Ministry of Agriculture &
Rural Development
CÁC ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU CÂY TRỒNG
NÔNG NGHIỆP, GIAI ĐOẠN 2007 -2012
HỘI THẢO XẾP HẠNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU
TẠI HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH
Tháng 12/2006
1 Giới thiệu
Kế hoạch Kinh tế - xã hội của Chính phủ Việt Nam phác thảo sự mong đợi của Chính
phủ đối với NN và PTNT. Bộ NN và PTNT có Kế Hoạch Phát Triển Nông Thôn toàn
diện
1
đáp ứng Kế Hoạch Kinh tế xã hội của Chính phủ và tập trung vào những lĩnh vực
mục tiêu gồm hạ tầng cơ sở, tăng thu nhập và giảm đói nghèo cho cộng đồng dân cư nông
thôn và tăng cường xuất khẩu nông nghiệp. Kế hoạch này đã đưa ra nhiều kết quả mong
đợi. Nhiệm vụ của những nhà nghiên cứu là đáp ứng lại Kế hoạch phát triển nông thôn và
xác định các lĩnh vực và cơ hội ưu tiên cho nghiên cứu để góp phần đạt được những kết
quả phát triển nông thôn mà Chính phủ mong đợi.
Gần đây Bộ NN và PTNT đã đánh giá lại chương trình nghiên cứu của Bộ. Xin trích một
đoạn trong tài liệu đánh giá này: “Khoa học và công nghệ chưa đem lại tác động (hiệu
quả) một cách có ý nghĩa trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Quản lý khoa
học và công nghệ đã cải tiến nhưng chỉ ở mức độ thấp và bao cấp vẫn rất phổ biến. Chất
lượng nghiên cứu còn thấp và không gắn với sản xuất và hoạt động kinh doanh. Thị
trường khoa học và công nghệ còn chậm được thiết lập. Đầu tư cho khoa học công nghệ
còn dàn trải và kém hiệu quả”.
Bộ NN và PTNT tiếp thu đánh giá này và đã bắt tay thực hiện chương trình cải tổ với
mong đợi sẽ tăng được hiệu quả và hiệu suất của đầu tư trong nghiên cứu nông nghiệp.
Chương trình Hợp tác NN và PTNT (CARD) do AusAID tài trợ được yêu cầu trợ giúp
vấn đề này nhằm hỗ trợ xây dựng chiến lược và chính sách cho nghiên cứu nông nghiệp.
Không thể phủ nhận nghiên cứu đã có những đóng góp to lớn vào sự tăng trưởng trong
lĩnh vực cây trồng. Việc tăng diện tích và năng suất lúa do tiếp thu các giống mới và
quản lý tiên tiến đã giúp rất rõ trong việc chuyển Việt Nam từ tình trạng không đủ cho an
ninh lương thực quốc gia sang xuất khẩu trên 5,2 triệu tấn với kim ngạch trên 1,5 triệu đô
la năm 2005. Một khi người sản xuất lúa đã đảm bảo được an ninh lương thực cho gia
đình thì họ có xu hướng giảm mạnh diện tích sản xuất lúa qua việc giảm số vụ gieo
trồng/năm và đa dạng hoá hệ thống cây trồng để cố gắng tăng thu nhập. Các kỹ thuật mới
và những khó khăn về sâu, bệnh, chất lượng và an toàn thực phẩm, cho cả cây trồng sx
cho thị trường nội địa và cây trồng để xuất khẩu đã dẫn đến việc nghiên cứu phải được
chú tâm vào một phạm vi đan xen rộng hơn với những vấn đề phức tạp hơn.
Lĩnh vực cây trồng, đặc biệt là cây ăn trái và rau đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày
một tăng và những đòi hỏi không ngừng về tăng tiêu chuẩn chất lượng và việc Việt Nam
gia nhập Tổ chức thương mại thế giới có thể làm tăng áp lực đến việc xuất khẩu sản
phẩm phải đáp ứng yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Những trở ngại đối với nghiên cứu cũng đã thay đổi. Việc đẩy mạnh sx thông qua tăng
diện tích và tăng số nông dân sx đang dần kết thúc mà thay vào đó là việc chuyển sang đa
dạng hóa nhiều hơn trong sx, nhắm vào những cây trồng có giá trị cao hơn và phát triển
những kỹ thuật sx nông nghiệp tiên tiến. Cơ hội để cho nghiên cứu
đóng góp vào sự tăng
1
MARD (2006)-The Five-Year Socio-Economic Development Plan 2006-2010, Ministry of Agriculture
and Rural Development, HANOI, March 2006
trưởng liên tục của ngành nông nghiệp đã được tăng lên và vấn đề nghiên cứu đã trở nên
phức tạp hơn. Tuy nhiên, giới hạn về nguồn lực nghiên cứu (con người, tài chính, cơ sở
hạ tầng) có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc đạt được những lợi ích từ nghiên cứu. Do
hạn chế của nguồn lực, các nhà nghiên cứu nông nghiệp phải được tuyển chọn để đầu tư
vào các Chương trình nghiên cứu ưu tiên có khả năng mang lại lợi nhuận từ đầu tư cao
nhất.
