Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

THỰC TRẠNG các tập đoàn KINH tế NHÀ nước VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 50 trang )

PHẦN 1: TẬP ĐOÀN KINH TẾ VÀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
I. Tập đoàn kinh tế
1. Khái niệm
Theo bách khoa toàn thư Wikipedia tiếng Anh thì tập đoàn kinh tế được định
nghĩa là:
"Tập đoàn kinh tế là một thực thể pháp lí, mà trong khi được sở hữu chung bởi
một số người tự nhiên hoặc những thực thể pháp lí khác có thể tồn tại hoàn toàn độc
lập khỏi chúng sự tồn tại độc lập này cho tập đoàn những quyền riêng mà những thực
thể pháp lí khác không có. Qui mô và phạm vi về khả năng và tình trạng của tập đoàn
có thể được chỉ rõ bởi luật pháp nơi sát nhập."
Theo Điều 149 - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 thì “Tập đoàn kinh tế
là nhóm công ty có quy mô lớn. Chính phủ quy định hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản
lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế”. Cụ thể theo điều 146 của bộ luật này quy định
như sau:
"Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về
lợi ích kinh tế, công nghệ thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Thành phần của
nhóm công ty gồm có:
• Công ty mẹ, công ty con.
• Tập đoàn kinh tế.
• Các hình thức khác."
Theo Viện nghiên cứu Quản lí Kinh tế Trung ương CIEM thì:
“Khái niệm tập đoàn kinh tế được hiểu là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư
cách pháp nhân hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau, có quan hệ về vốn,
tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ
lợi ích của các bên tham gia. Trong mô hình này, "công ty mẹ" nắm quyền lãnh đạo,
chi phối hoạt động của "công ty con" về tài chính và chiến lược phát triển”.
Còn theo ông Hồ Xuân Tùng, Phó trưởng ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển
Doanh nghiệp phát biểu trên báo Nhân dân thì:
1
“Mô hình tập đoàn là một hình thái tổ chức giữa các doanh nghiệp. Còn nhiều
quan niệm khác nhau về tập đoàn, song cũng có một điểm chung nhất là: Tập đoàn


doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có kết cấu tổ chức nhiều cấp, liên kết nhau bằng quan
hệ tài sản và quan hệ hợp tác nhằm đáp ứng đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa; các
doanh nghiệp trong tập đoàn đều có pháp nhân độc lập”.
2. Đặc trưng cơ bản về tập đoàn kinh tế thế giới
[2]
a. Các tập đoàn kinh tế thường có quy mô lớn về vốn, doanh thu và phạm vi hoạt
động.
Sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau trong một tập đoàn luôn luôn nhằm
mục tiêu quan trọng nhất là giải quyết những khó khăn về vốn phục vụ kinh doanh. Vì
vậy, khi đã hình thành tập đoàn, các doanh nghiệp thành viên phát triển nhanh hơn, tài
sản có quyền sở hữu cũng tăng lên khá nhanh, từ đó, tổng tài sản trong toàn tập đoàn
cũng khá lớn.
Các tập đoàn kinh tế trên thế giới thường chiếm phần lớn thị phần trong những
mặt hàng chủ đạo của tập đoàn đó và vì vậy có doanh thu rất cao.
Về lao động, các tập đoàn thường thu hút một số lượng rất lớn lao động ở chính
quốc và ở các quốc gia khác. Ví dụ, tập đoàn Air France (Pháp) bao gồm 16 công ty
con với 45.000 lao động; tập đoàn Danone (Pháp) chuyên sản xuất sữa tươi, bánh bích
quy, thực phẩm, nước khoáng, bia, có 81.000 nhân viên và tập đoàn Fiat (Italia) có
242.300 nhân viên
Phần lớn các tập đoàn mạnh trên thế giới hiện nay là tập đoàn đa quốc gia, tức là
có các chi nhánh, công ty con ở nhiều nước trên thế giới. Chẳng hạn, tập đoàn
HENKEL (Đức) có 330 chi nhánh, công ty con ở nước ngoài. Tương tự, số chi nhánh,
công ty con ở nước ngoài của tập đoàn Simens (Đức) là 300; tập đoàn Roche (Thụy
Sĩ): 140, tập đoàn Tractebel (Bỉ): 100, tập đoàn Unilever (Anh): 90
b. Các tập đoàn kinh tế đã và đang hoạt động trên thế giới hiện nay đều là những tập
đoàn đa ngành, tức là hoạt động trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực.
Hoạt động trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực là xu hướng có tính quy luật
cùng với sự phát triển của các tập đoàn kinh tế. Ví dụ, Mitsubishi ban đầu chỉ hoạt
2
động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo nhưng đến nay đã hoạt động trong các lĩnh vực:

khai khoáng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, ngân hàng, bảo hiểm, ngoại thương,
vận tải Tập đoàn Petronas (Malaysia) trước hoạt động chủ yếu trong ngành dầu khí
nhưng hiện nay đã hoạt động trong các lĩnh vực: thăm dò, khai thác dầu khí, lọc dầu,
hóa dầu, kinh doanh thương mại các sản phẩm dầu khí, hàng hải, kinh doanh bất động
sản, siêu thị và giải trí
Với sự kết hợp ngày càng chặt chẽ giữa các lĩnh vực có liên quan trong hoạt
động sản xuất kinh doanh và sự liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học và sản
xuất, hiện nay, các công ty tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và các viện nghiên cứu ứng
dụng về khoa học, công nghệ tham gia vào các tập đoàn kinh tế ngày càng nhiều.
c. Sự đa dạng về cơ cấu tổ chức
Về cơ cấu tổ chức, cho đến nay, chưa có một văn bản pháp lý của một quốc gia
nào quy định một cơ cấu tổ chức thống nhất cho tập đoàn kinh tế. Bởi lẽ, các tập đoàn
kinh tế được hình thành dần dần trong quá trình phát triển; hai hoặc một số doanh
nghiệp hình thành một tập đoàn theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương.
d. Sở hữu vốn.
Sở hữu vốn trong các tập đoàn kinh tế cũng rất đa dạng. Trước hết, vốn trong tập
đoàn là do các công ty thành viên làm chủ sở hữu, bao gồm cả vốn tư nhân và vốn nhà
nước. Quyền sở hữu vốn trong tập đoàn cũng tùy thuộc vào mức độ phụ thuộc của các
công ty thành viên vào công ty mẹ và thông thường ở hai cấp độ:
Cấp độ thấp hay còn gọi là liên kết mềm, vốn của công ty "mẹ", công ty"con",
công ty "cháu" là của từng công ty.
Cấp độ cao hay còn gọi là liên kết cứng là công ty "mẹ" tham gia đầu tư vào các
công ty con, biến các công ty "con", công ty "cháu" thành công ty TNHH một thành
viên do công ty "mẹ" làm chủ sở hữu hoặc công ty "mẹ" chiếm trên 50% vốn điều lệ
(với công ty TNHH), giữ cổ phần chi phối (với công ty "con","cháu" là công ty cổ
phần). Trên thực tế, không một tập đoàn kinh tế nào chỉ có quan hệ về sở hữu vốn
theo một cấp độ mà đan xen cả hai cấp độ tùy theo từng trường hợp trong quan hệ
giữa công ty "mẹ" và công ty "con", "cháu".
3
3. Đặc trưng của Tập đoàn kinh tế tại Việt Nam

Một là, được hình thành chủ yếu từ việc chuyển đổi và tổ chức lại các tổng công
ty nhà nước theo quyết định của Chính phủ.
Hai là, hoạt động trong những ngành kinh tế mũi nhọn, những lĩnh vực then chốt
của nền kinh tế theo mục tiêu chiến lược phát triển của từng tập đoàn mà tư nhân và
các thành phần kinh tế khác khó có thể thực hiện được do hạn chế về năng lực tài
chính hoặc kinh nghiệm quản lý; là một trong những công cụ điều hành kinh tế vĩ mô
của Chính phủ.
Ba là, hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con (chuyển từ quan hệ
hành chính trong tổng công ty nhà nước trước đây sang quan hệ về đầu tư vốn); quy
mô và khả năng tích tụ vốn có trình độ cao hơn và quy mô lớn hơn so với các tổng
công ty trước đây (trước khi chuyển đổi sang mô hình tập đoàn); phạm vi hoạt động
được mở rộng không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài.
Bốn là, “Tập đoàn không phải là một doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân,
không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh Nghiệp. Việc tổ chức
hoạt động của tập đoàn do các công ty lập thành tập đoàn tự thỏa thuận quyết định”.
[3]
Do đó, các mệnh lệnh hành chính không được sử dụng trong điều hành các tập đoàn.
Các doanh nghiệp là thành viên của tập đoàn đều có pháp nhân độc lập, có cơ
quan quyền lực cao nhất như hội đồng thành viên (với công ty TNHH), đại hội đồng
cổ đông (với công ty cổ phần).
Năm là, hợp tác và liên kết kinh doanh giữa các đơn vị trong tập đoàn kinh tế
được nâng cao; quan hệ chặt chẽ giữa các đơn vị thành viên về đầu tư vốn và tài
chính, thị trường, phân công chuyên môn hóa, nghiên cứu và phát triển, thể hiện rõ nét
đặc trưng quan hệ giữa các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn kinh tế.
Sáu là, quan hệ nội tại của tập đoàn kinh tế nhà nước bao gồm:
- Công ty mẹ (gọi tắt là doanh nghiệp cấp I) là doanh nghiệp do Nhà nước giữ
100% vốn hoặc giữ quyền chi phối theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
- Công ty con của doanh nghiệp cấp I (gọi tắt là doanh nghiệp cấp II) là các
doanh nghiệp do doanh nghiệp cấp I giữ quyền chi phối; được tổ chức dưới hình thức
4

công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một hoặc hai thành viên trở lên, tổng
công ty theo hình thức công ty mẹ – công ty con, công ty liên doanh (trong trường
hợp chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp), công ty con ở nước ngoài;
- Công ty con của doanh nghiệp cấp II và các cấp tiếp theo;
- Các doanh nghiệp liên kết của tập đoàn gồm: doanh nghiệp có vốn góp dưới
mức chi phối của công ty mẹ và của công ty con; doanh nghiệp không có vốn góp của
công ty mẹ và của công ty con, tự nguyện tham gia liên kết dưới hình thức hợp đồng
liên kết hoặc không có hợp đồng liên kết, nhưng có mối quan hệ gắn bó lâu dài về lợi
ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ khác với công ty mẹ hoặc doanh
nghiệp thành viên trong tập đoàn.
- Công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên tập đoàn có tư cách pháp nhân; có
vốn và tài sản riêng; có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình theo
quy định của pháp luật và theo thỏa thuận chung của tập đoàn. Nhà nước là chủ sở
hữu vốn nhà nước trực tiếp đầu tư tại công ty mẹ. Công ty mẹ là chủ sở hữu vốn nhà
nước tại các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
Bảy là, quan hệ giữa tập đoàn với bộ, ngành và Chính phủ: Nhà nước là chủ sở
hữu của tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam. Chính phủ thống nhất thực hiện quyền
của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ và đối với phần vốn nhà nước tại tập
đoàn kinh tế nhà nước; Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập công ty mẹ, quyết
định tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty mẹ theo đề nghị của bộ quản lý
ngành và ý kiến của các bộ, ngành có liên quan; Thủ tướng Chính phủ giao bộ quản lý
ngành, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và hội đồng quản trị tập
đoàn thực hiện một số quyền của chủ sở hữu theo pháp luật hiện hành, theo Điều lệ tổ
chức và hoạt động của từng tập đoàn.
Tám là, quản lý, giám sát đối với tập đoàn kinh tế nhà nước được thực hiện theo
các phương thức: Thông qua chế độ báo cáo của hội đồng quản trị công ty mẹ; thông
qua thực hiện kiểm toán tại công ty mẹ và các đơn vị thành viên; thông qua thực hiện
chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất của công ty mẹ; thông qua hoạt động kiểm tra,
giám sát, đánh giá của các cơ quan theo quy định của pháp luật.
[4]

