Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

LỰA CHỌN CÁCH DẠY THÍCH HỢP docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.91 KB, 2 trang )

LỰA CHỌN CÁCH DẠY
THÍCH HỢP

Những cách dạy
Lý do tồn tại của DẠY là HỌC. Vì vậy, cơ sở hợp lý để xác
định CÁCH DẠY chính là CÁCH HỌC. Các nghiên cứu đã chỉ
ra rất nhiều CÁCH thông qua đó việc HỌC được thực hiện. Ví
dụ, người học có thể thực hiện việc học bằng cách: tiếp nhận
trực tiếp và xử lý thông tin; bày tỏ và chia sẻ ý kiến, quan điểm;
phối hợp, cộng tác với bạn học; giải quyết vấn đề; độc lập
nghiên cứu và tìm hiểu; thực thi các hành động… CÁCH DẠY
tương ứng với những CÁCH HỌC này có thể là:
 Truyền đạt trực tiếp (teaching by direct instruction)
 Tổ chức thảo luận (teaching by using discussion)
 Tổ chức làm việc theo nhóm nhỏ (teaching by using group
work)
 Tổ chức các hoạt động hợp tác (teaching by using
cooperative learning)
 Tổ chức và hướng dẫn giải quyết vấn đề (teaching by using
problem solving)
 Hướng dẫn nghiên cứu (teaching by using student research)
 Đóng vai (teaching by using performance activities)

Lựa chọn cách dạy
Mỗi cách dạy đều có những ưu điểm và hạn chế riêng; không thể
có một cách dạy tối ưu cho mọi trường hợp. Thêm vào đó, việc
thực hiện có hiệu quả mỗi cách dạy luôn đòi hỏi người dạy và
người học phải có những phẩm chất, kỹ năng nhất định và
những điều kiện cần thiết để đảm bảo thực hiện. Vì vậy, vấn đề
không phải là cách dạy nào tốt hơn, mà là cách dạy nào phù hợp
hơn.


Tiêu chí hàng đầu trong việc lựa chọn cách dạy chính là cách
học. Tuy nhiên, cách học không chỉ do những đặc điểm cá nhân
của người học quy định, mà còn do tính chất và đặc điểm của
nội dung học tập, mục đích học tập, cũng như điều kiện học tập
quy định. Đồng thời, việc lựa chọn cách dạy còn phụ thuộc vào
quan điểm và mục đích dạy học, cũng như trình độ và kỹ năng
sử dụng các phương pháp dạy của người dạy.
Tóm lại, để lựa chọn được cách dạy phù hợp trong những tình
huống dạy học xác định, giáo viên cần phải trả lời các câu hỏi:
 Muốn học sinh học được “ĐIỀU GÌ”? (lý tưởng nhất là
mục đích dạy = mục đích học)
 “ĐIỀU GÌ” ấy liên quan đến những nội dung cụ thể nào?
Những nội dung ấy có đặc điểm gì? Phù hợp với cách dạy
nào?
 Cách dạy được xem là phù hợp với nội dung dạy – học đó
có phù hợp với thói quen, kinh nghiệm, sở thích học và dạy
của học sinh và giáo viên?
 Các điều kiện hiện tại (thiết bị, thời gian, quy mô lớp học)
có đảm bảo thực thi cách dạy đã chọn lựa?

×