Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

XÂY DỰNG KHUNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI – THÚ Y VIỆT NAM doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.87 KB, 79 trang )


XÂY DỰNG KHUNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT
TRIỂN CHĂN NUÔI – THÚ Y VIỆT NAM


HỘI THẢO







TÀI LIỆU LÀM VIỆC CHO HỘI THẢO
TIỂU LĨNH VỰC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y




















Hà Nội, 07/2010

Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi – Thú y
2

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO

MỤC TIÊU HỘI THẢO

• Đánh giá những ưu tiên quốc gia về Nghiên cứu & Phát triển (viết tắt là
R&D) Chăn nuôi-Thú y Việt Nam

LÀM VIỆC THEO NHÓM

Tất cả các đại biểu sẽ ngồi chung trong một phòng lớn nhưng theo các nhóm đã
được lựa chọn trước. Công việc chủ yếu sẽ được thực hiện bởi các nhóm này.
Thành phần tham gia của các nhóm sẽ được thay đổi trong quá trình Hội thảo
khi thấy cần thiết.

Một số quy tắc cơ bản để làm việc theo nhóm có hiệu quả là:
• Công nhận ý kiến của mỗi người đề
u có giá trị.
• Mọi người đều có trách nhiệm
- Đóng góp ý kiến
- Hiểu biết lẫn nhau
• Quy tắc 2:1: Khi góp ý với người khác: đưa ra ý kiến tích cực (tốt)
trước, sau đó mới nhận xét, bình luận

• Nghe một cách chủ động
• Sử dụng từ “và” thay cho từ “nhưng”
• Trình bày súc tích
• Sử dụng đúng thời lượng cho phép
• Tắt điện tho
ại di động - chỉ sử dụng trong giờ giải lao

Đối với mỗi phần Hội thảo:
• Người được phân công có nhiệm vụ ghi chép đầy đủ
• Chú ý về thời gian



Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi – Thú y
3

GIỚI THIỆU ĐẠI BIỂU/NHỮNG ĐIỀU MONG MUỐN TẠI HỘI THẢO
[Mục đích để đại biểu biết thành viên của Hội thảo, họ đến từ đơn vị nào, kỹ
năng gì sẽ được thể hiện và những mong đợi chung từ Hội thảo]

Thảo luận nhóm

Đối với mỗi đại biểu:
• Giới thiệu về bản thân: tên, đơn vị công tác, nghề nghiệp/trách nhiệm,
mối quan tâm, kinh nghiệm
• Vấn đề mong mu
ốn tại Hội thảo
• Vấn đề không mong muốn tại Hội thảo
[2 phút dành cho mỗi đại biểu]


Đối với nhóm:
• Những mong muốn chung
• Mỗi nhóm ghi 3 thẻ những điều mong muốn từ Hội thảo và 3 thẻ
những điều không mong muốn

Báo cáo: một đại biểu trình bày tóm tắt nội dung viết trên các thẻ (thời gian: 2
phút /nhóm)

Người Hướng dẫn thu th
ập, tập hợp và dán thẻ lên bảng

[Báo cáo trình bày trên thẻ giúp nhìn thấy kết quả của từng nội dung thảo luận
và ghi lại công việc đã làm trong thảo luận để phát cho các đại biểu.]


Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi – Thú y
4

BỐI CẢNH CHIẾN LƯỢC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH NN VIỆT NAM
[Mục đích nhằm xây dựng hiểu biết chung về các vấn đề chính mà môi
trường Kinh tế và Chính sách NN Việt Nam đang đối mặt để đưa ra phạm vi
xác định ưu tiên]

Thảo luận
• Vấn đề chính bên ngoài
(trong nước và quốc tế) có ảnh hưởng quan
trọng đối với môi trường thiết lập chính sách và kinh tế NN trong tương
lai là gì?
• Vấn đề chính bên trong

(nội tại) có ảnh hưởng quan trọng đối với môi
trường thiết lập chính sách và kinh tế NN trong tương lai là gì?


Xác định vấn đề và mối quan hệ, sau đó ghi vào những thẻ có màu khác nhau

Một nửa số Nhóm xem xét các vấn đề bên ngoài
, một nửa số Nhóm xem xét các
vấn đề bên trong


GHI CHÚ:

Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi – Thú y
5

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN


NHỮNG NÉT CHÍNH CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
XÁC ĐỊNH ƯU TIÊN
1


GIỚI THIỆU

Mục tiêu chủ yếu của việc đánh giá ưu tiên Nghiên cứu & Phát triển (dưới đây
viết tắt là R&D) là xác định các chương trình nghiên cứu một cách rộng rãi. Các
chương trình này sẽ mang lại cho Việt Nam lợi ích lớn nhất từ việc đầu tư cho
R&D được Chính phủ Việt Nam và những người có liên quan chính đưa ra.


Xây dựng ưu tiên là vấn đề trọng tâm của R&D. Đây là một nhiệm v
ụ phức tạp,
nó cần được làm theo một khung có tính hệ thống để cho phép các kết quả thu
được sẽ hỗ trợ việc đưa ra quyết định về quản lý và phân bổ nguồn lực cho R&D
một cách công khai và minh bạch. Những R&D có ưu tiên lớn nhất chính là
những R&D mang lại giá trị cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường cho quốc
gia.

Kết quả lựa chọn là phải xác định được những Lĩnh V
ực Cơ Hội Nghiên cứu nào
về Chăn nuôi-Thú y được hỗ trợ hoặc không được hỗ trợ. Nếu không xác định
được các ưu tiên thì kết quả lựa chọn rất có thể sẽ không mang lại lợi ích tối đa
cho Việt Nam. Điều tệ nhất là các kết quả sẽ không phù hợp hoặc không thu
được ích lợi từ việc đầu tư. Ngoài ra, nguồn lực và cán bộ hiện có bị hạ
n chế để
thực hiện tất cả các nghiên cứu như vậy và để đáp ứng mức độ cao những yêu
cầu đột xuất về tư vấn và vấn đề chính sách mà Bộ và Đảng yêu cầu, vì vậy phải
tập trung vào nghiên cứu dài hạn hơn cho chỉ một vài lĩnh vực.






