Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

BÀI SOẠN ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ (PHẦN 4) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.23 KB, 6 trang )

BÀI SOẠN ÔN THI TỐT NGHIỆP
MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ (PHẦN 4)
Câu 4: Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước đối với nền kinh
tế. Từ thực tế chứng minh vai trò của nhà nước ngày càng quan trọng
trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

I. Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nướcđối với nền kinh tế:

Nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế bởi các lý do sau:

a. Tính giai cấp trong kinh tế và bản chất giai cấp của nhà nước.

Nhà nước là sản phẩm của xã hội có phân chia và đối kháng giai cấp, nó
được giai cấp thống trị về kinh tế sinh ra để bảo vệ quyền lợi kinh tế của giai
cấp thống trị đó. Nói cách khác, nhà nước có sứ mạng và nhiệm vụ bảo vệ
lợi ích của giai cấp thống trị về kinh tế.

Tính giai cấp trong kinh tế thể hiện ở vị thế của giai cấp đó đối với tư liệu
sản xuất, vị thế trong quản lý sản xuất, cơ sở vật chất, vị thế trong phân chia
lợi ích kinh tế. Theo đó, trong nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa, giai cấp công
nhân là những người làm công, không có tư liệu sản xuất, ở vị trí bị quản lý
và bị bóc lột; và giai cấp tư sản, những chủ sở hữu về tư liệu sản xuất, quản
lý, phân phối lợi nhuận và bóc lột. Vậy giai cấp chỉ hình thành trong kinh tế
và cuộc đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giành 3 vị thế trong kinh tế.

Kết hợp 2 mặt vấn đề, ta thấy trong kinh tế có đấu tranh giai cấp, nhà nước
là 1 công cụ của giai cấp. Nhà nước không thể đứng ngoài cuộc đấu tranh
giai cấp mà phải tham gia vào mới thể hiện hết vai trò công cụ của mình.

b. Tính mâu thuẫn gay gắt về lợi ích trong lĩnh vực kinh tế:



Trong nền kinh tế thị trường chứa đựng những mâu thuẫn cơ bản, đó là
những mâu thuẫn giữa các doanh nhân với nhau, mâu thuẫn giữa chủ với thợ
trong các doanh nghiệp có bóc lột lao động và mâu thuẫn giữa giới sản xuất
kinh doanh với toàn thể cộng đồng. Những mâu thuẫn cơ bản này có tính
phổ biến, thường xuyên vì nó động chạm đến tất cả mọi người không trừ
một ai, vì khi tham gia vào kinh doanh, từ doanh nhân đến người lao động,
người tiêu dùng đều có va chạm với nhau về kinh tế. Hơn nữa những mâu
thuẫn đó còn mang tính căn bản, vì là mâu thuẫn sinh tồn liên quan đến sự
sống chết của con người.

Do tính chất của mâu thuẫn như trên việc hoà giải các mâu thuẫn này phải
do nhà nước chứ không ai khác, và phải giải quyết triệt để, nếu không sẽ có
tác dụng ngược lại, chỉ có nhà nước mới làm được điều đó vì nhà nước có
sức mạnh, có những quyền lực đặc biệt, được tạo ra bởi thể chế đặc biệt.
Nhà nước cộng hòa dân chủ là sức mạnh của toàn dân, có những quyền mà
nhân dân trao cho, chỉ có nhà nước can thiệp vào giải quyết mâu thuẫn thì
trật tự kinh tế mới cơ bản được thiết lập.

c. Tính khó khăn phức tạp của sự nghiệp kinh tế:

Hoạt động kinh tế cần nhiều điều kiện chủ quan, đó chính là phải có ý chí
làm giàu, muốn làm giàu phải có ý chí, tuy nhiên hoạt động làm giàu còn tùy
thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có sự tin tưởng vào chế độ kinh tế, chính
trị, vào tính đúng đắn của sự lựa chọn đầu tư, lựa chọn giải pháp , những
điều này phụ thuộc rất lớn vào nhà nước, vào chế độ xã hội.

Phải có tri thức làm giàu, người làm kinh doanh cần phải có 2 nhóm tri thức
cơ bản, đó là tri thức về sản xuất kinh doanh và thông tin toàn diện trong và
ngoài nước có liên quan đến việc làm kinh tế. Tri thức về sản xuất kinh

doanh bao gồm những kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất có
thể học được từ trường lớp, sách vở và thực tiễn. Còn nhóm thứ 2 bao gồm
nhiều thông tin như kinh tế kỹ thuật, chính trị, quân sự trong và ngoài nước,
giá cả, quy hoạch , chỉ có nhà nước mới có. Do đó, nếu không có nhà nước
chắc chắn các nhà doanh nghiệp không đủ tầm nhìn thấy tương lai.

Phải có phương tiện sản xuất kinh doanh, trước tiên là vốn, nhà doanh
nghiệp có thể huy động vốn từ nhiều nguồn, có khi không nhất thiết phải vay
vốn của nhà nước nhưng doanh nhân vẫn cần vay vốn của nhà nước do
không tin tưởng các nguồn khác. Ngoài nguồn vốn ra, phải cần có hệ thống
kết cấu hạ tầng trong đó sát với người làm kinh tế thị trường, nhất là hệ
thống chợ, điều này chỉ có nhà nước mới tạo ra được, chỉ có nhà nước quản
lý chợ mới có thể làm cho mọi người yên tâm khi tham gia thị trường. Hoạt
động của chợ rất phức tạp, khó bảo vệ, bất an nhất nên các loại chợ đều cần
có sự bảo hộ của nhà nước.

