LNN đối với các ập đoàn kinh tế nhà nước (Phần 2)
II. Thực trạng hoạt động của các tập đoàn kinh tế ở nước ta hiện nay
1. Sử dụng vốn trong các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nayTheo số
liệu của Bộ Tài chính, 12 tập đoàn kinh tế cùng với 96 tổng công ty, công ty
lớn của Nhà nước sở hữu gần 400.000 tỉ đồng. Hiện nay các tập đoàn và
tổng công ty đang nắm giữ 75% tài sản cố định của quốc gia, khoảng 60%
tổng tín dụng ngân hàng trong nước và tổng vốn vay nước ngoài.Mặc dù
chiếm hầu hết vốn của Nhà nước có tại các doanh nghiệp nhà nước nhưng
chỉ tạo ra khoảng 40%tổng sản phẩm trong nước.Tập đoàn kinh tế nhà nước
không có tư cách pháp nhân nhưng trên thực tế đã trở thành siêu pháp nhân
nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước đã biến độc quyền nhà nước thành độc
quyền doanh nghiệp .Trong khi các tập đoàn kinh tế nhà nước nhận được
nhiều ưu đãi về nguồn vốn nguồn tài nguyên đất và cả cơ chế chính sách
,nhưng tỷ lệ lợi nhuận lai thấp hơn so với khối doanh nghiệp ngoài quốc
doanh ,khi chiếm trên 50% trong tổng đầu tư nhưng chỉ tạo ra được 10% giá
trị gia tăng ,vốn đầu tư khu vực kinh tế nhà nước luôn chiếm tỷ lệ cao trong
tổng đầu tư xã hội nhưng tỷ lệ góp vào thu nhập quốc dân không cân xứng
chỉ ở mức 37-39% và tạo công ăn việc làm cho gần 4,4% tổng số lao động.
Tỷ suất lợi nhuận, vốn chủ sở hữu của các đơn vị này là 17%, 28,8% thu
ngân sách. Tính đến năm 2007, tổng vốn chủ sở hữu của các tập đoàn và
tổng công ty đã tăng lên 18%, tổng tài sản tăng 26%. Vốn của các Tập đoàn
kinh tế lấy chủ yếu từ ngân sách nhà nước do BTC nắm giữ và phát ra theo
lệnh của Thủ Tướng hay bất cứ ai được ủy quyềnTheo báo cáo của Bộ Tài
Chính (BTC), giai đoạn 2006 – 2010, đa số các tập đoàn kinh tế, tổng công
ty Nhà nước phát triển về quy mô, hiệu quả, từng bước nâng lên đóng góp
nguồn thu lớn cho Ngân sách nhà nước, đảm bảo sản xuất, cung ứng nhiều
hành hóa và dịch vụ thiết yếu cho kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội, nâng cao năng lực của nền kinh tế, đóng góp tích cực trong việc bình
ổn giá, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng và
việc làm cho người lao động.Tuy nhiên cũng theo báo cáo của Bộ tài chính ,
hoạt động của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty Nhà nước cũng bộc lộ
nhiều bất cập, huy động quá nhiều vốn để thực hiện đầu tư, đa dạng hóa
ngành nghề kinh doanh trong khi năng lực quản lý, trình độ quản trị doanh
nghiệp và khả năng tài chính có hạn, đầu tư ra ngoài ngành nghề chính còn
nhiều. Nhiều tập đoàn còn chưa đổi mới thiết bị công nghệ, chưa thực sự
năng động trong cạnh tranh, một số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh
doanh hiệu quả thấp, thậm chí thua lỗ kéo dài do trong nhiều tập đoàn việc
tuân thủ các quy định của Nhà nước trong quản lý và sử dung vốn chưa
nghiêm… Bên cạnh đó việc đầu tư của các TĐKTNN khá dàn trải, lấn sân
