Chương 2
Vai trò quản lý của nhà nước về hoạt động xuất khẩu lao động
1. Khái niệm
Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động là sự tác động của nhà nước thông
qua các chính sách để điều chỉnh công tác tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo và
giáo dục định hướng quan hệ lao động, thannh lý hợp đồng trong hoạt động
xuất khẩu lao động nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động
2.1 Xuất phát từ vấn đề kinh tế
Theo thống kê của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), khoản thu nhập của
người lao đông của nước ngoài mỗi năm đạt tới 65,5 tỷ USD, trong khi đó
hàng năm tổng các khoản viện trợ chính thức (ODA) chỉ đạt mức 51 tỷ
USD. Người đi làm việc ở nước ngoài thường có mức thu nhập bình quân
cao hơn trong nước từ 6 đến 10 lần. Chênh lệch về thu nhập là nguyên nhân
khiến nhiều nước tận dụng mọi thời cơ đưa lao động đi làm việc ở nước
ngoài. Tại Việt Nam cùng với việc chuyển sang nền kinh tế thị trường, trong
hơn 10 năm (1991 - hết tháng 6/2003) theo cơ chế mới đã đưa được gần
250.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đem lại thu nhập
hàng năm 1 -1,5 tỷ USD. Xuất khẩu lao động làm tăng ngân sách quốc gia,
tăng thu nhập cho người lao động và góp phần giải quyết việc làm trong
nước.
2.2 Xuất phát từ vấn đề việc làm
Việt Nam là một quốc gia có cơ cấu dân số trẻ với tỉ lệ số người trong độ
tuổi lao động là 67% dân số cả nước Hàng năm, Việt Nam phải tạo ra hơn
1 triệu việc làm mới, khoảng gần 8 triệu lao động thiếu việc làm, hàng chục
vạn bộ đội phục viên, lao động dôi dư ở khu vực Nhà nước Trong những
năm qua, nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước
ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, trong đó có việc giải quyết việc làm
trong nước; tuy nhiên so với số lượng lao động cần giải quyết việc làm hàng
năm cũng chỉ đạt 35% nhu cầu. Chính vì vậy, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
lao động là một trong những giải pháp vô cùng quan trọng, không chỉ trước
mắt mà còn có ý nghĩa chiến lược lâu dài.2.3 Xuất phát từ vấn đề công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.Xuất khẩu lao động mang lại một nguồn
ngoại tệ mạnh cho đất nước góp phần tăng nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp
công nghiệp hoá - hiện đại hoá.Người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm
việc sẽ học tập được tác phong làm việc công nghiệp sản xuất lớn, thái độ
đúng đắn trong công việc cùng với một tay nghề vững chắc khi về nước họ
sẽ là nguồn nhân lực đáng quý tham gia vào công cuộc công nghiệp hoá -
hiện đại hoá đất nước.Lực lượng lao động này nếu làm việc tôt sẽ góp phần
tăng thêm uy tín, vị thế của nước ta trên trường quốc tế, tăng cường sự hiểu
biết và góp phần thúc đẩy quan hệ hơp tác giữa Việt Nam và các nước trên
thế giới.
2.4 Lợi thế lao động xuất khẩu của Việt Nam
Thứ nhất, xuất khẩu lao động đã trở thành chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước. Đại hội VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định : "Phải đẩy
mạnh xuất khẩu lao động", hoạt động xuất khẩu lao động trong những năm
gần đây đã được sự quan tâm chú ý của các ngành, các cấp và các tầng lớp
dân cư trong xã hội.
Thứ hai, nguồn lao động nước ta dồi dào, theo thống kê số lượng người
trong độ tuổi lao động tính đến tháng 7/2002 là 40.694.360 người, mỗi năm
bình quân có thêm hơn 1 triệu người bổ sung vào lực lượng lao động đó.
Thứ ba, cơ cấu dân số nước ta thuộc loại trẻ, đại bộ phận (53%) ở độ tuổi
dưới 30, dưới 40 là 78%, chỉ có 22% dân số ở độ tuổi trên 40.