1
CSIRO Australia đã áp dụng mô hình cơ bản mô tả trên đây ở các cấp khu vực và hợp tác. Mô hình này được sử
dụng trên 60 tổ chức nghiên cứu khác nhau thuộc Châu á, Úc, Niu-di-lân, Mỹ và Châu Âu. Khung phân tích khái
niệm dựa trên một công bố của Viện nghiên cứu Công nghiệp New York năm 1986, R N Foster, L H Linden, R L
Whiteley and A M Kantrow, Cải thiện lợi nhuận từ R&D-I, trong cuốn 'Biện pháp và tăng cường lợi ích từ R&D',

IRI, New York (Bản chính được xuất bản trong cuốn Quản lý nghiên cứu, tháng 1- 1985).


Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi – Thú y
6
Hình 1: Sử dụng các ưu tiên để hỗ trợ việc lựa chọn các Chương trình/ Dự
án nghiên cứu


S
t
r
o
n
g

E
m
p
h
a
s
i
s
ATTRACTIVENESS
FEA SIBILITY
S
t
r
o

n
g

E
m
p
h
a
s
i
s
Selective Emphasis
Limit
e
d Sup
po
r
t
I
NC
REA
S
ED
S
ELE
C
TIV
I
TY



PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Các nguyên tắc cụ thể về xác định ưu tiên bao gồm:
• Xem xét các lĩnh vực có liên quan dễ dàng đến lợi ích do nghiên cứu
mang lại (mục đích nghiên cứu), chứ không phải là chuyên môn/chuyên
ngành nghiên cứu. Những lĩnh vực đó được gọi là Lĩnh vực Cơ hội
Nghiên cứu & Phát triển (dưới đây viết tắt là ARDO)
• Các lĩnh vực này có tính riêng biệt, toàn diện, có cơ sở chắ
c chắn, có
định hướng tương lai và có thể quản lý được bằng con số
• Được liên kết và đồng nhất với nghiên cứu quy trình cấp vốn
• Các tiêu chí để xác định ưu tiên là độc lập
• Tiêu chí được sử dụng gồm:
o Lợi ích tiềm năng về kinh tế, môi trường, xã hội, thể chế và
khoa học từ những thành công của R&D.
o Phạm vi mà các sản phẩm và d
ịch vụ R&D sẽ được sử dụng.
o Tình trạng phát triển của trang thiết bị và kỹ thuật mà nghiên
cứu đòi hỏi và sự phát triển của các chuyên ngành phù hợp
o Mức độ sẵn sàng của các kỹ năng nghiên cứu và cơ sở hạ tầng
• Điều quan trọng là các ưu tiên này chỉ là tương đối; càng hạ thấp sự ưu
tiên của một lĩnh vự
c thì tính chọn lọc trong việc lựa chọn Dự án giữa
chúng càng cao hơn, như được minh họa ở hình 1.

Mô hình khuyến nghị sử dụng ở Việt Nam là một quá trình gồm 5 bước.
1. Đưa ra các ARDO ở cấp tiểu ngành
2. Xác định ưu tiên các ARDO ở cấp tiểu ngành

Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi – Thú y

7
3. Từ kết quả xác định ưu tiên ARDO ở cấp tiểu ngành, xây dựng các ARDO ở
cấp ngành (những ARDO của tiểu ngành này có thể kết hợp với một số
ARDO của tiểu ngành khác thành một nhóm ARDO lớn hơn)
4. Xác định ưu tiên các ARDO ở cấp ngành
5. Viết báo cáo Hội thảo và Tờ trình về Chính sách và Danh mục đầu tư R&D
cấp quốc gia

Những thành viên trong mạng lưới Giám sát và Đánh giá đ
ã được đào tạo về
phương pháp xác định ưu tiên và đã điều khiển thử một Hội thảo được thiết kế
sẵn nhằm phát triển năng lực về phương pháp luận và khả năng lãnh đạo, điều
khiển Hội thảo.

Các bước thực hiện như trên cũng hữu ích ở cấp tiểu ngành để xác định các
chiến lược/k
ế hoạch (đầu vào) nghiên cứu như công nghệ sinh học, dinh dưỡng,
quản lý sâu bệnh và dịch hại… để có thể đạt được lợi ích lớn nhất trong các
ARDO đã được ưu tiên cao.

XÁC ĐỊNH ARDO

Khuôn mẫu chính thức của các ARDO sẽ được quyết định và phê chuẩn. Một
cách tiếp cận lôgíc để xây dựng ARDO trước hết là ở cấp tiểu ngành (Cây trồng,
Vật nuôi, Lâm nghiệp, Ngư nghiệp…) và sử
dụng phương pháp luận để xác
định ưu tiên cho các ARDO. Từ kết quả của những hội thảo tiểu ngành đó, một
tập hợp các ARDO của từng lĩnh vực sẽ được xây dựng. Phương pháp luận xác
định ưu tiên này gồm có sự tranh luận và thỏa hiệp trong một số trường hợp. Ở
cấp tiểu ngành và cấp ngành, số ARDO nên ít hơn 15 vì nếu nhiều hơn thì sẽ khó

quả
n lý. Những ARDO ưu tiên cao trong phạm vi cấp tiểu ngành có thể trở thành
ARDO cấp ngành, còn những ARDO có ưu tiên thấp hơn và nhỏ hơn có thể
được gộp lại. Ví dụ dê và cừu có thể gộp thành nhóm động vật nhai lại hoặc có
thể cả bò, bò sữa, dê và cừu gộp thành nhóm động vật nhai lại.

