Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tình hình sản xuất cây maccau Lâm Đồng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.19 KB, 5 trang )


Tnh hnh sản xuất cây Macca ở Lâm Đồng
Cây Macca có tên gọi khác là cây quả cứng Ha oai, thuộc họ
Protaceae là loài cây ăn qủa có giá trị kinh tế cao, có nguồn gốc
từ Úc được phát triển đầu tiên ở Ha oai. Cây Macca có hai loài
được gây trồng trên quy mô thương mại là Macadamia
integrifolia (lá có mép nguyên), Macadamia tetraphylla (lá có
mép răng cưa). Sản phẩm có giá trị kinh tế là nhân hạt macca;
nhân macca có hàm lượng dầu chiếm tới 78%, là một loại thực
phẩm cao cấp, có hương vị thơm ngon; có thể dùng làm bánh
kẹo, ép dầu; hàm lượng protein trong nhân lên tới 9,2%, gồm 20
loại axit amin, trong đó có 8 loại cần thiết không thể thiếu trong
quá trình trao đổi chất của con người.
Vì vậy, mắc-ca được đánh giá là cây quả cứng có giá trị kinh tế
cao, là “hoàng hậu của quả khô”. Tuổi thọ kinh doanh dài
khoảng 40-60 năm. Macca là cây gỗ lớn thường xanh cao tới
18m, tán rộng tới 15m, rễ nông cây chịu gió bão kém, vì vậy khu
vực trồng Macca cần có những hàng cây chắn gió xung quanh,
khi trồng đào hố có kích thước rộng 1m x 1m x 1m. Cây Macca
trồng thích hợp trên đất có tầng đất sâu 1,5m, đất tơi xốp, thoát
nước tốt. Macca tương đối chịu lạnh, nhiệt độ không thấp hơn
13
o
C và không cao hơn 32
o
C, nhiệt độ tối ưu cho cây sinh
trưởng từ 20- 25
o
C. Cây Macca yêu cầu khắt khe về nhiệt độ để
phân hóa mầm hoa, trong thời kỳ này (tháng 10,11) nhiệt độ từ
17-20


o
C giúp phân hóa mầm hoa hình thành quả. Do Macca là
cây tự thụ phấn, để đạt sản lượng quả cao cần phải trồng phối
hợp các dòng đã được tuyển chọn, có thể bố trí trồng ba dòng
liên tiếp nhau. Cây ghép sau 3-5 năm bắt đầu cho thu hoạch.
Quả hình trái đào, hoặc tròn như hòn bi, khi chín vỏ quả chuyển
từ xanh sang nâu, vỏ khô tự nứt, bên trong chứa một hạt. Hàng
năm quả chín rụng xuống đất, thu nhặt quả để chế biến.
Cây Macca đã được trồng thử nghiệm đầu tiên ở Ba Vì – Hà Nội,
sau đó trồng thử nghiệm tại Đak Lak đã có quả. Cây Macca
trồng thuần (300 – 400 cây/ha) hoặc trồng xen đều được; nếu
trồng xen trong vườn cây công nghiệp (chè, cà phê…) phải
trồng với khoảng cách lớn (mật độ 100 -140cây/1ha) để không
ảnh hưởng đến năng suất và sự sinh trưởng phát triển của cây
chè, cà phê… Hiện nay tại Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh, Đơn
Dương, Lâm Hà (Lâm Đồng) đã có hộ nông dân trồng cây
Macca thực sinh và cây ghép có hoa quả, năng suất cây chưa có
đánh giá chính xác vì cây Macca mới bắt đầu cho trái bói; vì vậy
cần có thời gian khi cây có năng suất ổn định để đánh giá chính
xác hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây Macca. Hiện nay
trên thế giới có nhu cầu tiêu thụ nhân hạt Macca, nhưng tại Việt
Nam chưa có nhiều sản phẩm để bán, vì cây Macca mới được
bắt đầu trồng nhiều trong vài năm trở lại đây.
Năm 2010, TTKN Lâm Đồng đang triển khai mô hình trồng
thực nghiệm cây Macca ghép xen trong vườn cà phê tại huyện
Đức Trọng, Lâm Hà. Sự thành công của mô hình sẽ giúp chúng
ta tìm ra loài cây mới có giá trị kinh tế để trồng xen trong vườn
cà phê, chè nói riêng vườn cây lâu năm nói chung nhằm nâng
cao hiệu quả kinh tế, đa dạng hóa sản phẩm và giảm rủi ro kinh
tế khi giá cả một số nông sản rớt gi