nhau. Điều đó trực tiếp làm giảm sút vai trò chủ lực của mỗi tập đoàn trong
lĩnh vực hoạt động của mình. Với sự đầu tư khá mạnh tay của Chính Phủ,
nhiều TĐKT đã có tiềm lực rất lớn về nguồn vốn, đặc biệt là chiếm lợi thế
khi hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghề thuộc phạm vi độc quyền nhà
nước. Nếu mỗi TĐKTNN có sự đầu tư đúng hướng phù hợp với mục tiêu đặt
ra khi thành lập tập đoàn thì có thể tạo ra được sức mạnh vượt trội trong
kĩnh vực hoạt động riêng của mình.Tuy nhiên khi nguồn vốn lại đầu tư dàn
trải, hướng hoạt động bị phân tán sang cả những ngành nghề thuộc lĩnh vực
hoạt động của các tập đoàn khác thì sức mạnh của chính tập đoàn đầu tư
không đúng hướng sẽ bị giảm sút. Mặt khác sự “lấn sân” trong đầu tư của
TĐKTNN còn tạo ra sự cạnh tranh, chèn ép lẫn nhau giữa các daonh nghiệp
trong nước, và trong một chừng mực nhất định, điều đó đã làm giảm sút, nội
lực của các doanh nghiệp trong nước khi tham gia vào thương trường Quốc
tế trước những tập đoàn mạnh của nước ngoàiGần đây, dư luận đã dấy lên
những lo ngại về tình trạng đầu tư ra ngoài các lĩnh vực kinh doanh chính
của các TĐKT. Những số liệu liên quan đến vấn đề này đã được các cơ quan
quản lý Nhà nước công bố song lại không có sự đồng nhất
2.Đầu tư trái nghề chính Với sự hội nhập và phát triển kinh tế thì các tập
đoàn kinh tế lớn ở Việt Nam cũng mong muốn nâng cao nguồn lực của mình
, củng cố vững chắc kinh tế cho tập đoàn và mở rộng đầu tư .Nên ở hầu hết
các tập đoàn lớn đều đầu tư trái nghề chính .Theo bộ tài chính cho biết tính
đến cuối năm 2007 , tổng giá trị đầu tư ra ngoài các lĩnh vực kinh doanh
chính của 70 tập đoàn, tổng công ty nhà nước là gần 117.000 tỉ đồng, trong
đó đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bất động sản là hơn 23.400 tỉ
đồng. Ngày 22/6/2006, Quyết định 147/2006/QĐ-TTg phê duyệt đề án thí
điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được ban hành, theo
đó, EVN sẽ hoạt động trong các lĩnh vực chính là sản xuất và kinh doanh
điện năng, cơ khí điện lực và viễn thông, nhưng đồng thời cũng “được phép
kinh doanh đa ngành”. Các ngành khác mà EVN được phép tham gia gồm
vận tải thủy bộ phục vụ sản xuất, kinh doanh; khai thác nguyên liệu phi
quặng; kinh doanh các dịch vụ công nghệ thông tin; hoạt động tài chính,
chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm.
Tiếp sau EVN, một loạt các tập đoàn khác cũng đã được thành lập theo mô
hình “đa ngành” như vậy, và đó là cơ sở để các tập đoàn tiến hành mở rộng
đầu tư trong khoảng thời gian từ cuối năm 2006 đến đầu năm 2008.Theo báo
cáo điều tra 8 tháng đầu năm 2011 Trong số 31 doanh nghiệp lớn và ngân
hàng có báo cáo, có tới 21 đơn vị vẫn đầu tư ra ngoài lĩnh vực chính của
mình. Số vốn đầu tư trái ngành nghề không hề nhỏ đó là: 22.590 tỉ đồng,
trong đó, có sáu tập đoàn, tổng công ty đầu tư trên mức 1.000 tỉ đồng/đơn vị.
