Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

BÀI SOẠN ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ (PHẦN 2) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.62 KB, 7 trang )

BÀI SOẠN ÔN THI TỐT NGHIỆP
MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ (PHẦN 2)
Câu 2: Nói rõ đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sự
thể hiện của yếu tố nhà nước trong các đặc trưng đó như thế nào?

I. Kinh tế thị trường là là một mô hình kinh tế vận động, phát triển, dựa trên
cơ sở các quy luật của thị trường, trong đó quan hệ hàng hoá - tiền tệ trở
thành phổ biến và bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế. Nền kinh
tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Cơ chế thị
trường là cơ chế vận hành khách quan của nền kinh tế, ở đó các quy luật
khách quan của nền kinh tế thị trường phát huy tác dụng, trước hết, là quy
luật giá trị, quy luật này đòi hỏi việc sản xuất hàng hoá phải trên cơ sở hao
phí lao động xã hội cần thiết và trao đổi phải bình đẳng, ngang giá. Mọi hoạt
động sản xuất, kinh doanh phải tuân thủ quy luật này mới có thể tồn tại và
phát triển. Thứ hai là quy luật cung cầu, quy luật này biểu hiện quan hệ giữa
cung và cầu thông qua giá cả, nó tác động trực tiếp đến giá cả và phương
thức sản xuất, tiêu dùng của xã hội. Thứ ba là quy luật cạnh tranh, quy luật
này đòi hỏi hàng hoá sản xuất ra phải có chất lượng tốt hơn, chi phí thấp
hơn, thái độ phục vụ văn minh hơn để nâng cao khả năng cạnh tranh so với
các hàng hoá khác cùng loại.

Một nền kinh tế được gọi là kinh tế thị trường phải có 6 đặc trưng chủ yếu
sau:

1. Thứ nhất, là quá trình lưu thông vật chất từ khâu này đến khâu khác trong
hệ thống các khâu của quá trình sản xuất và từ sản xuất đến tiêu dùng đều
được thực hiện chủ yếu bằng phương thức mua - bán. Sở dĩ có sự luân
chuyển vật chất trong nền kinh tế là do có sự phân công chuyên môn hoá
trong sản xuất sản phẩm xã hội ngày càng cao, bên cạnh đó, còn do có sự dư
thừa sản phẩm ở doanh nghiệp này, ngành này nhưng lại thiếu sản phẩm ở
doanh nghiệp khác, ngành khác và ngược lại. Một nền kinh tế được gọi là


nền kinh tế thị trường khi tổng lượng mua bán vượt quá nữa tổng lượng vật
chất của xã hội.

2. Thứ hai, người trao đổi hàng hoá phải có quyền tự do nhất định khi tham
gia trao đổi trên thị trường, được thể hiện trên 3 mặt sau: tự do lựa chọn nội
dung trao đổi, tự do lựa chọn đối tác trao đổi và tự do thoả thuận giá cả trao
đổi theo cách thuận mua vừa bán.

3. Thứ ba, hoạt động mua bán được diễn ra 1 cách thường xuyên, ổn định
trên cơ sở 1 kết cấu hạ tầng tối thiểu đủ để việc mua bán diễn ra thuận lợi, an
toàn.

4. Thứ tư, các đối tác tham gia trong nền kinh tế thị trường đều theo đuổi lợi
ích của mình, đó chính là lợi nhuận, lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp của
sự phát triển kinh tế nhưng không được xâm phạm ảnh hưởng đến lợi ích
của người khác và của cộng đồng.

5. Thứ năm, kinh tế thị trường luôn gắn với cạnh tranh, hay nói cách khác,
cạnh tranh là linh hồn của nền kinh tế thị trường, đó là động lực thúc đẩy sự
tiến bộ kinh tế và xã hội, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ
có lợi cho người tiêu dùng.

6. Thứ sáu, sự vận động của các quy luật khách quan trong nền kinh tế thị
trường (quy luật giá trị, qui luật cạnh tranh, qui luật cung - cầu ) dẫn dắt
hành vi, thái độ ứng xử của các chủ thể tham gia thị trường.

Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của sức sản xuất trong từng quốc gia và sự
hội nhập kinh tế mang tính toàn cầu đã tạo điều kiện và khả năng to lớn để
nền kinh tế thị trường phát triển đạt đến trình độ cao - kinh tế thị trường hiện
đại. Nền kinh tế thị trường hiện đại là nền kinh tế có đầy đủ các đặc trưng

của 1 nền kinh tế thị trường và đồng thời có các đặc trưng sau:

+ Một là, có sự thống nhất về mục tiêu kinh tế với các mục tiêu chính trị - xã
hội và nhân văn.

+ Hai là, có sự quản lý của nhà nước, do nhu cầu nhà nước không chỉ là
người đại diện cho lợi ích của giai cấp cầm quyền mà còn do nhu cầu của
chính những người tham gia Điều đó đòi hỏi phải có sự quản lý của nhà
nước đối với nền kinh tế thị trường.

+ Ba là, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế giữa các quốc gia đang diễn ra
với qui mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng tăng làm cho nền kinh tế thế
giới ngày càng trở nên 1 chỉnh thể thống nhất, trong đó mỗi quốc gia là 1 bộ
phận gắn bó hữu cơ với các bộ phận khác.

+ Bốn là, hệ thống thị trường đồng bộ, thống nhất, ngày càng hiện đại, gắn
với thị trường khu vực và thế giới, bao gồm các thị trường bộ phận đầu ra
(hàng hoá, dịch vụ) và thị trường đầu vào (vốn, lao động, công nghệ thông
tin, bất động sản ).

II. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

Đại hội X của Đảng đã khẳng định quan điểm nắm vững định hướng XHCN
trong nền kinh tế thị trường ở nước ta là:

+ Thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”; giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng
cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, khuyến khích mọi
người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và
từng bước khá giả hơn.


+ Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế,
trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với
kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc
dân.

+ Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính
sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá, y tế, giáo
dục , giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Thực
hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng
thời theo mức đóng góp vốn cùng với các nguồn lực khác và thông qua phúc
lợi xã hội.

+ Phát huy quyền làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý,
điều tiết nền kinh tế của nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của
Đảng.

Từ những quan điểm trên, chúng ta thấy rằng giải phóng mạnh mẽ và không
ngừng phát triển sức sản xuất là cơ sở để nâng cao thu nhập và cải thiện đời
sống nhân dân (hiện nay là 600 USD/đầu người/năm phấn đấu đến năm
2010 là 1.000 USD/đầu người/năm) và giảm khoảng cách giàu nghèo, rút
ngắn mức độ phân hoá giàu nghèo, đồng thời là điều kiện để thúc đẩy kinh
tế phát triển, với tốc độ tăng trưởng (GDP) bền vững, có cơ cấu kinh tế hợp
lý, cân đối với nguồn lực đất nước. Bên cạnh phát triển kinh tế, phải thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội, phát huy dân chủ, tạo môi trường tự do
kinh doanh theo pháp luật và trong khuôn khổ của pháp luật, đảm bảo sự
bình đẳng giữa các chủ thể tham gia trên lĩnh vực kinh tế.

Đảng ta khẳng định quan điểm phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế (kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân

(bao gồm cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài) và nhiều loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh.
Về cơ chế quản lý, chịu sự điều tiết song hành của các quy luật kinh tế khách
quan của nền kinh tế thị trường và chịu sự quản lý ở tầm vĩ mô của nhà
nước. Về hình thức phân phối, thực hiện phân phối theo lao động (người lao
động được thụ hưởng tương xứng với công sức đóng góp của mình), phân
phối theo tỷ lệ tài sản và vốn góp, phân phối thông qua quỹ phúc lợi xã hội.

Phát triển lực lượng sản xuất của nền kinh tế đạt trình độ hiện đại, phục vụ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đây là tất yếu của mọi quốc gia khi tham gia
kinh tế thị trường. Ngay trong bản thân mỗi đơn vị, doanh nghiệp phải thực
hiện tổ chức sản xuất 1 cách tiên tiến theo hướng chuyên môn hoá, hợp tác
hoá, liên hợp hoá và bằng việc không ngừng nâng cao trình độ khoa học -
công nghệ sản xuất theo hướng cơ khí hóa, điện khí hóa , đồng thời phải
thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng cho từng loại thị trường. Hình thành và
phát triển 1 số ngành mũi nhọn, trọng điểm, có tính chất then chốt để tạo ra
sự cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới. Xây dựng nền kinh tế
mở và hội nhập, mở rộng quan hệ với các quốc gia, các tổ chức trên thế giới
ở lĩnh vực xuất nhập khảu hàng hoá, đầu tư vốn, dịch vụ thu ngoại tệ,
chuyển giao khoa học công nghệ, đồng thời, cùng với mở cửa, hội nhập,
phải xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, phát huy tối đa nội lực để
thu hút ngoại lực, từng bước thực hiện hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền
kinh tế thế giới.

III. Sự thể hiện yếu tố nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa.

Trước đây, do yêu cầu xây dựng nền kinh tế theo chế độ công hữu, phi hàng
hoá và được quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung nên nhà nước quản
lý tuyệt đối toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội, nắm và chi phối toàn bộ hoạt

động kinh tế của đất nước. Với cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung, nhà
nước đã thực hiện được những mục tiêu kinh tế và chính trị xã hội quan
trọng, thể hiện được tính ưu việt của CNXH trên nhiều mặt. Tuy nhiên, nền
kinh tế theo chế độ công hữu, phi hàng hoá và được quản lý theo cơ chế kế
hoạch hoá tập trung cao độ cũng bộc lộ nhiều khuyết tật, làm triệt tiêu động
lực phát triển, nền kinh tế trì trệ, rơi vào khan hiếm, dẫn tới khủng hoảng
kinh tế - xã hội, còn nhà nước thì bao biện, làm thay thị trường và xã hội,
dẫn tới bộ máy cồng kềnh, quan liêu, quản lý kém hiệu lực và hiệu quả. Nhà
nước đề ra đường lối, chính sách, kế hoạch, nhà nước là chủ sở hữu vốn của
mình trong doanh nghiệp, nhà nước lập kế hoạch thực hiện, can thiệp vào
mọi khâu trong quá trình thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp, nhà nước là
người điều hành trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, nhà nước quyết định tất cả từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình
kinh tế.

Hiện nay, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một quá
trình khách quan, hợp quy luật và là một nội dung cơ bản của công cuộc đổi
mới ở nước ta. Trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường cũng như
khi cơ chế thị trường đã được xây dựng đồng bộ, vai trò quản lý kinh tế của
nhà nước không hề suy giảm mà còn tăng lên. Điều đó, không có nghĩa là
nhà nước nắm tất cả, can thiệp vào tất cả mọi hoạt động kinh tế của toàn xã
hội, mà trái lại nhà nước nhà nước chỉ nắm những lĩnh vực, những khâu then
chốt, thực hiện những công việc quan trọng nhất mà thị trường và nhân dân
không làm được, nhà nước tiến hành kiểm tra, giám sát, định hướng kinh tế
cho các thành phần kinh tế trong xã hội, nhà nước chỉ thực hiện quản lý ở
tầm vĩ mô.

×