ARDO cần được xác định về Mục tiêu, Phạm vi và Đối tượng nghiên cứu. Mục
tiêu: mô tả
được những kết quả mong muốn từ tất cả những nghiên cứu trong
ARDO. Ví dụ: đối với cây ăn quả thì mục tiêu là “tăng năng suất, chất lượng, an
toàn và tiềm năng tiếp cận với các thị trường giá trị cao”. Lĩnh vực nghiên cứu
xác định các lĩnh vực (chuyên ngành) đưa vào nghiên cứu và Đối tượng nghiên
cứu là các loài (cây trồng, vật nuôi…) hoặc mức độ sản xuấ
t.

Dưới đây là một ví dụ về kết quả đã đạt được của “Hội thảo thí điểm”

Lợn

Mục tiêu quốc gia: Tăng năng suất và lợi nhuận của ngành thịt lợn.
Phạm vi: nghiên cứu để tăng sinh sản, vật nuôi, dinh dưỡng, quản lý dịch
bệnh, hệ thống sản xuất, vệ sinh, quản lý chất thải, quản lý chất l
ượng,
vận chuyển, tiếp thị và hợp nhất hệ thống
Đối tượng nghiên cứu: các trang trại chăn nuôi lợn vừa và nhỏ


Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi – Thú y
8
Động

vật
nhai lại

Mục tiêu quốc gia: Tăng năng suất và lợi nhuận của ngành công nghiệp
nuôi động vật lấy sữa và động vật nuôi lấy thịt
Lĩnh vực nghiên cứu: tăng sinh sản, chăn nuôi, dinh dưỡng, quản lý dịch
bệnh, vệ sinh, xử lý rác thải, quản lý chất lượng, vận tải, kinh doanh thịt
và sữa.
Đối tượng nghiên cứu: Bò, bò sữa, dê, cừu

Cây
công
nghiệp
Mục tiêu quốc gia: Tăng năng suất, diện tích sản xuất và lợi nhuận của
các cây công nghiệp
Lĩnh vực nghiên cứu: tăng sản lượng, quản lý dịch bệnh, chất lượng, bảo
quản sau thu hoạch, chế biến và tiếp thị các cây trồng mới và hiện có, sử
dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Đối tượng nghiên cứu: cao su, tiêu, cà phê, mía, chè, dừa, đào lộn h
ạt,
cây có hạt lấy dầu

Thuỷ
sản

Mục tiêu quốc gia: Tăng dự trữ tài nguyên, năng suất và lợi nhuận của
các ngành công nghiệp thủy sản
Lĩnh vực nghiên cứu: tăng sản lượng giống, dinh dưỡng, nuôi trồng, quản
lý dịch bệnh, quản lý tài nguyên thuỷ sản và quản lý môi trường.
Đối tượng nghiên cứu: Loài Giáp xác (tôm, cua, tôm hùm); Fìnish (cá

mú, cá rô, cá chép, cá chỉ vàng, cá vược, cá đối); Loài Nhuyễn thể
(trai,
sò, hầu, ngọc trai); Thực vật biển và sinh vật phù du…

Những ưu tiên ARDO
Mô hình sử dụng để xây dựng các ưu tiên R&D là tương đối đơn giản. Nó yêu
cầu đại biểu đánh giá toàn diện những lợi ích của việc đầu tư R&D cho mỗi
ARDO về “Sự hấp dẫn” và “tính khả thi đối với Việt Nam”. Phương pháp cho
điểm được sử dụng để so sánh và xếp h
ạng các ARDO. Cho điểm là cách làm
hiệu quả cho phép nhóm đánh giá mọi nhân tố then chốt để đưa ra quyết định
một cách logic và cởi mở. Điểm số tương đối cho mỗi ARDO được xác định dựa
trên thảo luận của nhóm theo 4 tiêu chí độc lập như sau:
1. Lợi ích tiềm năng về sản xuất và thị trường đối với Việt nam
2. Những yếu tố thu
ận lợi và chống lại khả năng đạt được lợi ích tiềm
năng
3. Đóng góp tiềm năng của R&D đối với phát triển NN và nông thôn
4. Năng lực R &D của Việt Nam

Mối quan hệ giữa 4 tiêu chí này được thể hiện trong khung đánh giá dưới đây.

Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi – Thú y
9



Vị trí và thứ hạng có tính tương đối của các ARDO là rất quan trọng. Chúng chỉ
ra lĩnh vực tốt nhất cho đầu tư nghiên cứu và mở rộng. Vì nhóm xác định ưu tiên
gồm những đại diện cho nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, nông dân, chính

trị gia và các thành phần liên quan khác, nên phương pháp này đảm bảo có được
những khuyến nghị có thể là tốt nhất tại thời điểm đưa ra.

Ví dụ về k
ết quả của quá trình xác định ưu tiên

Hình 1: Biểu đồ về sự hấp dẫn và tính khả thi về một tập hợp giả thuyết đối
với 8 ARDOs cho thấy mức độ ưu tiên dựa vào lợi nhuận của các ARDO đem
lại cho Việt nam.
Lợi nhuận từ đầu
tư R&D tại Việt
Nam
Tính hấp
dẫn
Tính khả thi
Lợi ích tiềm năng (tác
đ

n
g)

Những yếu tố thuận lợi
và chống lại khả năng
đạt được lợi ích tiềm
năn
g

Tiềm năng R&D đối với
phát triển NN và nông
thôn

Năng lực R&D của Việt
Nam

Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi – Thú y
10
RETURN FROM R&D FOR EACH AREA OF RESEARCH OPPORTUNITY
Feasibility
Attractiveness
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
0 102030405060708090100
1
2
3
4
5
6
7
8
Trong hình trên, 2 ARDO (số 1 và 8) có điểm cao nhất cả về sự hấp dẫn và tính
khả thi. Hai ARDO này nằm ở góc trên cùng bên phải của biểu đồ. Chúng biểu

hiện sự tập trung mạnh nghiên cứu và phát triển và chúng là nhóm ưu tiên cao
nhất trong các ARDO. Những ARDO (số 3, 5, 6 và 7) nằm ở vị trí trung tâm
của biểu đồ cũng nhấn mạnh đến nghiên cứu và phát triển có thể được lựa chọn
và có thể là nhóm được ưu tiên vừa phả
i. Hai ARDO (số 2 và 4) có số điểm về
sự hấp dẫn và tính khả thi thấp nhất nên thuộc khu vực hạn chế hỗ trợ và có sự
ưu tiên thấp.

