Đậu tương là cây trồng có nhiều ưu điểm và đáp ứng được nhu cầu thị
trường: nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi,
dễ thích nghi trên các nền đất bạc màu, giúp cải tạo đất nông nghiệp, với
phương pháp gieo trồng mới có thể tiết kiệm nguồn lao động, thời gian chăm
sóc và các yếu tố chi phí đầu vào khác, phù hợp với hầu hết các địa phương
nhất là những địa phương có ít lao động nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Cây đậu tương có thời gian sinh trưởng ngắn từ 72 – 90 ngày, không ảnh
hưởng đến hai vụ lúa chính là lúa chiêm và lúa mùa, lại ít sâu bệnh. Với giá
hiện nay, cây đậu tương mang lại thu nhập đáng kể cho người nông dân.
Tân Hòa là xã có điều kiên tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp. Với những ưu điểm nổi bật của mình, cây đậu tương nhanh chóng
được các hộ dân trong xã chọn trồng và là cây chủ lực trong vụ đông. Những
năm gần đâym diện tích cây đậu tương ngày càng được mở rộng, vai trò của
cây đậu tương đang dần được khẳng định. Tuy vậy, việc sản xuất cây đậu
tương cũng gặp không ít khó khăn bởi nhiều yếu tố. Để hiểu rõ hơn điều này,
chũng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Tìm hiểu tình hình sản xuất cây đậu
tương ở xã Tân Hòa – Hưng Hà – Thái Bình ” theo phương pháp PRA.
I/ Xây dựng kế hoạch PRA:
1. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chung:
Tìm hiểu tình hình sản xuất cây đậu tương đông ở xã Tân Hòa, từ đó
đưa ra những khuyến nghị nhằm góp phần thúc đẩy việc sản xuất cây đậu
tương vụ đông ở xã.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá tình hình sản xuất cây đậu tương vụ đông của xã.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới việc sản xuất cây đậu tương.
- Đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển sản xuất cây đậu tương vụ
đông ở xã trong thời gian tới.
2. Vùng nghiên cứu:
Xã Tân Hòa – huyện Hưng Hà – tỉnh Thái Bình.
3. Xem xét số liệu thứ cấp:
Sử dụng các số liệu về kinh tế - xã hội, số liệu về sản xuất cây đậu tương
và các công trình nghiên cứu về cây đậu tương đông đã công bố trên sách báo,
phương tiện thông tin đại chúng.
4. Nhóm nghiên cứu:
Hoàng Anh Tùng
Lê Thị Tuyết
Trần Tố Uyên
Đặng Thị Thu Vân
Đỗ Quang Việt
Mai Thị Thanh Xuân
Hoàng Thị Kim Yên
5. Thảo luận và thu thập thông tin cần thu thập:
- Điều kiện tự nhiên
- Các yếu tố kinh tế - xã hội,
- Các số liệu về số hộ trồng đậu tương, quy mô sản xuất
- Các yếu tố sản xuất: vốn, giống, lao động, công nghệ…
6. Các công cụ PRA:
- Lược sử thôn bản.
- Sơ đồ mặt cắt.
- Biểu đồ venN.
- Phân loại, xếp hạng, cho điểm.
7. Thực hiện:
II/ Các công cụ PRA:
1. Lược sử thôn bản:
Mục đích: Nắm bắt các diễn biến về xã hội, lịch sử và xu hướng phát triển
kinh tế của điểm nghiên cứu từ đó có cơ sở xây dựng hướng phát triển trong
tương lai.
- Ghi chi tiết tình hình các diễn biến của điểm nghiên cứu qua từng giai
đoạn.
- Cột thời gian cần tìm hiểu có tính liên tục.
- Các câu hỏi định hướng liên quan tới việc trồng đậu tương trên địa bàn:
Đưa cây đậu tương vào sản xuất vào thời gian nào? Mô hình nào thành
công? Thất bại?
Năm sự kiện Các diễn biến chính
? Năm thành lập xã? Số hộ?
? Số hộ? Nghề truyền thống?
? Giao khoán đất cho hộ? Cơ cấu ngành nghề?