Câu hỏi quan trọng là nghiên cứu nào cần được đầu tư. Việc xác định một Khung ưu tiên
nghiên cứu và danh mục đầu tư nghiên cứu là bước đầu tiên của chiến lược nghiên cứu
dẫn đến việc cải thiện tính cần thiết và tính hiệu quả của nghiên cứu. Do đó xây dựng ưu
tiên nghiên cứu là một bước quan trọng trong tiến trình phân phối nguồn lực nghiên cứu.
Phương pháp xác định ưu tiên nghiên cứu đã được chấp nhận sử dụng tại Việt Nam thông
qua Chương trình hỗ trợ NN và PTNT (CARD) do AusAID tài trợ.
Báo cáo này nêu cụ thể phương pháp và kết quả thu được từ các Hội thảo xác định ưu
tiên nghiên cứu cho lĩnh vực cây trồng được tổ chức tại Hà Nội ngày 26/10/2006 và tại
TP. Hồ Chí Minh ngày 24/11/2006. Những lĩnh vực có cơ hội ưu tiên nghiên cứu được
xác định trong Hội thảo là bước đầu tiên trong việc xây dựng những Chương trình nghiên
cứu ưu tiên và những danh mục cần được đầu tư nghiên cứu. Một khi nhiệm vụ này được
hoàn thành, Kế hoạch Nghiên cứu Cây trồng Trung hạn sẽ được xây dựng.
2 Phương pháp
2.1 Mục đích
• Đưa ra phương pháp xác định ưu tiên hợp lý và phù hợp để Bộ NN và PTNT sử
dụng trong tương lai
• Xác định các lĩnh ưu tiên để đầu tư trong số những lĩnh vực cơ hội nghiên cứu và
phát triển (sau đây xin được viết tắt là ARDO) đối với Cây trồng
• Xác định ưu tiên giữa các cây trồng trong từng ARDO
• Phác thảo những bước tiếp theo trong việc xây dựng các chiến lược nghiên cứu
đối với các Chương trình nghiên cứu được ưu tiên cao và xây dựng Kế hoạch
nghiên cứu Trung hạn
2.2 Khung ưu tiên nghiên cứu
Phân tích ưu tiên được dựa vào Khung phân tích các Tiêu chí đã được chấp nhận ở nhiều
điều kiện khác nhau tại các nước đang phát triển.
Khung khái niệm được trình bày trong Sơ đồ 1.
Sơ đồ 1 Khung ưu tiên nghiên cứu
Lợi ích/Tác động tiềm năng
Tính hấp dẫn
Các yếu tố thúc đẩy và ngăn
cản khả năng đạt được Lợi
ích tiềm năng
Lợi nhuận từ đầu tư
cho nghiên cứu và
phát triển
Đóng góp tiềm năng của
Nghiên cứu đối với phát triển
NN và nông thôn
Tính khả thi
Năng lực nghiên cứu
Phương pháp đã được trình bày cụ thể trong Tài liệu Hội thảo (Tài liệu 1) với trợ giúp
của các Bản Thông tin và Dữ liệu về các ARDO (Tài liệu 2).
Mục đích của Hội thảo là tạo quyền sở hữu qua việc xây dựng sự nhất trí giữa người sử
dụng kết quả nghiên cứu và người cung cấp kết quả nghiên cứu đối với các lĩnh vực ưu
tiên nghiên cứu. 92 đại biểu đại diện cho nghiên cứu và quản lý nghiên cứu, cán bộ
khuyến nông, trường đại học và nghiên cứu, công ty Nhà nước, tư nhân đã tham dự 2 Hội
thảo.
