Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

BÀI SOẠN ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ (PHẦN 5) Câu 5: pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.88 KB, 6 trang )

BÀI SOẠN ÔN THI TỐT NGHIỆP
MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ (PHẦN 5)
Câu 5: Chức năng quản lý kinh tế của nhà nước, những hạn chế trong
công tác quản lý kinh tế của nhà nước, của các cơ quan quản lý kinh tế
của nhà nước.

I.Chức năng quản lý kinh tế của nhà nước.

1. Chức năng bảo vệ lợi ích giai cấp.

Để bảo vệ lợi ích giai cấp trong quản lý nhà nước về kinh tế, nhà nước trước
hết phải thiết lập và bảo vệ chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý
tối ưu, xây dựng và bảo vệ chế độ phân phối, hưởng thụ có ưu thế cho giai
cấp mà nhà nước là đại biểu.

2. Chức năng điều chỉnh các hành vi sản xuất kinh doanh:
Để điều chỉnh các hành vi sản xuất kinh doanh, trước hết phải điều chỉnh các
quan hệ lao động sản xuất, đồng thời điều chỉnh các hành vi phân chia lợi
ích.

+ Trong xã hội, thuộc tầm điều chỉnh của Nhà nước có rất nhiều quan hệ, đó
là quan hệ quốc gia với quốc tế, quan hệ phân công và hợp tác nội bộ nền
kinh tế quốc dân, quan hệ phân công hợp tác theo lãnh thổ nội bộ quốc gia.
Để điều chỉnh các quan hệ này, nhà nước phải định hướng phát triển chung
cho toàn xã hội thông qua công tác xây dựng đường lối, chiến lược, qui
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, qui định thiết kế chất lượng sản
phẩm và dịch vụ, định hướng cụ thể cho các doanh nhân trong việc phát
triển sự nghiệp sản xuất kinh doanh của họ. Mục tiêu điều chỉnh của nhà
nước là hiệu quả tối đa. Trong chức năng này nhà nước xuất phát từ lợi ích
của tất cả mọi doanh nhân, của toàn xã hội.


+ Điều chỉnh các hành vi phân chia lợi ích.

Trong lĩnh vực kinh tế có các quan hệ lợi ích, đó là: quan hệ trao đổi hàng
hóa. Nhà nước điều chỉnh quan hệ này nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của
các bên tham gia quan hệ; quan hệ phân chia lợi ích trong các công ty; quan
hệ tiền công, tiền lương, nhà nước điều chỉnh quan hệ này nhằm giữ cho
quan hệ được thực hiện công bằng, văn minh, hợp lý, hợp tình, bảo vệ quyền
lợi chính trị của Đảng cầm quyền; quan hệ đối với công quỹ quốc gia.

Để thực hiện chức năng điều chỉnh các hành vi phân chia lợi ích, Nhà nước
cần phải xây dựng thể chế kinh doanh, trao đổi hàng hoá để can thiệp vào
các quan hệ trao đổi hàng hoá của doanh nhân, xây dựng chế độ tiền công,
tiền lương, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội để can thiệp vào các quan hệ
thù lao cho người lao động, xây dựng chế độ đóng góp của công dân vào
công quỹ quốc gia như các thể chế về thuế, phí, lệ phí và các loại đóng góp
có tính chất nghĩa vụ khác.

3. Hỗ trợ doanh nhân lập thân, lập nghiệp trên lĩnh vực kinh tế:

Nhà nước là nhân tố không thể thiếu được đối với mọi công dân làm kinh tế,
nhà nước thực hiện chức năng này có ý nghĩa lớn cho sự củng cố nhà nước,
tạo nên sự tin tưởng và biết ơn nhà nước trong lòng dân.

Nhà nước có thể hỗ trợ doanh nhân trên các mặt như hỗ trợ công dân ý chí
làm giàu; hỗ trợ về tri thức cho công dân lập thân, lập nghiệp về kinh tế; hỗ
trợ về phương tiện sản xuất kinh doanh và hỗ trợ doanh nhân về môi trường
kinh doanh.

Để hỗ trợ công dân về những mặt trên, Nhà nước phải tiến hành các hoạt
động quản lý sau:


- Tuyên truyền giới thiệu giúp cho công dân biết được thế nào là cuộc sống
giàu có, đầy đủ, sung sướng để từ đó gây dựng và nuôi chí làm giàu trong
nhân dân.

- Xây dựng và ban hành đường lối chính trị, hệ thống pháp luật có tính khoa
học và thực tiễn cao, đủ mức để công dân có cơ sở tin tưởng vào sự ổn định
chế độ chính trị, pháp luật, xã hội, ở thái độ trước sau như một của nhà nước
và cộng đồng đối với người biết làm giàu.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân học tập để có đủ tri thức dựng
nghiệp.

- Định hướng cho mọi hoạt động của doanh nhân.

- Cung cấp cho giới doanh nhân các thông tin kinh tế, khoa học và công
nghệ, chính trị, quân sự trong nước và quốc tế có liên quan đến hoạt động
sản xuất kinh doanh.

- Mở ra các trung tâm hội tụ doanh nhân, các địa bàn xúc tác kinh tế.

- Đầu tư xây dựng hoặc chủ trì việc xây dựng kết cấu hạ tầng cho kinh tế
phát triển, xây dựng lực lượng nòng cốt kinh tế.

