Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Những khái niệm (phạm trù) cơ bản của giáo dục pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.67 KB, 3 trang )

Những khái niệm (phạm trù) cơ bản
của giáo dục học

1.2.1. Giáo dục ( theo nghĩa rộng )
Quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức một cách có mục đích và
có kế hoạch, thông qua các hoạt động và quan hệ giữa người giáo dục và người
được giáo dục, nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài
người.
1.2.2. Giáo dục ( theo nghĩa hẹp )
Là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể (QTSP; QTGDTT)- là quá trình
hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những nét tính cách,
những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội, thuộc các lĩnh vực đạo đức,
lao động, tư tưởng chính trị, thẩm mỹ, vệ sinh…
Chức năng trội của giáo dục (theo nghĩa hẹp) là hình thành phẩm chất đạo đức của
con người.
1.2.3. Giáo dưỡng
Người ta cho rằng, giáo dưỡng là quá trình con người tiếp thu một cách có hệ
thống tri thức nhất định để nâng cao trình độ học vấn cho bản thân. Con đường
nâng cao học vấn chủ yếu là học tập, trong đó tự học, tự bồi dưỡng giữ vai trò chủ
yếu.
Theo UNESCO thì giáo dưỡng chủ yếu nói về quá trình chăm sóc, giáo dục nhưng
nhấn mạnh hơn về sự nuôi nấng, giáo dục cả về thể chất lẫn tinh thần, tạo cho con
người phát triển cân đối, hài hòa.

1.2.4. Dạy học.
Dạy học là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể, là quá trình tác động giữa
giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã
hội loài người ( kiến thức, kn, kx…) để phát triển những năng lực và phẩm chất
của người học theo mục đích giáo dục.
Như vậy thế mạnh của dạy học là nhằm hình thành hệ thống tri thức, kỹ năng kỹ
xảo chung và riêng làm cơ sở cho việc hình thành năng lực chung, năng lực


chuyên biệt.
Ngoài ra, trong giáo dục học chúng ta còn đề cập đến vấn đề:
- Giáo dục lại: là hoạt động có hệ thống nhằm làm lại, sửa lại nhân cách đã hình
thành sai lầm do giáo dục sai hoặc do môi trường ảnh hưởng tới.
- Tự giáo dục: là hoạt động điều chỉnh bản thân một cách có hệ thống và tự giác
nhằm trau dồi, hoàn thiện mặt tốt và khắc phục cái xấu của mỗi con người.
1.2.5. Công nghệ giáo dục:
Công nghệ giáo dục (hẹp) là việc sử dụng vào việc dạy học và giáo dục các phát
minh, các sản phẩm của công nghệ thông tin và các phương tiện kỹ thuật dạy học.
Công nghệ giáo dục (rộng): theo Unesco thì đây là một tập hợp gắn bó chặt chẽ
những phương pháp, phương tiện kĩ thuật học tập và đánh giá được nhận thức và
sử dụng tùy theo những mục tiêu đang đeo đuổi, có liên hệ với nội dung giảng dạy
và lợi ích của người học.

1.3. Giáo dục học là một hiện tượng xã hội đặc biệt
1.3.1. Giáo dục là một hiện tượng xã hội
- Từ khi xã hội loài người xuất hiện, các thế hệ luôn gắn bó với nhau trong nhiều
lĩnh vực hoạt động: lao động, giao lưu, chính trị, văn hóa, khoa học, kĩ
thuật…Trong đó, giáo dục là hiện tượng nảy sinh, tồn tại và phát triển mãi với xã
hội loài người. Hiện tượng này biểu hiện ở chỗ, thế hệ trước truyền lại những kinh
nghiệm xã hội cho thế hệ sau nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển mọi mặt của đời
sống xã hội trong từng giai đoạn lịch sử, thế hệ sau lĩnh hội có chọn lọc những
kinh nghiệm xã hội đó để tham gia vào mọi hoạt động xã hội, qua đó nhân cách
được hình thành và phát triển. Kinh nghiệm xã hội bao gồm tri thức, kĩ năng, kĩ
xảo, niềm tin, thái độ…của con người trong hoạt động.
- Giáo dục là hoạt động có mục đích, có tổ chức, có ý thức và phát triển cao chĩ
riêng biệt có trong xã hội loài người, nhờ đó giúp cho con người , nhờ đó giúp cho
con người trở thành chủ thể nhận thức, cải tạo, sáng tạo cả thế giới, đồng thời nhận
thức, cải tạo và sáng tạo chính bản thân mình.
- Giáo dục chỉ có ở xã hội loài người.