Thứ tư, giá nhân công Việt Nam rẻ hơn nhiều so với nhiều nước trong khu
vực và trên thế giới, có sức cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế.
Thứ năm, Việt Nam đang không ngừng tiến xa hơn trên con đường hội nhập
với thế giới, trong khi thị trường lao động quốc tế cũng không ngừng tăng
trưởng và đa dạng. Đây là cơ hội quan trọng để Việt Nam tham gia và phát
huy lợi thế của mình trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
3. Vai trò quản lý của nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động
3.1. Công tác hoạch định chính sách, chiên lược.
Với vai trò to lớn của mình, hoạt động xuất khẩu lao động là một trong
những vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm nhằm góp phần thúc đẩy
hoạt động này một cách hiệu quả.
Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 22/9/1998 của Bộ chính trị về xuất khẩu lao
động vầ chuyên gia nêu rõ: “xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt
động kinh tế xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm,
tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn
thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước
ta với các nước khác”.
Chỉ thị đã đưa ra một số chủ trương nhằm định hướng cho hoạt động quản lý
xuất khẩu lao động:
· Cùng với việc giải quyết việc làm trong nước là chính thì việc xuất khẩu
lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây
dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công
nghiệp hóa- hiện dại hóa đất nước; là một bộ phận của hợp tác quốc tế, góp
phần củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với các nước.
· Xuất khẩu lao dộng và chuyên gia phải được mở rộng và đa dạng hóa hình
thức, thị trường, xuất khẩu lao động phù hợp với cơ chế thị trường có sự
quản lý của nhà nước, đáp ứng nhu cầu của nước ngoài về nhu cầu, số lượng
và ngành nghề. Xuất khẩu lao động và chuyên gia một mặt phải đảm bảo sức
cạnh tranh trên cơ sở tăng cường lực lượng đào tạo kĩ thuật và chuyên gia,
nâng dần tỷ trọng lao động có chất lượng cao trong tổng số lao động xuất
khẩu và nâng cao trình độ quản lý của đơn vị xuất khẩu lao động.
· Phát triển, khuyến khích đào tạo nghề gắn với nhu cầu thị trường lao động,
đào tạo ngoại ngữ, giáo dục ý thức pháp luật; làm rõ quyền lợi, nghĩa vụ của
doanh nghiệp và người lao động, tôn trọng phong tục tập quán, văn hóa, hòa
nhập thị trường lao động quốc tế.
Nghị định số 08/2003/NĐ-CP 10/02/2003, trong đó yêu cầu các cơ quan đại
diện Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ trong việc cung cấp thông tin và làm việc
với các cơ quan chức năng, tổ chức nước sở tại để mở rộng thị trường lao
động.
Nghị định số 81/2003/NĐ –CP ngày 17/7/2003 đã cụ thể hóa quy định cụ
của Bộ luật lao động tạo cơ sở cho hoạt động quản lý xuất khẩu lao động và
thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động.
Ngoài ra còn có Luật người lao động Việt Nam đi làm việc với nước ngoài
và một số quy định, nghị định khác.
3.2 Tổ chức bộ máy quản lý
Theo điều 5, nghị định 81/2003 quy định “Cơ quan quản lý Nhà nước về lao
động Việt Nam làm việc ở nước ngoài là Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội . Bộ này có nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về lao động Việt Nam
ở nước ngoài trong phạm vi cả nước”.
Trách nhiệm của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội trong hoạt động xuất
khẩu:
- Phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu phát triển thị trường, xây
dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch về xuất khẩu lao dộng để chỉ đạo thực
hiện.
