Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

BÀI SOẠN ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ (PHẦN 1) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.94 KB, 6 trang )

BÀI SOẠN ÔN THI TỐT NGHIỆP
MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ (PHẦN 1)
Câu 1: Mô tả đặc trưng của nền kinh tế thị trường. Nêu ví dụ về những
nhược điểm của kinh tế thị trường ở Việt Nam. Nhà nước ta cần tập
trung giải quyết những vấn đề gì để khắc phục nhược điểm của kinh tế
thị trường?

I. Kinh tế thị trường là là một mô hình kinh tế vận động, phát triển, dựa trên
cơ sở các quy luật của thị trường, trong đó quan hệ hàng hoá - tiền tệ trở
thành phổ biến và bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế. Nền kinh
tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Cơ chế thị
trường là cơ chế vận hành khách quan của nền kinh tế, ở đó các quy luật
khách quan của nền kinh tế thị trường phát huy tác dụng, trước hết, là quy
luật giá trị, quy luật này đòi hỏi việc sản xuất hàng hoá phải trên cơ sở hao
phí lao động xã hội cần thiết và trao đổi phải bình đẳng, ngang giá. Mọi hoạt
động sản xuất, kinh doanh phải tuân thủ quy luật này mới có thể tồn tại và
phát triển. Thứ hai là quy luật cung cầu, quy luật này biểu hiện quan hệ giữa
cung và cầu thông qua giá cả, nó tác động trực tiếp đến giá cả và phương
thức sản xuất, tiêu dùng của xã hội. Thứ ba là quy luật cạnh tranh, quy luật
này đòi hỏi hàng hoá sản xuất ra phải có chất lượng tốt hơn, chi phí thấp
hơn, thái độ phục vụ văn minh hơn để nâng cao khả năng cạnh tranh so với
các hàng hoá khác cùng loại.

Một nền kinh tế được gọi là kinh tế thị trường phải có 6 đặc trưng chủ yếu
sau:

1. Thứ nhất, là quá trình lưu thông vật chất từ khâu này đến khâu khác trong
hệ thống các khâu của quá trình sản xuất và từ sản xuất đến tiêu dùng đều
được thực hiện chủ yếu bằng phương thức mua - bán. Sở dĩ có sự luân
chuyển vật chất trong nền kinh tế là do có sự phân công chuyên môn hoá
trong sản xuất sản phẩm xã hội ngày càng cao, bên cạnh đó, còn do có sự dư


thừa sản phẩm ở doanh nghiệp này, ngành này nhưng lại thiếu sản phẩm ở
doanh nghiệp khác, ngành khác và ngược lại. Một nền kinh tế được gọi là
nền kinh tế thị trường khi tổng lượng mua bán vượt quá nữa tổng lượng vật
chất của xã hội.

2. Thứ hai, người trao đổi hàng hoá phải có quyền tự do nhất định khi tham
gia trao đổi trên thị trường, được thể hiện trên 3 mặt sau: tự do lựa chọn nội
dung trao đổi, tự do lựa chọn đối tác trao đổi và tự do thoả thuận giá cả trao
đổi theo cách thuận mua vừa bán.

3. Thứ ba, hoạt động mua bán được diễn ra 1 cách thường xuyên, ổn định
trên cơ sở 1 kết cấu hạ tầng tối thiểu đủ để việc mua bán diễn ra thuận lợi, an
toàn.

4. Thứ tư, các đối tác tham gia trong nền kinh tế thị trường đều theo đuổi lợi
ích của mình, đó chính là lợi nhuận, lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp của
sự phát triển kinh tế nhưng không được xâm phạm ảnh hưởng đến lợi ích
của người khác và của cộng đồng.

5. Thứ năm, kinh tế thị trường luôn gắn với cạnh tranh, hay nói cách khác,
cạnh tranh là linh hồn của nền kinh tế thị trường, đó là động lực thúc đẩy sự
tiến bộ kinh tế và xã hội, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ
có lợi cho người tiêu dùng.

6. Thứ sáu, sự vận động của các quy luật khách quan trong nền kinh tế thị
trường (quy luật giá trị, qui luật cạnh tranh, qui luật cung-cầu ) dẫn dắt
hành vi, thái độ ứng xử của các chủ thể tham gia thị trường.

Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của sức sản xuất trong từng quốc gia và sự
hội nhập kinh tế mang tính toàn cầu đã tạo điều kiện và khả năng to lớn để

nền kinh tế thị trường phát triển đạt đến trình độ cao - kinh tế thị trường hiện
đại. Nền kinh tế thị trường hiện đại là nền kinh tế có đầy đủ các đặc trưng
của 1 nền kinh tế thị trường và đồng thời có các đặc trưng sau:

+ Một là, có sự thống nhất về mục tiêu kinh tế với các mục tiêu chính trị - xã
hội và nhân văn.

+ Hai là, có sự quản lý của nhà nước, do nhu cầu nhà nước không chỉ là
người đại diện cho lợi ích của giai cấp cầm quyền mà còn do nhu cầu của
chính những người tham gia kinh tế thị trường. Điều đó đòi hỏi phải có sự
quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường.