Hội thảo yêu cầu đại biểu đọc Tài liệu và cho điểm từng ARDO theo 4 Tiêu chí và mang
kết quả đã chấm điểm sơ bộ đến Hội thảo. 4 Tiêu chí gồm Lợi ích tiềm năng; Khả năng
(hoặc nhữ
ng cản trở) để đạt được Lợi ích tiềm năng; Tiềm năng nghiên cứu và Năng lực
nghiên cứu. Hội thảo chia đại biểu thành các Nhóm làm việc. Mỗi Nhóm có một cán bộ
(của Vụ KHCN hoặc Viện nghiên cứu) điều khiển, các cán bộ này đã được tập huấn cách
hướng dẫn Nhóm. Trong từng Nhóm, đại biểu nêu lý do cho điểm từng ARDO và sau khi
thảo luận đại biểu có thể sửa lại điểm đã chấm trước đây nếu thấy cần thiết. Các bảng
chấm điểm được thu lại và được nhập vào phần mềm Excel. Sau đó kết quả của 2 Hội
thảo ở Hà Nội và TPHCM được kết hợp lại.
Sau khi đã xếp hạng các ARDO, các loài cây trồng trong mỗi ARDO cũng được xác định
ưu tiên. Đây là bước đầu tiên hướng tới việc xây d
ựng các Chương trình nghiên cứu tổng
hợp (đa ngành).
2.3 Chuẩn bị trước Hội thảo
Tổ chức và lập kế hoạch
Bộ NN và PTNT đã thành lập Nhóm xây dựng ưu tiên nghiên cứu và phát triển. Nhóm có
nhiệm vụ đưa ra những căn cứ và hướng dẫn xây dựng các ưu tiên cho nghiên cứu nông
nghiệp. Một Hội thảo phác thảo quy trình xây dựng ưu tiên đã trình bày với Nhóm và
từng thành viên của Nhóm đảm trách việc thúc đẩy tiến độ và điều khiển, chủ trì các Hội
thảo xây dựng ưu tiên.
Tập huấn Phương pháp xác định ưu tiên
Bộ NN và PTNT đã thành lập Mạng lưới Theo dõi và Đánh giá (M&E). Mạng lưới bao
gồm các cán bộ của Vụ KHCN và các Viện nghiên cứu với trách nhiệm theo dõi và đánh
giá. Đã tổ chức 2 Hội thảo tập huấn với Nhóm này. Trong hai Hội thảo, 12 thành viên của
Nhóm từ Bộ NN và PTNT và Bộ Thủy sản đã thể hiện sự hiểu biết về phương pháp. Sau
đó các thành viên của Nhóm đã điều khiển các Hội thảo xác định ưu tiên và hướng dẫn
nhóm trong các Hội thảo xác định ưu tiên cấp quốc gia.
Các lĩnh vực ưu tiên nghiên cứu
Các cán bộ nghiên cứu chủ chốt từ các Viện nghiên cứu cây trồng đã tham dự Hội thảo sơ
khởi để xác định và thống nhất đưa ra các lĩnh vực cơ hội nghiên cứu phát triển (sau đây
viết tắt là ARDO) đối với cây trồng.
Hội thảo đã xác định được 9 Lĩnh vực ARDO và đã đề xuất 9 cán bộ nghiên cứu chuyên
ngành chủ chốt của các Viện chịu trách nhiệm viết Thông tin, Dữ liệu và Đánh giá cho 9
ARDO. Mẫu viết Thông tin và Dữ liệu được xây dựng và giới thiệu với người viết.
9 ARDOS là:
ARDO 1: Lúa
ARDO 2: Cây trồng cạn (Ngô, Khoai, Sắn)
ARDO 3: Cây họ Đậu
ARDO 4: Cây Công nghiệp
ARDO 5: Cây Ăn quả
ARDO 6: Rau
ARDO 7: Hoa
ARDO 8: Cây Thức ăn gia súc
ARDO 9: Cây cho mục đích sử dụng mới
Giới thiệu Bản Thông tin dữ liệu và tài liệu Hội thảo
Sau khi nhận được các tài liệu Thông tin và Dữ liệu về các ARDO do người viết gửi tới,
Văn phòng CARD biên tập lại để đảm bảo các thông tin dữ liệu cần thiết đã được cung
cấp và các tài liệu đã viết theo cùng mẫu.
Tài liệu Thông tin và Dữ liệu của 9 ARDO được in riêng theo từng ARDO (Phụ lục 1 và
2), sau đó in thành tập và gửi tới đại biểu tham dự Hội thảo trước ngày họp. Tài liệu gửi
đại biểu có nêu phương pháp xác định ưu tiên, cách cho điểm và yêu cầu đại biểu đọc các
Bản Thông tin dữ liệu về 9 ARDO và cho điểm sơ bộ từng ARDO dựa theo 4 Tiêu chí.