- Nghiên cứu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, cơ chế xuất
khẩu lao động trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền,
hướng dẫn và tổ chức thực hiện;
- Đàm phán, kí kết các điều ước quốc tế về đưa lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo ủy quyền;
- Quy định hồ sơ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài; danh mục
các nghề và công việc cấm;
- Xây dựng và hướng dẫn thực hiện kế hoạch đào tạo lao động xuất khẩu,
quy định chương trình đào tạo, bồi dưỡng người lao động, cán bộ, doanh
nghiệp xuất khẩu lao động, cán bộ quản lý lao động ở nước ngoài;
- Thanh tra, kiểm tra các cá nhân, tổ chức vầ doanh nghiệp có liên quan đến
việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan
- Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối
hợp với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhiệt Nam
ở nước ngoài; cung cấp kịp thời cho Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động- Thương
binh và Xã hội và các bộ ngành chức năng thông tin về thị trường lao động ở
nước ngoài và tình hình người lao động Việt Nam ở nước sở tại.
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội
quản lý quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động, lệ phí cấp giấy phép, phí đào tạo-
giáo dục định hướng, phí dịch vụ xuất khẩu lao động…
- Bộ Công an cấp hộ chiếu cho người lao động theo quy định của pháp luật
và trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với Bộ Lao động- Thương
binh và Xã hội trong việc phòng các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động
xuất khẩu lao động.
- Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tài chính quy định phí kiểm tra sức khỏe cho
người lao động đi làm việc ở nước ngoài, và chỉ đạo cơ sở y tế tổ chức kiểm
tra sức khỏe và chịu trách nhiệm về sức khỏe.
- Bộ Thương mại và Ngân hàng nhà nước Việt Nam nghiên cứu trình Chính
phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền các chính sách tạo điều kiện để
người lao động và doanh nghiệp xuất khẩu lao động được thực hiện quyền
và nghĩa vụ của mình.
- Bộ Văn hóa- Thhoong tin phối hợp với các bên liên quan định hướng và
chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động xuất khẩu lao động; xử lý
kịp thời và nghiêm minh các trường hợp đưa thông tin thiếu chính xác làm
ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu lao động.
Việc quản lý hoạt động xuất khẩu lao động không chỉ là trách nhiệm vai trò
của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội mà là sự phối hợp quản lý của
các Bộ, ngành có liên quan và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu trong nước và nước ngoài.
3.3 Chỉ đạo thực hiện
Trên cơ sơ chiến lược mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, với nhiệm vụ và
quyền hạn của mình, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội đã chỉ đạo vụ,
cục, ngành có liên quan và các doanh nghiệp cung ứng và tiếp nhận lao động
cả ở trong nước và nước ngoài phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng
và phát luật của Nhà nước.
Tuy nhiên việc chỉ đạo này chỉ mang tầm vĩ mô và Nhà nước không thể
quản lý và chỉ đạo một cách trực tiếp đối với người lao động.Hoạt động xuất
khẩu lao động của nước ta chủ yếu vẫn phải thông qua các công ty môi giới.
Chính phủ ta và chính phủ nước bạn ký kết các hiệp định, thoả thuận về việc
đưa và tiếp nhận lao động ở tầm vĩ mô, còn công việc cụ thể được giao cho
doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam và các công ty môi giới tiến
hành. Với sự biến động của thị trường cũng như tình hình chính trị của thế
giới thay đổi, Nhà nước vẫn phải đảm bảo vai trò trong việc nghiên cứu thị
trường để có sự thay đổi chính sách phù hợp hơn.
Như đã nói ở trên, hoạt động xuất khẩu chủ yếu thông qua các các công ty
môi giới, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng được cấp giấy phép xuất
khẩu lao động. Đối tượng được cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động
bao gồm các loại hình doanh nghiệp sau: doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ
phần mà nhà nước giữ cổ phần chi phối, doanh nghiệp thuộc cơ quan trung
ương các tổ chức chính trị xã hội và doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại
Việt Nam, các doanh nghiệp khác do thủ tướng Chính phủ xem xét quyết
định.
Tất cả các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và người lao
động đi làm việc theo hợp đồng lao động cá nhân ở nước ngoài đều phải
đăng kí hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.tương ứng với mỗi
hình thức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì việc đăng kí hợp
đồng có sự khác nhau, cụ thể là:
- Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải đăng
ký tại Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
- Đối với người lao động đi theo hợp đồng cá nhân thì đăng kí tại Sở Lao
động Thương binh Xã hội địa phương nơi người lao động cư trú.
