Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Công nghệ trong giáo dục những người có nhu cầu đặc biệt ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.11 KB, 4 trang )

Công nghệ trong giáo dục những
người có nhu cầu đặc biệt

Có thể nói không quá rằng, vấn đề nhận thức về vai trò của
công nghệ và thông tin trong giáo dục những người tần tật đang
ngày càng được nâng cao. Với sự bùng nổ về tri thức và tiến bộ
nhanh chóng của công nghệ trong sự phát triển đất nước, những
người tàn tật không cảm thấy được ảnh hưởng nhiều. Nói cách
khác, những người tàn tật không có được những lợi ích đầy đủ
của sự đột phá về thông tin và công nghệ. Công nghệ giáo dục
trong giáo dục những người có nhu cầu đặc biệt được phân loại
theo sự liên quan đến từng đối tượng tàn tật như sau:
a) các phương tiện nhìn
b) các công nghệ nghe
c) thiết bị nghe - nhìn
d) thiết bị trợ giúp di chuyển
e) sách, báo, tạp chí và các ấn phẩm hoặc tài liệu điện tử
khác là cần thiết đối với sinh viên để cập nhật kiến thức của
họ.
Dành cho những người có tật về thị giác/hoặc người mù
- Máy chữ Bray, máy sao chép và máy đánh chữ nổi là một
vài thiết bị cốt yếu nhất dùng trong giáo dục những người
khiếm thị. Các thiết bị đó thuận tiện cho việc sản xuất những
cuốn sách chữ Brây, Toán học Brây, mã tốc ký bằng chữ
Brây, công thức và phương trình hoá học, mã chữ nổi của
tiếng Nigeria, mã máy tính Brây, mã âm nhạc Brây và các
cuốn sách biết nói.
- Bản đồ dùng khứu giác: Nó được thiết kế để chiếu lên màn
ảnh cho những người khiếm thị.
- Optacon: Đây là một thiết bị điện tử có thể biến đổi các ấn
phẩm thành những hình ảnh có thể sờ thấy được.


- Máy tính điện tử: Các thiết bị có thể trợ giúp trong các tính
toán toán học và được làm thích ứng để tạo ra tiếng nói hoặc
để nói.
- Bàn tính và các cơ cấu chuyển đổi: Chúng được sử dụng để
dạy toán cho những người khiếm thị.
- Những con chó dẫn đường: Chúng được huấn luyện để
dẫn đường cho người mù.
- Máy tính biết nói: Máy tính tạo ra một màn hiển thị bằng âm
thanh.
- Gậy: Những chiếc gậy gấp lại được và gậy điện tử rất có ích
cho việc đi lại.
- Máy tính biết đọc: Là chiếc máy tính được thiết kế để biến
đổi bản in ra thành lời nói khi ta đặt tờ giấy đó lên máy
scanner.
- Máy định dạng bằng nhiệt: Nó được sử dụng để chụp những
bản chữ Brây.
- Băng ghi tiếng: Nó được sử dụng
để đọc chính tả hoặc ghi lại
bài giảng.

Dành cho những người bị tật về nghe

- Thiết bị đo sức nghe (Thính lực kế): Đây là một thiết bị dùng
để đo mức độ nghe của một người. Nó được chia độ theo tần
số và cao độ. Có các loại như Máy chẩn đoán, Máy đo thính
lực, Máy đo thính lực xách tay, Máy đo màng nhĩ.
- Thiết bị trợ thính: Chúng là những thiết bị được thiết kế để
trợ giúp việc nghe của một người có tật về nghe.
- Thiết bị trợ thính cho nhóm người: Chúng được thiết kế cho
nhiều người. Nó dùng để dạy nghe và nói.

- Thiết bị dạy nói: Chúng là những thiết bị âm thanh được
dùng để dạy trẻ em nói.
- Những cuốn sách ngôn ngữ kí hiệu rất quan trọng trong
giảng dạy cho những người khiếm thính hoặc bị điếc.
- Máy tính: Máy tính có khả năng to lớn giúp cho giảng viên
trong việc phân phát các chương trình giảng dạy cho sinh
viên có nhu cầu giáo dục đặc biệt.
Các chương trình có trợ giúp máy tính có thể giúp sinh viên có
nhu cầu đặc biệt và giảm bớt khó khăn cho giảng viên trong
truyền đạt kiến thức.
Trợ giúp kĩ thuật cho những người bị tàn tật về thân thể
- Xe lăn đẩy tay và xe lăn chạy điện: Chúng được dùng cho
những sinh viên có sức khoẻ hạn chế về mặt đi lại.
- Những chiếc gậy gỗ hoặc gậy nhân tạo: Những người già
từng dùng nó để chống
- đỡ cơ thể khi về già.
- Cái nạng: Nó được làm bằng gỗ và kim loại để hỗ trợ cho
việc đi lại.
- Máy chữ điện: Chúng giúp cho những sinh viên có khó khăn
khi viết bằng tay.
Những bất lợi trong học tập và những người có khó khăn
lớn về học tập
- Các thiết bị nghe-nhìn như radio, ti-vi, máy đèn chiếu, máy
chiếu ảnh.
- Máy khuếch đại.
- Máy tính
- Các phòng nhỏ có ghế.
Những sinh viên có năng khiếu và có tài
- Các trò chơi thử kiến thức.
- Mô phỏng máy tính.

- Internet.

×