5
4. Ưu và nhược điểm của mô hình Tập đoàn kinh tế
[5]
Tập đoàn kinh tế cũng chứa đựng những lợi thế (hay còn gọi là ưu điểm) và
những rủi ro nhất định.
a. Về những lợi thế.
Trước hết, tập đoàn kinh tế cho phép quá trình tích tụ, tập trung vốn ở quy mô
lớn hơn và nhanh hơn. Vì vậy, sẽ có rất nhiều dự án, công trình mà một doanh nghiệp
đơn lẻ sẽ không thể thực hiện được vì lượng vốn đòi hỏi quá lớn. Song, với một tập
đoàn kinh tế, có sự hợp lực của nhiều doanh nghiệp trong tập đoàn thì việc thực hiện
dự án đó lại không có gì khó khăn.
Cũng nhờ tập trung vốn, các tập đoàn đủ sức đầu tư vào các ngành công nghệ
hiện đại và đã trở thành cơ sở giáo dục các tri thức công nghệ quản lý cho nền kinh tế
toàn cầu.
Với quy mô lớn, phạm vi rộng, các tập đoàn kinh tế là nhân tố đặc biệt quan
trọng để khắc phục phương thức "gia đình trị" trong quản lý doanh nghiệp - phương
thức tồn tại trong quản lý ở đại bộ phận các doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ ở
nước ta mà cả nhiều nước trên thế giới.
Tập đoàn kinh tế cũng cho phép khai thác tối đa, triệt để lợi thế của những tài
sản vô hình như nguồn nhân lực, tri thức công nghệ, thương hiệu, bản quyền, phát
minh sáng chế
Tập đoàn kinh tế có những liên kết đan xen nhau. Với những liên kết theo chiều
ngang, các doanh nghiệp trong tập đoàn có thể hạn chế được những rủi ro về thị
trường và những thay đổi về cơ cấu thị trường gây ra. Nhờ những liên kết theo chiều
dọc, các doanh nghiệp trong tập đoàn không bị phụ thuộc vào các nhà cung ứng
nguyên liệu, vật liệu độc quyền.
Một ưu điểm quan trọng khác: Các doanh nghiệp trong tập đoàn dễ dàng chia sẻ
thông tin kinh doanh và nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực cấp cao.
b. Nhược điểm.
Bên cạnh những ưu điểm cơ bản nêu trên, các tập đoàn kinh tế cũng có những

nhược điểm nhất định.
6
Trước hết và quan trọng nhất là khả năng thay đổi nhanh chóng từ bên trong của
các tập đoàn rất hạn chế trước những biến động lớn ở tầm vĩ mô nền kinh tế. Có thể vì
các tập đoàn kinh tế như những đoàn tàu hỏa, chạy trên đường sắt cố định, còn các
doanh nghiệp độc lập là những chiếc ô tô con. Chiếc ô tô dễ dàng chuyển hướng khi
bị tắc đường, còn đoàn tàu thì rất khó chuyển hướng nhanh chóng. Vì vậy, nếu có
những thay đổi lớn ở tầm vĩ mô nền kinh tế quốc dân, sự chuyển đổi để thích ứng của
các tập đoàn chậm hơn, thậm chí không thể thực hiện được. Trong lịch sử, đã có
những đổ vỡ của các tập đoàn lớn do không đủ linh hoạt để thích ứng với môi trường
kinh doanh có những thay đổi, chẳng hạn sự đổ vỡ của tập đoàn PT Bentoel, PT
Mantrust và PT Bank Summa ở Indonesia
Bên cạnh đó, dự án đầu tư với quy mô lớn đòi hỏi điểm hòa vốn cao hơn rất
nhiều so với một dự án đầu tư với quy mô nhỏ. Vì vậy, nếu khối lượng sản phẩm sản
xuất ra và tiêu thụ được không đạt đến "sản lượng hòa vốn", giá thành sản phẩm trong
tập đoàn sẽ cao hơn, lợi thế trong cạnh tranh sẽ giảm đi.
Với quy mô lớn, các quan hệ đan xen lẫn nhau, việc quản lý trong tập đoàn cũng
khá phức tạp và kém linh hoạt. Một sự thay đổi dù nhỏ trong công tác quản lý tập
đoàn cũng dẫn đến tác động dây chuyền trong tất cả các doanh nghiệp thành viên.
Trong khi đó, không phải bất kỳ sự thay đổi nào về quản lý cũng sẽ mang lại hiệu quả
kinh tế ngay tức khắc. Do đó, tác động ngược của sự thay đổi đó có thể dẫn đến thiệt
hại không nhỏ về mặt kinh tế. Vì vậy, khi đã ở vào thế ổn định, phương thức quản lý
trong tập đoàn thường ít khi thay đổi. Và đến lượt nó, chính "sự ổn định" ấy nhiều
trường hợp lại dẫn đến sự "lạc hậu tương đối" trong quản lý của tập đoàn.
5. Kết luận
Thứ nhất, tập đoàn kinh tế xuất hiện là do nhu cầu nội tại, khách quan của sự
phát triển nền kinh tế. Đó là biểu hiện của sự phát triển nền kinh tế ở trình độ cao. Tập
đoàn kinh tế hình thành hay không hình thành hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn
chủ quan của con người trong bất kỳ trường hợp nào.
7