- Đối với người Việt Nam ở nước ngoài thì đăng kí với cơ quan đại diện Việt
Nam ở nước sở tại.
Để đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động làm việc tại nước ngoài
Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 163/2004/QĐ-TTg 08/9/2004
về việc thành lập, quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động. Mục
đích của quyết định này nhằm phát triển thị trường lao động ngoài nước,
nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị
trường lao động quốc tế, đồng thời hỗ trợ rủi ro cho người lao động và
doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động.
Nguồn của quỹ hỗ trợ bao gồm : Ngân sách Nhà nước cấp, đóng góp của các
doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động (Doanh nghiệp trích 1% số thu
phí dịch vụ xuất khẩu lao động để đóng góp vào quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao
động và được hoạch toán vào chi phí doanh nghiệp).
Sử dụng quỹ này nhằm hỗ trợ chi phí cho hoạt động thị trường lao động
mới; hỗ trợ đào tạo nguồn lao động xuất khẩu, hỗ trợ người lao động và
doanh nghiệp để giải quyết rủi ro gặp phải.
Trong hoạt động xuất khẩu lao động khó tránh khỏi những rủi ro do sự biến
động về tình hình an ninh cũng như chính trị của thế giới. Lao động Việt
Nam cũng không tránh khỏi sự cố đó, điển hình như vụ bạo loạn ở Liby năm
2011.
Có khoảng 10,000 người Việt Nam ở Libya, hầu hết là công nhân, làm việc
trong ngành xây dựng. Với tình hình biến động ngày càng gia tăng ở Libya,
lao động Việt Nam đứng trước tình thế vô cùng khó khăn khi bị mắc kẹt
không thể trở về nước. Có một câu hỏi được ra là người lao động Việt Nam
sẽ về nước ra sao và nếu có thì bằng phương tiện gì.
Trong buổi họp báo tại Bộ Ngoại Giao Việt Nam ở Hà Nội ngày 22 tháng 2
Khi được hỏi: “Việt Nam có phản ứng như thế nào trước tình hình ở Libya
và đã có những biện pháp gì để bảo vệ công dân của nước mình tại đây,”
phát ngôn viên Nguyễn Phương Nga trả lời: “Chúng tôi quan tâm với những
diễn biến hiện nay ở Libya và hy vọng là tình hình sớm ổn định.” Trước tình
hình đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các doanh
nghiệp có lao động xuất khẩu ở Libya đưa lao động Việt Nam về nước. Đến
ngày 9-3 toàn bộ lao động Việt Nam về nước an toàn.
3.4. Kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động xuất khẩu lao
động.
Để thuận lợi cho việc thanh tra , kiểm tra hoạt động của tổ chức, cá nhân
trong hoạt động xuất khẩu lao động Chính phủ ban hành Nghị định số
144/2007/NĐ – CP ngày 10/9/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài.
Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt,
mức phạt, thẩm quyền xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thủ tục xử phạt
vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài.· Vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bao gồm:a) Hành vi vi phạm điều kiện
hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ.b) Hành vi vi phạm quy định về việc
đăng ký hợp đồng, báo cáo việc đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài.c) Hành vi vi phạm quy định về tuyển chọn, ký kết và thanh lý hợp
đồng với người lao động.d) Hành vi vi phạm quy định về bồi dưỡng kỹ năng
nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết cho người lao động.đ) Hành vi vi phạm
quy định về thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền môi giới, tiền ký quỹ và tiền dịch
vụ; đóng góp Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước;e) Hành vi vi phạm quy định
về tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và quản lý người
lao động ở ngoài nước.g) Hành vi vi phạm của người lao động đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng và một số đối tượng liên quan khác.· Các hình
thức xử phạt - Hình thức xử phạt chính:Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm
hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau:a) Cảnh
cáo;b) Phạt tiền.Mức quy định phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm
hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài là 40.000.000 đồng. - Hình thức xử phạt bổ sung:Tùy theo tính
chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc
các hình thức xử phạt bổ sung sau:a) Thu hồi Giấy phép hoạt động dịch vụ
đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là Giấy phép);b)
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;c) Buộc
về nước.3.5 Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về xuất
khẩu lao độngỦy ban nhân dân tỉnh có vai trò nhất định trong việc quản lý
nhà nước về xuất khẩu lao động trong phạm vi địa phương. Cấp tỉnh đảm
nhận công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách về xuất khẩu lao
động và tạo nguồ và giới thiệu người lao động có ý thức tổ chức, trình độ tay
nghề…để tham gia dự tuyển đi làm việc ở nước ngoài. Ủy ban nhân dân tỉnh
có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất khẩu lao động tai địa
phương, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm liên quan đến hoạt
động xuất khẩu lao động.
