Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.33 KB, 2 trang )
Thiết kế PPDH phải thích hợp, hài hòa
với thiết kế tổng thể của bài học
Các thành phần thiết kế bài học gồm: thiết kế mục tiêu,
thiết kế nội dung, thiết kế các hoạt động của người học,
thiết kế nguồn lực và phương tiện, thiết kế môi trường
học tập, đặc biệt quan trọng là thiết kế hoạt động. Từ thiết
kế bài học, GV mới thiết kế PPDH một cách chi tiết và
đây chính là thiết kế họat động của người dạy. Toàn bộ
thiết kế bài học cho thấy diện mạo chung của PPDH, bên
cạnh mục tiêu, nội dung, phương tiện, các yếu tố và tổ
chức môi trường, chứ chưa phản ánh thiết kế chi tiết của
PPDH.
Cần đặc biệt lưu ý hoạt động của người học khi thiết kế
PPDH. Khi đặt trong thiết kế chung, có 4 loại hoạt động
cơ bản mà người học phải thực hiện để hoàn thành mỗi
bài học (tương ứng với một khái niệm hoặc đơn vị giá trị
như KN, chuẩn mực,…).
1) Hoạt động phát hiện-tìm tòi, giúp người học sinh phát
hiện sự kiện, vấn đề, tình huống, nhiệm vụ học tập và tìm
ra những liên hệ, xu thế, dữ liệu, thông tin giá trị,… trong
các tình huống, sự kiện,
2) Hoạt động xử lí-biến đổi dữ liệu, thông tin và giá trị đã
thu được, giúp người học xây dựng ý tưởng, tạo dạng tri
thức, hình thành KN, hiểu và phát biểu được những định
lí, quy tắc, khái niệm,…
3) Hoạt động áp dụng kết quả xử lí-biến đổi và phát triển
khái niệm, giúp người học hoàn thiện tri thức, KN môn
học qua hành động thực tế, trong tình huống khác trước
và nhờ đó phát triển thêm các sự kiện, bổ sung thông tin,
trải nghiệm giá trị.