2.4 Cách thức tổ chức Hội thảo
Địa điểm và cách thức Hội thảo
Do lĩnh vực cây trồng có qui mô lớn và có nhiều liên quan nên đã được tổ chức thành 2
Hội thảo. Hội thảo thứ nhất tổ chức tại Hà Nội ngày 26/10/2006 và Hội thảo thứ hai tổ
chức tại TP. Hồ Chí Minh ngày 24/11/2006.
Chủ trì và Nhóm Điều khiển Hội thảo
TS. Nguyễn Văn Bộ (Viện trưởng viện VAAS) chủ trì Hội thảo tại Hà Nội và TS. Lê Văn
Bầm (Phó Vụ trưởng Vụ KHCN) chủ trì Hội thảo tại TP. Hồ Chí Minh. Trước Hội thảo,
thành viên của Nhóm Theo dõi và Đánh giá và một số cán bộ được tuyển chọn của các
Viện nghiên cứu đã gặp Điều phối viên kỹ thuật của CARD để nắm nội dung Hội thảo và
phác thảo quá trình điều khiển Nhóm làm việc trong Hội thảo.
Danh sách người điều khiển Nhóm làm việc trong Hội thảo:
Hội thảo tại Hà Nội Hội thảo tại TP. Hồ Chí Minh
1. Nguyễn Văn Bộ, Viện KHNNVN 1. Nguyễn Minh Châu, Viện Cây Ăn quả MN
2. Ngô Doãn Đảm, Viện KHNNVN 2. Ngô Doãn Đảm, Viện KHNNVN
3. Trương Chí Hiếu, ĐH Nông Lâm Huế 3. Phạm Tùng Lâm, Vụ KHCN
4. Cáp Thị Phương Anh, Viện Chiến lược
và Chính sách phát triển NNNT
4. Nguyễn Duy Đức, Phân viện Cơ điện NN
và CNSTH phía Nam
5. Phạm Thị Thanh Hoa, Chương trình
ACIAR
5. Ngô Quang Vinh, Viện KHKTNN Miền
Nam
Quy trình Hội thảo
Hội thảo đã tiến hành theo trình tự như sau:
1. Đưa ra cách thức và tiến trình Hội thảo, giới thiệu tóm tắt phương pháp và phác
thảo Khung ưu tiên
2. Mô tả cụ thể tiêu chí đánh giá Lợi ích tiềm năng trong đó có những nội dung đánh
giá chủ yếu
3. Đại biểu cho điểm sơ bộ tiêu chí Lợi ích tiềm năng của từng ARDO
4. Thảo luận Nhóm về lý do cho điểm cao nhất và thấp nhất về Lợi ích tiềm năng.
Sau đó đại biểu xem lại điểm mình đã chấm và điều chỉnh nếu thấy cần
5. Thu bản chấm điểm của đại biểu và nhập điểm vào excel cho tiêu chí Lợi ích tiềm
năng
6. Lặp lại các bước từ 2 đến 5 cho 3 tiêu chí đánh giá còn lại (Khả năng đạt được
Lợi ích tiềm năng, Tiềm năng nghiên cứu và Năng lực nghiên cứu)
7. Chia lại các đại biểu theo các Nhóm chuyên ngành (theo ARDO) để xác định ưu
tiên các cây trồng/sản phẩm đầu ra trong mỗi ARDO
8. Trình bày kết quả Hội thảo
9. Phác thảo Những Bước Cần Thiết Tiếp Theo để xây dựng các ưu tiên nghiên cứu
3 Kết quả Hội thảo
Kết quả của 2 Hội thảo đã được kết hợp lại. Kết quả 2 Hội thảo tương tự nhau ngoại trừ
Hội thảo phía Nam nhấn mạnh hơn vào Cây Công nghiệp so với Hội thảo phía Bắc. Tóm
tắt kết quả của từng Hội thảo được trình bày trong Phụ lục 3.
3.1 Lợi nhuận từ đầu tư cho nghiên cứu
Lợi nhuận từ đầu tư cho nghiên cứu là kết quả của Tính hấp dẫn và Tính khả thi. Lợi
nhuận tương đối từ đầu tư trong mỗi lĩnh vực cơ hội nghiên cứu (ARDO) được tóm tắt
dưới đây.