4. Thành tựu đạt được và hạn chế của quản lý Nhà nước về XKLD
4.1 Thành tựu
· Kết quả đạt được
Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động đi làm việc ở
nước ngoài trong tháng 7/2011 là 8.026 người. Trong đó Đài Loan 2.992
người; Hàn Quốc 2.355 người; Nhật Bản 694 người; Malaysia 812 người;
Lào 298 người; UAE 91 người, Ả rập Xê út 211 người, Macao 89 người,
Campuchia 167 người, Israel 156 người, Algeria 117 người và các thị trường
khác là 44 người.
Như vậy, tổng số lao động đưa đi trong 7 tháng đầu năm 2011 là 54.352
người. Trong đó, thị trường Đài Loan 20.504 lao động, Hàn Quốc 13.541 lao
động, Malaysia 5.886 lao động, Nhật Bản 3.527 lao động, Ả rập Xê út 2.627
lao động, Lào 2.460 lao động, Campuchia 1.561 lao động, Macao 1.189 lao
động, UAE 805 lao động, Cộng hòa Síp 398 lao động, Israel 185 lao động,
Algeria 173 lao động và các thị trường khác 1.496 lao động.
· Về công tác phát triển thị trường xuất khẩu lao động
Trong năm 2009, nước ta đẩy mạnh việc đàm phán, ký kết các hiệp định,
thoả thuận với nhiều nước để tạo khung pháp lý đưa lao động đi, quản lý và
bảo vệ quyền lợi của người lao động tại các nước này. Kết quả là ta đã ký
được Thỏa thuận với Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), với
Cộng hòa Ca-dắc-xtan, Hiệp định hợp tác chuyên gia với CHDCND Lào; ký
kết Thoả thuận với Tổ chức IMM JAPAN về hợp tác phái cử và tiếp nhận tu
nghiệp sinh.
Trong những năm qua, ta đã thực hiện các giải pháp nhằm ổn định và thúc
đẩy thị trường truyền thống thông qua các hoạt động tuyên truyền, quảng bá
về lao động Việt Nam tại một số thị trường: Tổ chức hội thảo giới thiệu về
chính sách và nguồn lao động Việt Nam ở Nhật Bản, tổ chức Ngày lao động
Việt Nam ở Hàn Quốc, tổ chức Hội nghị hợp tác lao động với Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào Qua đó đã quảng bá thêm hình ảnh của lao động Việt
Nam với giới sử dụng lao động, tiếp tục đưa lao động sang các nước này
trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế. Trong công tác chỉ đạo triển khai thị
trường, ta đã tiếp tục chỉ đạo chặt chẽ việc triển khai thị trường, quy định các
điều kiện tối thiểu về hợp đồng, về lộ trình mở rộng để thí điểm, rút kinh
nghiệm. Kết quả là đã mở rộng được các thị trường một cách vững chắc,
tránh được các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh làm giảm quyền lợi
của người lao động và tránh được tình trạng đưa đi ồ ạt sang các thị trường
mới khi chưa có biện pháp quản lý phù hợp.· Về công tác xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật: Trong những năm vừa qua, với Luật Người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản hướng dẫn
được ban hành, hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực
đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhìn chung đã đồng bộ, tạo
hành lang pháp lý để điều chỉnh hoạt động xuất khẩu lao động, phù hợp với
tình hình thực tế trong nước và quốc tế, tạo thuận lợi cho hoạt động của các
doanh nghiệp và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hiện chương trình hỗ
trợ các huyện nghèo giảm nghèo nhanh và bền vững, Bộ đã trình Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định số 71/2009/QĐ-Tg về hỗ trợ các huyện
nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai
đoạn 2009 – 2020.· Về công tác quản lý lao động ở nước ngoàiTrong bối
cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến tình hình việc
làm và thu nhập của lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, Bộ đã phối
hợp với Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại thực hiện các biện pháp
bảo vệ quyền lợi của người lao động theo đúng quy định của pháp luật; cung
cấp thông tin, hướng dẫn các doanh nghiệp về các quy định pháp luật của
nước nhận lao động đối với các trường hợp người lao động mất việc làm và
hướng xử lý trong trường hợp người lao động gặp khó khăn trong việc làm
và thu nhập; yêu cầu các doanh nghiệp theo dõi sát sao tình hình người lao
động ở nước ngoài, kịp thời có biện pháp bảo vệ quyền lợi của người lao
động. Trong bối cảnh một số tổ chức phản động lưu vong tăng cường can
thiệp, xúi giục, kích động, lôi kéo lao động ta ở nước ngoài vào các hoạt
động của chúng để làm mất ổn định cộng đồng lao động, phá hoại chính
sách xuất khẩu lao động của ta, Bộ đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan an
ninh và Bộ Ngoại giao đấu tranh để ngăn ngừa các các hoạt động chống phá
của chúng; chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý lao động tốt hơn; tuyên
truyền, giáo dục người lao động nắm được âm mưu của chúng để chủ động
phòng tránh. · Về công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất khẩu lao
độngCông tác thanh tra, kiểm tra đã được tăng cường, trong đó tập trung
thanh tra một số lĩnh vưc như thu chi tài chính, đào tạo, phổ biến kiến thức
cần thiết cho người lao động trước khi đi. Qua đó đã phát hiện, chấn chỉnh,
ngăn ngừa những sai phạm của các doanh nghiệp, xử lý kịp thời các vi phạm
pháp luật về xuất khẩu lao động. Trong năm qua, đã xử lý vi phạm hành
chính đối với 98 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm
việc ở nước ngoài, bao gồm các vi phạm quy định về việc đăng ký hợp đồng,
tuyển chọn lao động, quản lý lao động ở nước ngoài và vi phạm quy định về
chế độ báo cáo. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, đã chấn chỉnh các
hoạt động không đúng quy định pháp luật của các doanh nghiệp, từ đó, tạo
cho các doanh nghiệp nền nếp hoạt động tuân thủ pháp luật, hạn chế các vụ
việc phát sinh.· Về công tác đào tạo nghề cho người lao độngThực hiện chủ
trương nâng cao chất lượng lao động, tăng dần tỷ lệ lao động đã qua đào tạo
đi làm việc ở nước ngoài, Bộ đã đẩy mạnh tiến độ triển khai thực hiện đề án
đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cơ chế đặt
hàng đấu thầu giai đoạn 2008 – 2010. · Về công tác triển khai chính sách hỗ
trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ Thực hiện Quyết định số
71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề
án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm
nghèo nhanh và bền vững, ngay từ tháng 5 năm 2009, sau khi Thủ tướng
Chính phủ ban hành quyết định, song song với việc phối hợp với các cơ
quan liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện, Bộ đã chỉ đạo
triển khai thí điểm tại các huyên nghèo của một số tỉnh, cụ thể như sau:- Chỉ
đạo các đơn vị thuộc Bộ tập trung hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hợp đồng;
yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tích cực tham gia và hướng
dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đăng ký tham gia đề án; thẩm định
và lựa chọn những hợp đồng tốt để tuyển chọn lao động huyện nghèo. - Phối
hợp với các bộ ngành thực hiện đơn giản hoá quy trình thủ tục cho người lao
động khi tham gia chương trình, cụ thể đã đề xuất với Bộ Công an cho phép
các đơn vị chức năng thực hiện việc cấp hộ chiếu cho lao động huyện nghèo
thông qua doanh nghiệp; kiến nghị với Ngân hàng Chính sách Xã hội nghiên
cứu sửa đổi, hoàn thiện quy định về quy trình, thủ tục giải ngân đối với lao
động huyện nghèo vay vốn đi xuất khẩu lao động, v.v.;- Tổ chức các hoạt
động thông tin, tuyên truyền nhằm chuyển tải kịp thời và đầy đủ chính sách
hỗ trợ của nhà nước đến với người lao động huyện nghèo bằng nhiều hình
thức. Thực hiện tuyên truyền thông qua các kênh truyền hình, đài phát thanh
và báo chí trung ương và địa phương.4.2 Hạn chế trong công tác quản lý
của nhà nước về vấn đề xuất khẩu lao động· Xử phạt quá nhẹXử phạt nhẹ,
thiếu cương quyết trong xử lý vi phạm, đã có những ý kiến cho rằng, cơ
quan quản lý nhà nước đang bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp mà chưa thực
sự quan tâm tới những khó khăn của người lao động. Điển hình là vụ ở Công
ty OSC Hải Phòng, sau khi người lao động nộp tiền cho công ty nhưng sau 4
năm vẫn không thể đi xuất khẩu ở Cộng hòa Séc được. Hiện nay, có rất
nhiều người lao động đang phải gánh nợ từ việc xuất khẩu lao động bất
thành do doanh nghiệp thiếu trách nhiệm và với cách quản lý chỉ bằng công
văn yêu cầu hoặc phạt hành chính với mức phạt vài triệu đến vài chục triệu
đồng của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
· Các vụ lừa đảo trong xuất khẩu lao động
Mặc dù Chính phủ, Bộ LĐTB&XH cùng các ngành hữu quan đã có những
văn bản, thông tư, chính sách hướng dẫn liên quan đến xuất khẩu lao động.
Tuy nhiên, thông tin đến người lao động chúng ta làm chưa tốt. Lợi dụng
việc người dân không nắm bắt đầy đủ thông tin nên các công ty mạo danh,
lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người lao động.
· Việc quản lý sau khi đã đưa lao động sang nước ngoài làm việc còn lỏng
lẻo bởi vậy đã dẫn đến tình trạng nhiều lao động bỏ trốn cư trú bất hợp pháp
trên nước bạn mà gần đây nhất là vụ việc lao động Việt Nam tại Hàn Quốc
bỏ trốn. Việt Nam có trên 60.000 lao động đang làm việc tại thị trường này,
thì có gần 9.000 người đang cư trú bất hợp pháp (đứng đầu về số lượng so
với các quốc gia phái cử). Theo đại diện Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực
Hàn Quốc (HRD) tại Việt Nam cho biết, hiện cảnh sát tư pháp của Hàn
Quốc đang tăng cường tổ chức các lực lượng để truy quét gắt gao lao động
nước ngoài cư trú bất hợp pháp. Lao động bỏ trốn không phải vấn đề mới và
đã được phía thị trường đối tác cảnh báo từ lâu. Để xảy ra hiện tượng thị
trường tiếp nhận phản hồi xấu như hiện nay đó là hệ quả của cả một quá
trình ngành lao động chạy theo số lượng, chưa thực sự chú trọng đến công
tác tuyển lựa, giáo dục định hướng cho lao động.
· Nhà nước chỉ chú trọng đưa người lao động làm việc ở nước ngoài để giải
quyết nhu cầu trước mắt mà không quan tâm đến việc tạo việc cho họ khi trở
về nước. Bởi vậy, sẽ dẫn đến tình trạng tái thất nghiệp. Người lao động
không phát huy được những kinh nghiệm trong quá trình lao động ở nước
ngoài.