Hai ARDOs số 3 và 5 có số điểm về hấp dẫn tương tự nhau, tuy nhiên ARDO
số 5 có số điểm cao hơn về tính khả thi. Trong ví dụ có tính giả thuyểt này thì
điểm về tính khả thi của ARDO số 3 thấp hơn là do các kỹ n
ăng hiện có để
thực hiện nghiên cứu và phát triển chưa đủ/chưa phù hợp. Khi đạt được những
kỹ năng cần thiết, 2 ARDOs này có thể được yêu cầu cho nguồn lực nghiên
cứu. Sự hấp dẫn được quyết định bởi các nhân tố khác ngoài nghiên cứu và
phát triển như: thị trường, lợi nhuận, lao động, và các lợi ích về văn hóa và xã
hội. Vì vậy trong khi ARDOs số 5 và 7 có số đi
ểm về tính khả thi tương đương
nhau, do ARDO số 5 có tính hấp dẫn cao hơn nên nó có thể được đưa vào
nguồn để ưu tiên hơn cho nghiên cứu và phát triển so với ARDO số 7. .


Cây trồng/Sản phẩm ưu tiên trong ARDOs
Phạm vi/lĩnh vực nghiên cứu của ARDO liệt kê tất cả các sản phẩm/mặt hàng
trong ARDO. Trong hội thảo cấp tiểu ngành, việc sử dụng một tiến trình đơn
giản để x
ếp hạng những ARDO dựa trên quan điểm và sự hiểu biết của các đại
biểu dự hội thảo là rất hữu ích. Cuối của tiến tình này là xác định những cây
trồng được ưu tiên cao (trong nhóm ARDO được ưu tiên cao). Kết quả này sẽ
cho biết nên tập trung những cố gắng nghiên cứu vào đâu (nghĩa là lĩnh vực

nào) mà không phải vào nội dung/ khía cạnh nào.
Các chiến lược nghiên cứu

Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi – Thú y
11
Một khi các cây trồng ưu tiên cao (nằm trong các ARDO ưu tiên cao) được xác
định, cần phải xem xét lĩnh vực đầu tư R&D nào cần được tập trung. Câu hỏi đặt
ra là đầu tư R&D vào cái gì (chuyên ngành R&D nào) để có thể mang lại tác
động/hiệu quả cao nhất. Tác động là hàm số của độ lớn/qui mô các kết quả trông
đợi, thời gian cần để thu được kết quả đó nếu kết quả là ổn định. Ví dụ: Công
việ
c chọn tạo giống cổ truyền thường tạo ra kết quả tương đối nhỏ, yêu cầu thời
gian dài để đạt được kết quả, nhưng kết quả nào đã đạt được thì lại lâu dài (hoặc
gần như lâu dài). Trong khi bón phân thường đem lại lợi ích cao và nhanh trong
một thời gian ngắn nhưng thường không lâu dài (vì mỗi vụ trồng trọt lại phải bón
phân).
Quá trình xác định ưu tiên cũng có thể
được sử dụng để xây dựng các chiến lược
nghiên cứu giữa các ARDO. Trường hợp thiếu các dữ liệu cụ thể về từng lĩnh
vực ưu tiên cao (trong nhóm ARDO ưu tiên), một ma trận về các kế hoạch
nghiên cứu rộng rãi là một phương pháp tiếp cận hữu ích. Dưới đây là một ví dụ:

Lĩnh vực đầu tư
ng/cứu hoặc chiến
lược/kế
hoạch
Bao gồm
1. Đánh giá giống Khuyến cáo những cây trồng mới (cải thiện) cho các điều kiện
môi trường và thị trường khác nhau của Việt Nam. Bao gồm lai
tạo, chọn lọc và đánh giá cây trồng trong các điều kiện sinh thái

NN khác nhau và khả năng chống chịu/kháng đối với sâu bệnh
2. Cải thiện gen
Kiểu gen mới và cải thiện (chọn lọc), phát triển kiểu gen mới; lai
tạo để tăng tính kháng, tính chống chịu sâu bệnh
3. Cải thiện nông
học (kỹ thuật canh
tác)
Cải thiện kỹ thuật nhằm tăng năng suất và chất lượng, gồm gieo
trồng, làm cỏ, tỉa cành, che phủ…
4. Dinh dưỡng cây
trồng
Cải thiện năng suất, chất lượng và lợi nhuận thông qua sử dụng kỹ
thuật bón phân và quản lý tưới tiêu hiệu quả, ví dụ: đất đai phù
hợp, yêu cầu về phân bón, loại phân bón, phân hữu cơ, tưới tiêu
và che phủ
5. Quản lý sâu bệnh Phát triển kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp được cải thiện và
phòng trừ sinh học đối với các loại sâu, bệnh và cỏ nguy hiểm.
Bao gồm: biện pháp hóa học, cơ giới, sinh học, quản lý dịch hại
tổng hợp, giám sát dịch hại
6. Quản lý thu
hoạch/sau thu
hoạch
Các kỹ thuật thu hoạch và sau thu hoạch cải tiến để tối đa chất
lượng và giá trị của cây trồng. Bao gồm thu hoạch phơi khô, chế
biến, bảo quản, vận chuyển và quản lý chất lượng
7. Tăng giá trị sản
phẩm thông qua
chế biến
Gia tăng giá trị cho các sản phẩm thô thông qua chế biến hoặc cải
thiện các đặc tính, hình thái của sản phẩm ban đầu. Bao gồm xây

dựng tiêu chuẩn chất lượng, phân loại/nâng cấp sản phẩm, chế
biến, phát triển sản phẩm mới, sử dụng phế phụ phẩm…
8. Tạo điều kiện Tăng thê
m
thông tin và sự hiểu biết cho nông dân và những nông

Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi – Thú y
12
thuận lợi cho thị
trường
dân làm thương mại hoặc bán thương mại về thị trường và yêu
cầu của thị trường Bao gồm thông tin và yêu cầu của thị trường,
phương tiện và cách thức tiếp cận thị trường, liên kết với những
nhà/cơ sở chế biến, xuất khẩu, hệ thống thu mua
9. Đánh giá kinh tế Xây dựng và tư vấn những lựa chọn về sx nông trại, chế biến và
tiếp thị, thị trường…có lãi. Bao gồm phân tích tổng lợi nhuận, lợi
nhuận, hiệu quả/tác động tài chính, phân tích lỗ lãi, phân tích lợi
nhuận/chi phí
10. Những hệ thống
sản xuất có thể lựa
chọn Alternative
Xây dựng và khảo nghiệm hệ thống sx cây trồng mới có khả năng
về lợi nhuận. Bao gồm hệ thống sx hữu cơ, hệ thống sx cây trồng
nhiều tầng (xen canh) như nông lâm kết hợp…
11. Chuyển giao công
nghệ
Cải thiện hệ thống chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và sự tiếp thu
những kỹ thuật mới của nông dân thông qua tư vấn, hợp tác và sự
hiểu biết nhu cầu của nông dân. Bao gồm: hội thảo, thăm thực địa,
truyền thông và hệ thống dịch vụ khuyến nông tổng hợp

Phương pháp xây dựng ưu tiên có thể được sử dụng để xác định ưu tiên đầu tư
nghiên cứu cho từng cây trồng hoặc sản phẩm đã được xác định. Cơ sở của ưu
tiên là 2 tiêu chí: Tác động tiềm năng của đầu tư R&D đến sự phát triển và
kiến thức và kỹ năng R&D tại Việt nam.
Mối quan hệ bên trong của 2 tiêu chí này trong đầu tư nghiên cứu R&D đượ
c thể
hiện như sau:

Tác động tiềm năng
của đầu tư R&D đến
sự phát triển
Tính khả thi của đầu tư
R&D


Kiến thức và kỹ năng
R&D của Việt Nam

Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi – Thú y
13

LĨNH VỰC ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN (ARDO)


Các lĩnh vực dưới đây đã được lựa chọn theo nguyên tắc chúng được so sánh
về: tính riêng biệt, tính toàn cục, cơ sở vững chắc, hướng lâu dài và có khả
năng quản lý được. Điều quan trọng nữa là chúng độc lập về cơ cấu tổ chức, dễ
dàng phản ánh lợi ích đạt được từ sự thành công của nghiên cứu và không dựa
vào chuyên ngành. Những lĩnh vực được so sánh v
ới nhau là những lĩnh vực

cần thiết cho cơ hội Nghiên cứu & Phát triển (ARDO) mà từ đó lợi ích sẽ được
tăng lên. Các lĩnh vực đó gồm:

ARDO 1: Gia súc lớn
ARDO 2: Gia súc nhỏ
ARDO 3: Lợn
ARDO 4: Gia cầm
ARDO 5: Côn trùng có ích
ARDO 6: Thuốc thú y và Vắc xin
ARDO 7: Chế biến và bảo quản thức ăn chăn nuôi

Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi – Thú y
14

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ƯU TIÊN

Mục tiêu của những cố gắng trong nghiên cứu và mở rộng (phát triển) của Việt
Nam đối với nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp là để tối đa thu nhập cho
Việt Nam thông qua tăng thu nhập và tăng lợi ích về xã hội, môi trường. Do
vậy ưu tiên phải được đánh giá về Tác động/Hiệu quả tiềm năng và Tính khả
thi.

Cấu trúc dưới đây do Hội thảo M&EN xây d
ựng đã được cải tiến từ cấu trúc
CSIRO của Úc:

CẤU TRÚC ƯU TIÊN

Lợi ích tiềm năng
Tác động

tiềm năng

Khả năng đạt được lợi
ích tiềm năng

Tối đa hóa lợi nhuận
thông qua tăng thu
nhập và những lợi
ích kinh tế -xã hội
Tiềm năng khoa học
Tính khả thi
Năng lực nghiên cứu

Các tiêu chí được xác định như sau:
Tác động tiềm năng:
• Lợi ich tiềm năng
• Tối đa lợi ích thêm vào cho Việt Nam (kinh tế, môi trường,
xã hội) từ những R & D thành công.
• Khả năng đạt được lợi ích tiềm năng
• Khả năng những kết quả về R & D thành công được Việt
Nam sử dụng.
Tính khả thi:
• Tiềm năng khoa học

Phạm vi để phát triển nhận thức/hiểu biết trong lĩnh vực
khoa học liên quan và việc cải thiện kĩ thuật và trang thiết
bị nghiên cứu, phát triển
• Năng lực nghiên cứu
• Khả năng của những nhóm nghiên cứu và phát triển có
tính cạnh tranh để chuyển giao kết quả nghiên cứu tới

người sử dụng.

Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi – Thú y
15

ĐÁNH GIÁ ARDOs TRƯỚC KHI VÀO HỘI THẢO
[Mục đích là đánh giá sơ bộ các lĩnh vực cơ hội ưu tiên (ARDO) có liên
quan dựa vào các tiêu chí về Tác động tiềm năng và Tính khả thi để thảo
luận trong Hội thảo]

1) Đọc Tài liệu thông tin của tất cả các ARDO
• Đại biểu đọc kỹ toàn bộ Tài liệu thông tin về các ARDO (phát
riêng) để nắm tổng thể 9 ARDOs
• Ghi tóm tắt bên lề Tài liệu thông tin những nhìn nhận/quan điểm,
kinh nghiệm, hiểu biết của mình mà cho là quan trọng đối với
chương trình nghiên cứu phát triển đang tiến hành của từng ARDO