Cây Macca là cây có giá trị kinh tế cao có chu kỳ kinh doanh
khoảng 50 – 60 năm, có nguồn gốc ở Úc được trồng nhiều ở
Hawoai, Braxin Cây Macca có yêu cầu khắt khe về nhiệt độ
ban đêm tháng 10-11 (khỏang 18- 21
0
C) để phân hóa mầm hoa,
vì vậy trên thế giới chỉ có một số vùng trồng được cây Macca có
năng suất cao, khi trồng Macca yêu cầu sản lượng hạt tối thiểu
đạt 5 tấn hạt/ha (cây từ 10-14 tuổi). Hiện nay, ở Việt Nam đang
ở giai đọan trồng thử nghiệm, cây Macca đã được trồng thử
nghiệm đầu tiên ở Ba Vì – Hà Nội, sau đó trồng thử nghiệm ở
Đắk Lắk, Sơn La, Nghệ An… và đã có quả. Hạt có hương vị
thơm ngon làm thực phẩm cao cấp, nhân Socola. Cây Macca
trồng thuần (200-300cây/ha) hoặc trồng xen đều được; nếu trồng
xen trong vườn cây công nghiệp (chè, cà phê…) phải trồng với
khỏang cách lớn (mật độ 100-140cây/ha) để không ảnh hưởng
đến năng suất và sự sinh trưởng phát triển của cây chè, cà phê…
Cây Macca chịu gió bão kém vì vậy cần trồng những hàng cây
chắn gió xung quanh vườn trồng Macca.
Tnh hnh sản xuất Macca ở Lâm Đồng:
Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến thời điểm hiện nay diện tích
trồng cây Macca ước khoảng 107,9 ha. Nguồn gốc giống từ Úc,
Mỹ, Trung Quốc. Trong đó:
Huyện Lâm Hà: 96,4 ha; Huyện Đơn Dương: 0,5 ha; Huyện Đức
Trọng: 3 ha.; Huyện Di Linh: 3 ha; TP Bảo Lộc: 1 ha. Huyện
Đam rông: 4 ha, giống được trồng là giống ghép và giống hạt
(Ngoài ra, còn một số diện tích Macca dân tự mua giống để
trồng từ các cơ sở bán giống chưa thống kê được).
Hiện nay tại Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà, Đơn Dương, Đức

Trọng trồng cây giống Macca hạt và ghép có các đặc điểm sau:
lá có mép răng cưa, hoa tự bông màu trắng hoặc màu hồng nhạt
và giống cây lá có mép lá nguyên hoa tự bông màu trắng.
Thị trường tiêu thụ: Hiện nhu cầu về sản phẩm này rất cao.Tuy
nhiên, tại Lâm Đồng đã có sản phẩm thu nhưng chưa có bán ra
thị trường, do hạt thu được chủ yếu dùng trong gia đình và để
ươm cây giống.
Địa
điểm
Năm
trồng
Đường
kính gốc
(cm)
Chiều
cao
(m)
Đường
kính tán
(m)
Tỷ lệ ra
hoa
(%)
Sinh
trưởng
Lâm Hà
2010
0,6-0,7
0,5-0,6



