quan niệm về “chính sách cơng” có các tác giả William
Jenkin (1978), William N.Dunn (1992), Peter Aucoin (1971), B.Guy Peter
(1990). Quan niệm chính sách kinh tế - xã hội có các tác giả Đồn Thị Thu Hà
và Nguyễn Thị Ngọc Huyền [24]. Từ cách tiếp cận chính sách như một cơng
cụ để quản lý, điều hành hoặc điều tiết thị trường…, các tác giả Lê Chi Mai
[95], Nguyễn Hữu Hải, Lê Văn Hòa (2013, [60]), Cao Quốc Hoàng, Nguyễn
Đỗ Kiên [73] tiếp tục bổ sung, phát triển quan niệm về chính sách cơng. Tác
giả Parsons, W [250] phân loại chính sách thành 4 loại: chính sách phân phối
(distributive), quy định cạnh tranh (competitive regulatory), quy định bảo vệ
(protective regulatory) và phân phối lại (redistributive).
1.1.1.2. Về thực hiện chính sách cơng
* Vai trị của thực hiện chính sách trong quy trình chính sách
Thực hiện chính sách là bước khơng thể thiếu trong quy trình chính sách
cơng nhằm đưa chính sách vào thực tiễn quản lý. Harold Lasswell [233] đã đưa ra
13


các giai đoạn của quy trình chính sách với 7 bước bao gồm: Tri thức, Thúc đẩy,
Kê đơn, Chỉ ra, Áp dụng, Hồn thành và Thẩm định, trong đó, Áp dụng và Hồn
thành là bước thực hiện chính sách. Jone và Charles O. [200] đưa ra quy trình với
10 bước: Nhận thức, Xác nhận, Tổ chức, Đại diện, Lên khung, Hợp pháp hóa, Áp
dụng/Quản trị, Phản hồi, Đánh giá/Thẩm định, Giải quyết vấn đề/Kết thúc. Nội
dung thực hiện chính sách nằm rải rác ở nhiều khâu trong quy trình này và có sự

lặp lại. Sau này, May và Wildavsky [238] đề xuất thực hiện chính sách cơng là
một bước trong quy trình chính sách 6 bước: Thiết lập nghị trình; Phân tích vấn
đề; Hệ thống cung cấp dịch vụ, Thực hiện, Đánh giá, Kết thúc.
Cao Quốc Hoàng và cộng sự [73] đề xuất 4 bước: Phát hiện vấn đề, Xây
dựng chính sách, Thực hiện chính sách; Đánh giá chính sách. Đoàn Thị Thu Hà
và Nguyễn Thị Ngọc Huyền [53, tr.49] đề xuất 5 bước: Hoạch định chính sách;
Thể chế hóa chính sách; Tổ chức các hình thức cơ cấu; Chỉ đạo thực hiện; Kiểm
tra điều chỉnh. Tuy nhiên, các bước này có thể tiến hành song song và cũng có
những hoạt động khơng xuất hiện trong q trình của một chính sách nào đó.
Với cách tiếp cận tổng qt, May và cộng sự [238, tr.13] chia quy trình
chính sách theo khung phân tích tương tự nhau, bao gồm “Khởi đầu, Thực hiện,
Kết thúc và có thể dẫn đến những Khởi đầu mới”. Đồng quan điểm này, Lê Chi
Mai [95] và nhiều tác giả khác chia quy trình chính sách thành 3 giai đoạn:
Hoạch định chính sách, Thực hiện chính sách và Đánh giá chính sách. Đây là
cách tiếp cận phổ biến về quy trình chính sách, trong đó thực hiện chính sách
là một hoặc một số bước trong quy trình chính sách, về bản chất thực hiện chính
sách là sự áp dụng nội dung chính sách vào thực tiễn. Cách tiếp cận này được
chấp nhận rộng rãi nhưng nhược điểm của cách tiếp cận quy trình là các nghiên
cứu tập trung vào từng giai đoạn. Do đó, bỏ qua tồn bộ quá trình và khiến các
nhà nghiên cứu dễ mắc phải sai lầm khi xem xét hoặc mô tả quá trình như một
tập hợp các hoạt động riêng biệt thay vì tập hợp và liên kết với nhau [16], [260].
Thực hiện chính sách cịn có sự liên kết, tương tác theo những chiều cạnh khác
nhau với các bước trong quy trình chính sách. Hơn nữa, thực hiện chính sách
14


×