Thứ hai, tập đoàn kinh tế là một tổ hợp các doanh nghiệp độc lập liên kết lại với
nhau. Do đó, tập đoàn kinh tế không phải là một doanh nghiệp, không có tư cách pháp
nhân.
Thứ ba, tập đoàn kinh tế hình thành theo nguyên tắc tự nguyện và dần dần, từng
bước trong quá trình liên kết, hợp tác lẫn nhau trên thị trường. Vì vậy, không thể sử
dụng một mệnh lệnh hành chính để "cộng dồn" hai hay một số công ty, tổng công ty
thành một tập đoàn như ở nước ta hiện nay. Khi tập đoàn được thành lập bằng một
quyết định hành chính và cho tập đoàn một tư cách pháp nhân, sử dụng triệt để mệnh
lệnh hành chính như chỉ định công ty mẹ, bổ nhiệm tổng giám đốc tập đoàn và tổng
giám đốc tập đoàn lại có quyền bổ nhiệm, bãi miễn các giám đốc các công ty con thì
về bản chất cái "tập đoàn" ấy chỉ là tổng công ty như cũ được gọi bằng một cái tên
khác mà thôi.
8
II. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
1. Mô hình tổ chức.
Là công ty nhà nước được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam quyết định là Công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (tên giao dịch là
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) tại Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 18-6-2010. Tên
giao dịch quốc tế là VIETNAM OIL AND GAS GROUP; gọi tắt là Petrovietnam, viết
tắt là PVN.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là một tập đoàn kinh tế mạnh của Việt
Nam, được biết nhiều trong khu vực và trên thế giới.
- Tên gọi đầy đủ: TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM
- Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM OIL AND GAS GROUP
- Tên gọi tắt: PETROVIETNAM, Viết tắt: PVN
- Địa chỉ trụ sở chính: 18 Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội
Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn PVN bao gồm Công ty Mẹ là Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam; 40 tổng công ty và công ty được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Tổng
Công ty Dầu khí Việt Nam (trước đây là Tổng cục Dầu khí Việt Nam) và các công ty
thành viên theo Quyết định số 198/2006/QĐ-TTg ngày 29/8/2006 của Thủ tướng

Chính phủ, hoạt động theo mô hình công ty mẹ – con, trong đó 100% vốn điều lệ của
các tổng công ty này do Tập đoàn PVN nắm giữ; 14 tổng công ty, công ty và đơn vị
do Tập đoàn PVN nắm quyền chi phối; một số công ty hoạt động dưới hình thức công
ty liên kết giữa Tập đoàn PVN với các đối tác khác; bên cạnh đó là các đơn vị nghiên
cứu khoa học và đào tạo.
Tập đoàn chịu sự quản lý của Chính phủ Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực
công nghiệp dầu khí với các khâu chính: Upstream – thăm dò và khai thác dầu khí;
Downstream – chế biến dầu khí, hóa chất, hóa dầu; và khâu bổ trợ – xây lắp, điện lực,
thương mại – dịch vụ, tài chính – bảo hiểm.
9
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Đến nay, ngoài Công ty mẹ - Tập đoàn PVN đã được thành lập và kiện toàn, các
doanh nghiệp hạch toán độc lập, phụ thuộc đã được cổ phần hóa, chuyển đổi thành các
công ty con của Tập đoàn, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Các đơn vị nghiên cứu
khoa học công nghệ đã được hợp nhất lại thành một viện nghiên cứu thống nhất. Cùng
với việc thành lập và tổ chức lại các đơn vị hiện có mà công ty mẹ nắm giữ 100% vốn
điều lệ thành một số tổng công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên hoạt động theo
mô hình công ty mẹ - công ty con, các doanh
nghiệp sau cổ phần hóa có quy mô lớn
cũng được tổ chức lại thành các tổng công ty cổ phần hoạt động theo mô hình công ty
mẹ - công ty con. Một số công ty con được thành lập ở những lĩnh vực mà Tập đoàn có
lợi thế cạnh tranh, sau một thời gian hoạt động cũng được sắp xếp lại thành các đơn vị
thành viên của các tổng công ty. Tập đoàn cũng đã tiếp nhận các doanh nghiệp ngoài
Tập đoàn và cơ cấu lại thành công ty con của Tập đoàn/các tổng công ty.
2. Ưu và nhược điểm của mô hình tổ chức tập đoàn PVN.
 Ưu điểm.
Mô hình Tập đoàn đã khắc phục được những tồn tại của mô hình tổ chức quản lý
trước đây, đó là:
- Chuyển từ liên kết theo kiểu hành chính sang liên kết bằng cơ chế đầu tư tài