28
Workshop Output – Return on
Investment
9. New Crops
8. Animal Feeds
7. Flowers &
Ornamentals
6. Vegetables
5. Fruit
4. Industrial crops
3. Legumes
2. Upland Crops
1. Rice
RETURN FROM R&D FOR EACH AREA OF
RESEARCH OPPORTUNITY
1
2
3
4
5
6
7
8
9
0
20
40
60
80
0 20406080
Feasibility
Attractive-
ness
Nhận xét
Những điểm chính rút ra từ việc đánh giá Lợi nhuận từ đầu tư của Hội thảo như sau:
Những ARDO có Lợi nhuận cao nhất từ đầu tư
• ARDO Lúa (điểm 1 trên sơ đồ) và Cây Công nghiệp (điểm 4 trong sơ đồ) có lợi
nhuận từ đầu tư cao nhất. Qui mô và tầm quan trọng của Lúa và Cây Công nghiệp
phản ánh sự hấp dẫn của chúng đối với việc đầu tư trong tương lai, một tỷ lệ tăng
nhỏ về sản lượng và giá trị gia tăng của 2 ARDO này cũng sẽ đem lại những lợi
ích lớn cho Vi
ệt Nam.
• Tuy nhiên, trong khi 2 ARDO này hấp dẫn đối với đầu tư trong tương lai, nó lại
không tương thích với tính khả thi về việc đạt được lợi nhuận đó (Tương thích
nếu như điểm 1 và 4 trong sơ đồ trên tịnh tiến sát với đường chéo). Điều này đặc
biệt đúng với Lúa và giả thiết là những nghiên cứu phát triển hiện tại đối với Lúa
đang ở đỉnh cao (Sơ
đồ 1) và các công nghệ mới, sáng tạo sẽ cần phải được phát
triển trong tương lai nếu thấy lợi nhuận từ đầu tư tương lai đối với Lúa là cần thiết
• Đối với Cây Công nghiệp dường như các nguồn lực (kỹ năng) nghiên cứu bổ sung
cũng sẽ làm tăng có ý nghĩa lợi nhuận từ đầu tư nghiên cứu và có thể có cơ hội để
chuyển những kỹ năng nghiên cứu Lúa vào Cây Công nghiệp.
ARDO có Lợi nhuận trung bình từ đầu tư
• Nhóm ARDO với lợi nhuận trung bình từ đầu tư gồm Cây ăn quả và Rau, Cây
Màu và Đậu đỗ. Điều này có thể phản ảnh qui mô thị trường nội địa và những cơ
hội cho xuất khẩu và/hoặc thay thế nhập khẩu đối với các ARDO này
• ARDO Cây ăn quả và Rau có lợi nhuận thu được từ đầu tư thấp hơn và điều này
có thể do yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm cao của những thị trường có giá cao
và chi phí để giới thiệu các biện pháp nông nghiệp tiên tiến (GAP) đã giảm sự tiếp
nhận kỹ thuật của nông hộ
• Cây Màu và Đậu đỗ có lợi nhuận từ đầu tư tương đối thấp và sự cạnh tranh về đất
đai phù hợp có thể gây ra lợi nhuận từ đầu tư thấp. Ngược lại, việc thay thế nhập
khẩu và sự phát triển trong tương lai của các cây cho xuất khẩu và chế biến có thể
đem lại lợi nhuận từ đầu tư
ARDO có lợi nhuận thấp từ đầu tư
• Lợi nhuận thấp từ đầu tư thuộc về Cây Thức ăn gia súc, Hoa và Cây Cảnh và Cây
trồng mới mặc dù tầm quan trọng mới nổi lên của Hoa và Cây Cảnh và Cây Thức
ăn gia súc được đại biểu trong Hội thảo công nhận.
3.2 Tính hấp dẫn
Tính hấp dẫn là một đánh giá thực tế lợi nhuận có khả năng đạt được. Nó được đánh giá
qua Sơ đồ giữa Lợi ích tiềm năng của ARDO và Khả năng đạt được lợi ích đó. Sơ đồ 2
tóm tắt kết quả cho điểm của các đại biểu.
26
Workshop Output - Attractiveness
9. New Crops
8. Animal Feeds
7. Flowers &
Ornamentals
6. Vegetables
5. Fruit
4. Industrial crops
3. Legumes
2. Upland Crops
1. Rice
POT ENT IAL IMPACT OF R&D FOR EACH ARDO
1
2
3
4
5
6
7
8
9
0.0
2.5
5.0
7.5
10.0
0.0 2.5 5.0 7.5 10.0
Likelihood of uptake
Potential
Benefits
Nhận xét
Những ARDO có tính hấp dẫn cao
• Lúa và Cây Công nghiệp được xếp hạng cao nhất về sự hấp dẫn. Điều này phản ánh
qui mô và kinh nghiệm của người sản xuất của 2 lĩnh vực này.
• Với Lúa, một sự tăng nhỏ ở mức nông hộ sẽ dẫn đến một lợi nhuận lớn ở mức quốc
gia.