Riêng PVN nhiều tiền nhất - đầu tư ngoài ngành 6.690 tỉ đồng - chiếm
3,76% vốn điều lệ. Tập đoàn Công nghiệp cao su, dù tài chính không mạnh
và năm nay việc trồng, chế biến, xuất khẩu cao su thu lãi cao nhưng vẫn đầu
tư ra ngoài 3.700 tỉ đồng, chiếm tới 19,8% vốn điều lệ của tập đoàn. Mặc dù
EVN kêu than lỗ vốn, phải tăng giá điện đợt hai trong năm nhưng vẫn đầu tư
ngoài lĩnh vực chính 2.100 tỉ đồng (2,8% vốn điều lệ).Những lĩnh vực được
coi là mạo hiểm, nhạy cảm mà nhiều chuyên gia kinh tế từng cảnh báo các
tập đoàn nên tránh xa là tài chính, ngân hàng, bảo hiểm lại vẫn là những lĩnh
vực ngoài ngành được khối doanh nghiệp này đầu tư nhiều nhất. Đã có hơn
10.700 tỉ đồng được 13 tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng rót vào các lĩnh
vực trên mà nhiều nhất là PVN với 5.626 tỉ đồng. Trong khi thị trường
chứng khoán ảm đạm, nhiều nhà đầu tư tháo chạy thì một số tập đoàn, tổng
công ty vẫn bỏ vốn vào. Có 13 tập đoàn, tổng công ty đã mua chứng khoán
với số vốn 1.300 tỉ đồng. Có tám đơn vị đầu tư vào bất động sản, khu công
nghiệp, xây lắp với số vốn 3.754 tỉ đồng, trong đó nhiều nhất là tập đoàn
Công nghiệp cao su với số tiền 1.500 tỉ đồng.Việc đầu tư trái ngành cũng có
những ưu điểm và cũng có rất nhiều hạn chế :Ưu điểm lớn nhất đó là mang
lại nguồn lợi lớn cho tập đoàn kinh tế ngoài việc thu nhập từ ngành chính
,củng cố vững chắc cho nền kinh tế của tập đoàn ,mở rộng nguồn lực trong
các ngành nghề khác . Chẳng hạn việc đầu tư vào ngân hàng của các tập
đoàn có thể giúp các tập đoàn giảm khó khăn trong giải quyết nhu cầu vốn
cho doanh nghiệp.Tuy nhiên nó còn có rất nhiều hạn chế và những bất cập
trong hoạt động này .Tập đoàn, tổng công ty có số vốn đầu tư nói trên chưa
vượt quá tỷ lệ đầu tư ra ngoài ngành trên tổng vốn của doanh nghiệp mà
Chính phủ cho phép hiện nay (30%), nhưng trong bối cảnh hầu hết những
lĩnh vực “ngoài ngành” mà các tập đoàn, tổng công ty đã và đang rót vốn
khá ảm đạm thì việc tiếp tục đầu tư trái ngành, nghề khó tránh khỏi những
rủi ro nhất định.Các tập đoàn kinh tế đầu tư trái ngành rất dễ mắc sai lầm
do phân tán nguồn lực và sự thiếu kinh nghiệm của bộ máy quản lý.
Việc kiểm soát vốn trong hoạt động đa lĩnh vực cũng rất phức tạp, dễ
dẫn đến thất thoát, lãng phí và có nguy cơ đổ vỡ tài chính. Ngoài ra, khi
theo đuổi đầu tư trái ngành, doanh nghiệp có thể tự đánh mất lợi thế
cạnh tranh trong chính lĩnh vực kinh doanh truyền thống của mình do
phải phân tán nguồn lực. Theo số liệu cơ quan chức năng tổng hợp được,
năm nay, dự kiến EVN lỗ trên 11.600 tỉ đồng; tổng công ty Xăng dầu Việt
Nam ước tính lỗ 1.200 tỉ đồng; tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam
(Vinashin) lỗ trên 3.000 tỉ đồng.Có thể thấy rằng, khả năng chuyên môn
hoá thường mang lại lợi ích cao nhất cho các thành phần kinh tế, thì các tập
đoàn của Việt Nam lại đầu tư dàn trải sang các ngành các lĩnh vực khác mà
lại không mang lại hiệu quả cao.Trước những hệ quả đã và có thể sẽ xảy
ra, thì ngoài phần trách nhiệm của các tập đoàn và tổng công ty, các cơ quan