10
chính: Công ty mẹ chỉ thực hiện chức năng chủ sở hữu vốn đối với công ty, không can
thiệp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bằng các mệnh lệnh hành
chính.
- Quản trị doanh nghiệp theo phương thức quản trị mới thể hiện ở việc áp dụng
các quy định của Luật Doanh nghiệp trong quản trị doanh nghiệp (quyết định mục
tiêu, chiến lược phát triển, bổ nhiệm cán bộ quản lý chủ chốt, quyết
định các dự án
đầu tư, phát triển, phân phối lợi nhuận,…) nhằm nâng cao
hiệu quả quản trị doanh
nghiệp, tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp con
tăng cường tính cạnh tranh của
doanh nghiệp, nâng cao khả năng thích ứng
với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực
và thế giới. Chủ sở hữu chỉ quyết định các vấn đề lớn như quyết định mục tiêu, chiến
lược phát triển…, tăng cường
công tác kiểm tra giám sát đồng thời tôn trọng quyền
tự chủ kinh doanh hợp
pháp của doanh nghiệp, xoá bỏ những quy định “xin - cho”…
bất hợp lý, gây phiền hà cho doanh nghiệp.
Kinh doanh đa ngành theo hướng lấy công nghiệp dầu khí làm nòng cốt, phát triển
kinh doanh sang các lĩnh vực tài chính, thương mại, bảo hiểm… có sự tham gia rộng rãi
của các thành phần kinh tế trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
- Việc hình thành các đơn vị thành viên là các tổng công ty hoạt động theo mô hình
công ty mẹ - công ty con đã phát huy thế mạnh của ngành Dầu khí, đồng thời giúp Nhà
nước hoàn toàn bảo đảm chi phối trong ngành, lĩnh vực kinh doanh chính của Tập
đoàn Dầu khí.
 Nhược điểm.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình tập đoàn kinh
tế

cũng đang bộc lộ những hạn chế, cần phải chỉnh sửa hoàn thiện trong thời
gian tới:
- Hiện nay công ty mẹ đang hoạt động theo mô hình là Công ty dầu khí quốc gia,
thay mặt Nhà nước quản lý các hoạt động dầu khí, đầu tư tài chính vào các công ty
thành viên, thực hiện việc điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các đơn vị thông
qua người đại diện phần vốn. Các hoạt động sản xuất kinh doanh được giao cho các công
ty thành viên trực tiếp thực hiện. Đây là mô hình lựa chọn phù hợp cho giai đoạn đầu khi
mới hình thành và với đặc thù của ngành Dầu khí. Tuy nhiên, về lâu dài công ty mẹ cần tổ
11
chức lại công ty mẹ theo hướng có các hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp trong lĩnh
vực chủ chốt của ngành như khai thác, chế biến dầu khí.
- Đối với các công ty con được tổ chức dưới dạng Tổng công ty hoạt động theo mô
hình công ty mẹ - công ty con nhiều công ty cũng lựa chọn mô hình công ty mẹ chỉ đơn
thuần là đầu tư tài chính, không có các hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp do đó đã
thể hiện những bất cập về vai trò của công ty mẹ với các công ty con, đặc biệt khi các
công ty con là những công ty mới thành lập còn đang trong giai đoạn đầu tư, chưa có
doanh thu cũng như lợi nhuận để nộp về công ty mẹ. Với những bất cập đó, một số công
ty đã phải nghiên cứu, xem xét việc chuyển đổi để công ty mẹ nắm giữ lại một số hoạt
động sản xuất kinh doanh trực tiếp như Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam, Tổng
công ty Thương mại dầu khí (phương án tổ chức lại khi hợp nhất với Công ty Chế biến và
Kinh doanh sản phẩm dầu thành Tổng công ty Dầu Việt Nam).
- Việc đầu tư của các đơn vị thành viên:
Do phần lớn các đơn vị thành viên là các doanh nghiệp hoạt động theo Luật
Doanh nghiệp nên nhiều doanh nghiệp cũng thông qua Đại hội đồng cổ đông/Hội
đồng Thành viên lựa chọn cho mình mô hình kinh doanh đa ngành. Việc
kinh doanh
đa ngành của nhiều đơn vị thành viên đã không tránh khỏi có sự
trùng lắp chức năng
nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh mà trong chừng mực
nhất định có cạnh tranh nội

bộ với nhau dẫn tới việc Công ty mẹ - Tập đoàn
Dầu khí Việt Nam phải dùng quyền
chi phối của mình để thông qua người đại diện tại các đơn vị bố trí, sắp xếp lại các
doanh nghiệp nhằm tránh các tồn tại nêu trên. Thực tế là do không có quy định nào
của pháp luật ngăn cấm nên đã bắt đầu có việc các công ty con đầu tư ngược lại công ty
mẹ dẫn đến quan hệ đầu tư chồng chéo, mẹ con lẫn lộn và kết quả là một số công ty
con phải gánh chịu cho công ty mẹ những khoản đầu tư không hiệu quả, nguy cơ phá
sản của các công ty con là tiềm tàng.
Tập đoàn kinh tế nhà nước là một mô hình quản lý mới, mà trong thời gian qua
đã được bàn luận nhiểu cả ở các kỳ họp của Quốc hội và trên các phương tiện thông
tin đại chúng. Mặc dù thời gian còn ngắn, nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam đã phát huy hiệu quả, vị thế và tiềm lực của mình, tạo nên những thành tích,
đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được Đảng và Nhà nước
12
đánh giá cao và tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý như danh hiệu tập thể Anh
hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Sao Vàng - phần thưởng cao quý nhất
của Nhà nước ta.
Trong thời gian tới, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện
mô hình tổ chức quản lý điều hành để hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, đồng thời
kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước sớm hoàn thiện khung pháp lý bảo đảm cho
sự hoạt động hiệu quả của các tập đoàn kinh tế nhà nước.
13
III.
Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam
1. Sơ lược về
Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam
* Tên gọi:
- Tên gọi đầy đủ:
Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam


- Tên giao dịch: Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Electricity;
- Tên gọi tắt: EVN.
* Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam có ngành, nghề kinh doanh chính là: Sản
xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ
thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc
gia; xuất nhập khẩu điện năng; đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện; quản lý,
vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, công trình điện;
thí nghiệm điện.
2.
Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam
Theo Quyết định số 857/QĐ-TTg ngày 06/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, cơ cấu tổ chức
quản lý và điều hành của EVN gồm:
- Hội đồng Thành viên
- Tổng giám đốc
- Các Phó tổng giám đốc và Kế toán trưởng
- Bộ máy giúp việc, Ban Kiểm soát nội bộ
“Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam” là nhóm các công ty có tư cách pháp
nhân độc lập, bao gồm:
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam (doanh nghiệp cấp I).
- Các đơn vị nghiên cứu khoa học, đào tạo.
- Các công ty con của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (doanh nghiệp cấp II).
- Các công ty con của doanh nghiệp cấp II và các cấp tiếp theo.
- Các doanh nghiệp liên kết của Tập đoàn.
[6]
14
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức Tập đoàn EVN
(Nguồn: Website: evn.com.vn)

15
IV. Đánh giá mô hình tổ chức của Tập đoàn Điện lực EVN.
1. Ưu điểm.
Trước khi chuyển đổi, tái cơ cấu ngành điện theo mô hình tập đoàn, thì EVN
hoạt động theo mô hình Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Với mô hình này thì:
- Các khâu phát điện, truyền tải và phân phối điện trong mô hình hiện tại chưa tách
bạch rõ ràng.
- Không tách được rõ ràng các khâu do nhà nước độc quyền quản lý như điều độ vận
hành hệ thống truyền tải điện với khâu sản xuất kinh doanh sẽ đưa ra cạnh tranh.
- Đàm phán, ký kết các hợp đồng mua bán điện từ các nguồn điện mới ngoài EVN khó
khăn, thiếu minh bạch và thường kéo dài.
Ngoài ra, EVN quản lý độc quyền, đây chính là một khó khăn vì mô hình thiết
kế liên kết dọc truyền thống của EVN không phù hợp cho việc cạnh tranh bình đẳng
trên thị trường điện. Nền kinh tế muốn phát triển thì nhu cầu về điện rất lớn, duy trì cơ
chế độc quyền tuy thuận tiện về mặt quản lý nhà nước nhưng lại bất cập trong hoàn
cảnh hiện nay khi mà chỉ có một tổ chức lo mọi việc từ sản xuất cho đến bán lẻ, thậm
chí cả quy hoạch.
Sau khi chuyển đổi cơ cấu sang mô hình như hiện nay, thì:
- Việc tách các nhà máy điện EVN đang quản lý thành 5 tổng công ty phát điện ra khỏi
EVN và mỗi tổng công ty nắm giữ khoảng 30% công suất hiện có. Các tổng công ty
này sẽ tiếp tục huy động vốn để đầu tư cung cấp điện bán cho EVN; Trung tâm điều
độ hệ thống điện quốc gia cũng được tách ra như một cơ quan trọng tài nhằm giúp Bộ
thực hiện các vấn đề mua bán điện giữa các tổng công ty phát điện với EVN;
- “Chia nhỏ” EVN là cơ sở để dẫn đến giá điện từng khâu phản ánh đúng chi phí của
khâu đó, đồng nghĩa với việc thu hút đầu tư vào ngành điện;
- Thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trong ngành điện, vì một nguyên lý cơ bản trong kinh
tế là cạnh tranh sẽ buộc các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
để mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.
- Dỡ bỏ được các tồn tại của mô hình hiện tại đang cản trở sự phát triển của ngành điện
2. Bất cập trong cơ cấu tổ chức.

16
Tập đoàn EVN hiện nay cũng đang độc quyền so với các Tổng công ty, công ty
con nên lâu dài cũng gặp phải những vấn đề về an ninh năng lượng. Trong an ninh
năng lượng, vấn đề lớn nhất là nguồn cung. Thực tế đã chứng minh bản thân EVN
không đủ năng lực để đầu tư vào các dự án đáp ứng kịp sự phát triển của nền kinh tế,
các dự án nguồn điện luôn chậm tiến độ hoặc trục trặc kỹ thuật khiến điện bị cúp
thường xuyên. Nhiều ý kiến cho rằng do EVN đang là người mua duy nhất, đồng thời
là tập đoàn sở hữu trên 70% công suất nguồn toàn hệ thống nên EVN đang gây khó
khăn cho các nguồn mới (không do EVN sở hữu) được vận hành vào bán điện.
Bất cứ nhà đầu tư nào muốn đầu tư nhà máy điện, đều phải đàm phán giá mua
bán điện với EVN do EVN vẫn chi phối ngành điện, chưa tách bạch với các Tổng
công ty, công ty con,…
Từ khi hoạt động theo cơ cấu mới, ngành điện chưa thấy tiến triển gì hơn ngoài
việc hợp nhất các công ty điện lực (phân phối điện) của EVN thành 5 tổng công ty
điện lực trực thuộc.
Cơ chế điều hành chưa hiệu quả, chưa có cơ quan chuyên trách giám sát và
điều hành thực hiện các dự án nguồn điện. Rất nhiều dự án, nhất là nhiệt điện than bị
trục trặc, sự cố, chậm tiến độ từ một đến vài năm.
Giá điện vẫn chưa được công khai, minh bạch.
17
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM
I. Thực trạng hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước
1. Số lượng hoạt động
Ý tưởng thành lập các tổng công ty lớn để từ đó phát triển thành các tập đoàn
kinh tế được đánh dấu bởi Quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994 của nguyên Thủ tướng
Võ Văn Kiệt. Trên cơ sở Quyết định này, 18 tổng công ty - thường được gọi là tổng
công ty 91 - được thành lập.
Gần 10 năm sau, Nghị quyết Trung ương 3 (khóa IX) của Đảng về sắp xếp, đổi
mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN nêu rõ chủ trương “hình thành một số