? Bắt đầu triển khai dự án trồng đậu tương? Số hộ trồng? Quy
mô?
?
? – 2010 Tình hình mở rộng diện tích trồng đậu tương?
2. Sơ đồ mặt cắt:
Mục đích:
Có cái nhìn tổng quan về các đặc điểm tự nhiên trên địa bàn như đất
đồi, lưu vực sông, việc sử dụng đất trồng trọt, cơ sở hạ tầng…
Mô tả các mô hình sử dụng đất khác nhau như đất sx nông nghiệp, chăn
nuôi, ao cá…
Xác định khó khăn, thuận lợi và mong muốn của người dân trên từng
loại đất trên địa bàn xã. Đánh giá các nhu cầu và mong muốn và phát triển cơ
sở hạ tầng nông thôn, hỗ trợ phát triển đời sống KT – XH.
Quá trình đi khảo sát tìm hiểu ghi chép đầy đủ các loại đất đai, cây
trồng … Nêu kết quả tìm hiểu các khó khăn và mong muốn của dân trên từng
dạng đất mà nhóm đi qua.
Đất vườn cao Nhà ở Chuồng trại chăn
nuôi
Đất canh tác
Tài nguyên
thiên nhiên
Đất gì?, đặc
điểm?
Cây trồng Loại cây,
năng suất?
Vật nuôi Con?
Khó khan Thiểu nước?
Mong muốn ????
Giải quyết các câu hỏi:
- Người dân trồng trọt, nuôi gia súc, xây dựng nhà cửa ở đâu?
- Trở ngại và tiềm năng đối với việc sử dụng đất trồng đậu tương?
- Mong muốn của người dân> Biện pháp?
3. Biểu đồ VenN:
Mục đích: Đánh giá được tác động hỗ trợ của từng tổ chức trong việc giúp
đỡ các hộ trồng đậu tương của xã. Xác định mối quan hệ giữa các tổ chức với
các hộ để có hướng tiếp cận tốt hơn, tạo điều kiện giúp đỡ hộ phát triển.
- Lựa chọn nhóm thông tin viên thích hợp (5 – 7) người.
- Cán bộ PRA hướng dẫn giúp nhóm liệt kê các tổ chức mà người dân
quan tâm, xác định chức năng nhiệm vụ của từng tổ chức, đánh giá tầm
quan trọng và sự ảnh hưởng của các tổ chức đó với các thôn trong xã.
- Đề nghị nông dân dùng kéo cắt các giấy mầu khác nhau, dùng phương
pháp so sánh để xác định và ghi tên các tổ chức vào các card màu, tổ
chức nào càng quan trọng được dán càng gần vào vòng tròn trung tâm.
Cán bộ hỗ trợ PRA cần thường xuyên đặt câu hỏi "tại sao?"
Các tổ chức Tổ chức đã làm Mức độ quan Mức độ quan
gì giúp đỡ các
hộ ?
trọng đối với
các hộ?
hệ với các hộ?
1. Đảng ủy, UBND xã
2. Phòng NNo huyện
3. Ngân hàng NNo
4. Trạm khuyến nông
5. Hội nông dân
6. ……
- Kể tên những tổ chức đang hoạt động trên địa bàn xã liên qua tới sản
xuất Nông nghiệp?
- Muốn vay vốn thì vay ở đâu và tổ chức nào hỗ trợ
- Đánh giá mức độ quan trọng của các tổ chức?
4. Phân loại, xếp hạng, cho điểm:
Các đối tượng được xếp hạng cho điểm: các loại cây trồng.
Phương pháp chủ yếu để xếp hạng cho điểm và xác định ưu tiên:
- Sử dụng ma trận để cho điểm.
- So sánh cặp đôi.
Sử dụng ma trận cho điểm
Cách cho điểm theo thang điểm 10, theo mức độ quan trọng nhất thì cho
điểm 10 và các yếu tố ít quan trọng hơn thì cho điểm thấp hơn, thấp nhất là
điểm 1.
Loại cây trồng
Chỉ tiêu
đánh giá
Cây đậu
tương
.
.
.
.
1. Giá trị kinh tế cao .
2. Dễ trồng .