quản lý cũng thấy được phần trách nhiệm của mình trong đó.Các cấp quản
lý cần khẩn trương tổng kết, rút ra bài học từ việc cho hình thành các tập
đoàn kinh tế để rồi được phép dùng vốn Nhà nước kinh doanh tay trái (nhất
là kinh doanh ngành nghề không thực sự phục vụ cho nhiệm vụ kinh doanh
chính mà nên cho thành lập những tập đoàn mà trong đó các nghành có thể
hỗ trợ với nhau một cách hợp lý
3. Tình hình hoạt động các tập đoàn kinh tế nhà nước Thực hiện đúng vai
trò và vị trí đầu tàu kinh tế, một số tập đoàn kinh tế nhà nước hoạt động hiệu
quả, mang lại lợi nhuận cho nhà nước. Như Tập đoàn VNPT, kết thúc năm
2010, VNPT cho biết doanh thu khoảng 101.569 tỷ đồng, đạt lợi nhuận là
11.200 tỷ đồng. Doanh thu của VNPT tăng trưởng tới 27,05% so với năm
2009. Kết thúc năm 2010, Viettel đã hoàn thành toàn diện và vượt mức các
chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra trong năm 2010. Cụ thể, tổng
doanh thu đạt 91.561 tỉ đồng, thực hiện 117% kế hoạch và tăng 52% so với
năm 2009. Lợi nhuận đạt 15.500 tỉ đồng, hoàn thành 135% kế hoạch, tăng
52%. Nộp ngân sách Nhà nước 7.628 tỉ đồng, đạt 111% kế hoạch, tăng 45%
và nộp ngân sách quốc phòng 215 tỉ đồng. Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu bình quân đạt 48,3%.Kết quả kinh doanh của tập đoàn Bảo Việt năm
2010 hoàn thành các mục tiêu mà tập đoàn đã đề ra. Tổng doanh thu hợp
nhất toàn Tập đoàn đạt 12.863 tỉ đồng, tăng trương 21,8%, trong đó doanh
thu từ hoạt động bảo hiểm đạt 8.551 tỉ đồng, tăng trương 12%, doanh thu từ
hoạt động tài chính đạt 3079 tỉ đồng, tăng trưởng 28% so với năm 2009. Lợi
nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.225 tỉ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế
thuộc Bảo Việt đạt 953 tỉ đồng, tăng trưởng 6,8% so với năm 2009. Cơ cấu
và tỉ trong doanh thu, hoạt động kinh doanh bảo hiểm là hoạt động kinh
doanh nòng cốt chiếm 66% của tổng doanh thu hợp nhất. Tỉ trọng này có
giảm so với mức tỉ trọng 72% của năm 2009 do tăng tỉ trọng đóng góp của
doanh thu từ hoạt động ngân hàng và đầu tư tài chính.Bên cạnh đó, năm
2010, tập đoàn hóa chất Việt Nam Vinachem đã có bước tăng trưởng khá ấn
tượng: giá trị sản xuất công nghiệp đạt 13.797 tỉ đồng, tăng 14,5% so với
năm 2009; doanh thu đạt 29.665 tỉ đồng, tăng 16%, cao hơn 1% so với mục
tiêu đề ra; Lợi nhuận đạt 2.405 tỉ đồng. Đây là thành tích xuất sắc và được
ghi nhận khi mà tình hình kinh tế và thế giới vẫn đang diễn biến rất phức
tạp. Nhất là đối phó với tình trạng nhiều yếu tố tác động làm tăng chi phí sản
xuất và giảm lợi nhuận như thiếu điện, chi phí than cho sản xuất ure tăng
237 tỷ đồng, cao su nguyên liệu tăng 80%; các nguyên liệu cho sản xuất hóa
chất, chất tẩy rửa đều tăng so với năm 2009 trong khi giá bán sản phẩm
không tăng hoặc tăng rất ít. Trong thời điểm khó khăn như năm 2010 nhưng
Vinachem đã đạt con số tăng trưởng 14,5%.Với tập đoàn công nghiệp cao su
Việt Nam VRG, trong năm 2010, toàn VRG đã khai thác được 276.176 tấn
mủ cao su, đạt 101% kế hoạch. Có 7 công ty thực hiện sản lượng vượt kế