- Giáo dục nảy sinh, tồn tại và phát triển cùng với sự phát sinh, tồn tại và phát triển
của xã hội loài người.
- Giáo dục là một hiện tượng vĩnh hằng, giáo dục chỉ biến mất khi con người
không còn.
1.3.2. Tính quy định của xã hội đối với giáo dục
1.3.2.1. Tính lịch sử
Giáo dục chịu sự quy định của lịch sử - xã hội, mỗi một giai đoạn lịch sử có nền
giáo dục riêng, mỗi một xã hội có nền giáo dục riêng. Chẳng hạn: trong giai đoạn
cộng sản nguyên thủy, giáo dục chủ yếu là sự truyền thụ kinh nghiệm hoạt động
săn bắt, hái lượm từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Trong xã hội phong kiến, do sự
quan niệm phụ nữ là kẻ tiểu nhân (nho giáo), chính vì lẽ đó phụ nữ, con nhà nghèo
khổ ( cũng được xem là kẻ tiểu nhân) đều không được đến trường. Điều này hoàn
toàn trái ngược với quan niệm của chúng ta ngày nay, giáo dục cho tất cả mọi
người, và ai cũng có quyền được học hành, mọi người đều có quyền bình đẳng như
nhau trong giáo dục.
1.3.2.2. Tính giai cấp
Giáo dục là một thiết chế xã hội, nó chịu sự điều phối của nhà nước, điều phối của
giai cấp thống trị. Mỗi một giai đoạn lịch sử, giáo dục đều nhằm phục vụ cho giai
cấp thống trị. Do đó giáo dục mang tính giai cấp. Chẳng hạn: Trong xã hội chiếm
hữu nô lệ, giáo dục chỉ phục vụ cho giai cấp chủ nô, con em chủ nô, tầng lớp trên
mới được đi học, nô lệ không được học, không được xem là công dân. Mục đích
giáo dục là đào tạo những con người phục vụ cho giai cấp chủ nô. Từ đó sinh ra
nội dung giáo dục cũng thế: dạy cho con em chủ nô cách cai quản nô lệ, cách bóc
lột, luật pháp nhà nước, dạy cách bắn cung, đàn áp nô lệ, cưỡi ngựa, bơi lội…còn
trong xã hội phong kiến cũng vậy, chỉ có con em tầng lớp phong kiến mới được đi
học, còn em tầng lớp nông dân… không được đi học. Mục đích giáo dục là đào tạo
con em họ trở thành những “kỵ sĩ”, người “phong nhã”, nội dung giáo dục là: 7
tuổi sống với gia đình, 7 – 14 tuổi sống trong cung điện một lãnh chúa, làm thị
đồng học phong thái của của lối sống thượng lưu. Từ 14 – 21 tuổi làm tong sĩ học
tập cách giao tiếp, đối nhân xử thế, học các môn cưỡi ngựa, bơi lội, ném lao, đánh

kiếm, săn bắn, đánh cờ, làm thơ. 21 tuổi được thi sát hạch về quân sự và các vấn
đề: đạo đức, nguyên tắc cơ bản về hôn nhân – gia đình, chiến tranh, tôn giáo,
được trao chức kỵ sĩ ở trong buổi lễ quan trọng. Trong xã hội XHCN chúng ta,
nền giáo dục mang tính giai cấp công nhân, quyền lợi của các giai cấp khác đều
thống nhất với quyền lợi của giai cấp công nhân.
Như vậy, giáo dục luôn luôn chịu sự quy định của xã hội, giáo dục không thể vượt ra
khỏi sự quy định của xã hội, xã hội là vòng kim cô của giáo dục.

×