Phải có môi trường kinh doanh, đó là môi trường bè bạn và môi trường an
toàn cho sản xuất kinh doanh. Trong kinh doanh cần phải có đối tác, để tìm
được đối tác như ý ở trong hay ngoài nước, tự thân nhà doanh nghiệp không
dể tìm, do vậy nhà nước là 1 chỗ dựa quan trọng cho các nhà doanh nghiệp.

Môi trường an toàn là an toàn cho tính mạng và tài sản của doanh nhân, chỉ
có nhà nước mới là người bảo vệ tốt nhất. Hơn nữa môi trường an toàn là
môi trường không có chiến tranh, không có tội phạm hình sự, ngăn ngừa
được thiên tai hay dự báo để phòng tránh thiên tai. Sự an toàn này trừ nhà
nước không ai tạo ra được cho doanh nhân.

d. Sự có mặt của kinh tế Nhà nước trong kinh tế quốc dân, đây là lý do
trực tiếp nhất khiến Nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế quốc dân.


Kinh tế nhà nước bao gồm tài nguyên quốc gia, dự trữ quốc gia về tiền, vàng
bạc, đá quý và vật tư, kết cấu hạ tầng, toàn bộ vốn nằm trong các doanh
nghiệp. Nhà nước cần có kinh tế riêng của mình để thực hiện kích thích hay
cưỡng chế kinh tế, nhà nước cần có lực lượng kinh tế làm công cụ quản lý xã
hội khi các công cụ khác tỏ ra bất cập trong 1 số trường hợp nhất định. Nhà
nước cần có lực lượng kinh tế riêng, cụ thể là các doanh nghiệp nhà nước để
sản xuất và cung ứng những hàng hóa, dịch vụ mà khu vực tư nhân không
làm được. Hơn nữa nhà nước cần có thực lực kinh tế để thực hiện chính sách
xã hội.

Kinh tế nhà nước là những vật cụ thể phải cần có con người cụ thể đứng ra
quản lý, vì nhà nước là 1 phạm trù trừu tượng. Mà khi giao cho những nhóm
người cụ thể quản lý sẽ dẫn đến 2 nguy cơ là: công sản có thể bị lợi dụng để
mưu lợi tư, bị tham ô lãng phí, người được nhà nước ủy thác quản lý có thể
không đủ khả năng làm cho đơn vị của mình thực hiện đúng vai trò, chức
năng, nhiệm vụ mà nhà nước đặt ra cho kinh tế nhà nước. Xuất phát từ
những lý do đó mà nhà nước phải quản lý đối với kinh tế.

II. Chứng minh vai trò của nhà nước ngày càng quan trọng trong quá
trình chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Hiện nay, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một quá
trình khách quan, hợp quy luật và là một nội dung cơ bản của công cuộc đổi
mới ở nước ta. Đây là một quá trình khó khăn và phức tạp vì phải đổi mới cả
cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy quản lý và con người, đổi
mới tư duy, phong cách, và lối sống cũ đã ăn sâu vào từng con người. Do đó,
đổi mới thành công hay không lại phụ thuộc vào sự lãnh đạo của Đảng và
quản lý của nhà nước. Như vậy, trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị
trường cũng như khi cơ chế thị trường đã được xây dựng đồng bộ, vai trò

quản lý kinh tế của nhà nước không hề suy giảm mà còn tăng lên. Điều đó,
không có nghĩa là nhà nước nắm tất cả, can thiệp vào tất cả mọi hoạt động
kinh tế của toàn xã hội, mà trái lại nhà nước chỉ nắm những lĩnh vực, những
khâu then chốt, thực hiện những công việc quan trọng nhất mà thị trường và
nhân dân không làm được, biết sử dụng cơ chế thị trường một cách khôn
khéo để phục vụ cho mục tiêu quản lý của mình, biết phát huy những mặt
tích cực của cơ chế thị trường và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế đó, phát
huy động lực của sự phát triển kinh tế, xử lý những bất trắc và tình huống
mới nảy sinh, đảm bảo cho cơ chế thị trường ra đời đồng bộ và vận hành
thông suốt, thúc đẩy kinh tế phát triển. Như vậy, vai trò của nhà nước trong
bước chuyển đổi sang cơ chế thị trường hết sức quan trọng và nặng nề, vừa
phải tiến hành đổi mới, cách thức điều hành từ chỗ trước đây vốn quen với
cơ chế cũ sang cách thức điều hành, quản lý theo cơ chế mới, nguyên tắc
mới nhằm thiết lập mối quan hệ hợp lý giữa nhà nước - thị trường - doanh
nghiệp, vừa phải liên tục hoàn thiện phương pháp, công cụ và kỹ thuật điều
hành trong điều kiện vừa chuyển đổi, vừa hội nhập, vừa phát triển theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà nước phải thực hiện vai
trò là người đại diện cho nhân dân để quản lý nền kinh tế vì lợi ích của đất
nước và nhân dân nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh.

×