hoạch từ 5 – 10%; 6 công ty, 37 nông trường ở miền Đông Nam bộ đạt năng
suất bình quân trên 2 tấn/ha, 3 nông trường ở Tây Nguyên đạt năng suất bình
quân trên 1,8 tấn/ha. Toàn VRG đã tiêu thụ được 290.830 tấn cao su các loại
với giá bán bình quân 62,8 triệu đồng/tấn, tăng 92% so với giá bán năm
2009. Từ giá bán thuận lợi nên trong năm 2010, VRG đã đạt tổng doanh thu
25.642 tỷ đồng, đạt 142% kế hoạch, tăng 8.924 tỷ đồng so với năm 2009;
Lợi nhuận trước thuế đạt 7.973 tỷ đồng (136% kế hoạch). Riêng công ty mẹ
– Tập đoàn trong năm 2010 đã thu mua và ủy thác xuất khẩu được 45.299
tấn, đạt 132% kế hoạch; tổng doanh thu 4.692 tỷ đồng, lợi nhuận 2.966 tỷ
đồng.Tập đoàn công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam vẫn giữ được sản
xuất ổn định, có mức tăng trưởng hợp lý. Về doanh thu, dự kiến đạt trên 68
nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2009; than sản xuất đạt 46,7 triệu tấn,
tăng 5,3% so với 2009; than tiêu thụ đạt 42,5 triệu tấn, trong đó tiêu thụ nội
địa tăng 20% và xuất khẩu giảm 24% so với 2009. Về sản xuất điện, cả năm
sản xuất và tiêu thụ 3,6 tỷ kWh, tăng rất cao so với năm trước. Các lĩnh vực
khác như khai thác: chế biến khoáng sản (thiếc, đồng, kẽm), sản xuất vật liệu
nổ CN, cơ khí… đều đạt và vượt kế hoạch.Tập đoàn phát triển nhà và đô thị
Việt Nam chính thức ra mắt và đi vào hoạt động ngày 24/3/2010. Sau một
năm hoạt động, tập đoàn bước đầu gặt hái được những thành công. Năm
2010, tập đoàn đã hoàn thành toàn diện kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổng
giá trị sản xuất kinh doanh đạt 34,3 nghìn tỉ, tăng 68% so với năm 2009,
tổng diện tích sàn nhà ở đạt 960 nghìn m
2
sàn, tăng 42% so với năm 2009,
nộp ngân sách Nhà nước đạt gần 2,4 nghìn tỉ, tăng 40% so với năm 2009, lợi
nhuận trước thuế đạt hơn 2 nghìn tỉ, tăng 28% so với năm 2009.Theo báo
cáo của tập đoàn dệt may Việt Nam Vinatex, xuất khẩu toàn ngành dệt
may 6 tháng đầu năm tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, ước đạt 6,16
tỷ USD. Riêng Vinatex 6 tháng tổng doanh thu tăng 33%, xuất khẩu
tăng 32% so với cùng kỳ năm trước. Tiêu thụ nội địa ước đạt 8.300 tỷ
đồng, tăng 22-23% so với cùng kỳ. Ngoài những thành tựu mà một số tập
đoàn kinh tế nhà nước đạt được, những tập đoàn kinh tế nhà nước còn lại
hoạt động kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ lớn, làm thiệt hại to lớn cho nền
kinh tế quốc dân.Theo đó, tám tháng qua, dự kiến Tập đoàn Điện lực Việt
Nam lỗ 11.700 tỉ đồng; mức thua lỗ của Tổng Công ty Xăng dầu VN
(Petrolimex) có thể lên tới 1.200 tỉ đồng; Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy
VN (Vinashin) dự trù lỗ hơn 3.000 tỉ đồng và Tổng Công ty Hàng hải VN dự
kiến lỗ 613 tỉ đồng. Điều này làm dấy lên các mối lo ngại về tình trạng làm
ăn của các công ty nhà nước. Bên cạnh đó, những thông tin thua lỗ ở các
DN nhà nước đã trở nên quá quen thuộc qua mỗi lần công bố, cho thấy
những yếu kém của DN nhà nước vẫn chưa được cải thiện.Nói về Vinashin,
tháng 7/2010, Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra toàn diện tình hình tài