• Có điều thú vị là khả năng tiếp thu kỹ thuật mới đối với Lúa là cao. Việc đánh giá
này có thể được dựa trên kinh nghiệm trong thời gian qua với những nông dân sử
dụng giống mới và tiếp thu các kỹ thuật (ví dụ như IPM). Tuy nhiên, sự đa dạng
hoá từ sản xuất lúa diễn ra và lãi từ sản xuất lúa ở qui nông hộ lại giảm có thể dẫn
đến việc tiếp thu kỹ
thuật mới của nông dân sẽ giảm, làm giảm lợi nhuận từ sự đầu
tư nghiên cứu.
• Cây Công nghiệp được xếp hạng rất cao trong Hội thảo tại TP. Hồ Chí Minh so với
Hội thảo tại Hà Nội. Điểm cho Lợi ích tiềm năng hầu như giống nhau đối với Cây
công nghiệp và có thể điều này phản ánh sự tăng trưởng được mong đợi từ các thị
trường xuất khẩu và tăng cơ hội việc làm thông qua công nghiệp chế biến.
Những ARDO có tính hấp dẫn trung bình
• Cây Ăn quả, Rau, Cây màu và Đậu đỗ được xếp vào nhóm hấp dẫn trung bình
• Cây Màu được hấp dẫn vì Việt nam không sx đủ và cây Màu có tiềm năng cải thiện
năng suất thực sự. Cũng có sự lựa chọn cho chế biến. Trong khi có sự cạnh tranh về
đất đai, những hệ thống sản xuất qui mô lớn hơn có khả năng cải thiện năng suất,
lợi nhuận và tiếp thu kỹ thuật tiên tiến.
• Cây Ăn quả cho thấy có lợi ích tiềm năng tương đối cao thông qua việc phát triển
các thị trường xuất khẩu trong tương lai, đa dạng hoá giống và mở rộng thị trường
xuất khẩu. Đối với nhà sản xuất, nhiều hệ thống trồng Cây Ăn quả cho lợi nhuận
cao hơn trồng Lúa. Tuy nhiên, những yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, sạch
phyto để xuất khẩu sang th
ị trường có giá cao, những vấn đề về đóng gói và kéo dài
thời gian bảo quản sẽ làm tăng thêm chi phí cho người sản xuất nên khả năng thu
lợi nhuận có thể bị giảm.
• Rau và Đậu đỗ bị xếp hạng thấp hơn Cây ăn quả và Cây Màu về lợi ích tiềm năng
và khả năng đạt được lợi ích tiềm năng. SX Rau an toàn đã thành công trong việc
cải thiện giá thị trường nội địa và cây Đậu đỗ có giá trị là cây trồng cố định đạm
trong luân canh cây trồng.
Những ARDO có tính hấp dẫn kém
• Nhóm này gồm Hoa và Cây Cảnh, Cây Thức ăn gia súc và Cây trồng mới.
• Thị trường Hoa và cây Cảnh nội địa đã được mở rộng đáng kể và có thể còn tiếp
tục mở rộng. Tuy nhiên, triển vọng cho thị trường xuất khẩu sẽ khó hơn.
• Cây Thức ăn gia súc được xếp hạng cao hơn 2 lĩnh vực kia (ngạc nhiên là tiềm
năng lợi ích của nó không được xếp hạng cao hơn), có thể đại biểu dựa vào việc
nhấn mạnh về chăn nuôi gia súc trong Kế hoạch kinh tế - xã hội của Chính phủ.
Những khó khăn trong bảo quản và vận chuyển thức ăn chăn nuôi cho thời kỳ khô
hạn là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc đánh giá thấp khả năng đạt được
lợi ích tiềm năng.
3.3 Tính khả thi
Tính khả thi là việc đánh giá thực tế khả năng đóng góp của nghiên cứu để có thể đạt
được lợi ích tiềm năng. Nó được xác định bởi đồ thị gồm trục tung là Tiềm năng nghiên
cứu, phát triển và trục hoành là Năng lực nghiên cứu. Sơ đồ 3 trình này tóm tắt kết quả
Hội thảo.
27
Workshop Output - Feasibility
9. New Crops
8. Animal Feeds
7. Flowers &
Ornamentals
6. Vegetables
5. Fruit
4. Industrial crops
3. Legumes
2. Upland Crops
1. Rice
FEASIBILITY OF R&D FOR EACH ARO
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0.0
2.5
5.0
7.5
10.0
0.0 2.5 5.0 7.5 10.0
R&D Capacity
R&D
Potential
Nhận xét
Tiềm năng nghiên cứu và phát triển (R&D)
• Tiềm năng nghiên cứu đối với Lúa tương đối thấp. Điều này chứng minh những nỗ
lực lớn về nghiên cứu và phát triển trong thời gian dài qua và những tiếp cận
nghiên cứu lúa được xác định là đang ở đỉnh cao (Sơ đồ 1). Đề xuất chiến lược
nghiên cứu lúa để đạt được kết quả cao cần phải tập trung vào việc giới thiệu
những kỹ thu
ật và kỹ năng nghiên cứu mới.