Khá
Di Linh
2009
1,5-1,8
1,8-2
1

Khá
Đ.Dương
2006
8-10
5-6
2,5-3,5
3
Khá
Di Linh
2004
11-13
5-6
3,5-4,5
15
Khá
Qua điều tra khảo sát cho thấy, các mô hình trồng cây Macca
đều được trồng xen trong vườn cà phê, vườn chuối, do đó tận
dụng được thời gian cây Macca chưa có sản phẩm thu hoạch,
nông hộ vẫn có nguồn thu nhập ổn định từ cà phê, chuối. Hiện
nay chưa phải thời điểm ra hoa, quả chính vụ nên chưa đánh giá
được tỷ lệ cây ra hoa, số lượng hoa trên cây, tỷ lệ đậu quả, năng
suất hạt trên cây; nên cần tiếp tục theo dõi thêm. Hiện cây ở các

vùng trên sinh trưởng khá.
Nhìn chung cây Macca sinh trưởng tốt, đã xuất hiện bệnh hại
nhưng rất ít (bệnh xì mủ ở thân) nên nông hộ vẫn chưa dùng
thuốc BVTV. Mùa ra hoa tháng 1-2, mùa thu hoạch quả tháng 7-
8. Do nông hộ khi trồng đào hố kích thước 40 x 40 x 40cm và
không trồng những hàng cây chắn gió nên có một số cây bị
nghiêng đổ. Tại các điểm trồng một số cây đã có quả, nhưng
năng suất trên 01 cây hoặc hiệu quả kinh tế thì chưa có đánh giá
chính xác vì cây Macca mới bắt đầu cho trái bói; trong thời gian
tới cần có thời gian theo dõi để đánh giá chính xác khả năng
thích nghi, khả năng ra hoa quả cũng như hiệu quả kinh tế của
cây Macca.
Riêng đối với mô hình trồng cây Macca ghép xen trong vườn cà
phê, chuối tại xã Tân Lâm, huyện Di Linh có kết quả sinh
trưởng phát triển tốt nhất; cây Macca trồng từ năm 2004 trên
diện tích 0,3ha (75 cây, trồng với khoảng cách 6 x 6m), đường
kính gốc trung bình 12cm-15cm, cao trung bình 5-6m, đường
kính tán 3,5 - 4,5m, hiện có khỏang 18% số cây bắt đầu có hoa
(có cây có vài bông, có cây có gần trăm bông), hoa màu trắng,
mỗi cành có từ 3-4 gié bông dài 15-25cm, mỗi gié bông có
khoảng 100 – 150 hoa. Một số mô hình đã có quả, mỗi chùm 3-5
quả (đường kính quả khoảng1cm), do là cây trồng mới nên nông
hộ chưa chú ý đầu tư chăm sóc nên chỉ thu họach được 2-4 kg
hạt/cây. Đặc biệt có mô hình của nông hộ ở Đơn Dương trồng
cây macca từ hạt năm 2006 đã có bông năm thứ 2, hoa màu
hồng nhạt, ra hoa khắp tán cây.
Đề nghị:
Cây Macca là giống cây mới có giá trị kinh tế, chu kỳ kinh
doanh dài; các mô hình trồng cây Macca trên địa bàn đa số là tự
phát, nông hộ chưa có kỹ thuật nên họ chưa thật chú trọng đầu

tư chăm sóc, chưa theo dõi khả năng ra hoa đậu quả nên khó
đánh giá chính xác được năng suất trên cây. Để có thể đánh giá
chính xác khả năng thích nghi, ra hoa quả của cây Macca ở Lâm
Đồng, đề nghị Sở NN & PTNT Lâm Đồng thời gian tới có định
hướng, chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho một số nông hộ có
mô hình đạt kết quả tốt, để nông hộ có điều kiện tiếp tục đầu tư
chăm sóc, theo dõi khả năng ra hoa kết quả của cây Macca,
nhằm tìm thêm một số loại cây trồng mới có giá trị kinh tế, có
khả năng trồng xen góp phần vào công tác chuyển đổi cơ cấu
giống cây trồng tại địa phương, giảm rủi ro khi cây trồng xen
giảm giá (cây cà phê, chuối,…), đa dạng hóa sản phẩm, tăng thu
nhập cho người nông dân.

×