2) Chuẩn bị cho điểm sơ bộ đối với các ARDO
i) Tham khảo bảng Phân tích SWOT của từng ARDO trong Tài liệu
thông tin
ii) Các bước cho điểm sơ bộ
Đại biểu cho điểm từng ARDO trước khi vào Hội thảo và ghi chú những
lý lẽ để bảo vệ ý kiến của mình khi tranh luận. Trong Tài liệu cho điểm
có một khoảng trống (GHI CHÚ) để đại biểu ghi chú
• Bước 1 - Đối với mỗi Tiêu chí, đại biểu đọc thông tin của từng
ARDO, bắt đầu từ tiêu chí về Lợi ích tiềm năng.
• Bước 2 - Chọn 2 ARDO có Lợi ích tiềm năng cao nhất, sau đó
chọn 2 ARDO có Lợi ích tiềm năng thấp nhất.
• Bước 3 - Cho điểm những ARDO cao nhất (thang điểm từ 6 đến
7, cao nhất là 7). Sau đó cho điểm những ARDO thấp nhất (thang

điểm từ 1 đến 2, thấp nhất là 1). Cuối cùng cho điểm những
ARDO trung bình (thang điểm từ 3 đến 5). Điểm của Tiêu chí Lợi
ích tiềm năng được ghi vào trang 19. Mục đích của đánh giá là tìm
ra sự khác nhau một cách tương đối giữa các ARDO. L
ĩnh vực có
điểm thấp không có nghĩa là lĩnh vực đó không quan trọng.
• Bước 4 - Thực hiện lại quá trình trên đối với 3 tiêu chí còn lại là:
Khả năng đạt được lợi ích tiềm năng (cho điểm vào trang 34);
Tiềm năng nghiên cứu (cho điểm vào trang 49) và Năng lực
nghiên cứu (cho điểm vào trang 64).
• Bước 5 - Sau khi đã cho điểm và ghi chú lý do cho điểm của từng
Tiêu chí trên, tổng hợp điểm của 4 Tiêu chí vào trang 78 và mang
vào Hội thảo.

Thực hiện các bước trên nhằm đạt được càng nhiều suy xét/hiểu biết giữa các
ARDO càng tốt vì mục đích là tập trung xem xét, phát hiện sự khác biệt tương
đối giữa các ARDO. Xin nhớ là sự ưu tiên chỉ là tương đối, 1 ARDO nào đó
điểm thấp không có ngh
ĩa lĩnh vực này không quan trọng. Tuy nhiên khi nguồn

Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi – Thú y
16
lực bị hạn chế (không đủ đầu tư cho tất cả các lĩnh vực), lĩnh vực được quyết
định chọn đầu tư sẽ là lĩnh vực mà nếu nó được đẩy mạnh thì sẽ tạo được hiệu
quả lớn nhất cho Việt Nam.

GHI CHÚ:

Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi – Thú y
17


Tiêu chí 1. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH TIỀM NĂNG
[Mục dích đưa ra kết quả đánh giá các lợi ích tiềm năng có liên quan của
từng ARDO]

Những lợi ích tiềm năng phản ánh lợi ích gia tăng (được thêm vào) tối đa cho
Việt Nam (kinh tế, môi trường, xã hộl) từ thành công của Nghiên cứu & Phát
triển

Những lợi ích tiềm năng càng tăng nhiều thì:
– Sự phát triển càng nhanh
– Giảm chi phí càng lớn
– Mức độ t
ập trung nghiên cứu càng cao
– Tác động tốt đến môi trường và xã hội càng lớn
– Lợi ích lan toả càng lớn

Cách làm:
Thảo luận nhóm
• Thảo luận lợi ích tiềm năng của mỗi ARDO bằng cách cho điểm sơ bộ
• Ghi vào thẻ những vấn đề chính nảy sinh trong quá trình thảo luận từng
ARDO – đặc biệt là những thông tin mới và đã được kiểm chứng. Đại
biể
u có trách nhiệm thảo luận tất cả các ARDO
• Đại biểu trình bày và kết luận vấn đề
• Đại biểu xem xét và sửa lại điểm (nếu cần) cho từng ARDO lần cuối
• Thu thập bảng cho điểm

GHI CHÚ:


Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi – Thú y
18
LỢI ÍCH TIỀM NĂNG – ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM SƠ BỘ


Họ tên: Đơn vị:


LĨNH VỰC ARDO Thang
điểm
1-7
Những luận cứ và câu hỏi
(Tóm tắt lý do cho điểm)
1. Gia súc lớn





2. Gia súc nhỏ







3/. Lợn






4. Gia cầm




5. Côn trùng có ích




6. Thuốc thú y và Vắc
xin




7. Chế biến và bảo
quản thức ăn chăn
nuôi






Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi – Thú y
19

ARDO1: GIA SÚC LỚN


1. XÁC ĐỊNH ARDO1

1.1. Mục tiêu quốc gia
Tăng mức đóng góp của ngành chăn nuôi trong nước cho tổng nhu cầu tiêu dùng nội
điạ thông qua thâm canh chăn nuôi bò thịt, bò sữa và trâu ở các vùng có lợi thế so
sánh nhằm cung cấp những sản phẩm, chất lượng cao, giá trị cao, tạo việc làm trong
các ngành sản xuất, chế biến và cải thiện thu nhập và đời sống của người nông dân.
Các mục tiêu của sản xuất là
:
• Trâu: đến năm 2010 có khoảng 3,07 triệu con và năm 2015 khoảng 3,23
triệu con; số lượng thịt trâu vào khoảng 72.000 tấn năm 2010 và 88.000 tấn
năm 2015.
• Bò thịt: năm 2010 có khoảng 7,1 triệu con và năm 2015 có khoảng 9 triệu
con; số lượng thịt bò vào khoảng 210.000 tấn và 310.000 tấn năm 2015.
• Sữa: năm 2010 có khoảng 200.000 con và năm 2015 có khoảng 350.000
con; số lượng sữa tươi vào khoảng 350.000 tấn năm 2010 và 670.000 tấn
vào năm 2015. Sản xuất sữa đạt mục tiêu đáp ứng 33% nhu cầu thị trường
vào năm 2010 và đến năm 2015 đáp ứng 42% nhu cầu thị trường.
1.2. Phạm vi nghiên cứu và phát triển
• Cải tiến di truyền thông qua nhân giống và các chương trình chọn lọc để tao ra
các giống trâu bò có năng suất cao.
• Nghiên cứu phát triển các công nghệ hữu ích trong nuôi dưỡng và quản lý bò
thịt, bò sữa và trâu.
• Nghiên cứu phát triển các tiêu chuẩn dinh dưỡng và hình thành các khẩu phần bổ
sung dinh dưỡng cân bằng cho bò thịt và bò sữa.
• Nghiên cứu và phát triển các chương trình quản lý chất thải động vật đối để hình
thành các hệ thống chăn nuôi bò bền vũng về mặt môi trường.

