Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Chương 3 Giải pháp hoàn thiện vai trò của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.65 KB, 2 trang )

Chương 3
Giải pháp hoàn thiện vai trò của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu
lao động ở nước ta trong thời gian tới.
· Muốn giảm bớt kẽ hở trong quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động trước
hết Chính phủ phải xây dựng được một khung pháp luật hoàn thiện , chi tiết
rõ ràng bên cạnh đó Chính phủ, Bộ LĐTB&XH cùng các ngành hữu quan đã
có đủ văn bản, thông tư, chính sách hướng dẫn liên quan đến xuất khẩu lao
động. Vì khi nước ta đã xây dựng được hệ thống pháp luật về xuất khẩu lao
động thì đồng nghĩa với việc chúng ta có một hành lang pháp lý, có một
công cụ tốt để điều chỉnh cả các tổ chức làm công tác tuyển dụng môi giới
người lao động ra nước ngoài, các cơ sở đào tạo ngoại ngữ cho người lao
dộng xuất khẩu và chính bản thân nhưng người lao động.
· Bên cạnh đó các cơ quan chức năng cần siết chặt công tác quản lý, thanh
tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu
lao động. Xử lý nghiêm minh đối với hành vi của các tổ chức, cá nhân núp
bóng dưới các công ty xuất khẩu lao động (công ty ma) nhằm lừa đảo, chiếm
đoạt tài sản của người lao động, tổ chức buôn người.
· Lãnh đạo cấp cao của nhà nước ta cần có các cuộc gặp chính thức với đại
diện cơ quan phụ trách việc nhập khẩu lao động của nước bạn nhằm tìm hiểu
thị trường lao động của đối tác để tránh tình trang khi lao động đã lên máy
bay sang các nước lại thất nghiệp, hoặc làm việc không đúng với nguyện
vọng trong hợp đồng đã được ký kết.
· Cần có một tổ chức nghiên cứu về thị trường lao động ngoài nước, cung
cấp cho các doanh nghiệp XKLĐ và các trường dạy nghề về dự báo nhu cầu
lao động thuộc các ngành nghề của các nước và khu vực. Tính toán và cung
cấp kết quả nghiên cứu về hiệu quả kinh tế cho từng địa bàn, cho từng loại
việc để các doanh nghiệp XKLĐ và người lao động hiểu và cân nhắc nên lựa
chọn đi theo đơn hàng nào để có hiệu quả nhất, phù hợp với khả năng kinh
tế và trình độ tay nghề, sức khoẻ của mình.
· Có các chính sách ưu dãi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, xây dựng một lộ
trình sắp xếp phát triển các doanh nghiệp xuất khẩu theo định hướng, tiêu


chí của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài theo hợp
đồng, đặc bệt là đầu tư phát triển, tăng cường năng lực cũng như trách nhiệm
của các doanh nghiệp trong công tác xuất khẩu lao động. Đồng thời, có
những chính sách hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, đối tượng nghèo, bộ
đội xuất ngũ,… và thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ nguồn, quỹ hỗ
trợ xuất khẩu lao động sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.

×