sản, kết quả sản xuất kinh doanh của Vinashin. Theo báo cáo của Thanh tra
Chính phủ gửi Thủ tướng, tính tới cuối năm 2009, tổng giá trị tài sản của
Vinashin đạt hơn 102.500 tỷ đồng. Nếu loại trừ các công nợ nội bộ thì tổng
giá trị tài sản còn lại gần 92.600 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả của Vinashin tính
đến thời điểm cuối năm 2009 là hơn 86.700 tỷ đồng bao gồm 750 triệu đô la
trái phiếu Chính phủ bảo lãnh vay, nợ các ngân hàng trong và ngoài nước,
nợ các đối tác. Tổng vốn chủ sở hữu của Vinashin là 5.900 tỷ đồng. Trong
năm 2009, Vinashin thực lỗ gần 5.000 tỷ đồng, nhiều hơn 3.300 tỷ so với
báo cáo tài chính của Vinashin (1.700 tỷ đồng).Trong 6 tháng đầu năm, lợi
nhuận trước thuế của Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam chỉ đạt
560 tỉ đồng, bằng 18% kế hoạch năm. Ông Dương Khánh Toàn - TGĐ Tập
đoàn cho hay, chỉ tiêu lợi nhuận thấp so với kế hoạch do thiếu vốn ở nhiều
công trình lớn. Nợ lớn, lãi suất ngân hàng tăng cao khiến hiệu quả kinh
doanh giảm sút. Sản phẩm mang lại lợi nhuận cao cho tập đoàn là kinh
doanh nhà và đô thị cũng gặp khó do thị trường đóng băng. Thế nhưng, về
cơ bản Tập đoàn đã hoàn thành được các chỉ tiêu kế hoạch 6 tháng đầu năm,
với tổng giá trị sản xuất kinh doanh thực hiện 31.890 tỷ đồng, đạt 50% kế
hoạch, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2010, nộp ngân sách nhà nước 1.105 tỷ
đồng, bằng 49% kế hoạch năm.Dù có tập đoàn hoạt động có lợi nhuận, có
tập đoàn hoạt động không hiệu quả nhưng tựu chung lại, các tập đoàn kinh tế
nhà nước hoạt động kém hiệu quả hơn các doanh nghiệp, tập đoàn tư
nhân.Năm 2010, không tính Vinashin, 21 đơn vị còn lại chỉ thu được lợi
nhuận trước thuế 70.778 tỷ đồng, trong đó, 80% số tiền này đến từ Tập đoàn
Dầu khí, Viettel, Bưu chính - Viễn thông và Cao su. Nếu loại trừ khoản lỗ
8.596 tỷ đồng của Tập đoàn Điện lực thì lợi nhuận của 15 đơn vị rất thấp,
không chỉ không tương xứng với vai trò, vị thế của mình; thấp hơn rất nhiều
so với thành phần kinh tế khác; thậm chí còn thấp hơn cả lãi suất tiền gửi
ngân hàng.Việt Nam là nước đang phát triển nên nhu cầu đầu tư rất lớn,
trong khi nguồn lực có hạn nên cần phải đi vay để đầu tư phát triển. Tuy
nhiên, với thực tế trên thì các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước đang làm
cho gánh nợ quốc gia thêm lớn vì Chính phủ bảo lãnh cho vay, doanh
nghiệp không trả được nợ thì đương nhiên nợ đó sẽ biến thành nợ của Chính
phủ. Lâu nay các doanh nghiệp nhà nước đang ở trong thế khác biệt hơn so
với khối tư nhân. Họ nhận được nhiều sự ưu đãi, bao cấp hơn. Tuy nhiên, dù
có nhiều lợi thế thì doanh nghiệp nhà nước vẫn thua lỗ đầm đìa. Đáng nói
hơn sự yếu kém của doanh nghiệp nhà nước không chỉ dừng lại ở nguy cơ
phá sản doanh nghiệp mà đang gây ra hậu quả đối với nền kinh tế quốc gia.
Một trong những nguyên nhân khiến các tập đoàn nhà nước hoạt động kém
hiệu quả là việc kiểm soát tài chính chưa được coi trọng đúng mức. Để khắc
phục tình trạng này, các tập đoàn kinh tế nhà nước phải có báo cáo tài chính
hợp nhất theo đúng chuẩn mực kế toán quốc tế.