1.3. Đối tượng nghiên cứu: Đàn bò thịt, bò sữa và trâu trong nông hộ và trang trại.

2. ĐIỂM HẤP DẪN CỦA ARDO1
2.1 Những lợi ích tiềm năng
• Tiềm năng thị trường bò thịt và sản phẩm sữa nội địa là rộng lớn khi vì thu nhập
bình quân tính theo đầu người ngày càng tăng lên.
• Có cơ hội cho ngành chăn nuôi bò thịt và thu nhập trong một số khu vực ở đây
trồng trọt còn khá khiêm tốn vàơ những vùng đất còn tương đối nhiều.

Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi – Thú y
20
• Phát triển của ngành chăn nuôi bò sữa ở khu vực phụ cận thành phố có vẻ cho lợi
nhuận cao nhờ chi phí vận chuyển và quản lý chất lượng dễ hơn.
• Việc cải thiện hệ thống sản xuất có thể cải thiện đáng kể thu nhập và lợi nhuận của
người nông dân.
• Phát triển sản xuất thức ăn thô xanh ở các nông hộ nhỏ tăng thu nhập của họ,
những người không có tiền để phát triển các trang trại chăn nuôi bò thịt và bò sữa.
• Tạo cơ hội việc làm khi hệ thống vận chuyển sữa, hệ thống giết mổ với quy mô lớn
hơn và các nhà máy chế biến sữa phát triển

GHI CHÚ:



Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi – Thú y
21

ARDO 2: GIA SÚC NHỎ

1 XÁC ĐỊNH ARDO2

1.1. Mục tiêu quốc gia:
Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm ngành chăn nuôi dê cừu và đa dạng hoá sản
phẩm sữa, thịt dê cừu qua chế biến nhằm tăng khả năng cạnh tranh hướng tới thị
trường xuất khẩu góp phần nâng cao GDP ngành chăn nuôi quốc gia.
Tính đến năm 2010, tổng đàn dê và cừu đạt được là 4,2 triệu con, cung cấp 1,26 triệu
tấn s
ữa và 25,36 triệu tấn thịt dê/cừu. Sản phẩm thịt dê và cừu sẽ được xem như là sản
phẩm sạch cho tiêu dùng.
1.2 Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển:
Nghiên cứu: (i) Cải thiện giống dê thông qua công tác chọn lọc và lai tạo nhằm nâng
cao năng suất sữa và thịt; (ii) Quản lý tốt hệ thống chăn nuôi phù hợp với điều kiện
của từng khu vực; (iii) Xác định những loại dị
ch bệnh, phương pháp điều trị và phòng
chống nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của dịch bệnh; (iv) Nâng cao sản lượng thức ăn
chăn nuôi, bảo quản và sử dụng nguồn thức ăn địa phương nhằm nâng cao năng suất
và chất lượng thịt và sữa; (v) Cải thiện công tác chế biến thịt và sữa quy mô nhỏ từ đó
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩ
m và chuỗi cung ứng; (vi) Phát triển mô hình tài
chính chăn nuôi nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Phát triển: (i) Ứng dụng kỹ thuật mới phù hợp và (ii) tác động của các yếu tố xã hội
đến việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi dê cừu vào hệ thống sản xuất nông
nghiệp trong các vùng sinh thái khác nhau
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Nhóm giống dê cừu bản địa: Dê Cỏ (Co), Bách Thảo (BT), Cừu Phan Giang.
- Nhóm giố
ng dê cừu nhập nội: Babary (Ba), Jumnapari (Jum), Beetal (Be), Boer
(Bo), Alpine (Alp), Saanen (Sa).
- Nhóm dê lai hướng thịt: Bach Thao*Co (BTCo); Boer*Bachthao (Bo*BT);
Boer*Jumnapari (Bo*Jum); Boer* Beetal (Bo*Be)


2. ĐIỂM HÁP DẪN CỦA ARDO2
2.1. Những lợi ích tiềm năng:

Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi – Thú y
22
• Chăn nuôi dê, cừu phát triển bời nó phù hợp với khả năng đầu tư, trình độ quản lý,
kỹ thuật và khả năng khai thác thị trường của đa số nông dân, bộ phận lớn nhất
trong sản xuất nông nghiệp nước ta
• Hiện có nhiều chính sách và kế hoạch phát triển chế biến sản phẩm từ dê tại nhiều
địa phương đặc biệt tại miền Trung do nhiều dự án của nhà nước và quốc tế thực
hiện
• Chính phủ có nhiều ưu tiên trong chăn nuôi dê cừu như ưu tiên trong việc sử dụng
đất, các chương trình hỗ trợ tài chính cấp quốc gia, bộ ngành và địa phương
• Tận dụng những khu đất bỏ hoang và canh tác không hiệu quả để sử dụng trong
chăn nuôi dê và cừu, từ đó tăng năng suất trong sản xuất sữa, thịt và lông cừu (dê).
• Đa dạng hóa sản phẩm từ dê cừu như sữa, pho mát, sữa chua và một số sản phẩm
khác từ thịt và lông cũng có tác dụng làm tăng giá trị kinh tế cho đàn gia súc
• Phân dê còn tận dụng nuôi giun làm thức ăn nuôi thuỷ sản, phân bón cho rau sạch,
cây cảnh rất hiệu quả
• Việc mở rộng chăn nuôi dê cừu cũng là cơ hội cho các hộ nông dân nghèo không
có đất đai nâng cao thu nhâp và chế độ dinh dưỡng
• Hiện cơ hội phát triển thị trường sữa và thịt rất lớn, có thể tạo thêm công ăn việc
làm cho nhiều hộ nông dân và giúp họ tham gia vào thị trường
• Tiềm năng phát triển công nghệ chế biến cũng góp phần tạo công ăn việc làm cho
khu vực nông thôn