TĐKT mạnh dựa trên cơ sở các TCT nhà nước, có sự tham gia của các thành phần
kinh tế.”
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay đã có 12 TĐKT nhà nước
được thí điểm thành lập, trong đó có 11 TĐ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết
định thành lập; 1 TĐ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cổ phần hóa và thí
điểm thành lập, ủy quyền cho Bộ Tài chính thành lập công ty mẹ. Đó là các TĐ:
[7]
STT Tên tập đoàn Viết tắt Năm thành lập
1 TĐ Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt Bảo Việt 28/11/2005
2 TĐ Dệt may Việt Nam Vinatex 2/12/2005
3 TĐ Công nghiệp Than–Khoáng sản Việt Nam Vinacomin 26/12/2005
4 TĐ Bưu chính – Viễn thông Việt Nam VNPT 9/1/2006
5 TĐ Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin 15/5/2006
6 TĐ Điện lực Việt Nam EVN 22/6/2006
7 TĐ Dầu khí quốc gia Việt Nam PVN 29/8/2006
8 TĐ Công nghiệp Cao su Việt Nam VRG 30/10/2006
9 TĐ Viễn thông quân đội Viettel 14/12/2009
10 TĐ Hóa chất Việt Nam Vinachem 23/12/2009
11 TĐ Công nghiệp xây dựng Việt Nam VNIC 12/1/2010
12 TĐ Phát triển nhà và đô thị Việt Nam HUD 12/1/2010
Bảng 1: Danh sách các tập đoàn kinh tế nhà nước hiện nay
2. Thực trạng hoạt động
2.1 Tình hình tài chính
Vốn chủ sở hữu
18
Vốn chủ sở hữu của các TĐ tăng dần qua các năm. Nếu như năm 2006, khi mới
hình thành một số TĐKT, quy mô vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty là
317.647 tỷ đồng, thì đến hết năm 2010 vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty
là 653.166 tỷ đồng, bằng 204% so với năm 2006.
[8]

Về cơ cấu, vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty hàng năm tăng chủ
yếu từ nguồn lợi nhuận sau thuế; đánh giá lại tài sản, thặng dư vốn thu được trong quá
trình cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên, đơn vị phụ thuộc của tập đoàn, tổng
công ty.
Tổng tài sản
Năm 2006, tổng tài sản của các tập đoàn, tổng công ty là 751.698 tỷ đồng, đến
hết năm 2010, tổng tài sản của các tập đoàn, tổng công ty là 1.799.317 tỷ đồng, bằng
238 % so với năm 2006.
[9]
Hiện nay, các TĐ đang nắm giữ 30% tổng giá trị tài sản, 51% tổng vốn chủ sở hữu và
gần 40% lao động của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Nếu tính trong tổng số doanh
nghiệp của toàn bộ nền kinh tế, các TĐ chiếm tới 10% tổng giá trị tài sản; hơn 14%
tổng số vốn chủ sở hữu và 7,6% lao động hợp đồng dài hạn.
Tập đoàn Vốn chủ sở hữu Tổng Tài sản
Bảo Việt 10.251.679 45.143.065
Vinatex 4.184.125 15.884.601
Vinacomin 23.527.879 82.882.949
VNPT 69.498.575 111.415.630
Vinashin 8.000.000 104.649.000
EVN 56.220.161 301.950.601
VRG 24.551.110 49.542.331
Viettel 28.651.106 55.786.457
Vinachem 10.626.863 31.468.734
HUD 5.101.030 40.390.598
Bảng 2: Vốn chủ sở hữu và Tổng tài sản của một vài tập đoàn kinh tế năm 2010
Đơn vị: triệu đồng
19
Nguồn: Website Diễn đàn doanh nghiệp: Một số chỉ tiêu tài chính năm 2010 của các
TCT, TĐ
[10]

Nợ phải trả
Cùng với sự gia tăng trong vốn chủ sở hữu và tổng tài sản, nợ phải trả của các
TĐ cũng tăng nhanh với tốc độ đáng báo động. Năm 2010, tổng số nợ phải trả của các
TĐ, tổng công ty đã tăng hơn 159% so với năm 2006; tỷ lệ tăng trong tỷ số giữa nợ
phải trả và vốn chủ sở hữu tương ứng là 27% (năm 2006 là 1,32 lần, năm 2010 là 1,67
lần).
[11]
Biểu đồ 1: Tổng nợ phải trả của các tập đoàn năm 2006 và 2010
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo của Chính phủ 262/BC-CP ngày 23/11/2011
Tình hình nợ phải trả càng trở nên phức tạp hơn, khi tính đến tháng 9/2011, dư
nợ vay ngân hàng của DNNN lớn là 415.347 tỷ đồng tương đương 16,9% tổng dư nợ
cả nước; trong đó, hơn một nửa số nợ tập trung vào 12 tập đoàn kinh tế nhà nước
(218.738 tỷ) chiếm 8,76% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng.
Theo quy định hiện hành, các tập đoàn, tổng công ty được quyền chủ động huy
động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh trong phạm vi hệ số nợ phải trả trên vốn điều
lệ không vượt quá 3 lần. Tuy nhiên, để đánh giá đúng tình hình huy động vốn trên khả
năng tài chính, nợ phải trả cần được tính trên vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng
công ty. Dựa theo chỉ số này, theo báo cáo tháng 12/ 2011 của Bộ Tài chính, có 30 tập
đoàn, tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần. Trong đó, có 7
tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ này trên 10 lần, có 9 tổng công ty từ 5-10 lần, có 14
tổng công ty từ 3-5 lần.
[12]
Dưới đây là một vài con số báo động về tình hình nợ tại một số TĐKT:
Vinashin:
Tính đến tháng 6/2010, tổng tài sản của Vinashin khoảng 104.000 tỉ đồng
nhưng tổng số nợ đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng là 86.565 tỉ đồng, vốn
điều lệ thấp lại sử dụng vốn dàn trải nên tỉ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu gần 11 lần,
rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính nghiêm trọng.
[13]