• Tiềm năng nghiên cứu đối với Hoa & Cây Cảnh, Đậu đỗ, Cây TAGS và Cây màu
được đánh giá tương tự như với Lúa.
• Tiềm năng nghiên cứu đối với cây trồng thuộc nhóm Rau, Cây Ăn quả và Cây
Công nghiệp tương đối cao. Điều này có thể phản ảnh sự trưởng thành và những nỗ
lực trong nghiên cứu thời gian qua đối với các nhóm cây trồng này. Như vậy tính
khả thi đối với các nhóm này vẫn còn có thể đạt cao hơn.
Năng lực nghiên cứu phát triển
• Những ARDOs được xếp ở vị trí phía trên đường chéo thì được gợi ý là sự tăng về
năng lực nghiên cứu có thể sẽ cải thiện tính khả thi, dẫn đến tăng được lợi nhuận từ
đầu tư nghiên cứu. Điều này đặc biệt đúng với các ARDO về Rau, Cây Ăn quả,
Hoa, Cây Cảnh và cây TAGS.
• Những ARDO xếp ở vị trí dưới đường chéo có thể có cơ hội chuyển nguồn lực
nghiên cứu (kinh phí, kỹ năng …) cho các ARDO phía trên đường chéo. Điều này
rất đúng với Lúa và các kỹ năng nghiên cứu về lúa có thể được chuyển sang cho
các cây trồng khác thuộc các ARDO khác. Kinh phí cũng được chuyển và các kỹ
năng được sử dụng có hiệu quả cuối cùng sẽ dẫn đến tăng lợi nhuận từ
đầu tư
nghiên cứu cho các ARDO khác.
21
Figure 1
The Research “S” Curve
Embryonic
Emerging
Mature
Potential
Gain
Time to Achieve Gains
4 Xếp hạng ưu tiên trong cùng một ARDO
Đại biểu trong Hội thảo đã xếp hạng các loại cây trồng hoặc sản phẩm trong từng ARDO.
Đối với Bộ NN và PTNT, việc xếp hạng này là bước đầu tiên trong việc xác định các
Chương trình ưu tiên. Nhiều việc nữa phải làm để xây dựng các Chiến lược nghiên cứu
cho các Chương trình được ưu tiên cao trước khi xây dựng các Kế hoạch nghiên cứu
Trung hạn cho cây trồng. Bảng 1 liệt kê các chương trình ưu tiên trong từng ARDO
đã
được xếp theo thứ tự ưu tiên.
Bảng 1: Các Chương trình ưu tiên trong các ARDO ưu tiên
ARDO ưu tiên (Theo thứ tự sắp xếp Lợi
nhuận từ Đầu tư)
Các Chương trình ưu tiên (Xếp hạng trong
từng ARDO)
ARDO
1
Lúa Các giống cực sớm
Lúa lai
Lúa thơm
Giống chống chịu khô hạn
Giống chống chịu mặn
Giống chống chịu sâu bệnh
4
Cây Công nghiệp Cà phê
Cao su
Điều
Chè
Tiêu
Mía
Cocoa
Bông
Dừa
5
Cây Ăn quả Quả có múi
Chuối
Dứa
Thanh Long
Xoài
Vải
Nhãn
Măng cụt
Sầu riêng
Chôm chôm
Nho
Chuối
Mận
2
Cây màu Ngô
Sắn
Khoai lang
Khoai tây
Khoai sọ
Cây chuối hoa
Khoai mỡ
6
Rau Dưa chuột
Dưa hấu
Cà chua
Bầu bí
Ớt
Bắp cải
Dưa đắng
Đậu tây
Ngô ngọt (ngô Rau)
Cà rốt
Hành
Nấm
Cây gia vị
Măng
Rau dền
Leafy Greens
3
Đậu đỗ Peanut
Soybean
Green pea
Green bean
7
Hoa và cây cảnh Hồng
Lan
Cúc
Gerbera
Cẩm chướng
Hoa cắm lọ
Anthurium
Đồng tiền
8
Cây Thức ăn gia súc Pasture Grasses Bãi cỏ chăn thả
Pasture Legumes Cỏ họ đậu
Greenfeed Maize
Agriculture Bi-products Phế phụ phẩm NN
1
Cây trồng mục đích sử dụng mới Jatroph
Sorgum bicolor
Cactus
Jojoba
Moringa
Artemisia
5 Danh mục vốn đầu tư cho nghiên cứu
Một trong những mục tiêu của việc xác định ưu tiên nghiên cứu là nhằm cho phép đánh
giá và điều chỉnh (nếu cần thiết) các nguồn vốn sẵn có cho các nghiên cứu về cây trồng.