- Nhà nước bảo vệ tài sản và tính mạng cho doanh nhân, phòng chống tội
phạm hình sự, tiến hành các biện pháp phòng chống thiên tai, hạn chế tối đa
các rủi ro, tai họa tự nhiên đối với doanh nhân.

4. Bổ sung cho thị trường những hàng hoá, dịch vụ khi cần thiết bằng
các phương thức thích hợp. Thực chất của chức năng này nhằm bổ sung

cho tính hoàn hảo của kinh tế thị trường. Trong quan hệ hoàn hảo về cung-
cầu của kinh tế thị trường mọi nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của xã hội đều
được khu vực tư nhân đáp ứng, từ đó tạo ra lổ hổng về cung, bức xúc về cầu,
làm nảy sinh ra vấn đề bổ sung. Như vậy bổ sung này là dùng 1 lực lượng
ngoài hệ thống để tăng cường nội bộ khi nội bộ thiếu sót, chỉ có nhà nước là
lực lượng tăng cường hữu hiệu và không thể thay thế.

Nhà nước xây dựng các doanh nghiệp nhà nước để trực tiếp cung ứng hàng
hóa và dịch vụ cho cộng động bằng phương thức trực tiếp, nhà nước sử dụng
phương thức gián tiếp với việc đóng vai trò đại diện tiêu dùng thay mặt toàn
xã hội để mua 1 số hàng hóa và dịch vụ của khu vực tư trong và ngoài nước.
Mỗi hình thức đều có ưu, nhược điểm riêng, thích ứng với từng lúc, từng
nơi, từng loại hàng hóa, dịch vụ (khi nền kinh tế ở giai đoạn khởi phát, khả
năng quản lý của nền hành chính quốc gia còn hạn chế- hình thức trực tiếp
được trọng dụng; khi năng lực kinh tế của khu vực phát triển lên, khả năng
quản lý xã hội của nhà nước vững vàng hơn - phương thức gián tiếp sẽ
chiếm ưu thế).

5. Bảo vệ công sản và khai thác công sản như 1 công cụ quản lý:

Công sản là tài sản công, nhà nước là người quản lý và sử dụng, tuy nhiên
nhà nước không trực tiếp mà giao ủy quyền trực tiếp quản lý và sử dụng.
Nhà nước thực hiện chức năng này nhằm bảo vệ công sản đồng thời khai
thác nguồn tài sản công.

Khi giao quyền về quản lý trực tiếp và sử dụng chính người được giao quyền
này có thể tham ô, lãng phí đồng thời có các nguy cơ tổn thất tự nhiên. Do
vậy công sản cần được bảo vệ. Bên cạnh đó, nhà nước phải là người sử dụng
công sản với tính chất như là 1 công cụ quản lý, phải làm cho kinh tế nhà
nước thực sự là vũ khí lợi hại của nhà nước trong quản lý nhà nước về kinh

tế nói riêng, quản lý xã hội nói chung.
II. Những hạn chế trong công tác quản lý kinh tế của nhà nước, của các
cơ quan quản lý kinh tế của nhà nước.

Từ khi đổi mới đến nay, với chức năng của mình, nhà nước đã kịp thời ban
hành và từng bước đưa vào cuộc sống một hệ thống luật pháp khá đầy đủ
theo hướng đổi mới, tạo khuôn khổ pháp lý cơ bản cho nền kinh tế vận hành
và phát triển với tốc độ cao trong một thời gian dài. Huy động được nguồn
lực tài chính khá lớn để chủ động đầu tư phát triển các lĩnh vực kết cấu hạ
tầng cơ bản; chuyển đổi cách thức định hướng, hướng dẫn từ kiểu trực tiếp
trước đây sang kiểu gián tiếp: Nhà nước chủ yếu quản lý kinh tế vĩ mô, tăng
cường sử dụng các chính sách kinh tế như tài chính, tiền tệ. Thực hiện tốt
việc điều tiết, đảm bảo các tiêu chí công bằng xã hội trong điều kiện, trình
độ phát triển kinh tế còn thấp. Bước đầu làm quen và từng bước đổi mới
phương pháp kiểm tra, kiểm soát phù hợp với điều kiện thị trường.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong quá trình đổi mới, quản
lý nhà nước về kinh tế còn nhiều mặt hạn chế và yếu kém:

+ Thứ nhất, quản lý nhà nước chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ mới,
chưa phát huy đầy đủ mặt tích cực và hạn chế được tính tự phát, tiêu cực của
kinh tế thị trường.

+ Thứ hai, hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách chưa đồng bộ và nhất quán,
thực hiện chưa nghiêm.

+ Thứ ba,, quản lý các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, giá cả, kế hoạch hoá,
thương mại, phân phối thu nhập, xây dựng cơ bản, đất đai, vốn, tài sản nhà
nước chưa tốt và chậm đổi mới.


+ Thứ tư, tổ chức bộ máy nhà nước còn nặng nề, quan hệ phân công và hiệp
tác chưa rõ ràng, còn nhiều vướng mắc, tình trạng tham nhũng, lãng phí,
quan liêu, phân tán cục bộ còn nghiêm trọng; cán bộ và công chức nhà nước
còn nhiều hạn chế cả về trình độ, năng lực và phẩm chất, chưa tương xứng
với yêu cầu nhiệm vụ.

+ Thứ năm, cải cách hành chính tiến hành chậm, hiệu quả thấp.

×