MỤC ĐÍCH, NGUYÊN LÝ GIÁO DỤC VÀ HỆ THỐNG GIÁO
DỤC QUỐC DÂN.
1. Mục đích giáo dục
1.1. Khái niệm
Mục đích giáo dục là một phạm trù cơ bản của giáo dục học có tác
dụng định hướng cho mọi hoạt động giáo dục (công tác nghiên cứu lí
luận và thực tiễn). Đối với hoạt động giáo dục, mục đích giáo dục là
điểm xuất phát, là căn cứ để đánh giá hiệu quả chất lượng giáo dục.
Đối với các quá trình giáo dục, mục đích giáo dục quy định tính chất
và phương hướng phát triển của chúng, quy định nội dung và phương
pháp tổ chức thực hiện các quá trình giáo dục.
Mục đích giáo dục phản ánh quy luật khách quan, xu thế tất yếu trong
mọi lĩnh vực giáo dục. Mục đích giáo dục chính là các phẩm chất, các
yêu cầu về mô hình của ”con người thời đại”, phản ánh tính quy định
của xã hội đối với giáo dục được thể hiện qua thiết kế giáo dục và
được thực thi thông qua hoạt động cụ thể sinh động của hệ thống giáo
dục.
Trong thực tế cần hiểu mục đích giáo dục ở các cấp độ sau :
Cấp độ vĩ mô: Phù hợp với yêu cầu toàn xã hội, phù hợp với xu thế
phát triển chung của thời đại.
Cấp độ trung gian: Cho một cấp học, một ngành học, một trường
học.
Cấp độï cá nhân : Cá nhân trong quá trình tiếp thu sự giáo dục (xã
hội hóa) luôn luôn hiểu rõ mục tiêu mình cần đạt tới. Bởi vì, trong khi
xác định mục đích giáo dục thì điều quan trọng nhất là nhận thức cho
được cái mà bản thân người ta vốn coi là mục đích của đời mình. Mục
đích giáo dục phải trùng hợp với mục đích bao quát hơn của người
thụ giáo.
Ngoài thuật ngữ mục đích giáo dục thường dùng trong các giáo trình
giáo dục học, trong các đề án, kế hoạch giáo dục ta thường gặp thuật
ngữ mục tiêu giáo dục cũng chỉ những dự kiến về kết quả đạt được
của quá trình giáo dục trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, có
thể phân biệt hai thuật ngữ này qua một số dấu hiệu sau :
Mục đích Mục tiêu
1.Có tính định hướng tính lý tưởng
2.Thời gian thực hiện dài
3.Tính rộng lớn khái quát của vấn
đề
4.Không thể đo được kết quả
5.Cấu trúc phức tạp, được tạo th
ành
do nhiều mục tiêu kết hợp lại
1.Có tính cụ thể với hành đ
ộng
và phương tiện xác định
2. Thời gian thực hiện ngắn
xác định
3. Tính xác định của vấn đề
4. Kết quả đo được.
5. Là một bộ phận của mục
đích
Có thể nói mục tiêu là một bộ phận của mục đích, là mục đích gần,
phải thực hiện nhiều mục tiêu mới đạt được mục đích. Mục đích giáo
dục có cấu trúc phức tạp do nhiều mục tiêu tạo thành. Tuy nhiên, mục
đích không phải là tổng số các mục tiêu, không phải là phép cộng
giản đơn mà là một sự kết hợp có quy luật giữa các mục tiêu.
- Mục đích giáo dục mang tính lịch sử và tính giai cấp
Mục đích giáo dục phản ánh sự phát triển sức sản xuất và quan hệ
sản xuất, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và văn hóa, hệ tư tưởng
mới và lối sống xã hội (nó phản ánh hình thái kinh tế - xã hội)
Mục đích giáo dục phản ánh những quan điểm của giai cấp thống
trị xã hội, thể hiện ở các điểm sau:
o Đào tạo con người như thế nào?
o Đào tạo con người theo lý tưởng triết học và xã hội học nào ?
o Đào tạo con người phục vụ cho ai ? Cho lợi ích của giai cấp
hoặc tầng lớp nào trong xã hội?
Để xây dựng mục đích giáo dục hiện nay ở Việt Nam, không thể
không nghiên cứu, kế thừa và phát triển những mục đích giáo dục
Việt Nam đã có truyền thống lâu đời và trở thành giá trị tinh thần của
nhân dân ta.
Dưới chế độ phong kiến, mục đích giáo dục Việt Nam chịu ảnh
hưởng nhiều của nho giáo. Mục đích giáo dục thời kỳ này chủ yếu
hình thành phẩm chất người quân tử với nhiững nét đáng chú ý sau
đây :
Coi đạo đức là giá trị hàng đầu, sống theo lý tưởng nhân nghĩa yêu
thương người khác ;
Có trách nhiệm đối với gia đình, họ hàng, làng nước, trung với
vua, với nước; có hiếu với cha mẹ, nhân dân.
Sống thiết thực chăm chỉ học hành, thường xuyên nâng cao trình
độ học vấn.
Coi trọng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tài năng. Nho giáo cho rằng
: “Con người sống chết có mệnh, giàu sang tại trời”. Đó là điều con
người không tự quyết định được. Nhưng chỗ không phải tại trời, mà
con người có thể tự quyết định và chịu trách nhiệm trước bản thân,
gia đình và xã hội là trí và ngu do học mà không học, có đạo đức mà
không có đạo đức, do chịu tu dưỡng và không chịu tu dưỡng. Đó là
hai chỗ không có tiền định của trời. Vì vậy, nho giáo cho rằng : “Từ
thiên tử cho đến thứ dân ai cũng phải lấy tu thân làm gốc”.
Không màng phú quý, không ham danh lợi.
Khiêm tốn, nhường nhịn : An mệnh, an phận, bằng lòng với những
cái mình có, không đòi hỏi, không đấu tranh cho bản thân.
Không quan tâm tới lợi ích, hạnh phúc, cái vui cho bản thân.
Thờ trời và thờ cúng tổ tiên và bách thần.
Một mặt có sự dung hòa thỏa hiệp theo tinh thần trung dung, học
theo những chỗ thấy mình yếu kém, mặt khác, rất ngoan cường, kiên
trì,…
Từ việc nghiên cứu mục đích giáo dục phong kiến có thể rút ra một số
vấn đề đáng lưu ý sau:
Nhân nghĩa, trách nhiệm, tu thân là những bài học rất quý giá đối
với con người Việt Nam hiện đại.
Nho giáo không coi trọng tự do, hạnh phúc cá nhân, mà coi trọng
giá trị của mỗi người trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, thế nhưng
lại đào tạo được những nhân cách cao thựơng, bất khuất, có lòng nhân
ái cao, biết hy sinh vì đạo nghĩa.
Nho giáo coi trọng việc giáo dục và nhà nước nho giáo đặt việc giáo hóa
còn cao hơn cả việc cai trị, nhưng trong thực tế việc tổ chức giáo dục lại
rất sơ sài. Từ nội dung đến tổ chức, trang bị đều có nhiều thiếu sót. Con
người chủ yếu được đào tạo trong gia đình với sự chăm sóc của các thầy
giáo có trách nhiệm và nhà nước chỉ tổ chức thi cử để đánh giá tuyển
chọn nhân tài. Thế nhưng xã hội lại có nhiều người biết chữ, có tâm lý
hiếu học, say mê học tập suốt đời …Như vậy giáo dục gia đình và chất
lượng thầy giáo phải chăng là hai nhân tố cực kỳ quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng giáo dục.