GHI CHÚ:

Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi – Thú y
23


ARDO 3: LỢN

1. XÁC ĐỊNH ARDO3
1.1. Mục tiêu quốc gia
Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng tập trung, công nghiệp qui mô vừa và lớn;
bảo đảm vệ sinh thú y, môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm; có năng suất, chất
lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao.
1.2. Phạm vi nghiên cứu phát triển
Nghiên cứu các yếu tố kỹ thuật về giống, công nghệ chăm sóc nuôi dưỡng, thú
y gắn với tổ chức sản xuất và quy hoạch vùng ch
ăn nuôi nhằm phát huy lợi thế so
sánh vùng về điều kiện kinh tế xã hội và sinh thái môi trường.
Nghiên cứu phát triển chăn nuôi bền vững trên 8 vùng sinh thái khác nhau
trong cả nước.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Lợn ngoại, lợn lai và lợn nội
2. ĐIỂM HẤP DẪN CỦA ARDO3
2.1. Những lợi ích tiềm năng:
• Chăn nuôi lợn là nghề sản xuất nông nghiệp truyền thống tạo ra nguồn thực phẩm
và là nguồn thu quan trọng của nhiều hộ gia đình nông dân, đặc biệt là nông dân
nghèo.
• Cải thiện năng suất chăn nuôi thấp hiện nay sẽ có nhiều ý nghĩa nâng cao lợi nhuận
cho những hộ chăn nuôi gia trại.
• Phát triển hệ thống sản xuất chăn nuôi lợn tập trung, công nghiệp sẽ khuyến khích
đầu tư vốn từ nước ngoài và nâng cao sự cạnh tranh của ngành sản xuất chăn nuôi
lợn của Việt Nam.
• Phát triển chăn nuôi trang trại và gia trại sẽ góp phần tạo ra nhiều công ăn việc
làm; nâng cao vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.
• Phát triển hệ thống giết mổ, chế biến lợn chất lượng cao cũng tạo thêm công ăn

việc làm, nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
• Nhu cầu thị trường nội địa về tiêu thụ thịt lợn còn thấp so với các nước trong khu
vực, thực tế nhu cầu này tăng sẽ tăng cao trong những năm tới do kinh tế xã hội
tăng.
• Cải thiện quy mô, chất lượng các cơ sở giết mổ, chế biến lợn sẽ là cơ hội cho sự
phát triển thị trường xuất khẩu

GHI CHÚ:

Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi – Thú y
24

ARDO 4: GIA CẦM

1. XÁC ĐỊNH ARDO4
1.1. Mục tiêu quốc gia:
Phát triển quy mô, năng suất và an toàn thực phẩm của những hệ thống sản
xuất, chế biến và marketing. Nâng cao khả năng phát hiện, ngăn chặn và kiểm soát
các loại bệnh gia cầm, đặc biệt là bệnh cúm.
Mục tiêu cụ thể:

• Phấn đấu đến năm 2010 số lượng gia cầm 281,8 triệu con, sản lượng trứng ăn
7.920 triệu quả, tổng sản lượng thịt sản xuất ra 1.427,5 nghìn tấn. Tương ứng
năm 2015 số lượng gia cầm 397,3 triệu con, sản lượng trứng ăn 10.207 triệu
quả, tổng sản lượng thịt sản xuất ra 2.256,7 nghìn tấn. Hy vọng số lượng vịt sẽ
duy trì ổ
n định như mức gia tăng ở gà.
• Về chế biến giết mổ: Phấn đấu đến năm 2010, có các cơ sở giết mổ với công
suất đạt 230 triệu con và đến năm 2015 có 170 cơ sở với công suất giết mổ đạt
385 triệu con.

1.2. Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D)
Nghiên cứu nâng cao năng suất con giống thông qua các giống mới và chọn lọc trong
giống. Nghiên cứu v
ề dinh dưỡng, phát triển hệ thống chăn nuôi thâm canh, phòng,
quản lý, kiểm soát bệnh và phát triển hệ thống giết mổ, chế biến hiện đại.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Gà
- Thuỷ cầm (vịt, ngan, ngỗng)

2. ĐIỂM HÁP DẪN CỦA ARDO4
2.1 Những lợi ích tiềm năng
• Chăn nuôi gia cầm là một hoạt động tạo thu nhập rất quan trọng của nhiều hộ

nghèo và quỹ đất thấp.
• Chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường gia cầm trong nước và giá cả thấp so
với các loại thịt khác (thịt bò, cừu, dê, ).
• Nhiều nhà sản xuất với cơ sở chăn nuôi lớn nhưng lợi nhuận thấp sẽ có ảnh
hưởng lớn đến năng suất của toàn ngành.
• Năng suất và hiệu quả chăn nuôi gia c
ầm chưa cao.
• Mạng lưới thú y phát triển, hạn chế dịch bệnh sẽ có tác động đến sự phát triển
của ngành.
• Hệ thống chăn nuôi thâm canh và hàng hoá phát triển sẽ tạo nhiều cơ hội việc
làm.

Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi – Thú y
25
• Cải tiến hệ thống giết mổ và marketing sẽ nâng cao sức cạnh tranh trên thị
trường quốc tế nhưng cũng sẽ làm giảm cơ hội việc làm.
• Kênh tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gia cầm dài dẫn đến lợi nhuận của người

chăn nuôi thu được thấp


GHI CHÚ:

×