KIỂM TRA TỔNG HỢP VĂN HỌC, TIẾNG VIỆT, TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA
Giúp HS:
- Củng cố và hệ thống hóa Kiến thức - kĩ năng cơ bản về Văn học, Tiếng việt,
Làm văn đã học ở học kỳ I
- Thành thục hơn trong việc làm văn.
- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình về một vấn đề nghị luận.
II. PHƯƠNG PHÁP: Kiểm tra tập trung
III. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra:
ĐỀ BÀI:
I. LÍ THUYẾT
1. Nêu các đề tài chính trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng
tháng Tám kể một số tp tiêu biểu.( 1 đ)
2. Nêu đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí.( 0,5 đ)
3. Viết một bản tin phản ánh sự kiện học sinh lớp 11, trường THPT Lê Quý Đôn
tham quan khu du lịch Vườn Xoài.(1,5 đ)
II. LÀM VĂN.
Phân tích “sự trở về” của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà
văn Nam Cao. Từ đó, phát biểu suy nghĩ của em về sức cảm hóa của tình yêu
thương , tình người, tình đời.
II. ĐÁP ÁN THANG ĐIỂM.
ĐÁP ÁN.
I. LÍ THUYẾT.
1. Các đề tài chính trong sáng tác của Nam Cao.
- Đề tài người trí thức nghèo. Tác phẩm: “Trăng sáng:”, “Đời thừa”…(0,5)
- Đề tài người nông dân. Tác phẩm: “ Lão Hạc”, Chí Phèo” (0,5)
2. Các đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí: ( 0,5)
- Tính thông tin thời sự.
- Tính ngắn gọn.
- Tính sinh động hấp dẫn.
(Thiếu một đặc trưng trừ 0,25 đ)
3. Viết bản tin ( 1,5 đ)
Bản tin phải đảm bảo các yếu tố chính sau:
- Thời gian: Chủ nhật, ngày 25. 11. 2007.
- Địa điểm: khu du lịch Vườn Xoài. Long Thành.
- Đối tượng tổ chức, tham gia: đoàn trường, học sinh K11.
- Các hoạt động chín: thi xe đạp chậm, kéo co, cắm trại
- Ý kiến, dư luận về chuyến tham quan.
II. LÀM VĂN.
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng phải đảm bảo những nội dung
chính sau:
1. Phân tích sự trở về của nhân vật Chí Phèo.
I. Sơ lược về quá trình tha hóa.
II. “Sự trở” về của Chí Phèo (trọng tâm_ nguyên nhân, biểu hiện, ý nghĩa)
Tác nhân: Cuộc gặp gỡ với thị Nở - thay đổi con người của Chí.
+ Tỉnh, nghe âm thanh của cuộc sống, nhớ đến quá khứ, nghĩ đến hiện tại, tương
lai.
+ Thị Nở mang cháo hành tới: ngạc nhiên, cảm động. Cảm xúc của Chí Phèo khi
ăn bát cháo hành của Thị Nở. Sự xúc động trước tình đời, tình người, thèm lương
thiện.
Ngôn ngữ: Ngỏ lời với thị Nở.
Có cảm xúc yêu thương, hạnh phúc, hờn dỗi chờ mong.
Chỉ có tình người mới đủ sức thức tỉnh nhân tính trong con người Chí.
2. Sức cảm hóa của tình yêu thương, tình người, tình đời.
- Cảm hóa là làm cho người xấu trở thành người tốt bằng tình cảm.
- Vì sao tình yêu thương, tình đời, tình người lại có sức cảm hóa như vậy?
- Biểu hiện của tình yêu thương, tình đời, tình người : yêu thương, quan tâm,
chăm sóc giúp đỡ, chia sẻ, gần gũi…
- Tình cảm đẹp, hướng thiện có sức cảm hóa rất lớn.
THANG ĐIỂM.
6,7: Bài viết đủ ý, có trọng tâm. Có nét riêng trong diễn đạt, trình bày. Mắc vài
lỗi nhỏ.
4,5: Đa số ý đúng nhưng diễn đạt chưa thật mạch lạc. Phần liên hệ chưa có.Mắc
một số lỗi về chính tả, diễn đạt không quá nghiêm trọng.
2,3: Bài viết có ý nhưng thiếu trọng tâm hoặc qúa chung chung. Mắc nhiều lỗi,
một số lỗi khá nghiêm trọng: câu sai, không tách đoạn…
1: Làm sơ lược,không có ý gì đáng kể.
0: Không làm bài. Viết lung tung.
RÚT KINH NGHIỆM:
Chú ý về kĩ năng nhận diện đề của HS.