20
Tính riêng số nợ đối với ngân hàng của Vinashin là 19.600 tỷ đồng (tính đến 9/2011).
EVN:
Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của EVN trong năm 2009 là 2,69 lần. Đến năm 2010,
tỷ lệ này đã tăng lên là 4,22 lần.
Tính đến cuối năm 2011, nợ phải trả của EVN lên đến 239.761 tỉ đồng (khoảng 11,5 tỉ
đô la Mỹ), trong đó nợ ngắn hạn là 65.493 tỉ đồng (hơn 27%) và nợ dài hạn là 174.268
tỉ đồng (gần 73%). Riêng số nợ đối với ngân hàng của TĐ này là 62.800 tỷ đồng.
[14]
PVN:
Tính đến tháng 9/2011, PVN đang nợ ngân hàng xấp xỉ 72.300 tỷ đồng, trở
thành TĐKT có tổng nợ đối với ngân hàng lớn nhất trong số 12 TĐ.
[15]
Vinacomin:
Tính đến tháng 9/2011, Vinacomin đang nợ ngân hàng 20.500 tỷ đồng.
[16]
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh
Biểu đồ 2: Tổng doanh thu, tổng lợi nhuận và tổng nộp ngân sách của
các tập đoàn, tổng công ty nhà nước qua các năm.
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo của Chính phủ 262/BC-CP ngày 23/11/2011
[17]
Xét trên tất cả các TĐ và TCT nhà nước, từ năm 2007 đến 2010, các chỉ số
hiện thị kết quả hoạt động kinh doanh như doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách đều
tăng qua các năm. Tổng doanh thu năm 2010 tăng 132% so với tổng doanh thu năm
2007, tổng lợi nhuận tăng tương ứng là 128% và tổng nộp ngân sách tăng tương ứng
là 74%.
[18]
Tuy nhiên, không phải tất cả các TĐ, TCT đều hoạt động hiệu quả. Bên cạnh
một số TĐ kinh doanh có lãi và đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước, như: PVN,

VNPT, Vinacomin, Viettel; một số tập đoàn thua lỗ rất lớn và kéo dài qua nhiều năm,
21
điển hình là Vinashin (năm 2009 lỗ 5.000 tỷ theo kết luận của Thanh tra Chính phủ),
và EVN (năm 2010 lỗ 12.313 tỷ, lỗ lũy kế hợp nhất đến tháng 6/2011 là 31.500 tỷ.
Sang năm 2011 lỗ gần 17.000 tỷ đồng, lỗ lũy kế đến 31/12/2011 là 40.400 tỷ đồng.).
Tổng số lỗ lũy kế của các TĐ, TCT tính đến ngày 31/12/2011 là 26.110 tỷ đồng .
[19]
Tập đoàn Doanh thu Lợi nhuận trước thuế
Bảo Việt 10,015 1,185
Vinatex 17.931 976
Vinacomin 84.360 8.665
VNPT 79.935 8.973
Vinashin -8.600
EVN 101.159 -12.313
PVN 249.869 44.505
VRG 329.642 7.789
Viettel 90.340 15.869
Vinachem 28.798 3.844
VNIC 70.963 5.442
HUD 25.071 2.174
Bảng 3: Doanh thu và Lợi nhuận trước thuế của một vài tập đoàn kinh tế năm
2010
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn:Tổng hợp từ Báo cáo tài chính năm 2010 và “Số liệu tài chính - kinh doanh
tính đến hết năm 2010 của các Tập đoàn - Tổng công ty Nhà nước” của Bộ Tài
Chính
[20]
2.3 Tình hình đầu tư ngoài ngành
Đến tháng 8/2011, giá trị đầu tư ngoài ngành của 21 tập đoàn và tổng công
ty là 22.590 tỷ đồng, tương đương 1 tỷ USD.

22
Tập đoàn Sông Đà đầu tư ngoài ngành vượt 2.355 tỷ so với vốn điều lệ, trong
khi PVN đầu tư 83% vốn ngoài ngành (khoảng 5400 tỷ) vào các lĩnh vực chứng
khoán, ngân hàng, bất động sản.
EVN mặc dù đang thua lỗ khủng trong ngành điện nhưng vẫn đầu tư ngoài
ngành hàng nghìn tỷ, chưa bao gồm thương vụ EVN Telecom.
[21]
23
Biểu đồ 3: Đầu tư ngoài ngành của các TĐ, TCT Nhà nước qua các năm
24
Nguồn: />nganh-cua-doanh-nghiep-nha-nuoc-chay-vao-dau.chn
Biểu đồ 4: Đầu tư ngoài ngành ở các TĐ, TCT nhà nước
Đơn vị:tỷ đồng
Nguồn: />nganh-cua-doanh-nghiep-nha-nuoc-chay-vao-dau.chn
Dưới đây là tình hình đầu tư ngoài ngành của từng TĐ:
25

×