Mục đích là để cải thiện tính hiệu quả của việc phân bổ các nguồn lực cho nghiên cứu.
Việc kiểm tra lại quá trình sử dụng các nguồn lực nghiên cứu dựa trên các chương trình
ưu tiên nên được thực hiệ
n thường xuyên (3-5 năm một lần). Các ưu tiên cho phát triển
năng lực nghiên cứu và cung cấp trang thiết bị chuyên dụng cũng nên gắn với các chương
trình ưu tiên nghiên cứu.
Cách xây dựng danh mục vốn đầu tư là phân bổ kinh phí rộng rãi (đối với tất cả các
nguồn lực sử dụng cho nghiên cứu) dựa trên các ARDO được ưu tiên. Quyết định phân
bổ này là trách nhiệm của các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu nhưng có thể lấy kết
quả sắp xếp mới nhất thứ tự ưu tiên của các ARDO làm ví dụ để xây dựng kế hoạch phân
bổ kinh phí mang tính định hướng trong tương lai. Đem mức phân bổ kinh phí này so
sánh với phân bổ kinh phí hiện tại và kết quả so sánh này có thể được dùng để điều chỉnh
kinh phí theo thời gian (3-5 năm).
Giả sử đề xuất để lại 5% kinh phí đang có để sử dụng cho nghiên cứu đặc biệt có thể do
Bộ trưởng chỉ đạo hoặc để hỗ trợ các ý tưởng mới và sáng tạo mà những ý tưởng này
không ghi trong các Chương trình ưu tiên thì Bảng 2 là ví dụ về một danh mục đầu tư
nghiên cứu các ARDO về cây trồng cho giai đoạn 2007 – 2012.
Bảng 2: Danh mục nghiên cứu ARDO cây trồng hiện tại và tương lai
và thay đổi về kinh phí
ARDO (Priority Rank) Kinh phí hiện
tại (%)
2
Kinh phí dự kiến
trong tương lai
(%)
3
Mức thay đối
(+ or -)
Lúa 28
Cây Công nghiệp 22
Cây Ăn quả 14
Cây màu 10
Rau 9
Đậu đỗ 7
Hoa và cây cảnh 3
Cây thức ăn chăn nuôi 1
Cây trồng mới 1
Khác 5
Tổng số 100
Ghi chú: Việc chuyển từ Kinh phí hiện tại được cấp sang Kinh phí cấp trong tương lai
cần có thời gian và được dự kiến là 2-3 năm để đạt được.
6 Những bước tiếp theo
Việc xác định các Chương trình ưu tiên trong các ARDO ưu tiên sẽ dẫn đến có nhiều
Chương trình thuộc ARDO được xếp hạng ưu tiên cao sẽ được nhận kinh phí nghiên cứu
nhiều hơn so với những Chương trình ưu tiên cao nhưng thuộc các ARDO xếp hạng ưu
tiên thấp.
2
Được tính từ Kinh phí của Bộ NN và PTNT năm 2007
3
Tỷ lệ kinh phí dựa vào Hội thảo đánh giá về Lợi nhuận từ Đầu tư. Chiến lược chính thức sẽ được quan
chức và các nhà ra quyết định về Chính sách của Bộ quyết định.
Các bước tiếp theo gồm:
1. Thành lập các Nhóm làm việc gồm các nhà chuyên môn giỏi thuộc từng Chương
trình ưu tiên đã thống nhất
2. Xác định Mục tiêu Chương trình (Kết quả mong đợi) của từng Chương trình ưu
tiên
3. Đảm bảo Mục tiêu Chương trình là thiết lập các tiếp cận đa ngành (đa lĩnh vực)
để đạt được kết quả mong muốn thông qua việc xác định và xếp hạng ưu tiên các
Chiến lược nghiên cứu (lĩnh vực/ chuyên ngành, kế hoạch nghiên cứu…)
4. Thực hiện qui trình tuyển chọn và hợp đồng nghiên cứu theo phương thức đấu
thầu và công khai nhằm động viên tính sáng tạo/ tính mới, sự hợp tác trong và
giữa các nhà cung cấp dịch vụ nghiên cứu