Tạo tình huống có vấn đề trong dạy học môn
Toán/Bài toán chưa có thuật giải
Yêu cầu học sinh giải bài toán mà họ chưa biết thuật toán để giải
nó có thể là một tình huống gợi vấn đề
Ví dụ 1:
Hình thành phương pháp chứng minh
Bài toán: Cho A = 2000.2000 và B = 1999.2001. Hãy tìm cách
nhanh nhất để so sánh hai phép tính trên.
Bài toán này đòi hỏi học sinh phải phát hiện đặc điểm của các số
đã cho:
Nếu đặt 2000 = n thì A = n
2
còn B = (n - 1)(n + 1) = n
2
- 1.
Như vậy A lớn hơn B một đơn vị.
Ví dụ 2:
Hình thành khái niệm phương trình tổng quát của đường thẳng
Bài toán: “Cho đường thẳng d đi qua điểm và có vectơ
pháp tuyến . Điểm M(1;2) có nằm trên đường thẳng d
không?”
Từ đó dẫn đến giải quyết bài toán tổng quát hơn đó là: “Tìm
điều kiện để một điểm M(x;y) nằm trên đường thẳng d biết vectơ
pháp tuyến và một điểm mà nó đi qua.”
Ví dụ 3:
Hình thành phép cộng hai số nguyên khác dấu
Kiểm tra bài cũ: “Cộng hai số nguyên cùng dấu”:
Bài tập 26: “Nhiệt độ hiện tại của phòng là -5°C. Nhiệt độ
sắp tới tại đó là bao nhiêu biết nhiệt độ giảm 7°C?”
Sau đó giáo viên đặt vấn đề (vừa phát biểu và dùng phấn sửa
dấu trừ thành dấu cộng):
“Vậy nhiệt độ sắp tới là bao nhiêu biết nhiệt độ vẫn giảm
7°C và nhiệt độ hiện tại của phòng là +5°C”
Muốn biết nhiệt độ sắp tới tại phòng là bao nhiêu, ta đặt
phép tính gì?
Dự kiến:
Nếu học sinh trả lời: “(+5) – 7” thì GV công nhận là đúng
và nói đây là phép trừ hai số nguyên, ta sẽ học sau. Còn
cách nào khác không?
Nếu học sinh trả lời: “(+5) + (-7)” thì GV giới thiệu đây là
phép cộng hai số nguyên khác dấu vậy kết quả của phép
cộng này bằng bao nhiêu, đó là nội dung bài học hôm nay.
GV ghi đầu bài: §5. Cộng hai số nguyên khác dấu.
Nhận xét: Cách làm này khá phổ biến và hay được dùng trong
dạy học vì nó cho phép thực hiện đồng thời một lúc hai chức
năng: một là kiểm tra bài cũ (tạo tiền đề) và hai là đặt vấn đề vào
bài mới. Hơn nữa thực tế chứng tỏ học sinh rất thích thú cách
đặt vấn đề như trên vì nó gây được sự ngạc nhiên và hứng thú
cũng như sự tò mò.
Ví dụ 4:
Hình thành công thức cộng lượng giác
Bài toán:
Không dùng máy tính, hãy tính các giá trị lượng giác:
a) sin(-315°) b) cos(375°)
Dự kiến:
Câu a là quen thuộc: học sinh sẽ giải bằng cách quy gọn
góc dẫn về góc đặc biệt.
Câu b tình hình lại khác: sau khi quy gọn góc bài toán trở
thành tính giá trị lượng giác của một góc không đặc biệt
:
Vấn đề chính là ở chỗ ta chưa biết cosin của cung 15° bằng
bao nhiêu?
Nhưng nhận xét rằng 15° = 60° - 45° = 45° - 30° tức là góc
cần tính được biểu diễn qua hiệu của hai góc đặc biệt (hai
góc đã biết giá trị lượng giác).
Điều đó có nghĩa là nếu ta xây dựng được công thức biểu
diễn cos15° qua giá trị lượng giác của các góc 60°, 45° và
30° thì bài toán được giải quyết.
Từ đó giáo viên khái quát hóa:
“Biết giá trị lượng giác của các cung a và b. Dùng công
thức gì để tính các giá trị lượng giác của các cung a + b và
a – b”.
Chú ý: Ở các bài trước học sinh đã biết phương pháp để tính giá
trị lượng giác của một góc đó là phải quy góc đó về các góc đặc
biệt hay các góc đã biết giá trị lượng giác.