+ Ba là, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế giữa các quốc gia đang diễn ra
với qui mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng tăng làm cho nền kinh tế thế
giới ngày càng trở nên một chỉnh thể thống nhất, trong đó mỗi quốc gia là 1
bộ phận gắn bó hữu cơ với các bộ phận khác.

+ Bốn là, hệ thống thị trường đồng bộ, thống nhất, ngày càng hiện đại, gắn
với thị trường khu vực và thế giới, bao gồm các thị trường bộ phận đầu ra
(hàng hoá, dịch vụ) và thị trường đầu vào (vốn, lao động, công nghệ thông
tin, bất động sản ).

II. Những ưu điểm, nhược điểm của nền kinh tế thị trường Việt Nam:

1. Ưu điểm của nền kinh tế thị trường, đó là:

+ Năng động và thích ứng cao với đòi hỏi của thị trường, đáp ứng được các
nhu cầu có thể thanh toán được của xã hội một cách tự động mà không một
bộ máy hoạch định nào có thể thay thế được;


+ Huy động tối đa mọi tiềm năng của xã hội;

+ Tạo ra động lực mạnh mẽ để thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp đạt
hiệu quả cao và thông qua phá sản tạo ra cơ chế đào thải các doanh nghiệp
yếu kém;

+ Phản ứng nhanh nhạy trước các thay đổi trong nhu cầu xã hội và các điều
kiện kinh tế trong nước và quốc tế;

+ Buộc các doanh nghiệp phải thường xuyên học hỏi lẫn nhau, hạn chế các
sai lầm trong kinh doanh diễn ra trong thời gian dài và trên qui mô lớn;

+ Tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ -
kỹ thuật làm cho nền kinh tế năng động và đạt hiệu quả cao.

2. Nhược điểm của nền kinh tế thị trường:

Nền kinh tế thị trường tuy có nhiều ưu điểm nhưng nó không phải luôn hoàn
hảo, mà bản thân nó chứa đầy những mặt trái, những nhược điểm rất cơ bản.
Và cũng chính vì những khuyết tật này mà nó làm cho kinh tế thị trường
chứa đựng cả những yếu tố đi ngược chiều với mục tiêu mà chúng ta đang
hướng tới. Những khuyết tật, mặt trái của kinh tế thị trường được thể hiện ở
các nội dung sau:

+ Động cơ lợi nhuận dễ đẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật như kinh
doanh lừa đảo, làm hàng giả; tài nguyên thiên nhiên và môi trường bị tàn
phá, huỷ hoại 1 cách nghiêm trọng và lan rông; tham nhũng, hối lộ, tệ nạn xã
hội, thương mại hoá các giá trị đạo đức và đời sống tinh thần;

+ Kinh tế thị trường tạo ra sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, dẫn

đến phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng.

+ Do theo đuổi lợi ích cá nhân tối đa, nên lợi ích chung của xã hội không
được chăm lo, nhiều trường hợp các nhà kinh doanh có thể đưa vào sản xuất
những sản phẩm đem lại tác hại cho xã hội và nhân loại như hàng giả, thuốc
tây giả, ma tuý, văn hoá phẩm đồi truỵ ; để khắc phục tình trạng này cần
phải có sự can thiệp tích cực của nhà nước.

+ Sự cạnh tranh trong kinh tế thị trường dẫn đến độc quyền, do vậy sẽ hạn
chế nghiêm trọng các ưu điểm của kinh tế thị trường. Sự cạnh tranh không tổ
chức dẫn đến mất cân đối vĩ mô, gây ra những hậu quả tiêu cực về xã hội
như tình trạng thất nghiệp, lạm phát, phát triển kiểu chu kỳ.

+ Kinh tế thị trường làm sản sinh và dẫn đến các cuộc chiến tranh kinh tế.

3. Nhà nước cần tập trung giải quyết những vấn đề sau để khắc phục những
nhược điểm của nền kinh tế thị trường:

+ Nhà nước cần tập trung vào việc xây dựng 1 hệ thống thị trường đồng bộ
gồm những thị trường bộ phận như: thị trường vốn, thị trường lao động

+ Các chủ thể kinh tế phải được tự do, bình đẳng trong hoạt động kinh tế.

+ Nhà nước phải hoàn thiện hệ thống pháp luật.

+ Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để định hướng cho sự vận động
và phát triển của nền kinh tế.

+ Nhà nước phải kết hợp nhiều hình thức phân phối theo yêu cầu của nền
kinh tế thị trường, đó là phân phối theo lao động, phân phối theo tài sản và

vốn, phân phối qua quỹ phúc lợi xã hội để giảm khoảng cách giàu nghèo.

+ Phải chú trọng vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng, bởi nếu cơ sở hạ tầng yếu
kém sẽ làm cho giá thành sản phẩm cao, hiệu quả mua bán kém, do vậy
không có khả năng cạnh tranh trên thị trường, sẽ khó thu hút đầu tư kinh tế
từ nước ngoài.
+ Tăng cường công tác kiểm tra giám sát để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,
chống nạn tham nhũng, lãng phí cạnh tranh không lành mạnh, hàng lậu,
hàng giả ).

×